Đề tài Chính sách động viên thuyết phục của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học (giai đoạn 2006–2010)

Từ xưa Mạnh Tử đã cho rằng:” Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn", còn Tuân Tử lại cho rằng “Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc”. Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy của Nho giáo thời Chiến quốc, dù có những đánh giá khác nhau về tính con người nhưng đều thống nhất rằng môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi. Nghĩa là giáo dục đóng vai trò quan trong trong việc hình thành tính cách của con người trong tương lai. Hơn thế, giáo dục còn đem lại nguồn kiến thức vô tận giúp con người từng bước một chinh phục thế giới và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Rõ ràng việc rèn luyện đạo đức, tu tâm dưỡng tính và học hỏi nâng cao kiến thức luôn là nhu cầu thiết yếu trong mỗi con người. Bắt nguồn từ thực tế khách quan đó mà giáo dục đã được hình thành. Giáo dục hiện diện trong những lời răn dạy của Phật, trong đạo đức Nho giáo, trong những lời dạy dỗ của bề trên và đặc biệt được chú trọng trong các trường học. Trải qua mấy ngàn năm phát triển, nền giáo dục của Việt Nam hiện nay đã và đang được nâng cao để bắt kịp với xu thế thời đại. Con người Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ - những người chủ tương lai của đất nước phải được trang bị đầy đủ hơn nữa cả tâm lực và trí lực để vững chãi sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Để được như thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục phải là vấn đề tiên quyết được chính phủ đặt lên hàng đầu. Từ việc phổ cập tiểu học cho đến trung học cơ sở rồi trung học phổ thông, ngày nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học đang là vấn đề thiết thực đặt ra cho nhà nước Việt Nam như là quy luật phát triển tất yếu của xã hội khi nhu cầu học đại học của người dân ngày một tăng cao. Tuy nhiên, theo như đánh giá thực tế khách quan hiện tại thì nhiều người cho rằng: chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng bộ giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục và người sử dụng lao động. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước. Vậy lối đi nào cho việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi đó, Thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đề ra nhiều chính sách dựa trên nền tảng nhu cầu thực tế xã hội để cải thiện vấn đề này, đặc biệt là trong khoảng thời gian 2006-2010. Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Ông được biết đến như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt, nói tiếng Anh giỏi và nhất là người khởi động cho công cuộc "cải cách giáo dục Việt Nam" nhằm mang đến "nền giáo dục Việt Nam khác". Những chính sách của ông đã và đang tác động rất lớn đến nền giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng trong suốt 4 năm ông nắm vai trò nhạc trưởng ngành giáo dục(2006-2010). Chúng tôi, những sinh viên đương thời hơn ai hết chính là người chịu tác động trực tiếp từ những chính sách trên. Vì vậy, thiết nghĩ đề tài thuyết trình về “Những chính sách động viên, thuyết phục của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học giai đoạn 2006-2010” của nhóm chúng tôi là vô cùng thiết thực và gần gũi.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách động viên thuyết phục của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học (giai đoạn 2006–2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP K8407A ĐỀ TÀI TÂM LÝ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Giai đoạn 2006 – 2010) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. HUỲNH THANH TÚ NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÕ TRƯỜNG AN K084071142 CÙ PHƯỚC ĐẠI K084071165 NGUYỄN XUÂN HOÀNG K084071181 KIỀU TRỌNG HỮU K084071188 MAI MINH KHÔI K084071191 NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG MINH K084071204 PHẠM TIẾN NAM K084071205 VÕ MINH SANG (NT) K084071225 ĐỖ HỒNG SON K084071226 HỒ NGỌC SƠN K084071227 LÊ MINH THUẬN K084071242 NGÔ PHÚ MỸ TIÊN K084071245 NGÔ MINH TRÍ K084071254 NGUYỄN MINH HẢI TÚ K084071259 LÊ ANH TUẤN K084071261 BÙI THỊ HỒNG VÂN K084071264 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.1. Các khái niệm 2 1.1.1. Khái niệm lãnh đạo: 2 1.1.2. Khái niệm động viên: 2 1.1.3. Khái niệm thuyết phục: 2 1.2. Vai trò của động viên - thuyết phục 2 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng 3 1.3.1. Thuyết “hai nhân tố” của Herzberg 3 1.3.2. Các hình thức động viên thuyết phục theo thuyết “hai nhân tố” 3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN-THUYẾT PHỤC TRONG BẬC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 5 2.1. Thực trạng bậc giáo dục đại học trong bức tranh tổng thể nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 5 2.1.1. Cái nhìn tổng quan về nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 5 2.1.2. Sơ lược quá trình công tác trong lĩnh vực giáo dục của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 7 2.2. Phân tích thực trạng về các chính sách động viên – thuyết phục: 9 2.2.1. Chính sách tăng lương cho Giáo viên 9 2.2.2. Thực hiên đề án học phí mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 11 2.2.3. Nâng cao năng lực quản lý và phát triển chất lượng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục 14 2.3. Đánh giá tổng hợp về vấn đề động viên – thuyết phục qua phần phân tích về các chính sách động viện thuyết phục của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong nhiệm kỳ 2006-2010 17 2.3.1. Ưu điểm 17 2.3.2. Nhược điểm 18 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIÊN CÁC CƠ CHẾ ĐỘNG VIÊN-THUYẾT PHỤC TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC 19 3.1. Mục tiêu giải pháp 19 3.2. Một số giải pháp phát huy ưu và khắc phục nhược đối với chính sách động viên thuyết phục của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 19 3.2.1. Giải pháp phát huy ưu điểm 19 3.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm 20 KẾT LUẬN 23 LỜI MỞ ĐẦU Từ xưa Mạnh Tử đã cho rằng:” Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn", còn Tuân Tử lại cho rằng “Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc”. Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy của Nho giáo thời Chiến quốc, dù có những đánh giá khác nhau về tính con người nhưng đều thống nhất rằng môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi. Nghĩa là giáo dục đóng vai trò quan trong trong việc hình thành tính cách của con người trong tương lai. Hơn thế, giáo dục còn đem lại nguồn kiến thức vô tận giúp con người từng bước một chinh phục thế giới và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Rõ ràng việc rèn luyện đạo đức, tu tâm dưỡng tính và học hỏi nâng cao kiến thức luôn là nhu cầu thiết yếu trong mỗi con người. Bắt nguồn từ thực tế khách quan đó mà giáo dục đã được hình thành. Giáo dục hiện diện trong những lời răn dạy của Phật, trong đạo đức Nho giáo, trong những lời dạy dỗ của bề trên…và đặc biệt được chú trọng trong các trường học. Trải qua mấy ngàn năm phát triển, nền giáo dục của Việt Nam hiện nay đã và đang được nâng cao để bắt kịp với xu thế thời đại. Con người Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ - những người chủ tương lai của đất nước phải được trang bị đầy đủ hơn nữa cả tâm lực và trí lực để vững chãi sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Để được như thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục phải là vấn đề tiên quyết được chính phủ đặt lên hàng đầu. Từ việc phổ cập tiểu học cho đến trung học cơ sở rồi trung học phổ thông, ngày nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học đang là vấn đề thiết thực đặt ra cho nhà nước Việt Nam như là quy luật phát triển tất yếu của xã hội khi nhu cầu học đại học của người dân ngày một tăng cao. Tuy nhiên, theo như đánh giá thực tế khách quan hiện tại thì nhiều người cho rằng: chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng bộ giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục và người sử dụng lao động. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước. Vậy lối đi nào cho việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi đó, Thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đề ra nhiều chính sách dựa trên nền tảng nhu cầu thực tế xã hội để cải thiện vấn đề này, đặc biệt là trong khoảng thời gian 2006-2010. Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Ông được biết đến như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt, nói tiếng Anh giỏi và nhất là người khởi động cho công cuộc "cải cách giáo dục Việt Nam" nhằm mang đến "nền giáo dục Việt Nam khác". Những chính sách của ông đã và đang tác động rất lớn đến nền giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng trong suốt 4 năm ông nắm vai trò nhạc trưởng ngành giáo dục(2006-2010). Chúng tôi, những sinh viên đương thời hơn ai hết chính là người chịu tác động trực tiếp từ những chính sách trên. Vì vậy, thiết nghĩ đề tài thuyết trình về “Những chính sách động viên, thuyết phục của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học giai đoạn 2006-2010” của nhóm chúng tôi là vô cùng thiết thực và gần gũi. Nguyễn Thiện Nhân và các chính sách của ông được nêu ra phân tích là ưu hay nhược, đã thành công hay còn tồn tại đều dựa trên ý kiến chủ quan của nhóm dưới sự suy xét từ nhiều nguồn tham khảo và soi vào thực trạng xã hội. Trong quá trình phân tích nếu có điều gì sai sót, chúng tôi mong được bỏ qua. CƠ SỞ LÝ LUẬN Các khái niệm Khái niệm lãnh đạo: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là "khả năng một cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành viên." (House, R. J. trong cuốn sách "Culture, Leadership, and Organizations: The GLOBE Study of 62 Societies" xuất bản năm 2004). Lãnh đạo là một nghệ thuật hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức. ( Quản trị học- Phạm Thế Tri ). Khái niệm động viên: Là tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi, để đạt được những nhu cầu chưa thỏa mãn. Khái niệm thuyết phục: Là cách thức làm cho người khác có những hành động theo ý định của mình. Vai trò của động viên - thuyết phục Khuyến khích động viên kịp thời, công bằng và liên tục sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng làm việc, thu hút và giữ chân nhân viên giỏi nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. Động viên, khuyến khích cũng đem lại lợi ích không nhỏ cho bản thân người lao động. Hoạt động này làm nâng cao mức sống cho người lao động (nếu đó là động viên khuyến khích vật chất), tạo điều kiện cho họ thấy được khả năng của họ, cho họ cảm nhận được họ là một thành viên quan trọng của tổ chức, họ được đánh giá cao, được tôn trọng và họ thật sự là người có tài. Vì vậy, là nhà quản trị giỏi thì phải nắm bắt được nhu cầu của nhân viên để thiết lập một hệ thống động viên khuyến khích phù hợp: động viên vật chất với nhân viên có nhu cầu về vật chất, và động viên về tinh thần với nhân viên đang có nhu cầu về tinh thần, có như vậy mới tăng cường, đáp ứng được mục tiêu tổ chức, phát huy tính tích cực và sáng tạo của mỗi nhân viên. Các yếu tố ảnh hưởng Thuyết “hai nhân tố” của Herzberg Thuyết 2 nhân tố được xây dựng bởi nhà tâm lý học người Mỹ Frederick Herzberg vào năm 1959. Học thuyết này hiện đã và đang được sử dụng rộng rãi. Theo ông có 2 nhóm nhân tố tác động đến nhu cầu của con người. Nhóm các yếu tố duy trì: Bao gồm các vấn đề như tiền lương, cuộc sống riêng tư, chính sách và cách quản trị công ty, công tác giám sát, các điều kiện làm việc, an toàn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.Theo ông những yếu tố này chỉ là những “động lực bất bình” chứ chưa phải là động lực thúc đẩy. Các yếu tố này nếu được giải quyết tốt thì sẽ không có sự bất mãn chứ chưa phải thỏa mãn, do đó nó chưa được xem là động lực thúc đẩy. Tuy nhiên nếu thiếu sự tồn tại của chúng hoặc không được giải quyết tốt thì sẽ tạo ra sự bất bình, bất mãn. Nhóm các yếu tố thúc đẩy: Nhóm này bao gồm những yếu tố về thành tích, địa vị, sự công nhận, sự tiến bộ và sự thử thách, sự trưởng thành trong công việc...Đáp ứng tốt những yếu tố này sẽ tạo ra sự thỏa mãn, có tác dụng thúc đẩy nhân viên tự nguyện làm việc tích cực và hiệu quả hơn. Nhưng nếu không được đáp ứng tốt thì sẽ tạo ra sự không thỏa mãn chứ chưa phải là bất mãn. Lý thuyết 2 nhân tố của Herzberg cho thấy nhà quản trị cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến những yếu tố tạo ra sự thỏa mãn. Vì sự thỏa mãn mang đến động lực rất lớn trong việc hoàn thành công việc hiệu quả. Các hình thức động viên - thuyết phục theo thuyết “hai nhân tố” Nhân tố duy trì Tiền lương : Tiền lương nói riêng và tiền nói chung là một động lực thúc đẩy đặc biệt vì những chức năng của nó. Hai chức năng dễ thấy nhất là khả năng thanh toán và cất giữ giá trị của nó. Là phương tiện cần thiết để đạt được được mức sống tối thiểu hằng ngày đối với người lao động. Nó phản ánh kết quả hoàn thành công việc và mức độ đóng góp công việc của từng cá nhân.Nếu nhà quản trị đảm bảo được một mức lương hợp lý đối với nhân viên của mình thì sẽ duy trì được tổ chức, làm cho nhân viên tập trung hoàn hành tốt công việc được giao, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Điều kiện làm việc : Một môi trường làm việc tốt sẽ đảm bảo khả năng phát huy hết khả năng làm việc của mọi người,tạo sự thuận lợi cho sự hoàn thành công việc hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho nhân viên. Nhà quản trị cần thiết phải tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi, thân thiện, an toàn để đảm bảo nhân viên làm việc trong điều kiện tốt nhất. Mối quan hệ giữa các cá nhân : Mọi người thường tìm thấy niềm vui trong những mối quan hệ tốt. Sự chấp nhận, ủng hộ và giúp đỡ của mọi người là động lực để họ xây dựng nhiều mối quan hệ tốt cho mình. Chính sách và cách quản trị của công ty: Đối với một công ty có một chính sách và cách quản trị công ty tốt sẽ đảm bảo duy trì tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, tạo sự hứng khởi trong công việc. Điều này thể hiện qua nội quy công ty, chế độ lương, thưởng, chính sách về nhân sự và khuyến khích sự sáng tạo, đóng góp của nhân viên, đảm bảo sự công khai, minh bạch... Nhân tố thúc đẩy Địa vị: Con người luôn mong muốn đạt được sự tiến bộ và được mọi người tôn trọng. Việc đạt được địa vị cao hơn là để chứng tỏ sự tiến bộ, uy tín, quyền lực của họ với tập thể, bạn bè, gia đình. Điều đó có nghĩa là họ sẽ được xã hội coi trọng hơn. Nó còn là động lực thúc đẩy để đạt được vị trí và sự thăng tiến ở mức cao hơn. Sự thử thách trong công việc: Một người trước khi có một vị trí chính thức thường phải trải qua thời kỳ thử thách. Người trong giai đoạn thử thách thường có động lực thúc đẩy rất mạnh, luôn cố gắng làm tốt hơn công việc được giao để chứng tỏ với mọi người họ hoàn toàn xứng đáng nhận được vị trí chính thức. Đó cũng là cách để họ khẳng định năng lực của mình đối với mọi người. Sự thừa nhận: Cũng có nghĩa là sự tham gia, nó đưa đến yêu cầu về sự liên kết, sự công nhận và sự hoàn thành công việc. Cần chú việc tham gia nhóm công việc trong các tổ chức chính thức và phi chính thức để khai thác khả năng đóng góp cho tập thể của người lao động. Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích sự tham gia của cấp dưới vào những công việc chung của tổ chức trong phạm vi cho phép, theo dõi cẩn thận hoạt động của họ và hướng dẫn họ hoàn thành nhiệm vụ. Khi những mục tiêu đạt được có sự đóng góp của họ và sự đóng góp đó được mọi người công nhận sẽ là nguồn động lực rất lớn đối với họ trong công việc. Thành tích: Công nhận, và khen thưởng đối với những công việc được hoàn thành tốt sẽ tạo ra một động lực lớn đối với mọi người. Đó là sự thừa nhận và đánh giá cao đối với những đóng góp xuất sắc, đồng thời nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của mọi người. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN-THUYẾT PHỤC TRONG BẬC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 Thực trạng bậc giáo dục đại học trong bức tranh tổng thể nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 Cái nhìn tổng quan về nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có nhiều tiến bộ: trật tự kỷ cương trong nhà trường được thiết lập, cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, năng lực quản lý được nâng cao. Đặc biệt, bước đầu triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2010 chất lượng đã có những chuyển biến, đội ngũ nhân lực được đào tạo đã có những đóng góp quan trọng… Trước tình hình tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục gây bức xúc trong xã hội, ngăn cản việc nâng cao chất lượng giáo dục và làm triệt tiêu động lực đổi mới và sáng tạo trong ngành, Bộ GD-ĐT đã chủ động tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và bắt đầu từ năm học 2006-2007, toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện thông qua cuộc vận động “Hai không” (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) của ngành. Cuộc vận động “Hai không” là khâu đột phá để đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non giai đoạn 2006-2010. Qua 4 năm triển khai, trật tự kỷ cương trong thi cử đã tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT: Số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2007 là 2.612, thì năm 2008 chỉ còn 833, năm 2009 là 299 và năm 2010 chỉ còn 90, giảm gần 97% so với năm 2007; Số giám thị bị đình chỉ công tác coi thi do vi phạm năm 2007 là 32, năm 2008 là 15, năm 2009 là 3 và năm 2010 là 1, giảm gần 97% so với năm 2007 (trong hơn 120.000 cán bộ coi thi chỉ có 1 người bị đình chỉ); tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng trong bối cảnh các cuộc thi được triển khai ngày càng nghiêm túc hơn. Sau một năm triển khai cuộc vận động “Hai không”, nhằm khẳng định trách nhiệm và vị trí của người thầy trong giáo dục nước nhà ở giai đoạn hiện nay, Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm rõ rệt: năm 2007 có 200 vụ, năm  2008 còn 122 vụ, năm 2009 còn 24 vụ, chỉ bằng 12% của năm 2007; Các vụ xâm phạm thân thể học sinh cũng giảm: năm 2008 có 28 vụ, năm 2009 còn 8 vụ, bằng 29% năm trước. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có sức lan toả mạnh mẽ, đã tạo nên những chuyển biến rõ nét về cảnh quang trường lớp, về môi trường giáo dục nhân văn, về chất lượng dạy và học, về giáo dục kỹ năng sống, về gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc ; chỉ trong vòng 2 năm học đã có hơn 8.000 nhà vệ sinh được xây mới ở các trường học cũ, số trường có công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với trước, nâng tổng số trường có công trình vệ sinh là 38.893 trường đạt 96,7% trên tổng số trường trong cả nước, trong đó có 83,9% công trình vệ sinh đạt chuẩn. Cơ sở vật chất được nâng cấp với tốc độ cao nhất từ trước đến nay: năm 2006 tỷ lệ phòng học được kiên cố chiếm 52%; năm 2010 số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 41.695/57.563 phòng (đạt 72,4% kế hoạch); số phòng học đang xây dựng là 14.088 phòng (đạt 24,5% kế hoạch). Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, chương trình và giáo trình ở dạy nghề và đại học đang được tích cực thực hiện, phương pháp dạy học dần từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục. Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo các trường phổ thông được nâng lên đáng kể, trong 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010 đã có 25.000 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông (chiếm tỷ lệ 89%) được bồi dưỡng theo chương trình mới, hiện đại (hợp tác với Bộ Giáo dục Singapore). Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình và phương thức giáo dục. Quy mô giáo dục tăng nhanh, nhất là ở bậc đại học và đào tạo nghề.Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt là tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đối với trẻ em gái, người dân tộc thiểu số và con em các gia đình nghèo, các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội; giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc tiếp tục phát triển. Các loại hình nhà trường ngày càng được đa dạng hóa, thu hút được nhiều người học; các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, quy mô giáo dục ngoài công lập phát triển. Trong bậc đào tạo Đại học: Từ cuối năm 2007, Bộ GD-ĐT đã quyết định triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đến nay, Bộ đã tổ chức 17 hội nghị quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các ngành kinh tế xã hội trọng điểm, qua đó hơn 600 thoả thuận, hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp, bệnh viện và ngân hàng đã được ký kết với số người được đào tạo là trên 10.000 người. Tăng cường đào tạo theo chương trình của các đại học có uy tín ở nước ngoài, bằng tiếng nước ngoài: năm 2006 có 10 chương trình, năm 2010 có 27 chương trình. Xây dựng thư viện giáo trình điện tử dùng chung với hơn 1.100 giáo trình và đã có hơn 15 triệu lượt người truy cập. Triển khai và hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Giáo dục và đào tạo chưa thật sự là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp so với nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập, không đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng. Việc thẩm định cho phép thành lập mới các trường cao đẳng, đại học chưa thật chặt chẽ, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, nhất là ở các trường ngoài công lập và các trường của địa phương. Hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ, chưa liên thông giữa các cấp học, ngành học và trình độ đào tạo; mất cân đối về cơ cấu đào tạo theo vùng, miền, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng mong muốn của các gia đình và đòi hỏi của sự phát triển đất nước. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên; áp lực thi cử còn nặng. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới của đất nước. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục còn chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Những hạn chế nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp q
Luận văn liên quan