Đề tài Chính sách kiểm soát tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Phân công: C. Vịnh: Chịu trách nhiệm chung đôn đốc và kiểm tra quá trình nhóm thực hiện; Viết phần mở đầu và kết luận; Soạn đề cương; Hoàn chỉnh đề tài.  Trà My, Viết Quý : Đánh giá sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây  A. Chiến, Khánh Linh, Hữu Trường, Du Thuần, Đức Phương: Ch ịu trách nhiệm phần Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011.  A. Chinh, Thành Phi: Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2012

pdf27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách kiểm soát tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---o0o--- MÔN: LÝ THUYẾT TCTT ĐỀ TÀI: Giáo viên hướng dẫn: TS. Diệp Gia Luật Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: CHKT - Ngày 3 - QTKD TP.HCM 04/04/2012 Chính sách kiểm soát tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 2 TRÍCH BIÊN BẢN HỌP NHÓM (V/v Phân công nhiệm vụ thực hiện và đánh giá hiệu quả tham gia thực hiện đề tài môn Lý thuyết Tiền tệ) *Biên bản họp lần 1: Ngày: 17/03/2012 Địa điểm: Phòng học B211 Nội dung: Triển khai thực hiện đề tài nhóm môn Lý thuyết tiền tệ Thành phần: Thành viên Nhóm 4 – Lớp CHKT- ngày 3 Chủ trì: Lê Thị Vịnh – trưởng nhóm Thư ký: Trần thị Trà My Nội dung chi tiết: - Chị Vịnh triển khai phân công thực hiện đề tài theo yêu cầu của Giảng viên bộ môn: Nhóm 4 sẽ thực hiện viết và hoàn thành đề tài “ Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng và vai trò của tín dụng của ngân hàng Nhà nước hiện nay” - Phân công: C. Vịnh: Chịu trách nhiệm chung đôn đốc và kiểm tra quá trình nhóm thực hiện; Viết phần mở đầu và kết luận; Soạn đề cương; Hoàn chỉnh đề tài.  Trà My, Viết Quý : Đánh giá sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây  A. Chiến, Khánh Linh, Hữu Trường, Du Thuần, Đức Phương: Chịu trách nhiệm phần Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011.  A. Chinh, Thành Phi: Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2012  Viết Quý, Đăng Khoa: Cập nhật và cung cấp tài liệu cho nhóm từ Cục thống kê; Tài liệu liên quan đến họat động tín dụng; Kiểm tra, sắp xếp trình tự bài viết; chạy Powepoint. Thời hạn hoàn thành: - 17/03 - 25/03/2012: Các thành viên thực hiện cá nhân - 25/03 – 30/03/2012: Hoàn thành theo phần đã phân công - 30/03 – 31/03/2012: Lấy ý kiến đóng góp của cả nhóm về bài hoàn chỉnh, tổng hợp, hoàn chỉnh bài và chạy Powerpoint. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 3 - Quá trình thực hiện sẽ được nhóm ghi nhận và đánh giá mức độ tham gia, trách nhiệm từng các nhân. - Yêu cầu: Thành viên tham gia viết đề tài bám sát nội dung yêu cầu của môn học, số liệu được cập nhật đảm bảo là số liệu mới nhất. - Chuyển file đề tài nộp thầy. 100% thành viên tham dự thống nhất với nội dung họp nhóm. *Biên bản họp nhóm đánh giá mức độ tham gia thực hiện đề tài: Ngày 1/04/2012: Địa điểm: tại phòng học: Nội dung: Đánh giá thực hiện đề tài Thành phần: Thành viên nhóm 4 (Vắng Thành Phi; Đức Phương: Có lý do) Chủ trì: C. Vịnh Thư ký: Trà My. Chị Vịnh nêu rõ bài viết đã được hoàn thành trước thời hạn quy định của nhóm, trên cơ sở bài viết được đánh giá (góc độ nhóm) là đảm bảo đạt yêu cầu. Các thành viên đều tham gia tích cực, thảo luận, trao đổi, phản biện theo quan điểm của từng cá nhân sôi nổi với nhiều hình thức: Qua E mail, điện thoại, tại lớp,… Việc đánh giá của cả nhóm là đồng đều, mỗi người một trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc. 100% thành viên tham dự họp thống nhất đề nghị giảng viên ghi nhận việc đánh giá của nhóm đối với các thành viên là chính xác. DANH SÁCH NHÓM 4 Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 4 LỚP CAO HỌC NGÀY 3- KHÓA 21 STT HỌ VÀ TÊN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP & HOÀN THÀNH CHỮ KÝ 1 Đào thân Chinh Tích cực : 100% 2 Vũ Huy Chiến Tích cực : 100% 3 Trần Thị Trà My Tích cực : 100% 4 Trần Đăng Khoa Tích cực : 100% 5 Nguyễn Thi Khánh Linh Tích cực : 100% 6 Trần Đức Phương Tích cực : 100% 7 Nguyễn Thành Phi Tích cực : 100% 8 Nguyễn Viết Quý Tích cực : 100% 9 Nguyễn Hữu Ttrường Tích cực : 100% 10 Nguyễn Du Thuần Tích cực : 100% 11 Lê thị Vịnh (Trưởng nhóm) Tích cực : 100% Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 5 DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 6 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 7 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1. Khái quát tín dụng trong nền kinh tế……………………………………………....8 2. Sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây…………………………….10 PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011 ....... 12 1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô 2010 – 2011 ............................................................. 13 1.2 Diễn biến chính sách lãi suất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011 .... 15 1.3 Phân tích hiệu quả của chính sách lãi suất của Việt Nam ............................... 16 1.4 Nguy cơ và triển vọng: .................................................................................. 18 2. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2012 ....... 20 PHẦN 3: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 8 PHẦN 1: CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1. Khái quát tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế: Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh. TD được phân loại theo các tiêu thức: thời hạn TD (TD ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); đối tượng TD (TD vốn cố định, TD vốn lưu động); mục đích sử dụng vốn (TD sản xuất và lưu thông hàng hoá, TD trong tiêu dùng); chủ thể trong quan hệ TD (TD hàng hoá, TD thương mại, TD nhà nước). Hệ thống tín dụng thường gắn liền với hệ thống ngân hàng. Ngân hàng được đánh giá là mạch máu duy trì sức sống của nền kinh tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành ngân hàng sẽ phải hồi phục trước, để từ đó ”bơm vốn” hỗ trợ cho sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế chung. Chính vì lý do đó, kiểm soát lãi suất tín dụng là một việc bắt buộc mà mọi quốc gia đều phải thực hiện để kiểm soát được nền kinh tế của nước mình. Hiện nay, thị trường ngân hàng của Việt nam có thể nói là quá nhiều, chúng ta có thể nói một câu “Ra cửa gặp ngân hàng”. Hệ thống ngân hàng của chúng ta phát triển quá nhanh, mỗi ngân hàng có hàng trăm, hoặc vài trăm chi nhánh, việc phát triển các chi nhánh quá nhiều là tăng khả năng thỏa mẫn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên điều này cũng làm tăng chi phí của các ngân hàng. Mặt khác, Sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng làm sự cạnh tranh trong ngành ngày càng cao. Cạnh tranh không chỉ qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cho vay, mà có những lúc còn cạnh tranh nhau bằng cả lãi suất huy động. Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 9 dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín dụng quyết định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định. Lãi suất tín dụng có hai ý nghĩa chính là ý nghĩa vi mô và ý nghĩa vĩ mô. o Trên tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng. o Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hướng đến nền kinh tế của 1 quốc gia. Việc kiểm soát lãi suất tín dụng mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với định hướng sự phát triển của hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội, kiểm soát lạm phát và kiểm soát giá cả trên thị trường. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 10 2. Sự tăng trưởng của tín dụng trong thời gian gần đây: Theo công bố của ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong vòng 11 năm, từ 2001 tới 2011 cụ thể như sau: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 21.4 22.2 28.2 40.5 19.2 21.4 51.39 30 37.73 27.65 13 0 10 20 30 40 50 60 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 % Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 11 Nhìn chung trong 11 năm qua, thị trường tài chính Việt Nam tăng trưởng tương đối tốt. Mức tăng trưởng tín dụng bình quân là 28,42%/năm. Sự gia tăng này ảnh hưởng tích cực vào nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn cho các doanh nghiêp trong nước cũng như các cá nhân, hộ gia đình. Điều này làm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp và các cá nhân cũng dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất. Bên cạnh sự phát triển của tín dụng, lãi suất tín dụng trong thời gian này cũng có những biến động mạnh. Nó làm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các cá nhân doanh nghiệp trở nên khác nhau, tạo nên kẽ hở cho một bộ phận lợi dụng và hưởng lợi. Để điều chỉnh vấn đề này, ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm quản lý chặt hệ thống tín dụng cũng như mức lãi suất ở mức hợp lý. Một trong những chính sách đó là chính sách quy định trần lãi suất huy động tín dụng được ngân hàng nhà nước thực hiện trong năm 2011. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 12 PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1. Chính sách kiểm soát lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011: Hiện nay, các chính sách kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát lạm phát tại Việt nam. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tại sao Việt nam lại đặt tiêu chí kiểm soát lạm phát lên hàng đầu trong các chính sách kiểm soát tín dụng. Trong sự biến động của nền kinh tế vĩ mô hiện nay, kiểm soát lạm phát và lãi suất đang là các mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Sự tăng cao của lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, điều này có thể đẩy họ đến những hoàn cảnh cùng quẫn và gây ra những bất ổn về an ninh trật tự của quốc gia. Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, tín dụng và ngân hàng dẫn đến sự không hiệu quả trong kiểm soát lãi suất có thể càng làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Chính vì vậy, cùng với rất nhiều các nỗ lực khác nhau của Chính phủ ở các khía cạnh khác nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung là kiểm soát lạm phát, việc điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian qua cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Tuy nhiên, trong thời điểm tháng cuối cùng của năm 2011, với sự điều hành cương quyết của NHNN và Chính phủ, chính sách lãi suất đã và đang được đánh giá là phát huy tính hiệu quả và góp phần tạo ra những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong thời gian tới. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 13 1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô 2010 – 2011: Sau thời kỳ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính sách kích cầu, chính sách hỗ trợ lãi suất được thực hiện trong các năm 2008, 2009 dần kết thúc. Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phải đi theo quỹ đạo thực sự của nó, các doanh nghiệp Việt Nam theo đó cũng phải tự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thay cho sự trông chờ vào những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tiểu luận Lý thuyết TCTT TS. Diệp Gia Luật Nhóm 4 14 Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt mức 6,78%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 6,5%. Tốc độ tăng trưởng này có thể khẳng định Việt Nam đã vượt qua được suy thoái do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao gần bằng các mức tăng trưởng của các năm trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và lao động với chất lượng chưa cao. Vốn đầu tư năm 2010 tuy có thấp hơn năm 2009, song vẫn ở mức gần 42% so với GDP (năm 2009 là 42,7%), trong khi đó, tăng trưởng chỉ đạt mức 6,78%. Đặc biệt, trong tổng vốn đầu tư thì vốn đầu tư Nhà nước, bộ phận có hiệu quả thấp nhất, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 38,1% (Báo cáo thường niên, Chỉ số tín nhiệm Việt Nam). Tỷ lệ lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã lên mức hai chữ số (11,75%), mặc dù dự kiến đầu năm là 7%. Lạm phát tăng cao vượt quá mức dự kiến đã làm cho những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mất đi nhiều ý nghĩa. Năm 2011, việc thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế đã làm chậm đà tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, lạm phát đã tăng ở mức cao, trên mức 20% trong giai đoạn giữa năm. Chính vì vậy, Báo c
Luận văn liên quan