Đề tài Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và bài học cho Việt Nam

Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế. Có thể nói,đó là nhân tố quan trọng bậc nhất,là cơ sở để các nước dựa vào đó để đưa ra các định hướng,các chính sách kinh tế cho phù hợp với đất nước cũng như với sự biến động của nền kinh tế thị trường. Đối với Việt Nam, nguồn vốn FDI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Năm 2007 là năm đánh dấu kỷ lục dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nếu tính 20 năm thu hút vốn FDI (từ năm 1988 đến 2006) VN đạt được 78,248 tỷ USD (là vốn đăng ký, vốn thực hiện chỉ đạt 37,271 tỷ USD), chỉ riêng năm 2007 vốn FDI đăng ký đã vọt lên 21,3 tỷ USD (vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD – tất cả số liệu trên của Bộ KH - ĐT).

doc71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế. Có thể nói,đó là nhân tố quan trọng bậc nhất,là cơ sở để các nước dựa vào đó để đưa ra các định hướng,các chính sách kinh tế cho phù hợp với đất nước cũng như với sự biến động của nền kinh tế thị trường. Đối với Việt Nam, nguồn vốn FDI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Năm 2007 là năm đánh dấu kỷ lục dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nếu tính 20 năm thu hút vốn FDI (từ năm 1988 đến 2006) VN đạt được 78,248 tỷ USD (là vốn đăng ký, vốn thực hiện chỉ đạt 37,271 tỷ USD), chỉ riêng năm 2007 vốn FDI đăng ký đã vọt lên 21,3 tỷ USD (vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD – tất cả số liệu trên của Bộ KH - ĐT). Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc,Ma-Lai-xia, Thái Lan và bài học cho Việt Nam”.. Đây có thể không phải là vấn đề mới nhưng nó khá là sâu rộng nên có thể trong bài viết chủ yếu đề cập đến các chính sách chủ yếu của các nước và một số bài học điển hình được nhóm cho là quan trọng với Việt Nam. Chương 1. Những lý luận chung Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Tuy có các khái niệm khác nhau nhưng đều thống nhất ở điểm sau: - FDI- là hình thức đầu tư quốc tế - Cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo tỷ lệ góp vốn. - Quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư,nhà đầu tư có thể có lợi hơn nếu kinh doanh hiệu quả và ngược lại phải chịu rủi ro nếu kinh doanh thua lỗ. 1.2 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ năm 1966, hai nhà kinh tế học là H.Chane và A.M.Strout đã viết rằng, các nước đang phát triển vừa thiếu vốn, vừa nhập siêu trong thương mại quốc tế nên FDI sẽ giúp họ khắc phục hai khó khăn trên. Và vai trò của FDI sẽ là rất lớn. Tuy nhiên, cũng vào năm ấy, nhà kinh tế học Ba Lan Kalecki đã đưa ra ý kiến cho rằng, trong quá trình tăng thêm đầu tư và sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu được lợi nhuận lớn, số tiền lợi nhuận đó ngày càng nhiều, cộng với tiền bán licence sẽ được liên tục chuyển ra khỏi nước chủ nhà, khiến cho mức bội thu trong tài khoản vãng lai của nước chủ nhà bị thu hẹp, thậm chí chuyển thành bội chi, do đó làm cho cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ nhà xấu đi, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ý kiến này đã được một số học giải tán thành. Thí dụ, năm 1994, Dooley đã cho rằng, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nước nào có tỷ trọng FDI trong GDP càng cao thì biến động càng lớn. Lập luận của các học giả nói trên là, mặc dù nước tiếp nhận đầu tư không phải trả lãi cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước họ nên về thực chất, FDI cũng là một khoản nợ lãi suất cao với thời hạn rất dài. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao hơn tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở các nước đang phát triển là 16%-18%, ở các nước nghèo của châu Phi là 24%-30%. Khi số lợi nhuận này được chuyển ra khỏi nước chủ nhà đến một mức độ nào đó sẽ mang lại rủi ro cho cán cân tài khoản vãng lai, thậm chí là cho cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ nhà. Cũng cần biết rằng cán cân thương mại (xuất – nhập khẩu) có ảnh hưởng rất lớn trong tài khoản vãng lai của một quốc gia. Đó chỉ là một phần tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư. Chương 2 Chính sách thu hút FDI của Ấn Độ, Trung Quốc,Thái Lan và Ma-lai-xia I - Ấn Độ. 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Ấn Độ 1.1.1 Tổng quan về FDI vào Ấn Độ từ 1997-2005 Với ưu thế là những thị trường lớn, lại đang nổi lên, Ấn Độ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Và chính nhờ thu hút được khối lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn đã góp phần tạo nên sức sống mới, làm nên những thành công của Ấn Độ. Trong thời kỳ 1997-2005, tổng FDI thực tế vào Ấn Độ là khoảng 34 tỷ USD. FDI đã đem lại sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế tạo ở Ấn Độ và các ngành như: nhiên liệu, thông tin viễn thông, công nghiệp vận tải, dịch vụ... Trong vòng 7 năm trở lại đây (từ 1998), Ấn Độ được liệt vào danh sách các thị trường thu hút FDI hấp dẫn nhất thế giới. Từ năm 2002 đến năm 2004, các nhà đầu tư thế giới liên tục coi Ấn Độ là địa điểm đầu tư của họ; xét về tiêu chí thị trường hấp dẫn nhất. Trong đó, vị trí của Ấn Độ được nâng lên từ số 15 năm 2002 lên thứ 6 năm 2003 và thứ 3 năm 2004. Bảng 1: FDI thực tế vào Ấn Độ, 1997-2001, tỷ USD Năm  1997  98  99  2000  2001  2002  2003  2004  2005   Ấn Độ  3,619  2,633  2,168  2,319  3,403  3,7  4,3  5,3  6,0   Nguồn: Economic Survey 2004-2005; UNCTAD, Investment Brief, No. 1/2006; UNCTAD 2002, Aaditya Mattoo, India and the WTO, WB and Oxford University Prees 2003, tr. 150. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục đi liền với mức tăng tiêu dùng nội địa mạnh - làm tăng tổng dung lượng thị trường. Điều này đi liền với các yếu tố khác như: tỷ lệ lao động có kỹ năng gia tăng, giá lao động rẻ hơn, các quy định về đầu tư được nới lỏng, trong khi mức độ hội nhập vào kinh tế và mạng thông tin toàn cầu gia tăng… đã tạo ra sự hấp dẫn đối với đầu tư và thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty lớn cũng như các nhà quản trị hàng đầu thế giới. Phần lớn ĐTNN vào Ấn Độ đến từ các nước phát triển. Theo số liệu điều tra các năm 1986-87 và 1996-97, thì có đến 68,47% FDI vào Ấn Độ là đến từ các nước phát triển. Điều này theo chúng tôi, chẳng những có liên quan rất nhiều đến chất lượng công nghệ được chuyển giao thông qua FDI mà còn liên quan đến sự thay đổi trong cơ cấu ngành của nền kinh tế . Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1991-2000, trong số 10 nhóm các nhà đầu tư nước ngoài có mức đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ (theo thứ tự từ nước có tỷ trọng lớn nhất: Mỹ, Maritus, Anh, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Kiều, Đức, Úc, Malaysia, Pháp) thì chỉ có 2 trong số đó nằm ngoài nhóm các nước tư bản phát triển (Malaysia, Ấn Kiều) . Còn trong giai đoạn 1991-2004, trong số 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ thì không có nhà đầu tư nào đến từ các nước đang phát triển (xem bảng 2). Bảng 2: Phần của 5 nhà cung cấp FDI lớn nhất ở Ấn Độ, 1991-2004 Xếp hạng  Nước  Dòng FDI vào Ấn Độ (Tỷ USD)  Tỷ lệ/tổng số (%)   1  Mauritius  8,898  34.49%   2  Mỹ  4,389  17.08%   3  Nhật Bản  1,891  7.33%   4  Hà Lan  1,847  7.16%   5  Anh  1,692  6.56%   Nguồn: www. non-resident Indians Đa số ĐTTNN ở Ấn Độ là các ngành công nghệ thông tin và dịch vụ. Theo đánh giá, có đến 39% trong đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ có khả năng hướng tới ngành kỹ thuật tin học. Đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ vào ngành chế tạo chỉ có 3%. Đây cũng là một nhân tố dẫn đến sự khác nhau lớn về cơ cấu kinh tế. Trong đó dịch vụ lại chiếm vai trò chính. Trong xu thế vận động của thế giới hiện nay (chủ nghĩa khủng bố, xung đột khu vực, đặc biệt những diễn biến liên quan đến tình hình bất ổn ở một số nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Iran, Irắc, Nigiêria, Veleduêla…) - khi mà giá nhiều loại nguyên vật liệu, năng lượng có chiều hướng gia tăng nhanh thì cơ cấu kinh tế dựa nhiều vào dịch vụ như của Ấn Độ tỏ ra có ưu thế . Trong những năm gần đây, khi mà các hoạt động kinh doanh nguồn ngoài (BPO) đang trở nên sôi động, với nhiều ưu thế như: sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh của ngành chế tạo, nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển được thành lập, các hoạt động phân phối, mạng lưới văn phòng hỗ trợ kinh doanh, quản lý tri thức… các nhà đầu tư đều coi Ấn Độ là một trong những thị trường nguồn ngoài hàng đầu thế giới. Hai thị trường này theo ước tính sẽ nắm giữ khoảng hơn 1/2 tổng các hoạt động kinh doanh nguồn ngoài toàn cầu giai đoạn 2005-2007. Bảng 3: Tổng FDI vào 10 nước nhận lớn nhất thế giới, 1997-2001, tỷ USD Xếp hạng  Nước  Khối lượng thu hút FDI   1  Mỹ  986,555   2  Anh  365,877   3  Trung Quốc  215,925   4  Brazin  131,663   5  Mehico  77,948   6  Nhật  33,628   7  Hàn Quốc  30,04   8  Thái Lan  18,902   9  Malaysia  17,275   10  Ấn Độ  14,142   Nguồn: UNCTAD 2002, Aaditya Mattoo, India and the WTO, WB and Oxford University Prees 2003, tr. 149. Ở Ấn Độ các trung tâm kinh doanh nguồn ngoài như: New Dêli, Bombay, Bangalore… đang đứng trước nhiều như cầu lớn, đang gia tăng về IT, BPO khiến cho mức lương nhân công ở đây bị lâm vào tình trạng "lạm phát" với mức tăng hàng năm lên tới 10-20%. Một điểm đáng chú ý trong hoạt động của FDI vào Ấn Độ là xu hướng gia tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Có hơn 30% trong số 885 dự án R&D công bố ở Châu Á trong giai đoạn 2002-2004 được tập trung ở Ấn Độ. Chính vì vậy, trong khi phần lớn các hoạt động R&D trên thế giới vẫn tập trung ở các nước phát triển thì chỉ trong một thời gian ngắn Ấn Độ đã nổi nên như một điểm tựa quan trọng về R&D cho các công ty có phạm vi kinh doanh trên toàn cầu. Ở Ấn Độ, với hơn 2400 nhân viên, hãng General Electric đã thực hiện các hoạt động R&D trên nhiều lĩnh vực như: hàng liêu dùng lâu bên, thiết bị y tế, động cơ máy bay… Bên cạnh đó, nhiều hãng dược phẩm lớn như Eli Lily, Astra- Zeneca, Novartis, Pfizer & Sanofi-Aventis… đều đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu y học ở Ấn Độ vì nơi đây, việc thực hiện với chi phí thấp hơn nhiều, chỉ bằng 1/2 mức ở Mỹ. Với xu thế này, Ấn Độ đang tiến vào một thời kỳ mà FDI hoạt động có hiệu quả hơn, lành mạnh hơn, do hội nhập sâu hơn và có nhiều tiến bộ hơn về công nghệ. Tại Ấn Độ, các công ty nước ngoài đang gia tăng các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, có rất nhiều nhân viên được các doanh nghiệp nước ngoài đào tạo chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp địa phương (khác với dòng lao động chảy ngược lại ở nhiều nước đang phát triển khác). Chính vì điều này mà nhiều khu vực ở Ấn Độ đang có ưu thế lớn tiến tới đạt đẳng cấp thế giới. Các thành phố Bangalore, Bombay của Ấn Độ là trụ cột của công nghệ phần mềm đang được quốc tế hoá. Tuy nhiên, các nhà đầu tư toàn cầu vẫn có thiên hướng không coi Ấn Độ là công xưởng của thế giới - là thị trường tiêu thụ đang gia tăng thuộc loại nhanh nhất. Ấn Độ được coi là nhà cung cấp các hàng gia công và dịch vụ IT của thế giới. Chính vì vậy, các dự án đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ lại hướng vào hoạt động gia công và IT và Ấn Độ cũng thu được lợi nhiều từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao lực lượng lao động được đào tạo tốt của Ấn Độ, cũng như khả năng quản lý, tính minh bạch và môi trường luật pháp thuận lợi . Sự gia tăng FDI có liên quan đến tiếp nhận công nghệ và làm tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ở Ấn Độ. Từ năm 1992 đến nay, tổng mức xuất khẩu sản phẩm dịch vụ thông tin và phầm mềm của Ấn Độ tăng từ mức 500 triệu USD lên 17,2 tỷ USD. Bên cạnh mức tăng trưởng kinh tế cao, chuyển giao công nghệ theo chiều sâu được đẩy nhanh cũng đã và đang giúp Ấn Độ đang trên đường trở thành những cường quốc thương mại. 1.1.2 Tình hình thu hút FDI của Ấn Độ năm 2008- 2009. Theo nguồn tin của Bộ công thương, tình hình khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục tác động đối với dòng vốn FDI vào Ấn Độ do lượng vốn FDI đã giảm trong tháng 2 năm 2009. Lượng FDI đã giảm mạnh trong tháng 2/2009 tới 73%, chỉ còn 1,49 tỷ USD so với 5,67 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tổng FDI tài khoá 2008-2009 có thể chỉ đạt 25,38 tỷ USD. Tức là, Ấn Độ sẽ không đạt mục tiêu 35 tỷ USD đã đề ra trước đây cho tài khóa 2008-2009 cũng như ngay cả mục tiêu FDI đã điều chỉnh là 30 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng FDI từ tháng 4/2008 đến tháng 2/2009 đã vượt mức 24,57 tỷ USD, mức mà Ấn Độ đã nhận được tài khoá trước. Tài khoá 06-07, lượng FDI Ấn Độ chỉ nhận được là 15,5 tỷ USD. Mặc dù FDI đã tăng mạnh trong nửa đầu tài khoá 2008-2009 nhưng khi khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu lan rộng, FDI vào Ấn Độ đã giảm. Sau khi duy trì liên tục mức nhận FDI bình quân hang tháng là 2,8 tỷ USD cho đến tháng 9/2008 tài khoá 08-09, FDI vào Ấn Độ đã giảm tới 26% vào tháng 10/2008, chỉ đạt 1,49 tỷ. Sau khi giảm với tỷ lệ tương tự vào tháng 11/2008 đạt 1 tỷ USD, FDI một lần nữa giảm còn 1,36 tỷ USD vào tháng 12/2008 so với 1,56 tỷ USD cùng kỳ năm trước, giảm 13%. Tuy nhiên, FDI đã tăng trở lại trong tháng 1/2009 tới 55%, đạt 2,74 tỷ USD so với 1,77 tỷ USD tháng 1/2008. Trong khi, từ tháng 4/2007 đến tháng 4/2008, lượng FDI đã tăng 137%, đạt 17,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước nhưng từ tháng 4/2008 đến tháng 1/2009, tỷ lệ tăng FDI giảm tới 66% đạt 23,94 tỷ USD. Ấn Độ đã thu hút được khoảng 88 tỷ USD từ tháng 4/2000 đến tháng 2/2009. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đang có mức phục hồi tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh các nền kinh tế lớn khác vẫn lao đao sau khủng hoảng: Tăng trưởng kinh tế quý II đạt 6,1% so với mức tăng trưởng quý I là 5,8%. ADB dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay và 7% trong năm 2010. Lần đầu tiên GDP của Ấn Độ tăng tốc kể từ năm 2007. Thật vậy, nền kinh tế trị giá 1.200 tỷ USD này đã trỗi dậy sau suy thoái mạnh mẽ hơn nhiều nước. Kết thúc năm tài khoá năm 2008 (vào ngày 31/3/2009), kinh tế nước này đạt mức tăng trưởng 6,7% - mức thấp nhất kể từ năm 2003 nhưng lại đứng nhất nhì thế giới về tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt khi Chính phủ Ấn Độ thông qua chương trình kích thích kinh tế, cắt lãi suất và giảm thuế để khuyến khích chi tiêu đã giúp thị trường tiêu thụ trong nước tăng mạnh và nhờ thế hoạt động công nghiệp khởi sắc. Số liệu công bố ngày 12/10 của Văn phòng thống kê nước này cho thấy, sản xuất công nghiệp tăng 10,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong vòng 22 tháng qua. Các lĩnh vực khác cũng tăng trưởng trở lại như hầm mỏ, mặt hàng điện tử. Chính phủ nước này khẳng định nền kinh tế đang tiến bước còn giới doanh nghiệp cũng vững tin hơn. Tuy nhiên, những mối lo vẫn còn. Các doanh nghiệp lo ngại rằng Chính phủ có thể tăng lãi suất để chặn đà lạm phát và kiểm soát giá lương thực. Nạn hạn hán tại phần lớn đất nước và nạn lụt tại những nơi khác trong nước đã gây tác hại cho mức tăng trưởng nông nghiệp và gây tai hại cho nền kinh tế nông thôn. Chưa kể đến sự phục hồi kinh tế diễn ra chậm chạp tại nhiều nước phương Tây có thể ngăn cản đà tiến tại Ấn Độ. Các chuyên gia kinh tế còn cảnh báo, kinh tế Ấn Độ có cải thiện đi nữa cũng khó đạt tới mức tăng trưởng như trước cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế Ấn Độ đang phục hồi nhanh, dẫn đến việc thu hút nguồn vốn FID tăng trở lại sau khung khoảng kinh tế chung toàn cầu. Thứ nhất, Ấn Độ vẫn là một nước có nền kinh tế hướng nội với gần 1,2 tỷ dân. Tỷ lệ xuất khẩu hiện chỉ chiếm 15% GDP của Ấn Độ. Cả xuất khẩu và nhập khẩu (kể cả nguồn thu từ khách du lịch, tiền gửi của lao động ở nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ) chiếm xấp xỉ một nửa GDP của Ấn Độ. Thứ hai, những tài năng công nghệ gốc Ấn đã rời Thung lũng Silicon của Mỹ về nước tiếp thêm sức mạnh cho cuộc cách mạng công nghệ cao của nước này. Theo chân họ là nguồn vốn. Số liệu của WB cho thấy, cả thập niên qua, lượng kiều hối của Ấn Độ là 154 tỷ USD. Hiện có khoảng 20 triệu Ấn kiều sinh sống ngoài Ấn Độ, trong đó có 200.000 triệu phú ở Mỹ. Ngân hàng JP Morgan cho rằng cộng đồng Ấn kiều là đòn bẩy hùng mạnh giúp Ấn Độ thậm chí vượt qua mức tăng trưởng dự báo là 10%/năm. Ấn Độ "có vẻ sẵn sàng đón nhận nhiều FDI hơn trong những năm tới so với hiện tại", một phần nhờ chính sách thân thiện với Ấn kiều. Giờ đây, với thảm đỏ trải ra để chào đón vốn đầu tư của kiều dân, New Dehli sẽ chứng kiến dòng chảy vào không chỉ bằng tiền, mà cả chất xám quý giá của những người trí thức gốc Ấn. Ngoài ra, Ấn Độ còn có nền khoa học công nghệ phát triển sớm với các lĩnh vực có thế mạnh như hạt nhân, nghiên cứu vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa chất, dược phẩm… Đặc biệt ngành công nghệ thông tin tiếp tục giữ kỷ lục tăng trưởng 2 con số, trong đó xuất khẩu phần mềm và dịch vụ liên tục đạt doanh số trên 40 tỷ USD/năm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Ấn Độ nỗ lực vun trồng một số công ty mạnh, có thể cạnh tranh ngang ngửa với những hãng lớn của Mỹ hay châu Âu. Những công ty Ấn này sử dụng công nghệ mới, thuộc các ngành dùng nhiều chất xám, như hãng phần mềm lừng danh Infosys, Wipro, các hãng dược phẩm nổi tiếng Ranbaxy, Dr Reddy"s Labs. Trong thống kê của tạp chí Forbes năm ngoái về 200 công ty lớn nhất thế giới, có 13 đại diện của Ấn. 1.3 Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ. Để thu hút được lượng vốn FDI lớn từ các nước phát triển, Ấn độ đã có một quá trình hoạch định chính sách theo mốt quy trình thống nhất, đứng đầu alf Chính phủ, sau đó đến Bộ Công thương, tiếp theo là Uỷ ban thúc đẩy ĐTNN. Ngoài ra còn có Uỷ ban chuyên trách về phát triển công gnhiệp thực hiện. Cơ chế này được thực hiện thông suốt, một cửa, không chồng chéo, tạo nhiều thuận lợi cho việc phê chuẩn, cấp giấy phép, giám sát.việc thực hiện. Mặt khác, các chính sách thu hút ĐTNN được điều chỉnh hàng năm cho phù họp voíư tình hình thực tiễn. Điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài 1.3.1.1 Điều chỉnh cơ cấu sở hữu vốn đầu tư theo ngành Thời kỳ đầu mới giành được độc lập (1948), nền kinh tế của Ấn độ còn đóng cửa với thế giới bên ngoài. Vì vậy một phần ảnh hưởng đến các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn độ. Từ năm 1973, Luật điều tiết ngoại hối( FERA) đã áp dụng tỷ lệ sở hữu cổ phần của người nước ngoài ở mức tối đa là 26% đến 40% tuỳ từng lĩnh vực. Vào năm 1980 Ấn độ bắt đầu nới lỏng những hạnh chế đối với đầu tư nước ngoài và tuyên bố bước đầu tự do hoá nền kinh tế. Tuy nhiên phải đến năm 1991, các biện pháp tự do hoá nền kinh tế mới chính thức được áp dụng thông qua NIP. Cũng trong năm này Chính phủ đã chấp thuận Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) chính thức được quyền phê chuẩn tự động Đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp. Sau năm 1991, tỷ lệ cổ phần của người nước ngoài được nâng lên 51% trong 34 ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên cao, các ngành tập trung nhiều vốn và các ngành tập trung công nghệ cao. Đến tháng 12 năm 1996 tỷ lệ này được Chính phủ tăng lên 74% trong một số ngành công nghiệp được ưu tiên trong lĩnh vực xây dựng đường sá, cầu cống, hải cảng, năng lượng, sản xuất ga, dịch vụ khai thác than; Năm 1997 các doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu 100% vốn trong các dự án hướng vào xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phục vụ xuất khẩu, y tế, cơ sở hạ tầng. Nhưng các nhà Đầu tư nước ngoài, muốn đầu tư vào Ấn Độ với tỷ lệ sở hữu từ 51% đến 100% phải qua nhiều thủ rục hành chính rườm rà từ phía Chính phủ. Đến năm 1999 đạo luật ngoại hối (FEMA) đã ra đời thay thế luật điều tiết ngoại hối (FERA), huỷ bỏ những hạn chế đối với các công ty nước ngoài.Thủ tục cấp giấy phép cũng được tự do hơn. Sau nhiều lần sửa đổi, đến năm 2007, Chính phủ Ấn Độ quy định về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành như sau: - Sở hưũ 0% ( ngăn cấm đầu tư): Ngành Thương mại bán lẻ, năng lượng nguyên tử, cờ bạc và cá cược, kinh doanh nhà