Đề tài Chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia MNCs

Công ty đa quốc gia hoạt động trên nhiều thị trường, nhiều nền kinh tế cùng với sự đa dạng, phong phú về phong tục, tập quán kinh doanh. Chính vì vậy, các MNCs thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại và rủi ro. Chẳng hạn như, rủi ro hối đoái có thể làm giảm giá trị của các khoản phải thu thu về hay rủi ro về văn hóa có thể khiến việc kinh doanh ở thị trường đó thất bại và rủi ro về chính sách bảo hộ của Nhà nước khiến cho việc tấn công vào một ngành hàng mới của MNC bị hạn chế Vì những khó khăn, rủi ro này mà các MNCs nên có những chiến lược chuẩn bị cụ thể khi đặt chân vào thị trường mới. Hoạt động ở các thị trường khác nhau nên việc tối đa hóa lợi ích của MNCs không phải là một việc dễ dàng. Công ty mẹ phải thường xuyên kiểm tra, điều phối hoạt động của các chi nhánh vì mục tiêu chung của toàn MNCs. Thêm vào đó MNCs còn cần phải có các chính sách cụ thể để khắc phục những rủi ro kể trên để đảm bảo lợi ích tối đa của mình. Việc quản trị rủi ro thì rất đa dạng bao gồm nhiều khâu, nhiều mặt, rủi ro càng nhiều thì việc quản trị càng phức tạp. Đi kèm với các hoạt động quản trị rủi ro là các chính sách cụ thể đối với từng loại rủi ro. Các chính sách này chính là công cụ, là biện pháp, là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn do rủi ro mang lại. Để nói hết về các chính sách quản trị rủi ro của MNCs thì rất đa dạng và phức tạp. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một khâu nhỏ trong chính sách quản trị rủi ro – đó là chính sách thu hồi nợ. Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh những khoản phải thu là chuyện rất tự nhiên, hay nói cách khác chính việc phát sinh những khoản nợ của khách hàng là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là một hoạt động rất quan trọng và cũng không hề đơn giản đặc biệt là những khoản nợ xấu. Thu hồi các khoản phải thu chính là một cách để quay vòng vốn đầu tư cho MNCs, đảm bảo cho guồng máy của MNCs diễn ra liên tục, xuyên suốt. Do vậy, việc thu hồi nợ cần có những chính sách và phương pháp cụ thể nhằm hạn chế những khoản nợ xấu và đảm bảo lợi ích của toàn MNCs.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia MNCs, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế - Luật Nhóm thực hiện 1. Phạm Nguyễn Quỳnh Anh K064020234 2. Nguyễn Thị Hồng Chánh K064020241 3. Phạm Thị Thanh Hoa K064030263 4. Phạm Hà Mi K064020287 5. Nguyễn Ngọc Thuý Nga K064020295 6. Nguyễn Phượng Hoàng Oanh K064020311 7. Đặng Thị Phương Thảo K064020326 8. Lê Thị Thanh Thảo K064020328 9. Vũ Thị Thu Thuỷ K064020342 10. Trần Minh Trang K064020355 11. Lê Nguyễn Thanh Trúc K064020360 Mục lục Mục lục……………………………………………………………………………………………………………………… 3 Lời mở đầu……………………………………………………………. 4 Phần nội dung…………………………………………………………. 5 I. Tổng quan về chính sách thu nợ trong MNCs…………………… 5 1. Khoản phải thu trong MNCs…………………………………… 5 2. Chính sách tín dụng thương mại (chính sách bán chịu)……….. 6 3. Vấn đề ảnh hưởng đến chính sách tín dụng trong MNCs……… 7 4. Các biện pháp quản lý nợ phải thu…………………………… 12 5. Các bước thu hồi nợ……………………………………… 14 II. Các cách thức thu hồi nợ của MNCs…………………………… 18 Leter…………………………………………………………. 18 B. Telephone…………………………………………………… 23 C. Cash discount………………………………………………… 24 D. Interests and Penalties……………………………………….. 25 E. Credit insurance………………………………………………. 30 F. Collection Agency…………………………………………….. 33 G. Invoice discounting………………………………………….. 38 H. Factoring .................................................................................... 39 Court…………………………………………………………. 46 Lời kết……………………………………………………………….. 49 Phụ lục………………………………………………………………………………………………………………… 50 Lời mở đầu Công ty đa quốc gia hoạt động trên nhiều thị trường, nhiều nền kinh tế cùng với sự đa dạng, phong phú về phong tục, tập quán kinh doanh. Chính vì vậy, các MNCs thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại và rủi ro. Chẳng hạn như, rủi ro hối đoái có thể làm giảm giá trị của các khoản phải thu thu về hay rủi ro về văn hóa có thể khiến việc kinh doanh ở thị trường đó thất bại và rủi ro về chính sách bảo hộ của Nhà nước khiến cho việc tấn công vào một ngành hàng mới của MNC bị hạn chế…Vì những khó khăn, rủi ro này mà các MNCs nên có những chiến lược chuẩn bị cụ thể khi đặt chân vào thị trường mới. Hoạt động ở các thị trường khác nhau nên việc tối đa hóa lợi ích của MNCs không phải là một việc dễ dàng. Công ty mẹ phải thường xuyên kiểm tra, điều phối hoạt động của các chi nhánh vì mục tiêu chung của toàn MNCs. Thêm vào đó MNCs còn cần phải có các chính sách cụ thể để khắc phục những rủi ro kể trên để đảm bảo lợi ích tối đa của mình. Việc quản trị rủi ro thì rất đa dạng bao gồm nhiều khâu, nhiều mặt, rủi ro càng nhiều thì việc quản trị càng phức tạp. Đi kèm với các hoạt động quản trị rủi ro là các chính sách cụ thể đối với từng loại rủi ro. Các chính sách này chính là công cụ, là biện pháp, là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn do rủi ro mang lại. Để nói hết về các chính sách quản trị rủi ro của MNCs thì rất đa dạng và phức tạp. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một khâu nhỏ trong chính sách quản trị rủi ro – đó là chính sách thu hồi nợ. Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh những khoản phải thu là chuyện rất tự nhiên, hay nói cách khác chính việc phát sinh những khoản nợ của khách hàng là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là một hoạt động rất quan trọng và cũng không hề đơn giản đặc biệt là những khoản nợ xấu. Thu hồi các khoản phải thu chính là một cách để quay vòng vốn đầu tư cho MNCs, đảm bảo cho guồng máy của MNCs diễn ra liên tục, xuyên suốt. Do vậy, việc thu hồi nợ cần có những chính sách và phương pháp cụ thể nhằm hạn chế những khoản nợ xấu và đảm bảo lợi ích của toàn MNCs. Phần nội dung I. Tổng quan về chính sách thu nợ trong MNCs 1. Khoản phải thu trong MNCs Trong hoạt động kinh doanh của các MNCs, do nhiều nguyên nhân luôn tồn tại các khoản vốn trong thanh toán như các khoản phải thu, các khoản tạm ứng... Trong số các khoản phải thu, khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và có tính chất chu kỳ. Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. 1.1. Ý nghĩa của các khoản phải thu Sự tồn tại các khoản phải thu xuất phát từ lý do: Công ty thực hiện chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Xu hướng ngày càng gia tăng của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán quốc tế. 1.2 Điểm bất lợi khi phát sinh các khoản phải thu Phát sinh các chi phí quản lý, thu hồi nợ, chi phí nhân viên quản lý. Công ty có thể gánh chịu rủi ro mất vốn do không thu hồi được nợ. Kìm hãm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, ứ đọng vốn khâu lưu thông, làm thiếu vốn khâu sản xuất. Công ty bị mất chi phí cơ hội của vốn. Có thể nói: Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Còn nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, mỗi MNCs cần xây dựng chính sách bán chịu sản phẩm một cách hợp lý nhằm tạo ra những điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận của công ty, hạn chế thấp nhất các thiệt hại và mức độ rủi ro mất vốn. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu của công ty gồm: Quy mô sản phẩm - hàng hoá bán chịu cho khách hàng Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các công ty Mức giới hạn nợ của công ty cho khách hàng Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với công ty 2. Chính sách tín dụng thương mại (chính sách bán chịu) Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố: Tình hình nền kinh tế Giá cả sản phẩm Chất lượng sản phẩm Chính sách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính của MNCs có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. Khi xây dựng chính sách bán chịu, cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu tới lợi nhuận của công ty. Do vậy, mỗi chính sách bán chịu cần được đánh giá trên các tiêu thức sau: Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ. Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu. Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ. Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận. Xác định nợ phải thu trung bình và kỳ thu tiền trung bình. Kỳ thu tiền bình quân  =  Số dư bình quân các khoản phải thu     Doanh thu bán chịu bình quân một ngày   Nợ phải thu bình quân dự kiến  =  Doanh thu bán chịu bình quân một ngày  x  Kỳ thu tiền bình quân   Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Việc tìm ra kỳ thu hồi nợ bán hàng trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Cũng như các hệ số khác, kỳ thu hồi nợ trung bình phải được xem xét trong mối liên hệ với các thông tin khác. Nếu hệ số này lớn hơn số ngày trong chính sách bán chịu của công ty cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình, ngược lại hệ cố này nhỏ hơn thì chính sách bán chịu của công ty là đúng đắn. 3. Vấn đề ảnh hưởng đến chính sách tín dụng thương mại trong MNCs 3.1. Tiêu chuẩn bán chịu Tiêu chuẩn bán chịu là: Tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức. Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu. MH1 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu  MH2 - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu  3.2. Điều khoản bán chịu Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu 3.2.1. Thời hạn bán chịu MH3 - Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu  MH4 - Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu  3.2.2. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu. Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không. MH5 - Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấu  MH6 - Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu  Chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn hay không. Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi, nếu tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công ty cần thay đổi chính sách chiết khấu. Nếu công ty muốn xem xét có nên quyết định giảm tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì tiến hành phân tích mô hình. 3.3. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu Trong các mô hình đã phân tích ở trên, đều chưa đề cập tới tổn thất do nợ không thể thu hồi. Trên thực tế, công ty luôn có những khoản nợ xấu khó đòi vì vậy chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi khoản phải thu. Mô hình dưới phân tích ảnh hưởng của rủi ro bán tới chính cách bán chịu : MH7 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ bán chịu  Trên đây là một số tình huống giúp làm cơ sở quyết định chính sách khoản phải thu. Tuy nhiên, do quản trị khoản phải thu phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp nên dưới đây là mô hình chung nhất cho việc đưa ra quyết định quản trị tín dụng thương mại: MHTQ - Mô hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu  4. Một số biện pháp quản lý nợ phải thu. - Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. - Có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán: lựa chọn khách hàng, xác định mức tín dụng thương mại, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần tiền hàng, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi... - Thực hiện chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng trên cơ sở xem xét khả năng thanh toán, vị thế tín dụng của khách hàng... - Phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, quy định lãi suất sẽ áp dụng với các khoản nợ quá hạn thanh toán theo hợp đồng. - Định kỳ phân tích tuổi các khoản nợ; chú ý xem xét các khoản nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Phân tích tuổi nợ hỗ trợ thêm cho các quyết định nên sử dụng phương thức nào để thu các khoản nợ quá hạn. Đánh giá tuổi nợ là một nghiệp vụ thêm vào công tác quản trị tín dụng sao cho có hiệu quả. Đánh giá tuổi nợ cho khách hàng đơn giản là bảng thống kê khách hàng đang nợ tiền, chỉ ra tổng khoản tiền nợ và khoảng thời gian khoản nợ kéo dài. Bảng thống kê này có nhiều hình thức khác nhau ở mỗi MNCs. Dưới đây là 1 bảng ví dụ của Robins PLC: Age analysis of debtors as at 30 September 1999 Account number  Customer name  Balance  Up to 30 days  31-60 days  61-90 days  Over 90 days   B002  Brennan plc  294.35  220.15  65.40  8.80  0.00   G007  Goodridge Ltd  949.50  853.00  0.00  96.50  0.00   T005  Taylor plc  371.26  340.66  30.60  0.00  0.00   T010  Thorpe Ltd  1,438.93  0.00  0.00  567.98  870.95   T011  Tinnion Ltd  423.48 _______  312.71 _______  110.77 _______  0.00 _______  0.00 _______   Totals   3,477.52 =======  1,726.52 =======  206.77 =======  673.28 =======  870.95 =======   Percentage   100%  49.6%  6%  19.4%  25%   Ví dụ ở bảng trên cho thấy 25% nợ khó đòi của Robins plc’s thuộc về Thorpe Ltd. Có thể Thorpe Ltd đang gặp khó khăn về tài chính. Vì vậy công ty phải có sự liên lạc với Thorpe Ltd ngay về khoản nợ này để có hướng giải quyết với khoản thu này và áp dụng các biện pháp thích hợp. Đó là: Thực hiện việc bán nợ để thu hồi vốn. Trích lập dự phòng nợ khó đòi tuỳ theo khả năng trả nợ của khách nợ hoặc tuổi nợ quá hạn. Mặc dù chưa đến hạn trả nợ nhưng khách nợ lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán, thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giá trị nợ khoảng có khả năng thu hồi; hoặc khoản nợ quá hạn trên 6 tháng đến dưới một năm, doanh nghiệp trích lập dự phòng bằng 30% giá trị khoản nợ... Trong đó, đối với các khoản nợ quá hạn trên ba năm, sau khi đã trích đủ dự phòng đối với khoản nợ quá hạn hoặc khoản nợ không có khả năng thu hồi tính vào chi phí phần tổn thất sau khi trừ tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân có liên quan, doanh nghiệp đưa ra ngoại bảng cân đối kế toán và tiếp tục theo dõi để thu hồi. Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi hoặc giá trị tổn thất về nợ phải thu còn lại sau khi bù đắp bằng khoản dự phòng hoặc bồi thường của tổ chức, cá nhân có liên quan được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp . - Cần thiết lập một thời gian biểu cho việc thu hồi nợ (Timeline for collection process) nhằm phác thảo lại các hoạt động trong quá trình đòi nợ. Ví dụ 1 bảng Timeline: Days Past Due   Suggested Action   0-15 days  Step 1  Organization Contacts Customer with Friendly Reminder Letter. This is intended to let the customer know that the invoice is past due.   16-30 days  Step 2  Organization Contacts Customer by Phone-- This phone call is intended to enable the organization and the customer to identify and discuss any problems with the sale or merchandise or to identify reason for late payment.   31-45 days  Step 3  Organization Contacts Customer with a Billing Letter.   46-60 days  Step 4  Organization Contacts Customer by Phone   61-75 days  Step 5  Organization Contacts Customer with Billing Letter.   76-90 days  Step 6  Organization Contacts Customer with Collection Agency Letter. This is intended to give the customer one last opportunity to pay prior to turning the invoice over to a collection agent.   91-120 days  Step 7  1st Placement of Debt with Collection Agency   Ngày quá hạn  Các bước  Hoạt động   0-15  1  Liên lạc với khách hàng bằng thư nhắc nhở, mục đích thông báo cho KH biết hoá đơn đã hết thời hạn.   16-30  2  Liên lạc với KH bằng điện thoại, làm rõ về vấn đề hàng hoá hay lý do của việc trả trể.   31-45  3  Gửi thư kèm bộ hoá đơn.   46-60  4  Liên lạc với KH bằng điện thoại.   61-75  5  Gửi thư kèm bộ hoá đơn.   76-90  6  Gửi Thư Của Collection Agency Cho KH. Thông báo với KH đây là cơ hội cuối để trả khoản nợ hoặc công ty sẽ chuyển khoản nợ cho các agency.   91-120  7  Chuyển khoản nợ cho Agency.   - Lưu ý với các khoản nợ khó đòi quá lâu mà không có khả năng thu được có thể bỏ (write-off) nhằm tránh làm sai lệch bảng cân đối kế toán. 5. Các bước thu hồi nợ Quá trình thu một khoản nợ quá hạn có thể diễn ra theo trình tự các bước: 5.1.Viết thư nhắc nhở: khoản nợ không được trả sau bức thư đầu thì nên tiếp tục với bức thư thứ 2, thứ 3 với lời lẽ mạnh mẽ hơn. Gọi điện: để nhanh chóng có được câu trả lời của khách hàng Ngưng giao dịch: doanh nghiệp ngưng giao dịch với khách hàng để thúc đẩy việc thanh toán khoản nợ. Các bước trên là những nghiệp vụ đòi nợ vẫn nằm trong nội bộ công ty (Internal collection resources), chỉ có sự tham gia của 2 bên thu nợ và đòi nợ. Ngoài ra, MNCs có thể áp dụng: Chiết khấu tín dụng (Cash discount) giảm giá hàng cho khách hàng trả sớm Biện pháp phạt nợ chậm (Interests và Penalties) khi khoản nợ quá kỳ hạn theo hợp đồng để khách hàng nhanh chóng trả nợ. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng có khả năng và ý định thanh toán khoản nợ nên khoản nợ quá hạn trở thành khoản nợ xấu khó đòi. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần tới sự tác động từ phía bên ngoài (External collection resources) - sự tham gia của bên thứ ba (third- party). Trình tự được tiếp tục theo các bước sau: 5.4. Nhờ các đại lý thu hồi nợ (debt collection agency) : nếu khoản nợ vẫn không có khả năng được thanh toán thì MNCs nên chuyển giao cho các debt collection agency. Các đại lý này sẽ được trả phí cho các nghiệp vụ họ thực hiên. Các nghiệp vụ này có thể là Thu hồi nợ hộ Forfaiting Factoring Invoice discounting Credit Insurance 5.5. Tham gia kiện, tố tụng Khi sự tham gia của bên thứ ba là không khả quan thì doanh nghiệp sẽ đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc nhờ tới sự can thiệp pháp luật về nợ khó đòi hoặc kết thúc quá trình đòi nợ, xoá khoản nợ khó đòi. Lựa chọn này cần thiết được đánh giá chính xác do có sự đánh đổi khoản tiền thu được với khoản phí tham gia kiện tụng cũng như là mối quan hệ với khách hàng. Các nghiệp vụ liên quan có thể kể đến như: Small-claims court Arbitration (trọng tài) Mediation (hoà giải) Không có một chính sách thu hồi nợ nào là tối ưu có thể chỉ ra cho các MNCs. Chính sách hay cách thức thu nợ sẽ khác nhau ở mổi công ty trong từng hoàn cảnh khác nhau, đối với từng công ty khác nhau, ở mức độ cạnh tranh và môi trường kinh doanh khác nhau khác nhau. Ví dụ dưới đây là tiến trình thu nợ theo thời gian với giá trị các khoản nợ khác nhau của The Office of the State Controller (OSC), một công ty hàng đầu trong quản lý tài chính và báo cáo tài chính ở Colorado. (đơn vị: $1000)  Tuổi KPthu  $25-99  $100-499  $500+   Qúa hạn 1-30 ngày  Gửi thư đòi nợ quá hạn đầu tiên. Gọi điện liên lạc và nhận hứa trả.  Gửi thư đòi nợ quá hạn đầu tiên. Gọi điện liên lạc và nhận hứa trả.  Gửi thư đòi nợ quá hạn đầu tiên.   Qúa hạn 31-60 ngày  Gửi thư đòi nợ quá hạn thứ 2. Gọi điện liên lạc và nhận hứa trả.  Gửi thư đòi nợ quá
Luận văn liên quan