Đề tài Chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Trung Quốc

Đại hội lần thứ XVI, là Đại hội với tư tưởng “Ba đại diện” của đồng chí Giang Trạch Dân là tư tưởng đổi mới đã bổ sung vào hệ thống lý luận quan điểm của Đảng gắn liền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Tư tưởng quan trọng “Ba đại diên”. Đại diện thứ nhất là, lực lượng sản xuất tiên tiến, bởi lẽ lực lượng sản xuất là cơ sở của xã hội, phát triển đời sống của nhân dân, đảm bảo sự công bằng xã hội,. Đại diện thứ hai là, phương hướng phát triển tiên tiến của Trung Quốc, văn hóa khoa học kỹ thuật, văn hóa tư tưởng, văn hóa quần chúng thể hiện tính dân tộc. Đai diện thứ ba là, vấn đề lợi ích của nhân dân, cải cách, mở cửa chính là thay đổi cách thức, phương thức hoạt động thực tiễn cách mạng. Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có một ý nghĩa về lý luận to lớn. Báo cáo Đại hội XVII Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ ra: “Quan điểm phát triển khoa học là sự kế thừa và phát triển đối với tư tưởng quan trọng về phát triển của tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ ba của Đảng, là sự thể hiện tập trung của thế giới quan và phương pháp luận về phát triển của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, là phương châm chỉ đạo quan trọng của phát triển kinh tế, xã hội Trung Quốc, là tư tưởng chiến lược lớn mà phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cần phải kiên trì và quán triệt.

doc5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC Đại hội lần thứ XVI, là Đại hội với tư tưởng “Ba đại diện” của đồng chí Giang Trạch Dân là tư tưởng đổi mới đã bổ sung vào hệ thống lý luận quan điểm của Đảng gắn liền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Tư tưởng quan trọng “Ba đại diên”. Đại diện thứ nhất là, lực lượng sản xuất tiên tiến, bởi lẽ lực lượng sản xuất là cơ sở của xã hội, phát triển đời sống của nhân dân, đảm bảo sự công bằng xã hội,.. Đại diện thứ hai là, phương hướng phát triển tiên tiến của Trung Quốc, văn hóa khoa học kỹ thuật, văn hóa tư tưởng, văn hóa quần chúng thể hiện tính dân tộc. Đai diện thứ ba là, vấn đề lợi ích của nhân dân, cải cách, mở cửa chính là thay đổi cách thức, phương thức hoạt động thực tiễn cách mạng. Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có một ý nghĩa về lý luận to lớn. Báo cáo Đại hội XVII Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ ra: “Quan điểm phát triển khoa học là sự kế thừa và phát triển đối với tư tưởng quan trọng về phát triển của tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ ba của Đảng, là sự thể hiện tập trung của thế giới quan và phương pháp luận về phát triển của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, là phương châm chỉ đạo quan trọng của phát triển kinh tế, xã hội Trung Quốc, là tư tưởng chiến lược lớn mà phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cần phải kiên trì và quán triệt. Riêng với chuyên đề: “ Tính toán tổng thể phát triển giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.” khẳng đing lý luận về giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng cộng sản Trung Quốc, là nguyên lý cơ bản coi trọng nông nghiệp, nông thôn và nông dân của chủ nghĩa Mác Lê-nin, kết hợp với tình hình thực tế, vận dụng một cách linh hoạt nguyên lý cơ bản, không ngừng tìm tòi thể chế và sáng tạo chính sách xây dựng nông thôn mới theo tinh thần phát triển đúng quan điểm chủ nghĩa xã hội đắc sắc Trung Quốc. Để có thể nhận thức sâu sắc vần đề nầy, trước hết chúng ta phải thống nhất nhận thức theo quan điểm của Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khái quát những thành quả lý luận có được thể hiện trong phát biểu khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XII, Đặng Tiểu Bình chỉ ra: “ Kết hợp giữa chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của nước ta theo con đường của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trtung Quốc đây chính là kết luận cơ bản mà chúng ta có được qua tổng kết kinh nghiệm lịch sử lâu dài” Nhà nước xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là công cụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhà nước là một trong các thành tố cơ bản cấu thành hệ thồng chính trị, thể hiện trung tâm quyền lực của hệ thống chính trị với chức năng và nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ xã hội bằng pháp luật, hoạt động của Nhà nước phải tuân thủ theo đúng đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó lực lượng nông dân, nông thôn chiếm phần đông trong quá trình phát triển kinh tế xã hội xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử, Trung Quốc là một nước nông nghiệp, từng cùng với các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc sáng tạo nên nền văn minh nông nghiệp cổ đại phương đông xán lạn, hình thái điển hình của nó về kinh tế là kinh tế tiểu nông. Sau khi văn minh công nghiệp phương Tây nổi lên, Trung Quốc đã trở nên lạc hậu. Nhất là cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840 đã làm cho người Trung Quốc dần dần nhận thức được sự lớn mạnh của văn minh công nghiệp phương Tây và cố gắng đuổi kịp phương Tây, nhằm tránh bị các nước phương Tây chèn ép. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn lạc hậu so với phương Tây, chủ yếu thể hiện ở mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vì vậy , giải quyết vấn đề căn bản để phát triển của Trung Quốc cần phải bắt nguồn từ vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đảng cộng sản Trung Quốc có thể giành được chính quyền ở Trung Quốc, chính là vì những nhà lãnh đạo thế hệ thứ nhất của Đảng với Mao Trạch Đông làm tiêu biểu đã lựa chọn con đường cách mạng nông thôn bao vây thành thị. Nội dung cốt lõi của con đường cách mạng này là giúp đỡ nông dân giải quyết vấn đề đất đai đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng. Nhà thống trị của Trung Quốc lúc bấy giờ tức là Quốc Dân Đảng thất bại trong cuộc đấu tranh với Đảng cộng sản chính là vì phản đối cách mạng, từ đó mất đi sự ủng hộ của nông dân chiếm 90% dân số. Kinh nghiệm cho thấy, ở một nước nông nghiệp như Trung Quốc, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân như thế nào vừa liên quan tới vận mệnh của đất nước, cũng liên quan tới vận mệnh của chính Đảng. Trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, Đảng cộng sản Trung Quốc giải quyết được vấn đề nông thôn và nông dân, nguyên nhân cơ bản là ở chỗ lãnh tụ của Đảng, trong đó có Mao Trạch Đông, đã nắm bắt và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin. Tư tưởng Mao Trạch Đông chính là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lê nin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc. Các tác giả kinh điển Chủ nghĩa Mác đều hết sức coi trọng vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, họ đưa vấn đề nông dân như một vấn đề lớn của cách mạng giai cấp vô sản và xây dựng chủ nghĩa hội, nghiên cứu vấn đề liên minh công nông xuất phát từ nhu cầu của cách mạng vô sản, nhấn mạnh liên minh công nông ở một nước mà nông nghiệp chiếm đa số dân số. Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân Pháp, Đức” (một tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác), Ăng ghen đã trình bày một cách tương đối hệ thống vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đưa ra muốn giải quyết vấn đề cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội, cần coi trọng vấn đề nông dân, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng cực độ của liên minh công nông trong quá trình giai cấp vô sản giành chính quyền và trong quá trình xây dựng nhà nước của giai cấp công nhân. Từ tầm cao của xây dựng chủ nghĩa hội, Lê nin nhận thức được tầm quan trọng của việc củng cố liên minh công nông, tìm tòi lại con đường xây dựng chủ nghĩa hội giải quyết vấn đề nông dân, đề ra chính sách kinh tế mới bao gồm phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn, khuyến khích nông dân phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất nông nghiệp, tổ chức hợp tác xã tự nguyện kết hợp lại với nhau... Trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô, Xta-lin không giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân., thậm chí trong chừng mực tương đối lớn đã dùng biện pháp cướp bóc nông dân để thực hiện công nghiệp hóa của Liên Xô (điều nầy có thể cần thiết trong một thời điểm cách mạng cụ thể nào đó, nhưng kéo dài nó sẽ dẫn đến “triệt tiêu” tính tích cực sản xuất trong nông dân). Đây cũng là nguyên nhân căn bản của việc Đảng cộng sản Liên Xô mất chính quyền. Trong quá trình cách mạng Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tế Trung Quốc, xử lý đúng đắn vấn đề nông thôn và nông dân Trung Quốc, đã mở ra con đường cách mạng đúng đắn, sau khi tổng kết rút kinh nghiệm từ xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô. Chỉ ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô có một bài học, chính là cướp bóc của nông dân quá nhiều, nghĩ đến lợi ích của nông dân quá ít. Điều này hết sức chính xác. Thế nhưng, khi lựa chọn cụ thể con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc, Mao Trạch Đông lại lựa chọn thể chế kinh tế nông thôn không khác mấy so với Liên Xô. Thực tiễn chứng minh, tư duy lớn giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời kỳ kinh tế kế hoạch của Trung Quốc (1953 -1978) là sai lầm. Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng cộng sản Trung Quốc đã họp vào cuối năm 1978, tập thể lãnh đạo thế hệ thứ hai của Đảng với Đặng Tiểu Bình làm hạt nhân đã khôi phục lại đường lối tư tưởng giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị , từ đó vén bức màn cải cách mở cửa của Trung Quốc. Tiến trình thực tế của cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu từ nông thôn, biện pháp cải cách chủ yếu nhất chính là xóa bỏ chế độ công xã nhân dân, thực hiện chế độ trách nhiệm khoán đến hộ gia đình, phá vỡ chế độ phân phối làm nhiều làm ít đều hưởng như nhau; kết quả kinh doanh tốt hay kém gắn trực tiếp với thu nhập của nông dân, về căn bản đã giải quyết huy động được tính tích cực sản xuất của nông dân. Đồng bộ với biện pháp cải cách này, năm 1979, chính phủ Trung Quốc còn nâng mạnh giá thu mua nông sản cho nông dân, mở cửa thị trường nông thôn, khuyến khích nông dân kinh doanh mở doanh nghiệp. Toàn bộ nền kinh tế nông thôn sôi động lên. Chỉ trong 6 năm từ năm 1979 đến năm 1984 sản lượng lương thực Trung Quốc liên tiếp vượt ngưỡng lớn là 350-400 triệu tấn. vấn đề thiếu cung ứng nông sản phẩm đã cơ bản được giải quyết, thu nhập của nông dân bình quân mỗi năm đạt mức tăng lên đến trên 14%. Vì vậy thị trường nông sản phẩm của Trung Quốc hiện nay hết sức phong phú, hàng tốt giá rẻ. Đại hội XII năm 1982 của Đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra mục tiêu phát triển đến năm 2000 thực hiện khá giả, về mặt tiêu dùng nông sản phẩm đã hoàn toàn đạt được rồi.. . Như vậy xét về thời điểm chuyển giao thế kỷ “tức vài năm trước và sau năm 2000” phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của Trung Quốc đã giành được thành tựu to lớn, nông dân Trung Quốc đã dùng hành động thực tế trả lời câu hỏi mà các học giả Mỹ đã đưa ra 1995 Là thế kỷ XX “ai đã nuôi sống Trung Quốc”, thế nhưng, trong thực tế trải qua hơn 20 năm phát triển, Trung Quốc đã tích tụ rất nhiều vấn đề về mặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đó là: thu nhập của nông dân tăng chậm, chênh lệch thu của cư dân thành thị và nông thôn mở rộng. Gánh nặng của nông dân còn nặng nề. Năng lực sản xuất tổng hợp nông nghiệp giảm đi.Quyền lợi của nông dân không bình đẳng với cư dân thành thị. Năm 2003, tại Đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tập thể lãnh đạo thế hệ thứ ba với Giang Trạch Dân làm hạt nhân, đã đưa ra ý tưởng chiến lược tính toán tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành thị và nông thôn. Năm 2004, tập thể lãnh đạo Trung ương khóa mới với Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư đã đưa ra quan điểm phát triển khoa học. Về giải pháp chủ yếu. Yêu cầu cụ thể của xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa mà hội nghị toàn thể Trung ương 5 khóa XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra là: sản xuất phát triển; đời sống sung túc; nếp sống nông thôn văn minh; bộ măt nông thôn sạch sẽ; quản lý dân chủ. Mấy câu này đã bao hàm yêu cầu toàn diện đối với kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, nông thôn; yêu cầu này đã phản ánh lý luận cơ bản và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc . Trong thực tiễn, thúc đẩy sự nghiệp vĩ đại xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa cần lấy nông dân làm chủ thể, lấy chính phủ làm chỉ đạo. Nhưng trong giai đoạn cất bước, mấu chốt là Đảng và Chính phủ phát huy vai trò chủ đạo nếu không chỉ đơn thuần dựa vào nông dân tự làm, họ tuy dân số có tới vài trăm triệu, nhưng vẫn chỉ có thể làm theo lề thói cũ trong quỹ tích sinh hoạt trước đây. * Chính sách cụ thể. Kể từ năm 2004 đến nay, văn kiện số một hàng năm của Trung ương Đảng bố trí công tác nông nghiệp và nông thôn của thời kỳ đầu cải cách mở cửa, để thể hiện việc tập thể lãnh đạo Trung ương coi giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân làm tư duy cầm quyền hết sức quan trọng trong công tác của toàn Đảng. Các chính sách ủng hộ nông dân làm lợi nông dân thể hiện ở những điểm chính là: Giảm nhẹ triệt để gánh nặng của nông dân, trên thực tế chính là miễn trừ toàn bộ gánh nặng thuế phí của nông dân. Cho dù nông dân cung cấp tiền vốn hoặc sức lao động cho sự nghiệp công cộng, của cụm dân cư. Cũng là thông qua biện pháp (quản lý dân chủ) do toàn thể nông dân bàn bạc với cán bộ cơ sở nông thôn, chứ không phải dùng biện pháp cứng nhắc như trước đây để nông dân bỏ tiền, bỏ công sức ra. Chính quyền các cấp ủng hộ phát triển sự nghiệp xã hội nông thôn. Dự toán ngân sách cấp huyện tính toán tổng thể giải quyết, đã xóa bỏ học phí đến hết lớp 9 phổ thông. Do có sự ủng hộ của ngân sách trung ương, và ngân sách địa phương, sự nghiệp y tế khám chữa bệnh hợp tác nông thôn tồn tại từ trước đã được xóa bỏ, cải cách mở cửa đã được khôi phục và phát triển. Chính phủ gánh chịu 80% kinh phí y tế khám chữa bệnh cho nông dân. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Thực hiện triệt để mục tiêu phát triển giao thông đường bộ về tới từng thôn. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nông dân vào thành phố làm ăn. Có chính sách cụ thể như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm dưỡng lão, đào tạo nghề, hợp đồng lao động, nuôi con cái... Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nông dân mất đất. Bảo đảm cho nông dân không vì bị trưng dụng đất đai mà dẫn tới mức sống giảm sút, tiến hành đào tạo nghề cho họ, xây dựng chế độ bảo hiểm dưỡng lão. Khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nhất là bảo vệ lợi ích của nông dân trồng lương thực. Các chính sách giải pháp nói trên đã thể hiện tinh thần chính sách cơ bản nhất quán đối với vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân của trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Theo tinh thần “ cho nhiều, lấy ít, nới lỏng ”. Gọi là cho nhiều, tức là chính phủ cố gắng hết sức nâng đỡ về mặt tài lực, vật lực, nhân lực nhằm phát triển toàn diện nông thôn; gọi là lấy ít, chính là cố gắng không tăng thêm gánh nặng kinh tế cho nông dân; gọi là nới lỏng, tức là chính phủ ủng hộ nông dân làm sống động kinh tế, tăng thêm thu nhập theo cơ chế thị trường. Dưới sự chỉ đạo của quan điểm phát triển khoa học, thông qua thực hiện tinh thần chính sách (cơ bản cho nhiều, lấy ít, nới lỏng) công tác xây dựng nông thôn mới đã có được sự mở đầu tốt đẹp. Chủ yếu thể hiện ở một số mặt sau đây: Một là, mức tăng thu nhập của nông dân được nâng lên rõ rệt. Từ năm 1999 – 2003 mức tăng trưởng thu nhập của nông dân đều dưới 5%, còn mức tăng trưởng của dân thành thị lại lên tới 7 – 8 %, mức tăng thu nhập của dân thành thị vượt khoảng 50 % so với nông dân, từ năm 2004 – 2007 mức thu nhập của nông dân đều vượt lên trên 6 %, năm 2007 đạt tới 9,5%, trong thời gian đó, khoảng cách mức tăng thu nhập của cư dân thành thị và nông dân nông thôn đang thu hẹp lại. Hai là, sản xuất lương thực phục hồi nhanh chóng. Sản lượng lương thực toàn quốc năm 2007 đạt 1003 triệu tấn, lại vượt quá ngưỡng 500 triệu tấn, về cơ bản đã đạt tới cân bằng cung cầu lương thực. Ba là, bộ mặt nông thôn đã được cải thiện rõ rệt. Trình độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng như: giao thông, thông tin, năng lượng... của nông thôn được nâng cao, tạo điều kiện mới cho nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bốn là, bước đầu thấy rõ hiệu quả kinh tế nông thôn sống động, nông dân tăng thu nhập kéo theo nội thu. Chỉ lấy giao thông, xây dựng đường xá nông thôn làm ví dụ. năm 2006, đã kéo theo máy công trình mở rộng tiêu thụ 5,1 tỷ nhân dân tệ. Năm là, đã tăng cường tình cảm của nông dân đối với Đảng và chính phủ. Đông đảo nông dân hết sức hài lòng đối với một loạt chính sách ủng hộ nông dân làm lợi nông dân mà Trung ương Đảng với đồng chí Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư thực hiện. Tóm lại: Lý luận về giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng cộng sản Trung Quốc là nguyên lý cơ bản coi trọng nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Chủ nghĩa Mác - Lênin và kết hợp với tình hình thực tế, vận dụng một cách linh hoạt nguyên lý cơ bản, không ngừng tìm tòi thể chế và sáng tạo chính sách. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa chính là nhiệm vụ mang tính lịch sử được Đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề mới về nông nghiệp, nông thôn, nông dân gặp phải trong cải cách mở cửa và phát triển với tốc độ cao, đồng thời đạt được mục tiêu theo quan điểm phát triển, ở đó yêu cầu thực hiện lấy con người làm gốc trong quá trình phát triển, do nhân dân cùng hưởng thành quả phát triển, phát triển cần thực hiện toàn diện, nhịp nhàng, bền vững, cần xây dựng mối quan hệ phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giũa con người và thiên nhiên. Vì thế phát triển kinh tế không chỉ cần chuyển biến tư duy và phương thức phát triển kinh tế, mà còn phải chuyển biến quan niệm về phát triển kinh tế và quản lý kinh tế. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc theo định hướng của Hội nghị toàn thể Trung ương 5 khóa XVI Đảng cộng sản Trung Quốc, vừa mang ý nghĩa về mặt lý luận đó là xử lý vấn đề liên minh công nông trong giai cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa là yếu tố cơ bản để bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong quá trình thực hiệm mục tiêu “Phục hưng vĩ đại của dân tộc TrungHoa” .
Luận văn liên quan