Để chứng minh được ở thời Lê sơ, quan hệ sản xuất phong kiến dựa trên quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất đã đạt được mức độ hoàn chỉnh, cần phải phân tích và làm rõ được những vấn đề như: nhà vua nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà vua phải thiết lập được mối quan hệ thống trị cũng như mối quan hệ với toàn bộ thần dân trong nước của mình, và ban hành luật pháp để pháp lý hóa toàn bộ ruộng đất,
Chỉ thể làm rõ được những vấn để trên ta mới thấy rõ được sự phát triển đỉnh cao của thời Lê sơ đã dựa trên những cơ sở nào để phát triển và sẽ thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa những chính sách mà nhà nước trung ương đã đề ra sẽ đem lại những ảnh hưởng cũng như những hệ quả cho các triều đại sau.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chứng minh mức độ hoàn chỉnh của quan hệ sản xuất phong kiến dựa trên quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất thời Lê sơ (thế kỷ XV), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề:
Chứng minh mức độ hoàn chỉnh của quan hệ sản xuất phong kiến dựa trên quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất thời Lê sơ (thế kỷ XV)?
I. Mở đầu
Để chứng minh được ở thời Lê sơ, quan hệ sản xuất phong kiến dựa trên quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất đã đạt được mức độ hoàn chỉnh, cần phải phân tích và làm rõ được những vấn đề như: nhà vua nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà vua phải thiết lập được mối quan hệ thống trị cũng như mối quan hệ với toàn bộ thần dân trong nước của mình, và ban hành luật pháp để pháp lý hóa toàn bộ ruộng đất,…
Chỉ thể làm rõ được những vấn để trên ta mới thấy rõ được sự phát triển đỉnh cao của thời Lê sơ đã dựa trên những cơ sở nào để phát triển và sẽ thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa những chính sách mà nhà nước trung ương đã đề ra sẽ đem lại những ảnh hưởng cũng như những hệ quả cho các triều đại sau.
II. Nội dung
1.Quyền sở hữu ruộng đất tối cao thuộc về tay nhà vua
Sau khi lên ngôi vua, Lê Thánh Tông đã tiếp tục nối bước theo các vị vua trước, ra sức củng cố chính quyền cũng như cải cách lại đất nước sau hơn 40 năm kể từ khi Lê Thái Tổ đánh bại quân Minh xâm lược.
Để đảm bảo cho quyền lực của mình, nhà vua đã ban hành những chính sách cai trị tối cao và những nguyên tắc luật pháp nghiêm minh. Trước hết, Lê Thánh Tông đã ra sức xây dựng lại bộ máy chính quyền nhằm đảm bảo quyền lực tối thượng cho nhà vua. Nhà vua cho xây dựng hệ thống pháp luật (luật Hồng Đức), cải cách nền giáo dục, ngoài ra nhà vua còn là người nắm quyền vô hạn về quân đội. Trong những chính sách đó, vua Lê Thánh Tông còn chú ý đến chính sách kinh tế - ruộng đất, vì đây là cơ sở để nuôi sống bộ máy thống trị thời phong kiến.
Ngay từ khi giành được độc lập, Lê Lợi lên ngôi vua cũng đã đặt ra nhiều chính sách ruộng đất nhằm mục đích tập trung sự quản lý của nhà nước cùng với các nguyên do khác:
Thứ nhất, đề hạn chế sự phân tán, cát cứ của các thế lực giai cấp địa chủ, quý tộc. Nhà nước dần dần xóa bỏ những cơ sở điền trang, thái ấp đã tồn tại từ thời Lý – Trần, mà thay vào đó là chế độ lộc điền và quân điền
Với chính sách lộc điền: Nhà nước phong cấp cho những bậc khai quốc công thần hay cho những tướng lĩnh có công lao lớn đối với triều đình. Nhưng với chính sách này, không những nhà vua nắm được quyền tối thượng về ruộng đất mà còn hạn chế được sự phân tán ruộng đất. Lộc điền là nhà vua chỉ phong cấp cho người thân quốc thích và bộ phận quan lại cấp cao theo quy định thứ, bậc, cấp hàm từ trên xuống. Lộc điền được ban cấp bao gồm nhiều loại ruộng đất: thế nghiệp điền, thế nghiệp thổ, bãi dâu, tư điền, bãi dâu, tế điền,… Nhưng với chế độ ban cấp này, thì người được ban cấp chỉ có thể có toàn quyền sở hữu vĩnh viễn và truyền cho con cháu đời sau loại ruộng tư điền. Còn các loại ruộng khác thì người được ban cấp chỉ được sử dụng tạm thời và phải trả lại cho nhà nước sau khi người đó qua đời. Do đó, phần đất hưởng vĩnh viễn theo thực tế rất ít so với phần đất được sử dụng tạm thời. Điều đó cho thấy, mặc dù nhà vua đề ra những chính sách rất hậu cho bộ phận quan lại nhưng cuối cùng quyền sở hữu lơn về ruộng đất vẫn nằm trong tay nhà vua.
Còn với chính sách quân điền: Nhà vua tiến hành chia ruộng xuống cho mỗi thành viên trong làng xã theo phép quân điền “bình quân ruộng đất”, do đó làng xã bấy giờ chỉ có quyền giúp nhà vua quản lý ruộng đất chứ không còn được quyền tự trị nữa, vì theo pháp luật nhà nước ban hành có những quy định các quyền về ruộng đất: quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền tranh chấp. Nếu như ai làm trái thì sẽ bị phạt nặng. Do đó, mọi người đều phải tuân thủ nghiêm túc luật lệ nhà nước.
Bên cạnh đó, nhà vua còn xiết chặt thân phận người nông dân vào ruộng đất công làng xã bằng việc tăng cường thuế khóa - là cơ sở cho sự tồn tại của nhà nước phong kiến, bằng những qui định “hễ người nào có ruộng đất mà không dốc lòng cày cấy thì quan tư cai quản phải bắt trình trị tội”. Nhà vua còn cho lập sổ hộ, sổ điền để nhằm thống kê số lượng ruộng đất và số lượng hộ gia đình ở mỗi làng xã để biết được tình hình ruộng đất và mức sản xuất.
Ngoài ra, với chế độ thuế khóa, lao dịch được thiết lập trên mối quan hệ vua – làng xã, thì mối quan hệ giữa chính quyền trung ương ngày càng chặt chẽ hơn. Nhà vua xây dựng bộ máy hành chính ràng buộc lẫn nhau, không chồng chéo nhưng vẫn thống nhất từ chính quyền trung ương cho tới địa phương mà nhà vua có thể kiểm soát được.
Như vậy, nhà nước trung ương, tiêu biểu là nhà vua đã vươn lên thành người chủ trực tiếp nắm trọn quyền sở hữu tối cao về ruộng đất đến công làng xã.
2. Sự ràng buộc giữa nhà nước và quan lại trên cơ sở chế độ lộc điền
Song song với quá trình xây dựng bộ máy chính quyền, nhà vua còn ra sức cải cách bộ máy quản lý hành chính, hệ thống quan lại để nhằm thâu tóm quyền hành thống trị tối cao cho mình. Lê Thánh Tông đã đơn giản hóa một số cơ quan giúp việc cho nhà vua và một số chức quan quan trọng như: tể tướng, tổng chỉ huy quân đội
Bên cạnh đó, Lê Thánh Tông còn thực hiện những chính sách khác nhằm cai quản và kiểm soát chặt những cận thần quan lại giúp việc cho nhà nước bằng chính sách ban cấp ruộng đất, đó là nhà nước thiết lập mối quan hệ giữa vua – quan lại trên cơ sở chế độ lộc điền.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ bộ máy quan liêu cho hoàn chỉnh.
Năm 1477, nhà vua ban hành chính sách lộc điền, quy định về chế độ quyền lợi cho các tầng lớp quan liêu, quý tộc.
Với cuộc cải cách này thì đa số quan lại trong triều đều được hưởng tiền bổng lộc hàng năm theo quy định cấp bậc từ trên xuống. Riêng những quan lại cao cấp từ quan tòng tứ phẩm trở lên cho đến những người thân thuộc của nhà vua thì được ban cấp ruộng lộc điền, và nếu ruộng lộc điền ban cấp không trọn vẹn thì nhà vua còn cho phép lấy cả đất công làng xã thêm vào, nhưng không lấy đất công làng xã ở nơi cư ngụ của người được cấp, mà phải lấy ở đất công của làng xã khác để tránh tình trạng tập trung ruộng đất của địa chủ, quan lại “các viên quan từ tứ phẩm trở lên, người nào đã được cấp ruộng ở xứ khác rồi thì không cấp cho ruộng khẩu phần ở bản xã nữa, người nào chưa được cấp thì lấy ruộng khẩu phần ở bản xã , chiếu theo lệ cấp cho”.
Chế độ lộc điền ban cấp ruộng đất cho quan lại, hoàng tộc theo những quy tắc nhất định rõ ràng. Người được cấp là những quan lại cao cấp từ thân vương cho đến tòng tứ phẩm, những người thân thuộc và nữ quan thân cận trong triều. Do đó lộc điền chỉ dành riêng cho giai cấp thống trị mà thôi.
Nhưng để ràng buộc giữa nhà nước với quan lại được chặt chẽ vào bộ máy thống trị mà bọn quan lại này không thể làm loạn hay phân tán, cát cứ chống lại triều đình. Nhà vua tiến hành ban cấp ruộng đất, nhưng cũng quy định 2 loại ruộng đất được quyền sử dụng, đó là; loại ruộng ban cấp vĩnh viễn trở thành tư điền, (còn gọi là đất thế nghiệp, ruộng thế nghiệp), nhưng phần ban cấp này chỉ ít so với phần lớn là loại ruộng được ban cấp tạm thời, tức người được cấp chỉ có quyền chiếm giữ và sử dụng chứ không có quyền bán đi hay chiếm hữu sử dụng lâu dài, vì sau khi người được cấp chết đi 3 năm thì phải trả đất ấy lại cho nhà nước.
Ví như theo thể lệ ban cấp ruộng đất (năm 1479) cho một thân vương và một quan lại đại thần có cấp hàm là chánh nhất phẩm như sau:
Chức tước
Thế nghiệp điền
Thế nghiệp thổ
Tư
điền
Bãi
dâu
Đầm (ban bằng tiền)
Tế
điền
Thân vuơng
600
mẫu
40
mẫu
1000
mẫu
150
mẫu
80
quan
300
mẫu
Chánh nhất phẩm
18
mẫu
100
mẫu
30
mẫu
70
mẫu
Nhìn vào thể lệ chia ruộng đất như trên, rõ ràng là ruộng đất chiếm hữu thì ít hơn rất nhiều so với ruộng đất được quyền sở hữu. Do đó, người đứng đầu nhà nước là vua vẫn là người nắm trọn quyền sở hữu ruộng đất tối cao, và nhà vua có thể kiểm soát được diện tích đất đai rộng lớn trong cả nước cũng như giám sát được quan lại của mình, xiết chặt mối quan hệ vua – quần thần.
Thực chất của chế độ lộc điền chính là nhà nước chiếm đoạt ruộng đất của nông dân đã giành lại được trong chiến tranh chống giặc Minh, mà đem cấp cho tầng lớp thống trị mới và đặt ách bóc lột mới lên người nông dân.
Theo thể lệ quy định năm 1477, nếu như một thân vương được cấp cả thảy ruộng đất là 2090 mẫu, nhưng trong đó thân vương chỉ sở hữu được 640 mẫu là đất vĩnh viễn, còn lại là ruộng đất tạm thời, thuộc quyền quản lí của nhà vua.
Hơn nữa, với chế độ ban cấp ruộng lộc điềnn, nhà nước ngăn cản và xóa bỏ được từng bước những điền trang, thái ấp, cũng như xóa bỏ chế độ thực phong, thực ấp đã tồn tại từ thời Trần. Cấp lộc điền là nhà vua chỉ câsp ruộng đất cho quan lại chứ không bao gồm nông dân trên mảnh đất ấy, người được cấp chỉ có quyền hưởng dụng bằng cách thu tô để lấy lộc mà hưởng, còn nông dân cày ruộng vẫn là thần dân của nhà vua. Vì vậy, điền trang biệt lập của quan lại sẽ không được hình thành. Chế độ phong kiến có sự phân tán ở thời Lý – Trần nay đã chuyển sang giai đoạn tập quyền hoàn toàn, chế độ thực phong, thái ấp cũng nhường chỗ cho chế độ lộc điền.
Có thể nói, lộc điền là sản phẩm tiêu biểu cho thời kỳ đỉnh cao của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, thời Lê sơ.
3.Sự phá vỡ tính tự trị của công làng xã bởi sự can thiệp của chính quyền trung ương trên cơ sở chính sách quân điền
Tính tự trị của làng xã trước thời kỳ phong kiến phát triển cao độ có phần thoáng hơn. Trong các làng xã đa phần những công việc nội bộ cũng do các làng xã giải quyết (phân xử các vụ tranh chấp, chia ruộng đất công…), nhà nước không thể với tay xuống được làng xã, bởi thế nói “phép vua thua lệ làng” là như vậy.
Ở thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc đã hình thành chế độ ruộng đất chiếm hữu của các tù trưởng bộ lạc và người thủ lĩnh đứng đầu lãnh đạo. Nhưng mối quan hệ còn rất lỏng lẽo, sơ sài. Vì thời kỳ đó, công xã nông thôn chỉ biết nộp cống hay lao dịch cho những người đứng đầu ở bộ phận quản lý các làng xã như các Lạc tướng, Lạc hầu. Sau đó, các Lạc tướng, Lạc hầu mới chuyển cống phẩm và lao dịch lên nhà vua, hay người nắm quyền lực tối cao.
Mặc dù ở địa phương ruộng đất đã nằm trong tay những người có quyền lực cao, nhưng thực chất họ không quan tâm đến mà thường giao lại cho các tù trưởng, hay thủ lĩnh địa phương cai quản và sau khi đến mùa vụ hay kỳ hạn thì tù trưởng nộp về trên.
Kết quả thặng dư tạo ra sản phẩm chính là sự hợp sức của một tập thể công làng xã, tất cả những thành viên công xã phải ra sức cày cấy để nộp cống. Có thể nói mối quan hệ giữa trung ương và địa phương thời kỳ này thì làng xã được quyền tự trị rất cao, nhưng phải có trách nhiệm thần phục nhà vua, và triều đình chỉ biết đến tập thể công xã chứ không biết đến thành viên công xã.
Với phương thức “khoán đất”, thông qua tù trưởng để nô dịch nông dân đã tồn tại và kéo dài đến thời kỳ đầu của chế độ phong kiến như một tập quán phổ biến, nhưng chế độ phong kiến dần dân xác lập và hình thành thì với sự can thiệp của nhà nước trung ương, làng xã mới được tổ chức có quy mô và ngày càng chặt chẽ hơn.
Đến thời Lê sơ thì việc kliểm soát đã xuống tận các làng xã và mỗi thành viên công xã, để thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ và có tổ chức hơn tình hình đất đai và cư dân ở địa phương. Nhà vua ban hành chính sách pháp luật với quy định rõ ràng, đã phá vỡ đi hệ thống luật tục của làng xã trước kia, pháp luật nhà nước từng bước len lỏi, ảnh hưởng xuống tận địa phương.
Triều đình đặt các chức xã quan ở tận đơn vị cơ sở. Bên cạnh đó, chính quyền nhà vua với tay xuống làng xã thông qua chính sách quân điền (chính sách bình quân ruộng đất). với chính sách này đã tích cực trong việc giúp triều đình quản lý đất đai và dân số của địa phương được chặt chẽ và chính xác hơn. Đồng thời với quá trình ấy cũng đã để lại một hệ quả to lớn, làng xã đã dần dân mất đi tính tự trị của mình, công việc nội bộ của làng xã cũng do triều đình giải quyết thông qua hệ thống quan lại, cơ sở quản lý làng xã bằng luật tục hầu như bị giảm đi mà thay vào đó là pháp luật nhà nước. Làng xã thực sự đã chịu sự chi phối của triều đình duới thời Lê sơ.
Thông qua chính sách quân điền, thì nhà nước cũng đã kiểm soát được làng xã dựa trên những nhân tố chủ yếu sau: Từ năm 1477, vua Lê Thánh Tông chính thức ban hành chính sách quân điền với thể lệ rõ ràng:
“Các xã công điền cứ 6 năm một kỳ, các quan phủ, châu, huyện phải thân hành kiểm xét lại việc đo đạc, tùy theo số ruộng nhiều ít, tố xấu chia làm 3 hạng: nhất, nhị, tam rồi thống kê các hạng quan viên kể cả người có tang, dưỡng bệnh, ở nhàn đến vợ con những người bị lưu, đồ trong xã là bao nhiêu người, tính ra mỗi hạng người được bao nhiêu, ruộng nhiều thì chia theo mẫu, ruộng ít thì chia theo sào, thước, tấc, theo hạng chia đều, trưng tô theo lệ”.
Như vậy, tất cả mọi người từ nông dân tự do, người bị tội đồ, lưu cho đến quan tam phẩm đều được hưởng ruộng khẩu phần ở làng xã, và binh lính là những người được ưu đãi nhất trong phép quân điền.
Với việc 6 năm chia lại ruộng đất theo phép quân điền, không những nhà nước đã trực tiếp thống kê được dân số mà còn thường xuyên kiểm tra lại diện tích ruộng đất ở mỗi làng xã qua đo đạc để chia lại.
Ngoài ra, nhà nước còn quy định, dân làng nào thì cày ruộng của làng ấy và trên nguyên tắc ruộng đất công làng xã thì người nông dân không được đem ra mua bán, trao đổi hay chuyển nhượng, mọi hành vi sai trái, không theo pháp luật đều bị nghiêm trị nặng. Như thế, chẳng khác nào triều đình đã buộc chặt thân phận người nông dân vào mảnh ruộng mà họ cày cấy, nhưng không được quyền sở hữu. Hơn nữa, mỗi năm người cày ruộng khẩu phần phải nộp tô cho nhà nước, kể cả những quan viên ở địa phương cũng phải nộp tô, nếu có ruộng khẩu phần. Đây chính là sợi dây liên kết, cũng như là biện pháp khẳng định chủ quyền sở hữu trực tiếp của nhà vua đối với ruộng đất công làng xã. Nhà vua đã nắm hết điền bạ, tức là nắm được tổng diện tích đất trong cả nước mà không có một quan lại, thường dân nào có thể thoát khỏi cái quy luật ấy được (tuy có một số làng xã có khai gian, giấu ruộng để nhằm giảm tô thuế, nhưng chỉ là một phần nhỏ mà thôi).
Với chính sách quân điền, bình quân ruộng đất, kiểm soát chặt chẽ thì tất cả mọi hoạt động của người dân từ quan lại địa phương cho đến dân thường không thể nào thoát khỏi sự quản lý của nhà nước bằng mối quan hệ phát canh – thu tô ruộng đất.
Chính trong chính sách quân điền ấy, mọi thứ lao dịch do triều đình quy xuống thì tất cả mọi người trong làng xã phải có trách nhiệm phục tùng, khó mà trốn thoát.
Như vậy, nhà Lê đã thực sự củng cố được quyền thống trị tối cao của mình trong đất nước đến tận cơ sở địa phương. Từ chính sách kinh tế, chính sách ruộng đất theo phép quân điền, nhà vua cũng đã quản lý được về mặt hành chính cũng như pháp luật ở địa phương. Từ việc lập sổ điền, sổ hộ, chia ruộng đất theo khẩu phần được quy định đối với từng đối tượng, tầng lớp, giai cấp đến những quy định về pháp lệnh phải thực hiện ở địa phương, nhà vua đã dần nắm quyền quản lý từ làng xã mà dần xóa đi tính tự trị của làng xã tồn tại dai dẳng hàng thế kỷ nay. Trước kia nhà vua chỉ biết đến những thành phần quản lý công xã, hay nói đúng hơn là chỉ biết đến mỗi tập thể công xã, còn bấy giờ đến thời Lê sơ, nhà vua đã có mối quan hệ chặt chẽ với mỗi thành viên công xã, mà mối quan hệ đó chính là vua – tá điền.
Trong chính sách quân điền, nhà nước đã làm cho trật tự xã hội được ổn định vững chắc hơn từ trung ương đến dịa phương mà không có lỗ hỏng nào cho kẻ phản làm loạn. Và chính trong phép quân điền, nhà nước đã thực sự xác nhận lại quyền sở hữu ruộng đất tối cao và trên cơ sở đó tiến hành bóc lột thông qua tô thuế, vì đây là nguồn sống chính chủ yếu để tồn tại giai cấp phong kiến thống trị.
Do đó có thể nói, để nhà nước phong kiến được ổn định và phát triển thì giai cấp thống trị phải ra sức kiểm soát để tăng cường quyền lực của mình, bằng mọi biện pháp phải thâu tóm quyền hành quản lý về tay mình, chính lý do đó thì quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà vua phải được đảm bảo, và tính tự trị của làng xã đương nhiên vì thế sẽ mất đi, làng xã chỉ còn là người thay nhà vua quản lý làng xã chứ không còn tự do nữa. Quan hệ sản xuất phong kiến vì thế cũng được xiết chặt từ trên xuống dưới, mà không ai thoát ra khỏi được những qui định ấy
4.Quyền tư hữu ruộng đất được mở rộng và phát triển
Trong cuộc kháng chiến chống lại ách đô hộ của nhà Minh chính do giai cấp địa chủ lãnh đạo nên sau khi nhà nước phong kiến thành lập, không những chế độ tư hữu ruộng đất được thủ tiêu mà ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
Lê Lợi là người đại diện của giai cấp địa chủ có ruộng đất tư hữu đã đứng dậy lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi. Do vậy, khi đất nước được độc lập, triều đại mới được thành lập đương nhiên phải đại diện cho giai cấp địa chủ tư hữu, đã tạo điều kiện cho chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng phát triển mạnh, ưu đãi cho giai cấp thống trị, nhưng trong đó nông dân cũng có quyền tư hữu ruộng đất khi khai hoang được.
Ngoài ra trong thời kỳ xây dựng phát triển đất nước, triều đình cũng đưa ra những điều luật cụ thể về quyền sở hữu ruộng đất đựoc mở rộng hơn cũng như những quy dinh về vấn đề ruộng đất (mua bán, thừa kế, tranh chấp). Chính vì thế quyền sở dụng, tư hữu ruộng đất dưới thời Lê sơ có thể nói đã mở rộng hơn nhiều so với các triều đại trước.
Chính sách bảo đảm tư hữu ruộng đất của tư nhân được nhà nước bảo vệ đã thúc đẩy sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất của bọn địa chủ thống trị.
Vào những năm cuối thế kỷ XIV, Đại Việt rơi vào tình trạng loạn lạc, nôi bộ triều đình mâu thuẫn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhân dân lưu tán, xiêu dạt khắp nơi. Trong lúc đó, bọn địa chủ, cường hào địa phương đã lợi dụng cơ hội đó chiếm đoạt, kiêm tính ruộng đất của nông dân và bọn địa chủ cường hào ngày càng tăng, bọn này trở thành một thế lực lớn trong xã hội lúc bấy giờ. Sau khi nhà Lê thành lập, nguồn gốc xuất thân dòng họ nhà Lê cũng từ giai cấp địa chủ, do đó nhà Lê không thể tịch thu, tước đoạt ruộng đất của bọn địa chủ cường hào này được. Vì đây chính là cơ sở giai cấp để bảo vệ dòng họ nhà Lê tồn tại.
Đặc biệt hơn nữa, với chính sách không bỏ hoang ruộng đất và nhanh chóng phục hồì, củng cố đất nước để phát triển sau chiến tranh. Nhà Lê đã hạ lệnh trả lại những phần đất cho những quân “bị giặc bắt” vào thành và đã được bổ làm quan quân phụ ở các quân thiết đột, thậm chí trả lại ruộng đất cho những ngụy quan được tha tội và cho chuộc mạng. Chính những điều lệ quy định như trên, không những bọn địa chủ, ngụy quan, cường hào không mất đi phần đất mà còn giữ nguyên được tài sản đất đai của mình.
Ngoài ra, pháp luật Hồng Đức, “còn công nhận quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, cho phép chuyển quyền sử dụng lâu năm thành quyền sở hữu” (điều 352).
Đối với chính sách lộc điền ban cấp cho những bậc khai quốc công thần, quan lại cao cấp, hoàng thân quốc thích của nhà vua dưới thời Lê sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông, giai cấp địa chủ xuất hiện ngày càng nhiều, mặc dù những người này có tư điền ít và đa phần ruộng đất mà họ được ban cấp thì quyền sở hữu lại thuộc về nhà nước. Nhưng với sản nghiệp ruộng đất sở hữu và chiếm hữu ngần ấy cũng đủ giúp cho những người này trở thành những đại địa chủ lớn.
Chính trên những quy định công nhận quyền tư hữu ruộng đất mở rộng và thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho bọn địa chủ, quan lại thực hiện việc chấp chiếm, bao chiếm ruộng đất ngày càng nhiều. Mặc dù nhà Lê đã đề ra những chính sách cấm tước đoạt ruộng đất một cách nghiêm ngặt, nhưng tình trạng chấp chiếm, kiêm tính vẫn diễn ra, “nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân một mẫu trở lên xử phạt, năm mẫu trở lên thì xử biếm, quan từ tam phẩm trở lên thì xử gia hai bậc, đều phải bồi thường như luật” (điều 369). Việc phát triển của tư điền theo kiểu như vậy đã gắn liền với quá trình kiêm tính, tước đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ.
Bọn địa chủ, quan lại vẫn bất chấp mọi thủ đoạn, dựa vào thế quan trên mà chèn ép lương dân, chúng cướp không ruộng đất của nhân dân bằng những văn khế, văn tự giả mạo. Chúng bất chấp pháp luật nghiêm khắc của nhà nước, bao chiếm ruộng đất công làng xã, lấn đất công làng xã bằng cách dời hay nhổ cả cột mốc ranh giới. Ngay cả ở quê hương Lam Kinh – nguồn gốc tổ tiên dòng tộc nhà Lê mà chúng còn chấp chiếm thì huống chi ruộng đất công