Nhận thức được tầm quan trọng vềVSATTP; nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
bao gồm cảthểchất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới
sựphát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, em đã chọn Chi cục ATVSTP
Thành phốHồChí Minh là nơi đểem có thểhọc hỏi, thực tập.
Trong thời gian thực tập ởChi cục, em đã được tham gia một sốhoạt động vềviệc
điều tra những ca ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố, tìm hiểu được một số
hệthống sản xuất của cơsởkinh doanh, tham gia một sốtập huấn vềVSATTP của Viện
Vệsinh Y tếCông Cộng và Chi cục ATVSTP Thành phốHồChí Minh, tham gia phân
tích KAP ( Knowledge-Attitude-Practice) của người tiêu dùng vềVSATTP để đánh giá
được mức độquan tâm vềvấn đềATTP của người dân, qua đó có thể đềra một sốbiện
pháp, chính sách bảo vệsức khỏe người tiêu dùng tốt hơn.
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình kap và vấn đề haccp đảm bảo thực phẩm sạch tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM
-------------o0o-------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SINH HỌC KHÓA 3
ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG TRÌNH KAP VÀ VẤN ĐỀ
HACCP ĐẢM BẢO THỰC PHẨM
SẠCH TẠI TP.HCM
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TPHCM
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Niên khóa: 2007-2011
TP.HCM, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
i
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo Viện Công nghệ sinh
học và Thực phẩm của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã trang bị cho em kiến
thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy
Ths. Bùi Hồng Quân, thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và
hoàn chỉnh báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Ths.Bs. Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Phó
trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Tp.HCM và các anh chị đang công tác tại
phòng Nghiệp vụ của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đã hướng dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm tài liệu, thu thập thông tin và những lời khuyên
quý giá để báo cáo có được những số liệu cập nhật, đầy đủ, chính xác và hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Nhận xét của đơn vị (giấy xác nhận)
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .. ................................................. ..................................... 1
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC ................................................................... 2
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM ................ 2
2.2. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ - quyền hạn của chi cục an toàn vệ sinh thực
phẩm TPHCM ................................................................................................. 3
2.3. Các cơ chế/pháp quy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ............................. 3
2.3.1. . Quy chế của Quốc hội ................................................................................... 4
2.3.2. Quy chế của Thủ tướng Chính phủ ................................................................ 4
2.3.3. Quy chế của Bộ y tế ........................................................................................ 6
PHẦN 3: NỘI DUNG THỰC TẬP ......................................................................... 8
3.1. Giới thiệu chương trình khảo sát kiến thức KAP ................................................ 8
3.1.1. Đối tượng – Nội dung triển khai chương trình KAP ........................................ 8
3.1.1.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 8
3.1.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 9
3.1.2. Phương pháp tiến hành ................................................................................... 9
3.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 9
3.1.2.2. Dân số đích .............................................................................................. 9
3.1.2.3. Dân số chọn mẫu ..................................................................................... 9
3.1.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................. 9
3.1.2.5. Cách giải quyết các tình huống ngoài dự kiến ...................................... 10
3.1.3. Tiêu chí chọn mẫu ........................................................................................ 10
3.1.3.1. Tiêu chí đưa vào .................................................................................... 10
3.1.3.2. Tiêu chí loại ra ..................................................................................... 10
3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm (KAP) ...... 10
3.2.1. Người tiêu dùng ........................................................................................... 10
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
iii
3.2.2. Nhà sản xuất ................................................................................................ 12
3.2.3. Điều kiện sản xuất ........................................................................................ 13
3.3. Hệ thống quản lý chất lượng HACCP .......................................................... 14
3.3.1. Cơ sở lý thuyết vể HACCP .......................................................................... 14
3.3.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 14
3.3.1.2. Các đặc trưng của HACCP ................................................................... 15
3.3.1.3. Áp dụng HACCP ................................................................................... 16
3.3.2. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp theo
HACCP ......................................................................................................... 17
3.3.2.1. Tại sao phải áp dụng HACCP trong kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là
những doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp? ........................... 17
3.3.2.2. Lợi ích khi áp dụng HACCP .................................................................. 19
3.3.3. Thực trạng áp dụng hệ thống HACCP tại Tp.HCM theo đoàn khảo sát trong
đợt thực tập ................................................................................................... 22
3.3.3.1. Tình hình áp dụng ................................................................................. 22
3.3.3.2. So sánh các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất suất
ăn công nghiệp với yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP ............................ 24
3.4. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 39
3.4.1. Kết luận ....................................................................................................... 39
3.4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 40
PHẦN 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ CHUNG CHO ĐỢT THỰC TẬP ......... 42
4.1. Kết luận ..................................................................................................... 42
4.2. Kiến nghị .................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
Phụ lục 1: Biên bản Thẩm định “Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất thực phẩm
Phụ lục 2: Biên bản Thẩm định “Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà
hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn
Phụ lục 3: Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi kiến thức về VSATTP người tiêu dùng
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kết quả thống kê về giới tính ...................................................................... 12
Bảng 2: Kết quả thống kê về nhóm tuổi ...................................................................... 12
Bảng 3: Kết quả điều tra về kiến thức VSATTP .......................................................... 13
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
GCN : Giấy chứng nhận
VB : Văn bản
PL : Pháp luật
QL TP : Quản lý Thực phẩm
NĐTP : Ngộ độc thực phẩm
CT : Chương trình
DN : Doanh nghiệp
CBQL : Cán bộ quản lý
SX : sản xuất
CBKD : Chế biến kinh doanh
CSSX : Cơ sở sản xuất
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận thức được tầm quan trọng về VSATTP; nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, em đã chọn Chi cục ATVSTP
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi để em có thể học hỏi, thực tập.
Trong thời gian thực tập ở Chi cục, em đã được tham gia một số hoạt động về việc
điều tra những ca ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố, tìm hiểu được một số
hệ thống sản xuất của cơ sở kinh doanh, tham gia một số tập huấn về VSATTP của Viện
Vệ sinh Y tế Công Cộng và Chi cục ATVSTP Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia phân
tích KAP ( Knowledge-Attitude-Practice) của người tiêu dùng về VSATTP để đánh giá
được mức độ quan tâm về vấn đề ATTP của người dân, qua đó có thể đề ra một số biện
pháp, chính sách bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tốt hơn.
Hiện tại, Chi Cục ATVSTP Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các cơ quan liên quan
phối hợp với nhau trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp
luật về VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ
ăn uống theo phân cấp quản lý; tham mưu xây dựng những chính sách thích hợp để đầu
tư, áp dụng được những cách thức quản lý tiên tiến như GAP, HACCP trong sản xuất,
chế biến nông lâm, thủy sản và thực phẩm.
Kết thúc đợt thực tập tại Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Tp.HCM, em đã được
học hỏi nhiểu điều trong vấn đề bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng thông qua những
chương trình về vệ sinh thực phẩm. Em hy vọng rằng những điều bổ ích này sẽ giúp em
có thêm kiến thức để đóng góp phần nào trong giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
2
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM
Hỗ
trợ
Hỗ
trợ
Chi cục Trưởng
Phó Chi cục
Trưởng
Phòng
Nghiệp vụ
Phòng Kế
hoạch – Tài
Chính
Phòng Tổ
Chức – Hành
Chính
Trưởng
phòng
Phó
trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Phó
trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Phó
trưởng
phòng
Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên
Kiêm nhiệm
Ban lãnh đạo Chi cục ATVSTP TP.HCM
1. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa – Chi Cục Trưởng
2. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Phó Chi Cục Trưởng
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
3
2.2. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ - quyền hạn của Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm TP.HCM
2.3. Các cơ chế/pháp quy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong những năm gần đây, an toàn thực phẩm đã trở thành một chủ đề đáng lưu tâm
đối với Chính phủ và người tiêu dùng Việt Nam. Các ca NĐTP được Cục an toàn vệ sinh
thực phẩm thống kê ngày càng gia tăng do tồn dư hóa học trong rau quả, hormon và các
P. Nghiệp P. TC - HC P. KH - TC
Tham mưu
Quản lý
chuyên môn,
nghiệp vụ
Kiểm tra, giám
sát các quy định
về VSATTP
Phố
i
Phối
hợp
Cấp,
đình chỉ,
thu hồi
GCN
VSATT
Ban
hành các
VB
hướng
dẫn thực
hiện VB
quy
QL
TP
theo
QL
nguy
cơ ô
nhiễm
TP
Thực
hiện các
giải
pháp
phòng
ngừa
Điều tra,
kết luận,
khắc
phục
NĐTP và
các bệnh
truyền
Thực
hiện các
CT hỗ
trợ DN
như:
ISO,
HACCP,
Tham gia tập
huấn nghiệp
vụ, chuyên
môn và kiến
thức về
VSATTP cho
CBQL, người
SX, CBKD
trên địa bàn
thành phố
Thống
kê, báo
cáo định
kỳ đột
xuất về
công tác
QL
Lập chương
trình thanh
kiểm tra việc
chấp hành
các quy trình
về VSATTP
đối với
CSSX,
CBKD TP
trên địa bàn
thành phố
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
4
tồn dư trong thịt và thủy sản, do việc sử dụng các phụ gia bị cấm và các tác nhân gây
bệnh từ thực phẩm (Nhai và Le Bas, 2006). Nhận thức không đầy đủ của các cấp chính
quyền, của người tiêu dùng và người sản xuất, các biện pháp giám sát và kiểm tra còn
thiếu chặt chẽ là những nhân tố dẫn đến tình trạng trên.
Để giải quyết những vấn đề này nhằm cải thiện tình hình nêu trên, gần đây Chính phủ
đã ban hành một số các quy định về VSATTP dựa trên các Pháp lệnh về VSATTP.
2.3.1. Quy chế của Quốc hội
Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 về vệ sinh an toàn thực phẩm: Pháp lệnh
này quy định về việc áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
quá trình chế biến, đóng gói, lưu kho và vận chuyển thực phẩm tươi sống; đồng thời
cũng quy định về các chất phụ gia được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, ngộ
độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm từ thực phẩm và các công nghệ GMP áp dụng cho
việc sản xuất thực phẩm.
Văn bản Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được quốc hội khóa 12
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17-6-2010 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2011: Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm, hoạt động
sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn về thực phẩm; thực phẩm nhập
khẩu, xuất khẩu; kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ứng phó, ngăn chặn và khắc
phục sự cố về an toàn thực phẩm; thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; thông tin, giáo
dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và
thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm.
2.3.2. Quy chế của Thủ tướng Chính phủ
Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10-10-2005 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Nghị định này
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm. Nghị
định đưa ra những quy định chi tiết về các mức độ xử phạt khác nhau đối với mỗi loại vi
phạm như kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói, bán, sản xuất; công bố tiêu chuẩn và
chất lượng, chứng chỉ chất lượng…
Nghị định 163/2004/NĐ – CP ngày 07 / 09 / 2004 quy định chi tiết một số điều
của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nghị định bao gồm các chương như sau: I,
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
5
Các quy định chung; II, Vệ sinh và an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực
phẩm; III, Trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm
trong việc phòng ngừa và khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm; IV, Kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm; V, Điều khoản thi hành. Các
quy định cũng nêu lên quyền lợi của người tiêu dùng được sử dụng, lựa chọn thực phẩm
an toàn, vệ sinh, được cung cấp các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy
trình chế biến, đóng gói và bán thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây qua thực
phẩm phải được tránh bằng mọi giá, dù do lỗi trong quá trình chế biến hay do việc công
nhân tham gia tiếp xúc với thực phẩm trong sản xuất.
Lệnh của Chủ tịch nước số 20/2003/L-CTN về việc công bố Pháp lệnh vệ sinh an
toàn thực phẩm: Lệnh này bao gồm: Chương I, Quy định chung; Chương II, Sản xuất và
kinh doanh thực phẩm: Mục I – Sản xuất và kinh doanh thực phẩm tươi sống; Mục 2 –
Chế biến thực phẩm; Mục 4 – Nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; Mục 5 – Điều kiện sản
xuất, kinh doanh thực phẩm; Mục 6 – Công bố về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;
Mục 7 – Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm. Chương III, Phòng ngừa, khắc phục ngộ độc
thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; Chương IV, Quản lý Nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Chỉ thị 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 Về việc triển khai các biện
pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhằm giải quyết các vấn đề có liên
quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm (tồn dư thuốc trừ sâu trong rau quả, dư lượng kháng
sinh, hormon trong thịt gia súc và thủy sản, sử dụng các chất phụ gia không đúng quy
định trong chế biến và bảo quản thực phẩm…) Các biện pháp khắc phục khác nhau đã
được đưa ra: tăng cường các biện pháp giáo dục, truyền thông, quản lý, thanh tra và thực
hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm…
Chỉ thị số 37/2005/CTTTG ngày 28 tháng 10 năm 2005 về một số biện pháp tăng
cường quản lý hóa chất, kháng sinh dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Mục
tiêu chính của Chỉ thị này là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng,
phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Chỉ thị nghiêm cấm việc sử dụng các hóa chất
và chất kháng sinh trong các nông sản và thủy sản. Nghiêm cấm sử dụng các chất hóa
học và thuốc thú y dùng cho động vật trên cạn để chữa bệnh cho động vật dưới nước và
ngược lại. Đồng thời cũng nghiêm cấm sử dụng các hóa chất và thuốc thú y trong quá
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
6
trình chế biến, bảo quản và lưu kho thực phẩm. Bộ thương mại sẽ chịu trách nhiệm chính
và kết hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủy sản, Y tế, Công nghiệp,
Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên môi trường.
2.3.3. Quy chế của Bộ y tế
Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 ban hành “Quy định về điều
kiện sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm
bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”: Đây là quy định về những điều kiện sức
khỏe bắt buộc đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm
bao gói sẵn và thực phẩm ăn ngay. Những người này không được mắc các bệnh sau đây:
ho gà, ỉa chảy, viêm gan, các bệnh về đường hô hấp, bị các vết thương có nguy cơ truyền
nhiễm. Kiểm tra sức khỏe cần phải được tiến hành trước khi tuyển dụng người lao động
và đều đặn thường kỳ trong thời gian họ làm việc.
Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực
phẩm”: Quyết định này ban hành quy chế về điều tra ngộ độc thực phẩm. Quy chế này
nêu rõ các phương pháp, các bước cần thiết để tiến hành điều tra trong trường hợp xảy ra
ngộ độc thực phẩm, kết luận và công bố ngộ độc thực phẩm.
Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 09/03/2006 về việc ban hành “Quy chế
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm có nguy cơ cao”: Quyết định này ban hành quy chế về thủ tục, giấy tờ
và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao (bao gồm thịt và các sản phẩm từ thịt,
sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng và các sản phẩm được chế biến từ trứng, thủy sản sống
và đã qua chế biến, kem, nước đá và nước khoáng tự nhiên; thực phẩm chức năng, thực
phẩm tăng cường vi chất, phụ gia thực phẩm, thức ăn, đồ uống chế biến ngay; thực phẩm
đông lạnh; sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành, thực phẩm đông lạnh, các
loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:
Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi
chất, thực phẩm bổ sung, phụ gia và nước khoáng thiên nhiên), Sở y tế hay Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh hoặc huyện (hoặc Trung tâm y tế dự phòng huyện…).Việc kiểm tra,
thanh tra và xử lý thuộc thẩm quyền của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ y tế, các
thanh tra của Sở y tế tỉnh kết hợp với Bộ thương mại.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
7
Quyết định số 43/2005/QĐ