HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus
(Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2.
- AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency
Syndrom (Hội chứng suy giả m miễn dịch mắc phải).
Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno
Deficience Acquise), nhưng do trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy
Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si đa" nên thống nhất
gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế.
- AIDS là m ột bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ
miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấ m
gây bệnh. Do đó, bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà
bình thường có thể đề kháng được.
Bản thân virus và nhiễ m trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để
chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễ m HIV/AIDS được
dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
50 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC – Y TẾ
Đề tài:
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
“Đừng quay lưng lại với AIDS”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HÀ HOA LÝ
NHÓM THỰC HIỆN:
Hà Nội - Tháng 10 năm 2007
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS.
1. Khái quát về HIV/AIDS.
A. HIV/AIDS là gì?
- HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus
(Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2.
- AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency
Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno
Deficience Acquise), nhưng do trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy
Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si đa" nên thống nhất
gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế.
- AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ
miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm
gây bệnh. Do đó, bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà
bình thường có thể đề kháng được.
Bản thân virus và nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để
chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được
dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
B. HIV/AIDS có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân và xã hội?
Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của người nhiễm HIV/AIDS là cực kì to lớn và
không thể lường trước được.
* Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi
nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống
AIDS là rất tốn kém.
* Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt
đối xử. Cuộc sống của gia đình người nhiễm HIV/AIDS trở nên căng thẳng, xuất
hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.
* Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống Y tế: Hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các
nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn
phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí
điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
* HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỉ lệ chết sơ sinh, tỉ lệ chết mẹ… làm
nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến xã hội, chính trị, kinh tế.
2. Một số thông tin về đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới.
2.1. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
A. Một số số liệu về dịch HIV/AIDS.
- Tháng 12/1990, Bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố
Hồ Chí Minh là một người phụ nữ.
- Tính đến ngày 31/12/2006, luỹ tích các trường hợp nhiểm HIV được báo cáo
trên toàn quốc là 116.565 người, trong đó 20.195 trường hợp đã chuyển thành bệnh
nhân AIDS và 11.802 bệnh nhân AIDS đã tử vong. Trong năm 2006 trên toàn quốc
phát hiện 12.454 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 2.906 bệnh nhân AIDS
và 1.731 trường hợp bị tử vong do AIDS.
- Trong tháng 8/2007 cả nước cũng đã phát hiện thêm 2,3 nghìn trường hợp
nhiễm HIV. Nâng tổng số người nhiễm HIV trong cả nước tính đến 30/8/2007 lên
131,4 nghìn người, trong đó 26,2 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và
gần 14,7 nghìn người đã tử vong do AIDS.
- Tính đến ngày 26/07/2007, Huyện đảo Trường Sa là nơi duy nhất ở Việt Nam
chưa phát hiện HIV/AIDS.Theo thống kê thì trung bình hiện nay mỗi ngày Việt
Nam có chừng 100 người lây nhiễm HIV/AIDS. 64 tỉnh, thành trên toàn quốc đều
có người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường đã có
người nhiễm HIV/AIDS.
B. Đặc điểm dịch HIV/AIDS giai đoạn 2001 – 2006.
a. Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được trên 10.000 trường hợp nhiễm HIV
mới. Năm 2003, toàn quốc phát hiện mới được 16.980 trường hợp nhiểm HIV, đây
là năm có số phát hiện cao nhất từ trước đến nay. Sau năm 2003, số nhiễm HIV
được phát hiện giảm nhưng vẫn ở mức cao.
b. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các
trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như
nghiện chích ma tuý, mại dâm.
c. Tỷ lệ số người nhiễm HIV ở nam giới cao gấp 6 lần nữ giới (chiếm 83,19%
so với 16,29%), tỷ lệ này ít biến động kể từ 1993 trở lại đây.
d. Đối tượng nhiễm HIV/AIDS có xu hướng “trẻ hóa” ngày càng rõ rệt (95% ở
lứa tuổi 15 - 49, trong đó ở độ tuổi 20 - 29 chiếm tới 55,26%).
e. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm cho thấy
tốc độ dịch vẫn gia tăng nhưng có chậm hơn so với các năm trước đây:
- Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nghiện chích ma tuý cao nhất vào giai đoạn
2001 – 2002 là 29,4%, tỷ lệ này có xu hướng chững lại, năm 2005 là 25%.
- Tỷ lệ nhiểm HIV trong nhóm gái mại dâm cao nhất vào năm 2002 với 5,9%
gái mại dâm bị nhiễm HIV, tỷ lệ này đến năm 2006 còn 3,95%.
- Đối với các nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ
nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự cũng đã có các dấu hiệu
dịch không gia tăng nhanh như các năm trước đây.
f. Dịch vẫn chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
đứng đầu là Quảng Ninh với tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân cao nhất nhưng về số
liệu tuyệt đối, Tp Hồ Chí Minh phát hiện được 17.407 trường hợp chiếm 14% tổng
số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên toàn quốc.
g. Tuy tốc dộ dịch không gia tăng nhanh chóng so với các năm trước đây nhưng
chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố thể hiện qua
việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao còn thấp, tỷ
lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma tuý cao từ 22 - 44 %
trong các lần tiêm chích. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm gái mại dâm tuy đã
có cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức 50 – 60%.
h. Dịch dã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, đối tượng nhiễm HIV/AIDS không
chỉ tập trung ở những người có nguy cơ cao mà còn xuất hiện trong nhóm phụ nữ
mang thai và trẻ em; HIV/AIDS đã đi về miền núi, vùng sâu, vùng xa, lan rộng
trong các tầng lớp không thuộc diện có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, tân
binh, giới công chức, thậm chí nông dân... Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,25%, phụ nữ mang thai là 0,37% vào năm 2006.
Theo ước tính của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ trong số người nhiễm HIV tại Việt
Nam đã tăng gấp đôi so với trước. Hiện cứ 3 người mang virus này thì 1 là nữ. Mỗi
năm Việt Nam có từ 1-1,5 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng 6.000 người bị
nhiễm HIV/AIDS và gần 2.000 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ(chiếm 30% tổng số sản
phụ nhiễm HIV).
Năm Số tỉnh có
người nhiễm
HIV/AIDS
Tổng số
người nhiễm
HIV
Tổng số
bệnh nhân
AIDS
Tổng số người
chết do
HIV/AIDS
1990 1 01 0 0
1991 1 01 0 0
1992 07 11
1993 29 1 158 106 46
1994 38 1 369 120 52
1995 43 1 452 202 108
1996 48 1 779 405 211
1997 54 2 877 734 406
1998 61 5 774 1 215 633
1999 64 8 410 925 577
2000 64 11 174 1 524 799
2001 64 12 326 1 907 1 052
2002 64 58 490 8 718 4 834
2003 64 74 130 11 339 6 370
2004 64 87 564 14 382 8 260
2005 64 103 900 17 200 10 000
2006 64 116 565 20 195 11 802
30/8/2007 64 131 400 26 200 14 700
SỰ CHÊNH LỆCH TRONG TỶ LỆ NHIỄM HIV/AIDS GIỮA CÁC TỈNH THÀNH
tính đến tháng 7/2006
12 tỉnh có tỷ lệ
nhiễm cao nhất
Số ca
HIV/100000 dân
12 tỉnh có tỷ lệ
nhiễm thấp nhất
Số ca
HIV/100000dân
Quảng Ninh 572,56 Quảng Bình 4,27
Hải Phòng 331,96 Quảng Trị 4,56
TP. Hồ Chí Minh 248,05 Quảng Ngãi 5,21
Bà Rịa Vũng Tàu 229,10 Hà Giang 9,64
An Giang 184,27 Vĩnh Phúc 11,00
Hà Nội 175,40 Phú Yên 11,07
Lạng Sơn 150,62 Hà Tĩnh 12,67
Cao Bằng 127,79 Quảng Nam 12,73
Khánh Hòa 101,51 Cà Mau 12,73
Bình Dương 94,75 Thừa Thiên Huế 14,64
Đồng Nai 92,24 Tuyên Quang 15,78
Thái Nguyên 91,27 Phú Thọ 16,35
2.2. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV/AIDS THẾ GIỚI
- Theo báo cáo của cơ quan điều phối về HIV/AIDS của Liên hiệp quốc
(UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện từ
những năm cuối của thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 tại Châu Phi.
- Tại Châu Á, dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn vào những năm cuối của thập kỷ
80, vùng Đông Âu và Trung Á phát hiện dịch vào những năm đầu thập kỷ 90. Dịch
HIV/AIDS xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á khá muộn, trường hợp nhiểm HIV
đầu tiên tại khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào năm 1985, đến cuối
những năm 90 là Campuchia, Myanma. Đường lây truyền HIV tại khu vực này chủ
yếu qua đường tình dục khác giới và tiêm chích ma tuý.
- Tính đến cuối năm 2005, theo Báo cáo cập nhập tình hình dịch HIV/AIDS.
UNAIDS và WHO đã công bố trên thế giới có khoảng 40,3 triệu người nhiễm HIV
đang còn sống. Chỉ riêng năm 2005, toàn thế giới đã có 4,9 triệu người nhiểm mới
và 3,1 triệu người tử vong do AIDS. Khu vực cận Shahara có tỷ lệ nhiểm HIV cao
nhất với khoảng 25,8 triệu người (chiếm 2/3 số người nhiểm HIV), tiếp đến là khu
vực Châu Á Thái Bình Dương.
- Cũng theo báo cáo cập nhập tình hình dịch AIDS, UNAIDS, tháng 12/2005
của UNAIDS, dịch HIV/AIDS đang tiếp tục gia tăng ở Đông Âu, Trung Á và
Đông Á. Ở Đông Âu và Trung Á, số người nhiểm HIV đã tăng thêm 25% (lên đến
1,6 triệu người) trong cùng thời kỳ. Ờ Đông Á, số người nhiểm HIV trong năm
2005 cao hơn hai năm trước đó 20% (lên đến 870.000 người).
* Theo nhận xét của UNAIDS, dịch HIV/AIDS ờ các nước trong khu vực Châu
Á và Châu Đại Dương đang gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc, Papua New
Guinea và Việt Nam, ngoài ra cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy ở các nước khác
như Pakistan và Indonesia dịch cũng gần đến mức nghiêm trọng.
Lý do của sự gia tăng HIV/AIDS ở khu vực này có thể do đây là khu vực tập
trung nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ đói nghèo còn cao và là một trong những
nơi sản xuất nhiều ma tuý trên giới, đó là những thách thức cho công tác phòng,
chống AIDS ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
*Ước tính năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 280.000 trường hợp nhiễm HIV,
110.000 bệnh nhân AIDS và gần 90.000 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Nhiễm
HIV ở nước ta tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 78,9%), nam giới chiếm
85%.
II. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.
1 Bối cảnh ra đời và mục đích của Chương trình phòng chống quốc gia
HIV/AIDS.
1.1 Bối cảnh ra đời.
Chương trình phòng, chống quốc gia HIV/AIDS tại Việt Nam đã được khởi đầu
như một chương trình quốc gia phòng chống bệnh truyền nhiễm vào những năm
cuối của thập kỷ 80. Với phương châm chỉ đạo là “lấy dự phòng là chính, truyền
thông là then chốt”. Rất nhanh chóng chương trình đã vượt ra khỏi những khuân
khổ của một chương trình y tế để trở thành một chương trình có tính chất toàn xã
hội.
Đứng trước nguy cơ lan tràn nguy hiểm và tác hại to lớn của đại dịch
HIV/AIDS. Chương trình phòng, chống quốc gia HIV/AIDS cho giai đoạn đầu tiên
1991 – 1993 được xây dựng, triển khai với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới tại
09 tỉnh/thành phố trên tổng số 53 tỉnh/thành. Năm 1993, để tăng cường dự phòng
lây nhiễm HIV qua đường truyền máu sau vụ dịch nghiêm trọng xảy ra tại Tp Hồ
Chí Minh, Khánh Hòa và một số tỉnh phía Nam, Nhà nước đã đầu tư 10 tỷ đồng
cho việc mua sắm trang thiết bị bảo đảm an toàn truyền máu.
- Cuối năm 1993, Chương trình phòng chống HIV/AIDS toàn cầu của Liên Hợp
Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng chiến lược Phòng chống quốc gia HIV/AIDS
giai đoạn 1994 – 2000. Từ năm 1994, Nhà nước đã đầu tư kinh phí hằng năm cho
công tác phòng chống HIV/AIDS trên cả nước.
- Năm 1994 – 1995 có thể coi là sự khởi đầu của chương trình quốc gia.
Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS thực sự đúng nghĩa thì hoạt động
muộn hơn. Tuy nhiên, sự đáp ứng quốc gia đối với đại dịch HIV/AIDS là rất tích
cực, cho phép trong một thời gian ngắn đã hình thành được những đường hướng cơ
bản để đương đầu với đại dịch.
- Từ năm 1996, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đựơc triển
khai theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia với các mục tiêu dài hạn đã đặt ra. Các
kế hoạch triển khai được vạch ra cụ thể cho hằng năm nhằm thực hiện các mục tiêu
trước mắt được xác định của từng năm đó.
- Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS trong hai giai đoạn: 1996 –
2001, 2001 – 2006 Nhà nước đã đầu tư khoảng 50 – 60 tỷ đồng mỗi năm và tập
trung vào một số hoạt động chính của Chương trình, đó là:
- Thông tin – Giáo dục - Truyền thông; Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện,
- Tuyên truyền sử dụng và cung cấp miễn phí Bao cao su.
- Giáo dục sức khỏe tình dục và kỹ năng sống cho vị thành niên,
- Các hoạt động tập trung vào nhóm tiêm chích ma túy, mại dâm,
- Xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử,
- Phòng chống lây nhiễm qua các dịch vụ y tế; An toàn trong truyền máu,
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con,
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
- Chăm sóc và điều trị; Giám sát huyết thanh học.
1.2 Mục đích của Chương trình.
a. Để phòng và hạn chế sự lan truyền của đại
dịch HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư Việt Nam.
b. Phấn đấu hạn chế, làm giảm tỷ lệ măc và chết do nhiễm HIV/AIDS; giảm tác
hại về kinh tế xã hội của nhiễm HIV/AIDS.
Trong giai đoạn 2004 - 2010, Việt Nam sẽ tăng cường đẩy mạnh các biện pháp
ngăn chặn và kiểm soát HIV/AIDS nhằm hướng tới giảm tuyệt đối tỷ lệ những số
người nhiễm HIV/AIDS mới sau năm 2010.
c. Huy động toàn xã hội triển khai các đường lối, biện pháp tổng hợp, đẩy mạnh
hợp tác quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu trên.
2 Quan điểm và mục tiêu trong những năm tiếp theo của Nhà nước ta
trong Chương trình phòng chống quốc gia HIV/AIDS.
2.1. Quan điểm:
Ngày 17/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tới 2010 và tầm nhìn 2020. Trong định hướng
chiến lược đã nêu rõ:
a) HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính
mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc Việt Nam. HIV/AIDS tác
động tiêu cực trực tiếp và to lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn
xã hội của quốc gia. Do đó, công tác phòng và chống đại dịch HIV/AIDS phải
được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phối
hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia;
b) Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự
phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và gián
tiếp. Nhà nước bảo đảm việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phòng, chống
HIV/AIDS từ nay đến năm 2010 và sau 2010 phù hợp với khả năng và điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn;
c) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường
trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm
HIV/AIDS với gia đình, xã hội;
d) Việt Nam cam kết thực hiện các Điều ước quốc tế về phòng, chống
HIV/AIDS đã ký kết hoặc gia nhập. Bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia về
phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế;
đ) Không ngừng tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế hữu
nghị đơn phương, song phương, đa phương…với các nước láng giềng, các nước
trong khu vực và trên thế giới trong công tác phòng và chống HIV/AIDS;
e) Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới cần ưu tiên:
- Tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi; phối hợp
với các chương trình khác để ngăn ngừa, giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS;
- Đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại;
- Tăng cường tư vấn, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS; năng lực
quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình.
2.2. Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam
đến năm 2010:
a) Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư
dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau 2010; giảm tác hại của HIV/AIDS đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 100% các đơn vị, địa phương trên cả nước, đưa hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển
kinh tế - xã hội tại các đơn vị và địa phương;
- Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: 100%
nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn, miền núi hiểu đúng và
biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS;
- Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao thông qua việc triển
khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: thực hiện đối với tất cả
các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an toàn
và sử dụng BCS trong quan hệ tình dục có nguy cơ;
- Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị thích hợp: 90%
người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/AIDS, 100%
trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc
và tư vấn thích hợp, 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc
hiệu;
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng,
chống HIV/AIDS: 100% tỉnh, thành phố có khả năng tự đánh giá và tự dự báo về
diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, 100% xét nghiệm HIV tuân thủ quy
định tư vấn xét nghiệm tự nguyện;
- Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: Bảo đảm 100% các
đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các
tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây
nhiễm HIV/AIDS.
2.3. Tầm nhìn 2020:
a) Toàn dân tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2004 - 2010 để sau 2010 giảm dần số lượng tuyệt đối người nhiễm HIV/AIDS, làm
giảm các ảnh hưởng KT-XH do HIV/AIDS gây ra cho giai đoạn sau 2010;
b) Giai đoạn 2010 – 2020, nhà nước ta tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đầu tư và
đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm
thiểu tác động của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội;
c) Giai đoạn 2010 – 2020, Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS sẽ
phải tập trung giải quyết những hậu quả của HIV/AIDS; biện pháp dự phòng đặc
hiệu bằng vắc xin, thuốc điều trị HIV/AIDS có thể sẽ được sử dụng rộng rãi. Ưu
tiên trong giai đoạn 2010 - 2020 là:
- Dự phòng bằng các biện pháp kỹ thuật đặc hiệu;
- Chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS;
- Chăm sóc các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.
A. Những thành tích đã đạt được trong công tác thực hiện
chương trình phòng chông quốc gia HIV/AIDS.
Sau 16 năm thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo
từng giai đoạn cụ thể:
- Chương trình phòng chống quốc gia HIV/AIDS cho giai đoạn đầu tiên 1991 –
1993.
- Chiến lược Phòng chống quốc gia HIV/AIDS giai đoạn 1994 – 2001.
+ Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 1994 – 1995.
+ Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 1996 – 2001.
- Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2001 – 2006.
- Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn 2020.
1. Trong lĩnh vực xã hội: Công tác phòng, chống AIDS ngày càng được xã
hội hoá:
Việt Nam đã xây dựng được một Chương trình Quốc gia với sự tham gia của
phần lớn các bộ, ngành, và các đoàn thể xã hội tham gia trực tiếp vào công tác
phòng chống AIDS như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v... Tạo được dư