Đề tài Chương trình quản lý thư viện trường Việt Hàn

Trong các trường đại học, cao đẳng, thư viện đã trở thành một nơi không thể thiếu cho các sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu. Hiện tại vẫn còn không ít các trường đại học ở Việt Nam quản lý thư viện một cách thủ công, chủ yếu dựa trên giấy tờ, sổ sách. Hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của sinh viên một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Vì vậy, song song với việc đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy và cho sinh viên chúng ta cần tiến hành chuyên nghiệp hoá công tác quản lý sinh viên, công tác phục vụ sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu để đạt kết quả tốt nhất. Với mục đích đó, sau một thời gian tìm hiểu, khảo sát nhóm Em quyết định lựa chọn thực hiện đề tài : “Chương trình Quản lý thư viện” trong khuôn khổ bài tập lớn của môn thiết kế hướng đối tượng.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình quản lý thư viện trường Việt Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý thư viện Trường Việt Hàn Mục Lục I. Lập kế hoạch Giới thiệu chung về hệ thống: Quản lý thư viện Trường Việt Hàn Trong các trường đại học, cao đẳng, thư viện đã trở thành một nơi không thể thiếu cho các sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu. Hiện tại vẫn còn không ít các trường đại học ở Việt Nam quản lý thư viện một cách thủ công, chủ yếu dựa trên giấy tờ, sổ sách. Hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của sinh viên một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Vì vậy, song song với việc đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy và cho sinh viên chúng ta cần tiến hành chuyên nghiệp hoá công tác quản lý sinh viên, công tác phục vụ sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu để đạt kết quả tốt nhất. Với mục đích đó, sau một thời gian tìm hiểu, khảo sát nhóm Em quyết định lựa chọn thực hiện đề tài : “Chương trình Quản lý thư viện” trong khuôn khổ bài tập lớn của môn thiết kế hướng đối tượng. Khởi tạo dự án * Project sponsor : Giám đốc thư viện & Ban giám hiệu nhà trường. * Business need : Dự án này được khởi tạo để chuyên nghiệp hóa trong việc quản lý thư viện, để cho công việc quản lý dễ dàng và tiện lợi hơn. Đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ và sinh viên một cách tốt nhất! * Bussiness Requirement : Hệ thống này có thể áp dụng tương thích với hệ thống hiện tại tại các trường đại học. Những người quản lý có thể dễ dàng sử dụng và triển khai chương trình này. Chương trình không đòi hỏi yêu cầu nhiều về phần cứng cũng như cơ sở vật chất quá phức tạp . Các chức năng chính của hệ thống : Thư viện được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ cho mọi đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ, giảng viên và các đơn vị liên kết. Vì vậy hệ thống các dịch vụ được thiết lập và ngày càng hoàn thiện để đáp ứng tối đa các nhu cầu của mọi đối tượng. Các chức năng của hệ thống : Quản lý các thông tin về các loại tài liệu: Tra cứu, cập nhật các thông tin về sách báo, giáo trình, tài liệu tham khảo…Quản lý sách, báo theo nhiều tiêu chí khác nhau như: theo nhà xuất bản, năm xuất bản, tác giả, ngôn ngữ, thể loại, số lượng hiện có …Cho phép tra cứu, thêm mới, sửa đổi các thông tin về các loại tài liệu và các giao dịch với các độc giả như mượn sách, trả sách, bán sách… Quản lý các thông tin liên quan đến độc giả: Độc giả thực hiện các thao tác tìm tài liệu mượn trả tài liệu mà mình đang mượn. Việc tìm kiếm thực hiện qua mạng hay tại phòng giáo trình của thư viện, mượn trả thực hiện tại thư viện. Quản lý việc mượn tài liệu về nhà: Xử lý các tình huống khác nhau như quản lý những vi phạm của độc giả : làm mất sách, hỏng sách, trả sách chậm… Đối với cán bộ quản lý thư viện: Được phép cập nhật thông tin liên quan đến tài liệu, tra cứu, mượn trả …. Xuất ra các báo cáo thống kê về đầu sách, độc giả, hồ sơ giao dịch khi có yêu cầu. * Business Value : - Dự kiến chi phí cho toàn bộ dự án không vượt quá 4 triệu đồng - Sau khi sản phẩm hoàn tất và được đưa vào triển khai sẽ thu được về 1,5 triệu đồng. Dự kiến sau ba năm triển khai phần mềm sẽ hòa vốn và bắt đầu sinh lời. * Special issues or constraints : - Dự án phải hoàn thành trong vòng 3 tháng kể từ lúc chính thức bắt đầu. -Sản phẩm phần mềm khi hoàn thành phải có chức năng cập nhật và nâng cấp khi cần thiết. -Thường xuyên khảo sát, đưa ra các bản nâng cấp chức năng cho phù hợp với tình hình thực tế có thể thay đổi. - Có thể tiến hành khuyến mại, giảm giá trong mức độ cho phép. Phân tích tính khả thi 1.3.1 .Khả thi về mặt kĩ thuật - Hiểu rõ ứng dụng : Bốn thành viên trong nhóm thường xuyên lên thư viện Trường Việt Hàn tham gia học tập và nghiên cứu nên cũng có những hiểu biết về hệ thống quản lý thư viện hiện tại của trường. Ngoài ra, Ninh đã từng có thời gian làm cộng tác viên thư viện từ tháng 1- tháng 6/2008, triển khai công tác trợ giúp cán bộ tại các phòng đọc sách chuyên ngành, phòng giáo trình, phòng sách tham khảo, phòng … , có tìm hiểu về nghiệp vụ của thư viện thông qua cán bộ thuộc phòng nghiệp vụ. - Tính tương thích của phần mềm này với các hệ thống có sẵn của thư viện là tương đối tốt : như hệ thống mạng máy tính của thư viện… -Nắm vững kĩ thuật : Cả bốn thành viên nhóm đều là học viên và có nắm được kiến thức cơ bản về việc quản lý CSDL, cũng như lập trình giao diện. Dự án có phần thiết kế CSDL trên Access, thiết kế các sơ đồ bằng Visio và viết code bằng VB 6. Đây đều là các phần mềm thông dụng dễ tiếp thu và thao tác. Phần mềm chạy trên nền Window xp rất thông dụng hiện nay. - Kích thước dự án : Nhóm chỉ có hai thành viên. Dự án dự định thực hiện không quá 3 tháng. Kích thước chương trình nhỏ, không quá 20 MB. Độ phức tạp của chương trình không lớn, chỉ thực hiện các chức năng cơ bản của một hệ thống quản lý. 1.3.2 Khả thi về mặt kinh tế a. Nhận diện chi phí và lợi nhuận Chi phí phát triển: Chi phí đầu tư tài liệu học tập nghiên cứu, chi phí đi tìm hiểu, khảo sát hệ thống, phỏng vấn người có chức năng trong hệ thống. Chi phí cho quá trình viết phần mềm hệ thống. Chi phí quảng cáo và tiếp thị. Chi phí cài đặt hệ thống ban đầu. Chi phí vận hành : Chi phí cập nhật phần mềm Chi phí bảo trì và sửa lỗi phần mềm. Lợi nhuận hữu hình : Bán phần mềm Lợi nhuận vô hình : Kinh nghiệm và kiến thức về quản lý dự án và phát triển phần mềm . Hiểu biết các nghiệp vụ về quản lý thư viện. Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm. b. Ấn định chi phí và lợi nhuận Chi phí & lợi nhuận Chi tiết Giá trị ( VND) Chi phí phát triển Đầu tư tài liệu và nghiên cứu 500.000 Chi phí viết phần mềm hệ thống 1.000.000 Chi phí quảng cáo,tiếp thị 500.000 Chi phí vận hành Chi phí cập nhật phần mềm 200.000 Bảo trì và sửa lỗi 200.000 Lợi nhuận hữu hình Bán phần mềm 1.000.000 Chuyển giao kĩ thuật 200.000 Chuyển giao bản quyền 300.000 Tổng chi phí : 2.400.000 VN Đ Tổng thu nhập : 1.500.000 VN Đ Tính tiền ròng NPV , ROI & Điểm hòa vốn (Giả thiết lạm phát là 10 %) Chi phí & lợi nhuận 2009 2010 2011 2012 Tổng Bán phần mềm 0 1.000.000 1.200.000 1.400.000 Chuyển giao KT 0 200.000 200.000 200.000 Chuyển giao bản quyền 0 300.000 300.000 300.000 Tổng lợi nhuận 0 1.500.000 1.700.000 1.900.000 PV của lợi nhuận 0 1.363.600 1.405.000 1.427.500 4.196.100 PV của toàn lợi nhuận 0 1.363.600 2.768.600 4.196.100 Tài liệu nghiên cứu 500.000 0 0 0 Viết phần mềm HT 1.000.000 0 0 0 Quảng cáo tiếp thị 500.000 0 0 0 Tổng chi phí phát triển 2.000.000 0 0 0 Cập nhật phần mềm 200.000 200.000 200.000 200.000 Bảo trì sửa lỗi 200.000 200.000 200.000 200.000 Tổng chi phí vận hành 400.000 400.000 400.000 400.000 Tổng chi phí 2.400.000 400.000 400.000 400.000 PV của chi phí 2.181.800 330.500 300.500 273.200 3.086.000 PV của toàn chi phí 2.181.800 2.512.300 2.812.800 3.086.000 Tổng lợi nhuận - Tổng chi phí -2.400.000 1.100.000 1.300.000 1.500.000 NPV của năm -2.181.800 1.033.100 1.104.500 1.154.300 1.110.100 NPV tích lũy -2.181.800 -1.148.700 -44.200 1.110.100 ROI 35.97% (11101/30860) Điểm hòa vốn 3,038 năm (1.154.300-1.110.100)/1.154.300 = 0.038 1.3.3 Khả thi về mặt tổ chức Căn cứ vào những điều kiện thực tế và lý thuyết, dự án hoàn toàn khả thi về mặt tổ chức Số lượng nhân lực đủ và chất lượng Hệ thống phù hợp với xu hướng cải tạo và phát triển của thư viện. Tập trung làm việc nhóm giữa các cá nhân tốt. II. Quản trị dự án 2.1 Xây dựng kích thước dự án Có 2 cách để xác định kích thước dự án là dựa theo chuẩn công nghiệp và dựa theo đánh giá điểm chức năng. Ta chọn cách 2: tính theo đánh giá điểm chức năng, có 3 bước chính là : Đánh giá kích thước hệ thống ( Số điểm chức năng và số dòng code). Đánh giá mức độ yêu cầu của nhân lực ( bao người làm, mỗi người làm với hiệu suất ra sao). Đánh giá yêu cầu về mặt thời gian. Bước 1: Đánh giá kích thước hệ thống _số điểm chức năng và số dòng lệnh Bảng TUFP (Total Unadjusted Function Points)_ Tổng số điểm chức năng chưa hiệu chỉnh. Description (Các mô tả) Complexity (Độ phức tạp) Total Number (Tổng số) Low (Thấp) Medium (Trung bình) High (cao) Total (Tổng) Inputs (các đầu vào) 5 2x3 2x4 1x6 20 Outputs(các đầu ra) 10 5x4 2x5 3x7 51 Queries(các truy vấn) 15 10x3 2x4 3x6 56 Files (các file) 9 6x7 3x10 0x15 72 Program interface (giao diện chương trình) 9 6x5 2x7 1x10 54 Total Unadjusted Function Points (Tổng điểm chức năng chưa hiệu chỉnh) 253 Độ phức tạp xử lý: Dự án có độ phức tạp thuộc loại trung bình nên lấy độ phức tạp xử lý bằng 1 : 0.65 + (0.01 * 7 ) = 0.72 Tổng điểm chức năng đã hiệu chỉnh _Total Adjusted Function Points(TAFP): TAFP = APC * TUFP =0.72*253=182.16 Sau khi tính được số điểm chức năng,cần chuyển đổi số điểm chức nẳng đó sang số dòng code yêu cầu để xây dựng hệ thống, số dòng code phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình sử dụng. Sử dụng Visual Basic để lập trình,ta có mỗi điểm chức năng tương ứng với 30 dòng lệnh, vậy tổng số dòng lệnh cần thiết để xây dựng hệ thống là: Số dòng lệnh của dự án = 182.16*30 = 5464.8 Bước 2 : Đánh giá mức độ yêu cầu của nhân lực ( bao người làm, mỗi người làm với hiệu suất ra sao) : Nhân lực = 1.4* số nghìn dòng lệnh = 1.4 *5.4648=7.65 (Person- months) Bước 3: Đánh giá yêu cầu về mặt thời gian: Khoảng thời gian cần thiết (tháng)= 3.0 * (nhân lực )1/3 = 3.0 *(7.65)1/3 =5.9 2.2 Xây dựng và quản lý kế hoạch cho dự án (Creating and managing the workplan) Xác định các thành phần công việc (Identify task) Toàn bộ menu các công việc mà hệ thống cần và nó là công việc mà người quản lý dự án phải nhận diện, sử dụng WBS _work breakdowm structure, đó chính là bộ khung cho dự án STT Tên Task name Khoảng t/g Duration (week) Phụ thuộc (Dependency) Tình trạng Status 1 Quản lý tài liệu 8 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 Tìm hiều yêu cầu, các thuộc tính Phân tích yêu cầu, các thuộc tính Thiết kế giao diện Viết code, xây dựng csdl Test 1 2 1 3 1 1.1 1.2 1.1-1.2 1.3-1.4 2 Quản lý cán bộ 5 2.1 2.2 2.3 2.4 Lấy thông tin cán bộ, các thuộc tính Thiết kế giao diện QLCB Viết code, csdl Test 2 0.5 2 0.5 2.1 2.1-2.2 2.2-2.3 3 Quản lý bạn đọc 5 3.1 3.2 3.3 3.4 Lấy thông tin bạn đọc, các thuộc tính Thiết kế giao diện QLBĐ Viết code, csdl Test 2 0.5 2 0.5 3.1 3.1-3.2 3.2-3.3 4 Quản lý các hóa đơn xuất nhập tài liệu, cơ sở vật chất 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 Tìm hiều yêu cầu các loại hóa đơn Phân tích yêu cầu các loại hóa đơn Thiết kế giao diện QLHD Viết code, xây dựng csdl Test 1 1 0.5 1.5 0.5 4.1 4.1-4.2 4.2-4.3 4.3-4.4 5 Tìm kiếm 2 5.1 5.2 5.3 5.4 Tìm hiểu yêu cầu tìm kiếm Thiết kế giao diện Viết code Test 0.25 0.25 1 0.5 1-2-3-4 5.1 5.1-5.2 5.2-5.3 6 Trợ giúp 2 6.1 6.2 6.3 Xây dựng thông tin chương trình Viết code Cài đặt phần mềm 0.5 1 0.5 2.3 Sắp xếp nhân lực cho dự án Nhóm có 4 thành viên, mỗi thành viên phụ trách các mảng riêng, ngoài việc tìm hiểu các thông tin về hệ thống, còn cần tìm hiểu về các công cụ phục vụ cho quá trình xây dựng dự án: Visual Basic Access_sql MS word-Excel ….. III. Phân tích 3.1 Lựa chọn kỹ thuật phân tích yêu cầu BPI ( Business process improvement) Quy mô và phạm vi phân tích của hệ thống nhỏ. Cải thiện được hiệu quả và hiệu suất của hệ thống. Khi có công nghệ mới dễ thích ứng, vì vậy có thể tập trung vào hệ thống mới để cải thiện. Chi phí cho dự án thấp, ở mức chấp nhận được. Khi có thay đổi nhỏ cũng không ảnh hưởng lớn đến hệ thống. Rủi ro của dự án thấp. BPA (Business process automation) : Không làm thay đổi quá trình nghiệp vụ của hệ thống, tự động hóa quá trình nghiệp vụ. Nhận biết vấn đề của hệ thống hiện tại để đưa ra phương án thực hiện cho hệ thống tương lai. BPR (Business process reengineering) : Làm thay đổi hẳn quá trình nghiệp vụ, thay đổi cơ bản hoạt động của hệ thống hiện tại. Do đó không phù hợp với hệ thống quản lý thư viện đang vận hành. Hệ thống quản lý thư viện của nhóm : Giá trị kinh doanh tiềm năng (potential business value):moderate Chi phí dự án (project cost):low- moderate Phạm vi phân tích (breadth of analysis):Narrow – moderate Rủi ro thất bại:low Qua việc nghiên cứu 3 kỹ thuật trên cùng với việc phân tích hệ thống thực hiện chúng em đi đến quyết định sử dụng kỹ thuật BPI trong việc phân tích yêu cầu. 3.2 Lựa chọn phương pháp thu thập yêu cầu 3.2.1 Điều tra ( Questionaires) Lựa chọn một số người tham gia trả lời câu hỏi. Những người tham gia nên được chọn từ nhiều vị trí khác nhau để có thể thu được ý kiến từ nhiều góc độ: sinh viên ở các khoa, các khóa, cán bộ thuộc các khoa hay các bộ môn khác nhau….. Các câu hỏi được đặt ra phải đảm bảo nhu câu tiếp thu được các phản hồi của người sử dụng về hệ thống hiện tại, những mặt mạnh, mặt yếu kém, những vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết. Các câu hỏi phải được thiết kế một các rõ ràng, hợp lý và logic. Hệ thống câu hỏi đặt ra nhằm thu thập được các ý kiến đóng góp nhằm phát triển, cải tiến hệ thống. Các câu hỏi này cần phải bao quát được hết phạm vi của hệ thống, phải đề xuất được nhiều hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Đặt những câu hỏi mở để người tham gia có thể thoải mái nêu ý kiến của mình. Tìm cách gây hứng thú cho người tham gia bằng cách trình bày bảng câu hỏi, bắt đầu bằng những câu hỏi lý thú, hài hước Các câu hỏi thuộc cùng 1 phần cần được bố trí gần nhau, đánh số các câu hỏi và không bố trí các câu hỏi kín cả 1 trang. Xây dựng các bảng câu hỏi dễ hiểu, trắc nghiêm nhanh chóng và đánh giá chính xác để đạt được tốc độ thu thập nhanh. Ví dụ : 1. Bạn thấy chương trình quản lý thư viện như thế nào ? a. Hệ thống tốt, không cần chỉnh sửa gì thêm. b. Chấp nhận được, tuy nhiên vẫn còn một số chức năng cần cải tiến c. Phải chỉnh sửa rất nhiều mới dùng được. d. Không dùng được. 2. Chức năng nào của hệ thống mà bạn cảm thấy không hài lòng nhất? a. Không có chức năng nào. b. Chức năng tìm kiếm,tra cứu thông tin. c. Chức năng cập nhật,chỉnh sửa thông tin d. Chức năng khác (Có thể nêu ra). e. Tất cả chức năng đều chưa được 3.Trong các chức năng tìm kiếm, tra cứu chức năng nào bạn cảm thấy không hài lòng nhất? a. Không có chức năng nào. b. Tìm kiếm tài liệu,giáo trình c. Tìm kiếm thông tin độc giả. d. Tìm kiếm giao dịch với độc giả e. Tất cả các chức năng. 4.Theo bạn hệ thống cần cải tiến như thế nào? a. Không cần cải tiến b. Thêm các chức năng mới. c. Cải thiện giao diện chương trình. d. Chỉnh sửa các chức năng vốn có. e. Cả b,c,d 5. Theo bạn,chương trình có dễ sử dụng không? a. Dễ dùng b. Bình thường c. Khó dùng 6. Bạn mong muốn có thêm những chức năng nào trong hệ thống: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………….... ……………………………………………………………………... 7. Theo bạn hệ thống này có khả thi không? a. Có b. Không 3.2.2 Kết hợp phát triển ứng dụng JAD (Join application development) Lựa chọn người tham dự và vai trò : Người điều phối : Thắng Thư ký : Ninh Ban quản trị và nhóm dự án : Quốc Anh Người sử dụng hệ thống : Khách hàng Thiết lập cuộc họp: Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và điều kiện để cuộc họp diễn ra một cách thuận lợi nhất. Tiến hành họp : Thời gian dự kiến : 5 ngày trong 3 tuần Nguyên tắc họp nhiệt tình, nghiêm túc, hào hứng, tạo bầu không khí thoải mái giữa các thành viên. Nội dung họp: Thắng đưa ra các câu hỏi để nhóm làm việc thảo luận và ghi nhận những ý kiến có ích đồng thời đưa ra một số phần mềm mẫu có chức năng tương tự để thảo luận. Ninh sẽ trả lời các câu hỏi của các thành viên đại diện cho phía khách hàng. Dựa trên phương pháp cải tiến quá trình nghiệp vụ, Quốc Anh sẽ hướng mọi người thảo luận để tìm hướng phát triển tối ưu cho hệ thống. Nhóm sẽ tiếp nhận các ý kiến cải tiến phần mềm do phía khách hàng đưa ra và mọi người cùng phân tích tìm giải pháp. Kết quả : Sau 5 ngày họp, với tinh thần làm việc trách nhiệm và nghiêm túc, mọi người đã cùng nhau đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án. Qua bàn bạc nhóm đã thống nhất phương án phát triển hệ thống. 3.2.3 Phân tích tài liệu (document Analysis) Nghiên cứu và phân tích các tài liệu sau : Tài liệu mô tả cấu trúc, hoạt động, các phòng ban của thư viện. Các loại giấy tờ, sổ sách, hóa đơn giao dịch của thư viện. Các hồ sơ lý lịch của độc giả, cán bộ thư viện. Các tài liệu về các phần mềm có chức năng tương tự… 3.3 Xác định yêu cầu 3.3.1 Yêu cầu chức năng ( Functional Requirement) Nhập thông tin : Cho phép người sử dụng nhập các thông tin về Sách, tài liệu tham khảo…. Nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản….. Thông tin về độc giả. Thông tin về các cán bộ thư viện Thông tin về các hợp đồng giao dịch… Tìm kiếm thông tin : Tìm kiếm các sách và tài liệu có trong thư viện (Tìm kiếm theo tên, theo thể loại, tác giả, ngôn ngữ, mã xép giá, mã vạch…) Tìm kiếm các thông tin về độc giả Tìm kiếm thông tin về các hợp đồng giao dịch đã thực hiện, Tìm kiếm thông tin về cán bộ,nhân viên thư viện. …… Báo cáo : Báo cáo các sách và tài liệu có trong thư viện Báo cáo các loại sách và tài liệu mới nhập về. Báo cáo các thông tin về độc giả Báo cáo các hợp đồng giao dịch của thư viện (nhập sách,thanh lý sách,cho mượn sách…) Báo cáo các vi phạm của các độc giả (làm mất sách, làm hỏng sách, trả sách muộn…) Báo cáo các thông tin về nhân viên, cán bộ thư viện. 3.3.2 Yêu cầu phi chức năng ( Nonfunctional requirement) Operation (Khả năng hoạt động): Hệ thống hoạt động trên môi trường Windows(98/2000/NT/XP) Performance(hiệu suất) : Thời gian đáp ứng khi người sử dụng thực hiện thao tác tìm kiếm, truy xất báo cáo không quá 3s. Thời gian khởi động chương trình không quá 5s. Thời gian chuyển giữa các form không quá 2s. Cơ sở dữ liệu phải được update thường xuyên. Security (bảo mật): Cần có khả năng bảo mật : Người sử dụng phải nhập đúng username và Password thì mới đăng nhập được vào hệ thống. Cultural and Political (Văn hóa và chính trị) : Hệ thống được thiết kế cho người dùng biết sử dụng tiếng Việt, không có yêu cầu gì đặc biệt về văn hóa, chính trị. IV. Sơ đồ hệ thống 4.1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống (Activity diagram) Tổng quan hoạt động của hệ thống 4.2 Các bản mô tả use case (Use case description) Use case: “Cập nhật bạn đọc” Use Case Name: Cập nhật bạn đọc ID: 1 Importance Level: hight Primary Actor: Cán bộ thủ thư Use Case Type: detail and essential Stakeholders and Interests: Cán bộ thủ thư: Muốn có thông tin đầy đủ, chính xác về bạn đọc Cán bộ quản lý thư viện: muốn dự liệu nhanh chóng, chính xác, quản lý dễ dàng Brief Description: Use case này cho ta biết làm thế nào để có thể cập nhật hay bỏ qua một bạn đọc mới vào CSDL Trigger: cán bộ làm việc với bạn đọc hoặc văn bản để chắc xem có thay đổi hay bỏ qua bạn đọc Type: internal Relationships: Association: Cán bộ Extend: Thêm mới, thay đổi hay xóa bạn đọc Normal Flow of Events: Hệ thống hiển thị form thêm bạn đọc và yêu cầu cấn bộ nhập thông tin về bạn đọc Cán bộ nhập thông tin bạn đọc mới và nhấn vào Submit Hệ thống kiểm tra thông tin bạn đọc và xác nhận thông tin hợp lệ Hệ thống nhập thông tin bạn đọc vào CSDL Cán bộ thoát khỏi chức năng cập nhật bạn đọc SubFlows: Alternate/Exceptional Flows: Hệ thống thông báo đã có bạn đọc này trong CSDL Hệ thống hỏi cán bộ có thêm bạn đọc không Cán bộ nếu bỏ qua thì trở về giao diện cập nhật bạn đọc Cán bộ xem lại và đồng ý nhập bạn đọc Hệ thống thông báo cập nhật thành công Hệ thống thông báo thông tin không hợp lệ Hệ thống yêu cầu cán bộ nhập lại Cán bộ nhập lại thông tin Hệ thống thông báo thay đổi thành công Use case: “Cập nhật tài liệu” Use Case Name: Cập nhật tài liệu ID: 1 Importance Level: hight Primary Actor: Cán bộ thủ thư Use Case Type: detail and essential Stakeholders and Interests: Cán bộ thủ thư: Muốn có thông tin đầy đủ, chính xác về tài liệu Cán bộ quản lý thư viện: muốn dự liệu nhanh chóng, chính xác, quản lý dễ dàng Brief Description: Use case này cho ta biết làm thế nào để có thể cập nhật hay bỏ qua một tài liệu mới vào CSDL