Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia lên một trình độ mới. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quôc gia trong một giai đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần phải được xem xét tổng quát để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý hiệu quả của nhà nước nện kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nếu trước đây Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và chiếm một tỷ lệ lao động vào nông nghiệp rất lớn, thì nay nền kinh tế của ta đã có sự phát triển đồng đều hơn, tỷ trọng Công nghiệp và Dịch vụ trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dan đã chiếm một khối lượng đáng kể và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11599 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia lên một trình độ mới. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quôc gia trong một giai đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần phải được xem xét tổng quát để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý hiệu quả của nhà nước nện kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nếu trước đây Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và chiếm một tỷ lệ lao động vào nông nghiệp rất lớn, thì nay nền kinh tế của ta đã có sự phát triển đồng đều hơn, tỷ trọng Công nghiệp và Dịch vụ trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dan đã chiếm một khối lượng đáng kể và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch kinh tế cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, theo các xu hướng : Chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ. Trong phạm vi chương trình đựơc tiếp cận tôi xinh trình bày những nét cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Đưa ra thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm rõ những vấn đề này I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện các mục tiêu đã định. 2. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia. 3. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ Đó là sự hình thành việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tùy theo tiệm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó 4. Cơ cấu thành phần kinh tế Biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế và cơ cấu vùng, lãnh thổ trong quá trình phát triển. 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đồng đều giữa các ngành. Ngành có tộc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Độ dịch chuyển cơ cấu thường thay đổi nhiều trong thời kì tăng trưởng nhanh vì kho đó sự chênh lệch về tốc độ giữa các bộ phận sẽ lớn. Khi tăng trưởng thấp độ dịch chuyển cơ cấu sẽ chậm hơn do sự chênh lệch trong tốc độ phát triển các bộ phận sẽ không lớn. II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 được trình bày trong báo cáo chính trị trình Đại hội IX của Đảng là : ”Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hường hiện đại. Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể”. Để vừa đảm bảo quá trình hội nhập vừa đảm bảo mục tiêu phát triển chúng ta phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề có tính chiến lược về kinh tế - kỹ thuật – tổ chức và quản lý, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất là một đòi hỏi cấp thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tiến bộ, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách có hiệu quả. Một số định hướng chung đó là 1. Phát triển nhanh và bền vững Phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm đồng thời phải gắn kết với thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo anh ninh xã hội. Phát triển nhanh và bền vững sẽ đưa lại chuyển dịch cơ cấu nhanh và môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Chủ động hội nhập quốc tế để tranh thủ cơ hội mới về vốn, công nghệ và thị trường thế giới, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa. Chủ động hội nhập quốc tế phải đặt trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc, bản sắc văn hóa và định hướng XHCN , không bỏ lỡ cơ hội nhưng phải chủ động về lộ trình, khắc phục, hạn chế các mặt bất lợi. Thách thức lớn nhất trong hội nhập quốc tế là phải tăng được sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước thì mới đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt toàn cầu. Đồng thời phải tạo lập các yếu tố đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng ứng phó với tác động bất lợi từ bên ngoài. 3. Gắn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với việc thực hiện chiến lược hội nhập hướng mạnh về xuất khẩu trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phát triển ngành nghề có lợi thế nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa trên cơ sở tiềm năng, điều kiện và nguồn lực trong nước. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thị trường quôc tế, yêu cầu của hội nhập và tính hiệu quả của phân công lao động quốc tế đòi hỏi ta phải xác định đúng và tập trung vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn hướng tới xuất khẩu. Phát triển các ngành này không chỉ tạo ra thế và lực cho nền kinh tế mà còn là yếu tố cơ bản đảm bảo sự bền vững của quá trình phát triển. Thực chất của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế là tạo mọi điệu kiện thuận lợi để cho các ngành và sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu cao có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Thêm vào đó, sự xuất hiện những ngành và sản phẩm mới có hàm lượng sản xuất và cả khối lượng xuất khẩu của những sản phẩm mới đó sẽ vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hướng về xuất khẩu vừa tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu. Trong 10 năm và cả 20 năm tới, nguồn lực chủ yếu của đất nước ta vẫn là lao động dồi dào đến mức dư thừa, dự trữ đất đai và các tài nguyên khác tính trên đầu người là thấp và ngày càng cạn kiệt. Triển vọng phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế là thuận lợi. Chính vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải ưu tiên cho những ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu và có năng lực chuyển dịch cao khi các tương quan trên thị trường thế giới thay đổi. Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chúng ta trong 2 thập niên tới theo 3 kịch bản : Cao, trung bình và thấp. Nó dừng lại ở chỗ chia nền kinh tế thành 3 khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Đối với nông nghiệp trước tiên phải đảm bảo an ninh lương thực và tăng nguồn nông sản cho chế biền xuất khẩu. Muốn thế phải phát triển thủy lợi, làm tốt công tác chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác tiến bộ. Tập trung vào những sản phẩm mà thị trường nước ngoài có nhu cầu và nước ta có lợi thế so sánh. Về công nghiệp, cơ cấu công nghiệp phải đổi mới, mở rộng theo các hướng : - Công nghiệp phải gắn với nông nghiệp tạo thành mát xích công – nông nghiệp trên phạm vi vùng, chứ không bị chia cắt trên phạm vi địa phương. - Cơ cấu công nghiệp thể hiện quan hệ chắt chẽ giữa khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. - Phát triển một số ngành mới mà chúng ta có lợi thế, có triển vọng như công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ hóa chất nhiệt đới, chế biến sâu nông sản nhiệt đới, dược phẩm, đóng tàu và sửa chữa tàu thủy … - Công nghiệp chuyển mạnh theo hướng khai thác tài nguyên là chủ yếu sang hướng khài thác lao động lành nghề, khoa học công nghệ. - Khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ làm cho ngành công nghiệp chỉ là con số cộng. Về dịch vụ, xu hướng ngày nay, các nước đều theo đuổi tăng trưởng dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính tiền tệ, khoa học công nghệ… Vì những ngành này vốn quay vòng nhanh, năng xuất lao động cao, lợi nhuận lớn III. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Cũng như những hiện tượng kinh tế xã hội khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chịu tác động của nhiều yếu tố, những yếu tố này quyết định rất lớn để khả năng tốc độ của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với nước ta có thể chia ra thành hai nhóm yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là : 1. Nhóm yếu tố trong nước a. Điều kiện tự nhiên Bao gồm tất cả những yếu tố như đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến tiềm năng khả năng phát triển theo cơ cấu kinh tế như thế nào. Ví dụ như nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chính vì vậy trong quá khứ cũng như hiện tài cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm các ngành kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng cao. Tuy nhiên do trình độ khoa học công nghệ của chúng ta còn lạc hậu đi kèm với phong tục sản xuất nông nghiệp lạc hậu nên sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa cao. Cái mà chúng ta cần phải làm được trong giai đoạn đổi mới này chính là chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Tăng cường mỏ rộng diện tích cây công nghiệp phục vụ cho sản xuât công nghiệp và những loại nông sản đem lại nguồn lợi lớn. Bên cạnh đó nước ta cũng là một quốc gia có diện tích bờ biển rất rộng lớn, đây là điều kiện để phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Thực tế cho thấy du lịch và các dịch vụ đi cùng đem lại một nguồn lợi kinh tế vô cùng lớn chính vì vậy chúng ta phải tận dụng được những ưu thế này trong quá trình chuyển dịch kinh tế. Một yếu tố quan trọng khác đó là nước ta nằm ở vùng trung tâm Đông Nam Châu Á rất thuận lợi thông thương và giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là điều kiện để chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ tận dụng những thành tựu mà thế giới đã đạt được ứng dụng vào nước ta để phát triển. Rất dễ nhận thấy điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì thế trong mọi chiến lược phát triển kinh tế của một vùng hay của cả quốc gia chúng ta cũng cần phải đặt vấn đề điều kiện tự nhiên một cách thật nghiêm túc. Tận dụng những lợi thế so sánh ma điều kiện tự nhiên đem lại đồng thời có thể loại trừ những tác động xấu của điều kiện tự nhiên đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước. b. Lao động Trình độ của người lao động quyết định đến khả năng sử dụng công cụ sản xuất, lựa chọn xu hướng phát triển ngành nghề. Định hướng của chúng ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cường tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước. Một yêu cầu quan trọng để tăng tỷ trọng ngành công nghiệp đó là viêc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Thực tế cho thấy chúng ta đã được chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất nhưng khả năng làm chủ công nghệ của lao động Việt Nam là rất hạn chế, chỉ có một số ít có thể đáp ứng yêu câu. Nhưng khâu quan trọng vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài điều này cho thấy tầm quan trọng của lao động hay cụ thể hơn là trình độ của lao động quyết đinh không nhỏ đển quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta muốn đạt được những kết quả to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế thì phải không ngừng nâng cao trình độ của lao động, trang bị cho người lao động những kiến thức, hiểu biết nhất định để có thể phát triển mở rộng hướng ngành nghề mới. c. Nhu cầu của thị trường Kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, yêu cầu hưởng thu của con người từ đó cũng có những đòi hỏi khắt khe hơn. Nếu chúng ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà không quan tâm đến nhu cầu của thị trường thì những sản phẩm mà chúng ta sản xuất ra không thể tiêu thụ được do không phù hợp hoặc không thể đáp ứng theo nhu cậu của thị trường. Một số sản phẩm nông sản của chúng ta đã phải hứng chịu những hậu quả không nhỏ do không nắm bắt được tiêu chuẩn chất lượng của nước tiêu thụ sản phẩm của chúng ta. Đó là những mặt hàng nông sản bị nhiễm chất bảo quản vượt quá dư lượng cho phép của một số thị trường ở Châu Âu và ở Nhật Bản. Hay là mốt số sản phẩm công nghiệp như là dệt may hay giày dép, chúng ta muốn xuất khẩu được nhiều thì chúng ta phải không ngừng thay đổi mẫu mã cho hợp thị hiếu của người tiêu dùng, vì nhu cầu và những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ngày càng có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Để nắm bắt được yêu cầu của thị trường thỉ nhiệm vụ không chỉ đơn thuần là của các doanh nghiệp mà nhà nước cũng phải đóng vai trò hướng dẫn, định hướng sản xuất, hỗ trợ pháp lý để các doanh nghiệp có thể phát triển tốt nhất. d. Yếu tố chủ quan từ phía nhà nước Yếu tố chủ quan của nhà nước là những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của nhà nước. Nhà nước là chủ thể quan trọng của nền kinh tế, bởi vì những nhận thức và chủ trương của nhà nước về nền kinh tế, nhận định xu hướng và vạch ra hướng đi của nhà nước sẽ quyết định lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn trước khi chúng ta bước vào thời kì đổi mới toàn diện nền kinh tế. Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh. Chính cái nhìn thiếu chủ quan đó đã khiến cho nền kinh tế của chúng ta trong một giai đoạn dài không phát triển, hàng hóa khan hiếm, sản xuất trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Sản xuất nông nghiệp do không tác động được vào lợi ích của người dân nên sản lượng rất thấp. Kinh tế tư bản tư nhân không được phát triển, công nghiệp không có thành tựu đáng kể. Nhận ra được những hạn chế đó tứ sau đại hội VI của Đảng chúng ta đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế, sau khoảng hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế của chúng ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Sản lượng lương thực không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu với sản lượng lớn. Công nghiệp và dịch vụ đã đem lại cho nước ta một bộ mặt hoàn toàn khác. Tiếp tục chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nha nước ta đã có những chủ trương chính sách lớn để điều chỉnh. Trong nông nghiệp đó là chủ trương dồn ô đổi thửa, giao đất sử dụng ổn định lâu dài để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tập trung vào phát triển những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao. Trong công nghiệp đó là luật doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để mọi thành phần kinh tế đều được phát triển theo đúng định hướng, mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào để phát triển công nghiệp trong nước. Với dịch vụ, nhà nước ta đã có những đầu tư cho phát triển những ngành dịch vụ như công nghệ cao, tài chính ngân hàng … 2. Nhóm yếu tố ngoài nước Trong những năm đầu của thế kỉ XXI nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ rất có lợi cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của nước ta. Những yếu tố sẽ tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là : - Xu hướng chuyển mạnh sang các ngành kinh tế tri thức, các ngành công nghệ cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nguồn tài nguyên và lao động ở nước ta. - Sự chuyển đổi và giao lưu công nghệ quốc tế sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi để nước ta có thể lựa chọn và tiếp cận các công nghệ thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, phát triển những ngành và sản phẩm mới có triển vọng và phù hợp với trình độ phát triển và lợi thế so sánh của nước ta. - Cạnh tranh quốc tế sẽ quyết liệt hơn về mặt mở rộng thị trường cũng như tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài. - Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa phát triển nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ. Toàn cầu hóa không phải là sự di chuyển các dòng vốn quốc tế nói chung mà là sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài là cái tạo nên bộ mặt mới của toàn cầu hóa hiện nay. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc chơi này được. Nhưng toàn cầu hóa chúng ta vẫn phải xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích dân tộc, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, khai thác tối đa mặt tích cực và hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với đất nước, để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn Tác động tích cực của toàn cầu hóa đó là : + Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. + Mở rộng và phát triển thị trường ra khu vực và toàn cầu + Bổ sung và phân bổ lại nguồn lực + Thúc đẩy cải cách kinh tế và hợp tác phát triển + Làm tiền đề cho sự phát triển bền vững + Nâng cao đời sông nhân dân thông qua tăng trưởng kinh tế và tiếp cận của người dân với các sản phẩm dịch vụ cao cấp Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đó là : + Chịu hiệu ứng lây lan của những bất ổn khu vực và toàn cầu + Làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong một xã hội, giữa các nước và khu vực Bối cảnh quốc tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế là phải vượt qua các thách thức đó, tranh thủ được các cơ hội để tạo lập một cơ cấu kinh tế mới phù hợp, tiến bộ và hiệu qủa hơn. III. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Theo báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2005, 2006, 2007 và những tháng đầu năm 2008 của Chính phủ, theo thông cáo báo chí các năm 2005, 2006, 2007, và thông báo Tổng điều tra dân số năm 2007 cuả Tổng cục Thống kê, và theo các báo cáo của nhiều đảng bộ tỉnh và thành phố tại các Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ vừa qua, nhìn riêng về góc độ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước theo định hướng do Đại hội X của Đảng đề ra, bước đầu chúng ta có thể khẳng định cơ cấu của nền kinh tế nước ta gần 3 năm qua đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nước ta 3 năm qua là bức tranh của một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhưng còn non trẻ với cơ cấu nội bộ được sắp xếp, tổ chức tương đối hoàn chỉnh đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững… Phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình, các thành phần kinh tế phát triển khá mạnh mẽ. Khu vực kinh tế Nhà nước 3 năm qua luôn luôn duy trì tỷ lệ khoảng 38,4% và đang được đổi mới, tổ chức lại giữ vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yêú của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh (bao gồm kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân, và hợp tác xã) phát triển nhanh đã chiếm tỷ lệ khoảng 45 đến 46% và hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xoá đói giảm nghèo.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng cao, có nhiều dự án có
Luận văn liên quan