Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta".
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định phát triển triển nông nghiệp và KTNT là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu để ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện, cơ sở cho việc phát triển triển KT-XH và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta như vậy, nên Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” [15, tr.94].
Kinh tế nông thôn nước ta có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là khu vực chiếm 72% dân số và 56,8% lao động của cả nước. Vì vậy, CDCCKTNT để đẩy mạnh phát triển KTHH, xây dựng nông thôn mới là phù hợp với mục tiêu vận động tiến tới một nền công nghiệp hiện đại; phù hợp với yêu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả của một nền nông nghiệp hàng hoá lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Là một bộ phận hữu cơ của nông nghiệp cả nước, nông thôn tỉnh Vĩnh Long chịu sự tác động và chi phối của quy luật chung trong quá trình CDCCKT. Kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, với tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng sông nước ĐBSCL. Mặc dù trong những năm qua địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn , góp phần ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với khu vực ĐBSCL và cả nước thì quá trình CDCCKT của tỉnh còn chậm; nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của địa phương chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển vững chắc, có hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, thủy sản, khai thác lợi thế sinh thái đặc thù của tỉnh sông nước đồng bằng để tạo ra khối lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long” để viết luận văn thạc sỹ, là mong muốn góp phần luận giải vấn đề cấp thiết đang đặt ra nói trên, mà trọng tâm là phân tích thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cho sự phát triển nhanh và bền vững trên con đường CNH, HĐH đất nước.
123 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta".
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định phát triển triển nông nghiệp và KTNT là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu để ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện, cơ sở cho việc phát triển triển KT-XH và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta như vậy, nên Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” [15, tr.94].
Kinh tế nông thôn nước ta có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là khu vực chiếm 72% dân số và 56,8% lao động của cả nước. Vì vậy, CDCCKTNT để đẩy mạnh phát triển KTHH, xây dựng nông thôn mới là phù hợp với mục tiêu vận động tiến tới một nền công nghiệp hiện đại; phù hợp với yêu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả của một nền nông nghiệp hàng hoá lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Là một bộ phận hữu cơ của nông nghiệp cả nước, nông thôn tỉnh Vĩnh Long chịu sự tác động và chi phối của quy luật chung trong quá trình CDCCKT. Kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, với tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng sông nước ĐBSCL. Mặc dù trong những năm qua địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn…, góp phần ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với khu vực ĐBSCL và cả nước thì quá trình CDCCKT của tỉnh còn chậm; nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của địa phương chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển vững chắc, có hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, thủy sản, khai thác lợi thế sinh thái đặc thù của tỉnh sông nước đồng bằng để tạo ra khối lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long” để viết luận văn thạc sỹ, là mong muốn góp phần luận giải vấn đề cấp thiết đang đặt ra nói trên, mà trọng tâm là phân tích thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cho sự phát triển nhanh và bền vững trên con đường CNH, HĐH đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án TS, các bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
- Đề tài KX08 “Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn”.
- Hội thảo khoa học về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam” vào 2 ngày 22 và 23/11/1994, do Ủy ban kế hoạch Nhà nước và trường Đại học kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức. Có 38 bài viết gửi đến hội nghị và được biên soạn thành kỹ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam” năm 1995.
- “Mấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” của Bạch Hồng Việt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/1995.
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Lê Đình Thắng chủ biên, Nxb nông nghiệp, Hà Nội 1998.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động ở nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (1997). Do TS. Hồ Trọng Viện chủ nhiệm đề tài.
- Nguyễn Thị Hiền (1996): Những yêu cầu đặt ra cho việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạp chí Thông tin lý luận. Số 2, Hà Nội.
- Trần Ngọc Hiên (1998): Đặc điểm kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí Nghiên cứu lý luận. Số 4, Hà Nội.
- Lê Quốc Khách (2000): Các giải pháp phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, Báo Nhân dân số 29 - 2.
- Vũ Xuân Kiều (1996): Những vấn đề có tính quy luật trong việc xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Long (1995): Thị trường - yếu tố quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5, Hà Nội.
- Phạm Xuân Nam (chủ biên): Phát triển nông thôn. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997.
- Nông thôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới. Thông tin tư liệu. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996). Thông tin chuyên đề số 6.
- Chu Hữu Quý: Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
- Lê Đình Thắng (chủ biên): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1998.
- Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên) (1997): Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án điều tra khảo sát thực trạng và tìm giải pháp đối với hộ nông dân không có đất… để sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trung tâm tư vấn phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Ủy ban kế hoạch Nhà nước - Trường đại học quốc dân (1995). Kỷ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.
- Hoàng Việt (chủ biên): Vấn đề sở hữu, sử dụng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
- Luận văn thạc sĩ của Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Đồng Nai - 1999.
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thực trạng về giải pháp - 2001.
- Lê Quốc Sử. Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội 2001.
- Lâm Quang Huyên: Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002.
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 2002.
- Phạm Hùng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2002.
Những tác phẩm và công trình khoa học trên đã đề cập trên các mặt:
- Vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.
- Vai trò tác động của quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa kinh tế đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
Những công trình, tác phẩm, bài viết của các nhà khoa học được đăng tải trên đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau; phân tích một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên các mặt: khái niệm, đặc điểm, tính quy luật của xu hướng chuyển dịch và những giải pháp để thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện có hệ thống về thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Long.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng CDCCKTNT mà đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ:
+ Khảo sát tình hình phát triển kinh tế và thực trạng CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long từ 2001 đến nay.
+ Phân tích, đánh giá và tìm nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ở Vĩnh Long trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ 2001 đến 2007, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ở Vĩnh Long từ 2008 đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của kinh tế - chính trị, cụ thể là:
- Đối với phần lý luận chung, phương pháp được sử dụng chủ yếu là tổng hợp, phân tích các khái niệm hiện có, từ đó rút ra những nhận định và ý kiến tổng hợp.
- Đối với phần thực trạng, chủ yếu là dùng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu đã có sẵn từ đó rút ra kết luận chung.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu; địa bàn nông thôn Việt Nam là nơi sinh sống, hoạt động của 72% dân cư cả nước. Nông thôn là nơi cung cấp nông sản cho xã hội, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn càng phát triển, CCKT nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần khu vực nông thôn được cải thiện sẽ tạo điều kiện quan trọng để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị ngày 10 - 11 - 1998 đã khẳng định: “Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là nông, lâm, thủy sản qua chế biến, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong CCKT nông thôn” [2].
Để CDCCKTNT hợp lý, trước hết phải nhận thức được những lý luận cơ bản về CCKT, CCKT nông thôn.
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một CCKT hợp lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành CCKT phải được thể hiện cả về số lượng cũng như về chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, KT-XH cụ thể của mỗi quốc gia (vùng, hoặc địa phương) qua từng thời kỳ.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận động chuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, KT-XH. Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của CCKT mà không tính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên, KT-XH đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy việc duy trì hay thay đổi CCKT không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trong quá trình vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi, sự vận động và phát triển của LLSX xã hội, các mục tiêu KT-XH sẽ đạt được như thế nào. Nói cách khác CCKT biến đổi chính là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, CCKT phản ánh mối quan hệ LLSX và QHSX của nền kinh tế.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: CCKT là tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT-XH nhất định nhằm đạt hiệu quả KT-XH cao [25, tr.5].
Khái niệm CCKT như nêu trên là khoa học tương đối toàn diện, đầy đủ các bộ phận cấu thành, các mối quan hệ khắng khích giữa các bộ phận cấu thành.
Như vậy CCKT vừa mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử xã hội, đồng thời luôn vận động và phát triển không ngừng, gắn với sự phân công lao động, hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế.
Ta có thể hiểu trực diện hơn, CCKT là: mối quan hệ và tỷ lệ giữa các ngành trong nền kinh tế (hoặc trong GDP), mối quan hệ giữa các vùng kinh tế, giữa các thành phần kinh tế. Từ đó có thể hiểu CDCCKT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành trong nền kinh tế (hoặc trong GDP), sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch CCKT là việc thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng đến mục tiêu đã xác định.
1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội … Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về LLSX và QHSX, về cơ chế kinh tế … vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật; KTNT có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ … trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt KT-XH, KTNT cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: KTNN, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân … xét về mặt không gian và lãnh thổ, KTNT bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên cánh cây màu, vùng trồng cây ăn quả …
Nói cách khác: KTNT là một phức hợp những nhân tố cấu thành LLSX và QHSX trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến phục vụ cho nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Tất cả các ngành đó đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ đó có thể hiểu: CCKT nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn nông thôn có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - KT-XH, trong một thời gian nhất định ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế đó được thể hiện cả về mặt chất và mặt số lượng. Cơ cấu KTNT có vai trò to lớn, ảnh hưởng chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn [22, tr.491-492].
Như vậy, giữa các bộ phận của CCKT nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời theo những tỷ lệ về lượng cũng như về chất. Cơ cấu KTNT tồn tại khách quan nhưng không bất biến, mà luôn biến đổi thích ứng với sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội trong từng thời kỳ. Việc xác lập CCKT nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của LLSX và QHSX, giữa tự nhiên với con người trong khu vực nông thôn theo thời gian và những điều kiện KT-XH cụ thể.
Qua phân tích CCKT nông thôn như trên, ta thấy rằng: CDCCKTNT là sự thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của CCKT nông thôn theo hướng tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn.
Trên thực tế CDCCKTNT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành, sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong CCKT nông thôn. Cơ cấu KTNT là một bộ phận cấu thành quan trọng trong CCKT quốc dân, do đó CDCCKTNT là một nội dung quan trọng trong quá trình CDCCKT của mỗi quốc gia.
1.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn
- Một là, tính khách quan: Cơ cấu KTNT hình thành và phát triển mang tính khách quan, sự vận động và biến đổi CCKT nông thôn phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội. Do vậy không thể áp đặt một cách chủ quan, nóng vội một CCKT nào đó khi các điều kiện tự nhiên, KT-XH chưa đòi hỏi.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang bùng nổ, việc ứng dụng cuộc cách mạng ấy, đặc biệt là công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đang là nhân tố tác động làm chuyển dịch mạnh mẽ CCKT và KTNT, tạo ra một cơ cấu mới ở nông thôn có trình độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn.
Cơ cấu KTNT được hình thành và biến đổi mang tính khách quan, do đó đòi hỏi con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật (quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên), trên cơ sở đó mà xác lập, biến đổi và phát triển CCKT nông thôn sao cho ngày càng hợp lý hơn và hiệu quả cao.
- Hai là, tính lịch sử - xã hội: CCKT nông thôn không bất biến mà luôn vận động, biến đổi và chuyển dịch phù hợp với những điều kiện tự nhiên, KT-XH và tiến bộ của khoa học, công nghệ. Sự biến đổi của các điều kiện trên, kéo theo sự chuyển hoá, biến đổi các bộ phận kinh tế trong hệ thống KTNT, do đó cũng làm cho CCKT nông thôn biến đổi, chuyển dịch theo để hình thành CCKT mới thay thế CCKT cũ không còn phù hợp với thực trạng mà trước đây vốn đã phù hợp với chính bản thân nó.
- Ba là, CCKT nông thôn luôn vận động và phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và hiệu quả: Việc xác lập CCKT nông thôn hợp lý trong một không gian lãnh thổ nhất định có ý nghĩa rất to lớn, vì nó tạo ra hiệu quả KT-XH cao. Tuy nhiên ngày nay phân công lao động xã hội đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, hình thành phân công lao động quốc tế, điều đó đòi hỏi xác định CCKT không chỉ dựa vào các yếu tố nội lực, mà phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Vì vậy, việc lựa chọn cơ cấu hợp lý có hiệu quả trong điều kiện ngày nay là phải biết kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp, tranh thủ tối đa các nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý… của thế giới để khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước nhằm đem lại hiệu quả KT-XH cao.
Ngoài những đặc trưng có tính chất chung trên, CCKTNT còn hình thành và biến đổi phụ thuộc vào những đặc điểm về địa lý, điều kiện khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng, mật độ dân cư, phong tục tập quán, trình độ khoa học công nghệ….
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của CCKT nông thôn, cần phải nhận thức đầy đủ và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để đưa ra những giải pháp có hiệu quả trong quá trình CDCCKTNT ở nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Trong năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại bùng nổ, đặc biệt là công nghệ sinh học đã làm thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế và chuyển đổi CCKT nông thôn. Nhiều quan niệm mới đã xuất hiện như: nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, phát triển công nghệ vi sinh … đã có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế và CDCCKTNT. Những ý tưởng công nghiệp hoá nông nghiệp duy trì về mặt “ cơ khí, sắt thép” đã thất bại, để nhường bước cho công nghiệp hoá nông thôn hài hoà hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hơn, đó là nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp gắn bó và hài hoà giữa kinh tế với môi trường tự nhiên và xã hội, đây cũng chính là định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững.
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu KTNT gồm cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp theo nghĩa rộng, công nghiệp và dịch vụ), cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
* Cơ cấu ngành kinh tế:
Đây là nội dung diễn ra sớm nhất và đóng vai trò quyết định tr