Đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007 - 2011

Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao về số lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Việt Nam đang bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch này đã đạt được một số thành tựu nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thị xã Hương Thuỷ, một đơn vị hành chính mới được thành lập nằm ở phía nam thành phố Huế, tuy còn non trẻ nhưng đã có bước chuyển mình để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của thị xã Hương Thuỷ. Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cũng như mỗi gia đình và bản thân người lao động. Chương trình này bước đầu đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thị xã. Đó là một quá trình quan trọng và cấp thiết của cả nước cũng như địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là thị xã Hương Thuỷ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007-2011” để nghiên cứu. Với mục đích góp phần đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế.

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN Đề Tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007-2011 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao về số lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Việt Nam đang bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch này đã đạt được một số thành tựu nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thị xã Hương Thuỷ, một đơn vị hành chính mới được thành lập nằm ở phía nam thành phố Huế, tuy còn non trẻ nhưng đã có bước chuyển mình để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của thị xã Hương Thuỷ. Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cũng như mỗi gia đình và bản thân người lao động. Chương trình này bước đầu đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thị xã. Đó là một quá trình quan trọng và cấp thiết của cả nước cũng như địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là thị xã Hương Thuỷ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007-2011” để nghiên cứu. Với mục đích góp phần đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Lao động “Lao động là hoạt động có mục, có ý thức của con người nhàm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người”. (Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin). Hay lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh nghiệp hoặc của toàn xã hội. Lao động là quá trình hoạt động tự giác, hợp lý nhờ đó con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên làm cho chúng thích ứng để thõa mãn nhu cầu của mình. Lao động là điều kiện cơ bản của sự tồn tại của con người. Cùng với các nguồn lực thiết yếu khác như máy móc, nguyên vật liệu…lao động sống là nguồn lực của sản xuất, nhưng lao động là sức mạnh năng động của các quá trình sản xuất. 1.1.2. Cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006, " Cơ cấu" hay "kết cấu" là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp của những mối quan hệ cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định. Với các quan niệm trên, cơ cấu lao động được định nghĩa theo các khía cạnh như sau: Ø Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân Ø Cơ cấu lao động theo thành phần sở hữu kinh tế Ø Cơ cấu lao động theo lãnh thổ Ø Cơ cấu lao động theo loại hình tổ chức lao động 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006, chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự chuyển hóa từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hóa này luôn diễn ra theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội, nội dung của chuyển dịch: Ø Chuyển dịch cơ cấu lao động bao gồm sự thay đổi về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh thần trách nhiệm trong lao động. Ø Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay cơ cấu việc làm bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, thay đổi các loại lao động; sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức sở hữu( hoặc theo thành phần kinh tế). 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây là điều kiện tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng mạnh mẽ thì kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng càng nhanh Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới sẽ làm xuất hiện cân đối mới về nhu cầu lao động về cả số lượng lẫn chất lượng lao động. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ làm xuất hiện các ngành mới trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng. Cùng với việc mở rộng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ sẽ thu hút thêm lao động nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Điều này làm cho cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ ngành kinh tế này sang ngành kinh tế khác và có sự phân công lao động theo lãnh thổ. 1.2.2. Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Khi nước ta chỉ còn trong thời kì bao cấp nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể thì lao động chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phần kinh tế này nhưng khi chuyển sang thành phần kinh tế thị trường với đủ các loại thành phần kinh tế thì lao động sẽ chuyển một phần từ các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể sang các thành phần kinh tế khác Các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chính sách mở rộng và phát triển các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành mới sẽ tạo ra nhu cầu về lao động để đáp ứng, giải quyết các chính sách này. 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và chính trị Các điều kiện về kinh tế và xã hôi cho phép biết được tình hình hiện tại cũng như dự đoán được một tương lai gần. Mức thu nhập, các ưu đãi, trợ cấp, địa vị xã hội là động lực cho người lao động lựa chọn ngành nghề, địa điểm lao động...nên ảnh hưởng đến việc chọn nghề. Từ đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều kiện chính trị ổn định thì số người tham gia vào các thành phần kinh tế tư nhân, kiên doanh, hộ gia đình càng tăng nên dẫn đến sự dịch chuyển lao động từ các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể ra các thành phần kinh tế khác. Điều kiện chính trị ổn định cũng là điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động giữa các vùng nhanh và liên tục làm cho chuyển dịch cơ cấu lao động có tốc độ nhanh và có chiều sâu hơn. 1.2.4. Các điều kiện dân số, tự nhiên, môi trường Các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự dịch chuyển. Điều kiện tự nhiên và môi trường khó khăn là động lực cho sự ra đi tìm một vùng mới thuận lợi hơn. Khi dân cư tập trung đông đúc vào một vùng, tài nguyên suy giảm, cuộc sống của cộng đồng sẽ gặp khó khăn hơn là động lực để họ đi tìm một nơi mới hoặc làm các ngành nghề có thu nhập cao hơn. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hương Thủy là thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 5 phường và 7 xã, trung tâm tại thị trấn Phú Bài. Thị xã Hương Thủy nằm ở tọa độ 16008’ đến 16030’ vĩ bắc và 107030’ đến 107045’ kinh đông, phía bắc giáp thành phố Huế, phía tây nam giáp huyện A Lưới, phía tây giáp thị xã Hương Trà, cách thành phố khoảng 10 km [12]. Là một thị xã nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế có điều kiện giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong và ngoài tỉnh, có đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A, đường tránh phía Tây chạy qua địa bàn thị xã nối Thành phố Huế với các tỉnh phía bắc và đường Hồ Chí Minh. Đặc biệt, có sân bay Phú Bài là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và giao lưu văn hóa, kinh tế để thị xã Hương Thủy đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. + Địa hình Thị xã Hương Thủy có địa hình khá phức tạp và đa dạng, bị cắt bởi nhiều sông suối, thác ghềnh, có chiều rộng dọc theo quốc lộ 1A từ Thành phố Huế đến huyện Phú Lộc và chiều dài chạy theo hướng đông tây từ huyện Phú Vang đến huyện Nam Đông. Địa hình thị xã có thể chia thành ba vùng chính : Vùng núi : Nằm ở phía tây nam gồm 2 xã (Phú Sơn, Dương Hòa), chiếm 75% diện tích toàn thị xã. Phần địa giới xã Dương Hòa phía tây sông Tả Trạch có nhiều đồi núi cao (gần 800m) nên rất khó khăn cho việc giao thông đi lại và phát triển KT - XH. Vùng đồng bằng là một dải đất hẹp, từ phía đông quốc lộ 1A đến sông Như Ý, sông Đại Giang được bù đắp bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó, gồm ba xã (Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Tân) và phường Thủy Lương. Vùng này chiếm 10% diện tích tự nhiên của thị xã, đất khá bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước. Vùng bán sơn địa là vùng tiếp giáp hai vùng núi cao, bao gồm ba phường (Thủy Dương, Thủy Phương và Thủy Châu), hai xã (Thủy Bằng và Thủy Phù). Đây là vùng chiếm 15% diện tích tự nhiên của toàn thị xã, vừa có đất đồng bằng, vừa lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, có nhiều thắng cảnh đẹp tạo điều kiện phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tóm lại, địa hình thị xã Hương Thủy tuy có một số mặt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khó khăn ở chỗ đồi núi nhiều nhưng bạc màu, không có biển và đầm phá, diện tích đất nông nghiệp nhỏ, đồng ruộng thấp. Điều kiện tự nhiên này khiến cho việc làm được tạo ra trong ngành nông nghiệp rất hạn chế. 2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn + Khí hậu: Thị xã nằm trong vùng có nhiệt độ quanh năm ở mức cao, có lượng mưa nhiều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 60% lượng mưa cả năm. Ở thị xã trong năm có hai mùa khô và ẩm. Thời kỳ khô từ tháng 5 đếm tháng 9, thời kỳ ẩm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình từ 85% - 90%. Lượng bay hơi bình quân hằng năm khá lớn, khoảng 1000 - 1100 mm/năm, tập trung vào những tháng mùa hè chiếm 70 - 75% lượng bay hơi cả năm. Thị xã Hương Thủy có hai mùa gió chính : gió mùa đông và gió mùa hè. 2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản * Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã là 45.817,49 ha được chia thành các loại đất sau: Đất nông nghiệp (chiếm 11,8%), đất lâm nghiệp (chiếm 53,1%), đất chuyên dùng (chiếm 10,8%), đất khu dân cư (chiếm 3,4%), đất chưa sử dụng (20,9%). Do địa hình thị xã Hương Thủy gồm vừa đồng bằng, vừa miền núi, vừa là vùng bán sơn địa nên có nhiều loại đất khác nhau. Đất vùng đồi núi hầu hết thuộc hệ Feralit như đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất nâu tím trên phiến thạch, đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). Các loại đất này thường có tầng đất nông, nghèo mùn, nếu giữ được độ ẩm thì có thể cải tạo thành loại đất khá màu mỡ. Hệ đất phù sa có diện tích là 3.326,60 ha chiếm 7,26% diện tích tự nhiên toàn thị xã. Nhóm đất này phân bố toàn bộ vùng đồng bằng phía đông và một số nơi rải rác thuộc thung lũng Tả Trạch. * Tài nguyên rừng Hiện nay, thị xã Hương Thủy có diện tích đất lâm nghiệp là 24.315,9 ha, chiếm 53,1% diện tích đất tự nhiên toàn thị xã. Trong đó: rừng tự nhiên 10.662,9 ha, chiếm 43,9% diện tích đất rừng, đất là nguồn nguyên liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp; rừng trồng hiện có 13.653,0 ha, chiếm 56,1% đất rừng, chủ yếu được trồng thông nhựa, keo, bạch đàn, phi lao, tre nứa… * Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã gồm: vàng sa khoáng, sắt, và đặc biệt là đất sét có khá phổ biến ở nhiều nơi như phường Thủy Châu, phường Phú Bài, xã Thủy Tân, xã Phú Sơn đa dạng về nguồn gốc như sét phong hóa từ đá phiến sét, sét bột kết, sét trầm tích, phổ biến hơn cả là sét phong hóa. Về màu sắc, có sét trắng, sét vàng, sét màu tím, màu xanh, màu vàng chanh,…có giá trị sử dụng tốt cho công nghiệp gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài sét ra, trong nhóm khoáng sản kim loại, còn có nhiều loại khác được phân bố rộng và trữ lượng lớn như cao lanh, đá cát kết, đá granit, cuội sỏi, sạn, cát…được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và vật liệu xây dựng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2007-2011, kinh tế của thị xã Hương Thủy đã có bước tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 15.12% năm, trong đó khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng khá mạnh và đang dần vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; công nghiệp - xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2011 đạt 24,53 triệu đồng (khoảng 1.226 USD), cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, nhất là công nghiệp- xây dựng tăng lên đáng kể năm 2011: 40,85% (2007: 32,16%); nông nghiệp giảm từ 29,16% (2007) xuống còn 21,76%(2011). Trong đó, thương mại- dịch vụ giảm nhưng không đáng kể từ 38,68% năm 2007 xuống còn 37,38% năm 2011. 2.1.2.2. Dân số và lao động Năm 2011 dân số trung bình của thị xã Hương Thủy là 98.929 người. Trong đó, dân thành thị có 57.020 người chiếm 57,64% dân số, dân số ở nông thôn chiếm 42,36%. Theo thống kê toàn thị xã có 50.370 lao động chiếm 50,91% dân số của toàn thị xã. Đây là nguồn lao động khá dồi dào cho sự phát triển KT - XH của thị xã. Trong tổng số lao động toàn thị xã, lao động nông- lâm- ngư nghiệp là 16.741 số lao động chiếm tỷ lệ 33,24%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng là 27.069 lao động chiếm tỷ lệ 53,74%, lao động trong lĩnh vực thương mai- dịch vụ là 6560 lao động chiếm tỷ lệ 13,02%. Lao động của Hương Thủy dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, thu nhập và năng suất lao động đều thấp. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng dần lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ nhưng còn chậm 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải Trên địa bàn thị xã Hương Thủy có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua. Có nhiều đường liên thôn, liên xã đảm bảo đi lại thuận lợi. Chất lượng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ chạy qua thị xã và xung quanh thị xã khá tốt. Một số tuyến giao thông liên xã được nâng cấp theo hướng bê tông hóa bằng nhiều nguồn vốn kiên cố hóa giao thông nông thôn là chính, tuy nhiên còn một vài tuyến liên xã chưa được bê tông hóa gây khó khăn cho đi lại, vận chuyển hàng hóa trong mùa mưa. Cở sở vật chất trường học Trong những năm qua, thị xã Hương Thủy đã quan tâm đầu tư mạnh cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, xây dựng mới và nâng cấp các trường học để đảm bảo phục vụ cho nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tính đến năm 2011 thì số trường học đóng trên địa bàn thị xã là 31 trường với 436 phòng học. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến nhưng chưa ngang tầm; cơ sở vật chất, phương tiện và đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; số lượng các trường đạt tiêu chuẩn quốc gia còn ít. Mạng lưới y tế Trên địa bàn thị xã hiện nay có 13 cơ sở y tế trong đó có 1 bệnh viện tuyến thị xã và 12 trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh là 140 giường. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được tăng cường; các chương trình y tế Quốc gia và chương trình y tế địa phương phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, phương tiện và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh ở một số trạm xá phường, xã vẫn còn thiếu. Chất lượng khám, chữa bệnh nhìn chung từ thị xã đến phường, xã có những mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác Dân số Kế hoạch hóa gia đình có những mặt thực hiện tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm nhưng còn ở mức cao. 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu - Thuận lợi Thị xã Hương Thủy có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, hệ thống giao thông vận tải đã được quan tâm, đầu tư tạo điều kiện cho việc lưu thông từ thị xã đến các vùng lân cận. Ngoài ra, thị xã Hương Thủy còn nằm trên trục đường Huế - Đà Nẵng, thuận tiện cho việc giao lưu, mua bán hàng hóa… Trong thời gian qua thị xã Hương Thủy luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, đầu tư của trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ của các sở ban ngành, Đảng bộ và nhân dân thị xã Hương Thủy đã đoàn kết, khắc phục vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung huy động các nguồn lực khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của địa phương, từng bước xây dựng và phát triển KT-XH theo hướng CNH - HĐH và đô thị hóa, mang lại nhiều thành quả quan trọng - Khó khăn Thứ nhất, hầu hết lao động tại thị xã chưa có kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn chưa cao, lực lượng thanh niên nông thôn sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình còn thấp nên dẫn tới tình trạng sống, sinh hoạt, sức khỏe và khả năng tạo việc làm khó khăn hơn. Thứ hai, nhiều lao động ở thị xã không được đào tạo nghề, trình độ học vấn còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công đơn giản, năng suất lao động còn thấp, khả năng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ còn hạn chế; thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong sản xuất kinh doanh, đặt biệt là kinh tế thị trường. Dẫn đến sự kìm hãm phát triển phân công lao động ở nông thôn và làm cho một bộ phận lao động ít có cơ hội tìm việc làm. Thứ ba, có một bộ phận lao động hướng ra thành thị tìm kiếm việc làm và sinh sống. Tâm lý ấy ảnh hưởng không nhỏ đến việc an cư lập nghiệp, tự tạo việc làm làm lãng phí lớn một tiềm năng vô cùng quý giá của thị xã. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động thị xã Hương Thủy 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành nông- lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. Trong các nhóm ngành lớn này lại có sự phân chia các ngành nhỏ như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến,… CDCCLĐ theo ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và phản ánh trình độ kinh tế - xã hội của mỗi địa phương hay của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế chỉ ra rằng: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, GDP/người càng cao thì lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp càng giảm về tuyệt đối và tương đối, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên cả tuyệt đối và tương đối. Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của thị xã Hương Thủy trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị sản xuất theo ngành (triệu đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 Tống số 444.175 542.478 619.567 732.602 929.719 Nông-lâm-ngư nghiệp 126.941 132.333 138.451 141.501 144.308 Công nghiệp- xây dựng 158.664 218.228 253.504 313.075 465.986 Thương mai- dịch vụ 158.570 191.917 227.612 278.026 319.425 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Lao động, thương binh và xã hội thị xã Hương Thuỷ 2011. Biểu đồ 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007-2011 Nhìn từ bảng 2.1 và biểu đồ trên cho ta thấy:tổng giá trị sản xuất của thị xã có xu hướng tăng nhanh. Trong năm năm, từ năm 2007-2011 tỷ trọng trong các ngành có thay đổi, năm 2005 tổng giá trị sản xuất của thị xã đạt 444.175 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 929.719, tăng 2,09 lần so với năm 2007. Trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp vào năm 2007, giá trị sản xuất của ngành đạt 126.941 triệu đồng, chiếm 28,58% so với tổng giá trị sản xuất của 3 ngành. Năm 2011, các chỉ tiêu tương ứng là 144.308 triệu đồng chiếm 15,52%. Như vậy về cơ cấu, nếu xét trong tổng thể giá trị sản xuất của 3 ngành năm 2011 giảm đi 13,06% so với năm 2007. Nhóm ngành công nghiệp –xây dựng đạt 158.664 triệu đồng (2007), chiếm 35,72% so với tổng giá trị sản xuất của 3 ngành nhưng đến năm 2011 với các chỉ tiêu tương ứng là 465.986triệu đồng chiếm 50,12%. Như vậy về cơ cấu, nếu xét trong tổng thể giá trị sản xuất của 3 ngành thì tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành năm 2011 tăng lên 14,4% so với năm 2007. Năm 2007, giá trị sản xuất của ngành thương mại – dịch vụ đạt 158.570 triệu đồng, chiếm 35,7% so với tổng thể giá trị sản xuất của 3 ngành. Năm 2011 các chỉ tiêu tương ứng là 319.425triệu đồng chiếm 34,36%. Như vậy về cơ cấu, nếu xét trong tổng thể giá trị sản xuất của 3 ngành cho thấy, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành năm 2011 giảm xuống 1,34% so với năm 2007. Điều này cho thấy rằng cơ cấu kinh tế thị xã Hương Thủy chuyển dịch đúng hướng, hợp qui luật, nghĩa là tỷ trọng ngành sản xuất phi nông nghiệp có xu
Luận văn liên quan