Thịtrường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam là các nước và vùng
lãnh thổcó hoạt động nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Việt Nam có
quan hệngoại giao với 140 quốc gia , hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt
tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàng dệt may Việt Nam đã và đang có
một thịtrường xuất khẩu rộng lớn, vấn đềquan trọng của chúng ta hiện nay
là cần có một cơcấu thịtrường xuất khẩu của hàng dệt may hợp lý và khoa
học đểcó thếphát huy hết lợi thếvà khảnăng vượt trội của Việt Nam. Hoạt
động xuất khẩu dệt may là hoạt động xuất khẩu chủlực của Việt Nam mang
lại những lợi ích rất to lớn, đặc biệt là với một nước đang phát triển như
nước ta.
79 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Chuyển dịch cơ cấu thị
trường xuất khẩu của hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam- Thực trạng
và giải pháp.”
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ CƠ
CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 7
I. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ...... 7
1. KHÁI NIỆM ............................................................................................. 7
2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY ............................................... 8
II. CƠ CẤU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.............................................. 12
1. CƠ CẤU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU ........................................... 12
2. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM .............................................................................................................. 13
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ................................. 14
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ............... 17
1.MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.............................................................................. 17
2.1 Nhân tố chính trị, pháp luật ................................................................ 17
2.2 Tình hình ngoại thương và các chế định có liên quan ........................ 18
2.MÔI TRƯỜNG VI MÔ.............................................................................. 19
2.1 Năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực ..................................... 19
2.2 Đối thủ cạnh tranh ................................................................................... 20
3.MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ ........................................................................ 22
3
3.1 Nhân tố về xu hướng phát triển thị trường hàng dệt may thế giới .......... 22
3.2 Nhân tố về xu hướng tự do hóa mậu dịch ............................................... 23
3.3 Nhân tố các đối thủ cạnh tranh ................................................................ 23
3.4 Nhân tố quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam với các nước ........ 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA ................................................................................................... 26
I. ĐẶC ĐIỂM HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ....... 26
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 28
1.THỜI KỲ TRƯỚC BTA CÓ HIỆU LỰC ( trước 2002) ........................... 28
2.THỜI KỲ SAU BTA VÀ TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO(2002-2006) . 31
3.THỜI KỲ SAU GIA NHẬP WTO (2007 đến nay) ................................... 34
Bảng 7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ......... 34
III. THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG DỆT MAY CHỦ YẾU
VÀ CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH ................................................................. 36
1. THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG DỆT MAY CHỦ YẾU 36
1.1 Áo thun .................................................................................................... 36
1.2 Quần dài .................................................................................................. 38
1.3 Áo jacket.................................................................................................. 38
1.4 Áo sơ mi .................................................................................................. 39
2.THỰC TRẠNG CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH ........................................ 40
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT
NAM .............................................................................................................. 45
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM48
4
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG DỆT
MAY XUẤT KHẨU ..................................................................................... 48
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY Ở
VIỆT NAM.................................................................................................... 48
2. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM ......................................................................................... 51
3. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU ................ 53
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ................................. 55
1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC ............................................................................. 55
1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách về xuất khẩu dệt may .............................. 55
1.2 Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại ............................................... 56
1.3 Tăng cường công tác dự báo thị trường, nhận biết và ứng phó với các
chính sách bảo hộ mậu dịch và rào cản phi thuế quan trên thị trường nước
ngoài .............................................................................................................. 58
1.4 Thành lập các Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may ....................... 59
1.5 Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển các Cụm công nghiệp Dệt may ..... 60
2. VỀ PHÍA HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM ......................................... 62
3. VỀ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY .. 63
3.1 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu ........................... 63
3.2 Tăng cường đàm phán mở rộng thị trường, chủ động hội nhập ............. 66
3.3 Khai thác thị trường ngách ...................................................................... 66
3.4 Ứng dụng thương mại điện tử và tổ chức tốt các hoạt động thông tin ... 68
3.5 Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm và xác định quy mô sản xuất
của các doanh nghiệp lớn theo mô hình “công ty mẹ, công ty con” ............. 69
KẾT LUẬN ................................................................................................... 70
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 71
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 76
MỞ ĐẦU
Năm 2007, một năm sau khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ
150 của WTO đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt
Nam nói chung và của ngành dệt may nói riêng. Giá trị sản xuất toàn
ngành tăng một cách nhanh chóng, xuất khẩu hàng dệt may vượt qua dầu
thô vươn lên vị trí số 1trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Một năm
dệt may Việt Nam bước ra biển lớn, có điều kiện cạnh tranh một cách công
bằng với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã đưa Việt Nam vào top 10
nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.
Đồng thời, cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam
cũng có nhiều chuyển biến. Thị trường xuất khẩu chủ lực là ba thị trường:
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Ngoài ra, dệt may Việt Nam cũng đã mở rộng thị
trường sang khu vực châu Phi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Đại Dương, Đông
Nam Á, Ukraina,… Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng
dệt may Việt Nam là cần thiết và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
thế giới. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu thị trường
xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam- Thực trạng và
giải pháp”. Mục đích nghiên cứu nhằm xác định cơ cấu thị trường xuất
khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
tổng hợp, phân tích, và đưa ra các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu thị
trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu theo hướng có lợi nhất cho
hàng dệt may xuất khẩu, tận dụng tối đa các lợi thế mà Việt Nam vốn có
6
như: sản phẩm, uy tín, quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế quốc tế…Từ
đó, giúp dệt may Việt Nam tránh và giảm bớt những tác động do khó khăn
trên thị trường thế giới nói chung và tại các thị trường chủ lực nói riêng
mang lại.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của GS-TS Đặng
Đình Đào đã giúp em nhận thức vấn đề một cách rõ ràng hơn và hoàn
thành Đề án này. Trong bài viết của em còn nhiều thiếu sót do chưa có
kinh nghiệm, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để em có thể
hoàn thiện Đề án hơn nữa.
7
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
VÀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM
I. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM
Xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương giữa các nước và vùng lãnh
thổ, trong đó hàng hóa và dịch vụ được bán cho nước khác nhằm mục đích
thu ngoại tệ.
Xuất khẩu hàng dệt may là một bộ phận của hoạt động xuất khẩu,
trong đó hàng dệt may được bán cho nước khác nhằm thu ngoại tệ.
Hàng dệt may là một trong những mặt hàng đầu tiên tham gia vào lĩnh
vực thương mại quốc tế, do đặc điểm của ngành cũng như do như do nhu
cầu của người dân trên thế giới về mặt hàng này. Ngành công nghiệp dệt là
ngành đầu tiên được cơ khí hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa trên thế giới.
Việc thực hiện các hoạt động xuát khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh
doanh hàng may mặc có thể phát huy được các lợi thế và khả năng vượt trội
của họ. Mặt khác, tăng cường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi
phí trên một đơn vị sản phẩm do khối lượng sản xuất gia tăng, doanh thu từ
hoạt động xuất khẩu cũng cao hơn do đồng ngoại tệ có giá cao hơn đồng nội
tệ, từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp .
8
Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam là các nước và vùng
lãnh thổ có hoạt động nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Việt Nam có
quan hệ ngoại giao với 140 quốc gia , hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt
tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàng dệt may Việt Nam đã và đang có
một thị trường xuất khẩu rộng lớn, vấn đề quan trọng của chúng ta hiện nay
là cần có một cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may hợp lý và khoa
học để có thế phát huy hết lợi thế và khả năng vượt trội của Việt Nam. Hoạt
động xuất khẩu dệt may là hoạt động xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mang
lại những lợi ích rất to lớn, đặc biệt là với một nước đang phát triển như
nước ta.
2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY
Dệt may là mặt hàng chủ lực trong chiến lược xuất khẩu của nước ta,
là mặt hàng mà chúng ta có nhiều thế mạnh ( năm 2007, xuất khẩu dệt may
vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu ). Vai trò của việc xuất khẩu hàng dệt may
với một nước đang phát triển như nước ta là rất to lớn và không thể phủ
nhận, cụ thể là:
Xuất khẩu hàng dệt may góp phần tạo nguồn vốn cho công nghiệp
hóa-hiện đại hóa ở nước ta
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là một bước đi tất yếu để phát triển
kinh tế đất nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Sự nghiệp
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đòi hỏi một lượng vốn rất lớn để phát triển cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nhập khẩu những máy móc, thiết bị hiện đại.
Nguồn vốn chủ yếu xuất phát từ bản thân nền kinh tế, nhưng cũng có thể lấy
9
từ các nguồn viện trợ hay đi vay…Tuy nhiên, các nguồn viện trợ hay đi
vay… thường rất khó khăn và đòi hỏi phải hoàn trả sau thời gian nhất định.
Đối với một nền kinh tế bất kỳ, nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất là
nguồn vốn có được từ xuất khẩu.
Từ nhiều năm nay, hàng dệt may luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nước ta và trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn
đứng ở vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp
một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước và tạo ra một vốn
lớn( ngoại tệ) để đầu tư vào trang thiết bị máy móc và xây dựng cơ sở hạ
tầng quốc gia. Đặc biệt, trong năm 2007 hàng dệt may xuất khẩu vươn lên vị
trí số 1 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng
nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại
Việt-Hoa Kỳ có hiệu lực năm 2002 và sự kiện Việt Nam chính thức là thành
viên thứ 150 của WTO vào năm 2007. Điều đó khẳng định vai trò ngày càng
to lớn của xuất khẩu dệt may nước ta.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam những năm
gần đây
10
Chỉ
tiêu
Đv tính
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
KNXU
ấT
KHẩU
Triệu
USD
14482.2
15029.2
16706.1
20149.3
26485.0
32447.1
39826.2
48464.0
Dệt
may
Triệu
USD
1891.9
1975.4
2732.0
3609.0
4429.8
4772.4
5834.4
7832.0
* Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu
sẽ thúc đẩy các ngành liên quan phát triển theo
Ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nằm trong mối
quan hệ tương hỗ với nhiều ngành khác như: cơ khí, chế tạo máy, vận tải
đường biển, nông nghiệp, in, nhuộm, sản xuất nhựa polyme để bao gói sản
phẩm…Đầu tiên phải nhắc đến việc sản xuất các nguyên phụ liệu như bông,
vải sợi, tơ, …Hiện nay, dù sản xuất nhiều hàng dệt may nhưng nước ta đã và
đang phải nhập khẩu khoảng 70% nhu cầu về nguyên phụ liệu, do vậy, khi
xuất khẩu dệt may càng phát triển chúng ta càng phải cố gắng chủ động về
nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, từ đó làm tăng giá trị của sản phẩm.
Mặt khác, để phục vụ cho sản xuất ngày càng phát triển thì càng cần
nhiều những máy móc, thiết bị tiên tiến để phục vụ cho việc sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao mà chi phí cho phế liệu, phế phẩm ngày
11
càng thấp. Từ đó, kéo theo sự phát triển của các ngành cơ khí, chế tạo máy.
Hàng dệt may xuất khẩu của nước ta thường xuất khẩu với số lượng lớn, nên
thường chọn vận tải bằng đường biển vì chi phí thấp và có thể vận chuyển
những khối lượng hàng hóa lớn . Vì vậy, mà ngành hàng hải cũng sẽ có
nhiều điều kiện phát triển hơn.
Góp phần giải quyết công việc cho người dân và cải thiện đời sống
nhân dân
Ngành dệt may là ngành sản xuất đòi hỏi nhiều nhân lực, cần rất nhiều
những lao động khéo léo và cần cù, mà không đòi hỏi nhiều về trình độ.
Điều này rất phù hợp với đặc điểm của lao động Việt Nam, đặc biệt là lao
động nữ. Số lượng lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp dệt may
thương chiếm trên 80%. Sự tăng nhanh chóng của kim ngạch dệt may xuất
khẩu đã tạo ra một khối lượng việc làm khổng lồ cho nước ta, chủ yếu là cho
những lao động giản đơn ở khu vực nông thôn. Nhiều người lao động có
việc làm, có thu nhập ổn định, từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân
và giảm bớt được các tệ nạn xã hội.
Xuất khẩu hàng may mặc phát triển tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy
các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại, phụ thuộc vào
nhau, xuất khẩu cũng chính là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Hiện nay,
hàng dệt may của Việt Nam có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ,
do vậy, việc thúc đẩy xuất khẩu dệt may phát triển cũng đồng thời thúc đẩy
12
các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Để có thể xuất khẩu được thuận lợi
và cạnh tranh với các đối thủ khác, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ có xu
hướng kí kết các Hiệp định, Nghị định thư…với các ưu đãi giành cho nhau.
Từ đó các quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng được mở rộng và phát
triển.
II. CƠ CẤU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
1. CƠ CẤU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU
Nhu cầu về “mặc” là nhu cầu thiết yếu và không thể thay thế được của
con người. Nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là “mặc đẹp” do đó họ có
nhiều yêu cầu khác nhau về loại sản phẩm này. Các yêu cầu phong phú và đa
dạng về chủng loại và chất liệu, tùy thuộc vào đặc điểm về văn hóa, phong
tục tập quán, tôn giáo, khí hậu, tuổi tác, giới tính,…Điều này làm cho cơ cấu
hàng dệt may xuất khẩu rất đa dạng và phong phú về chủng loại phù hợp với
các yêu cầu khác nhau.
Trong những năm gần đây, các chủng loại hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu
của nước ta là: thứ nhất là áo thun( tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2007
là 19.74%), thứ hai là quần dài(tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2007
là17.37%), thứ ba là áo jacket(tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là
14.40%), thứ tư là áo sơ mi(tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là
5.98%). Ngoài ra, còn rất nhiều các chủng loại khác như: áo khoác(4.73%),
váy(4.13%), vải(3.82%), quần áo trẻ em(3.34%), đồ lót(2.62%), quần áo
vest(1.60%), quần áo thể thao(1.33%)…Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các
13
mặt hàng hầu hết đều tăng, số lượng thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu
hầu hết các mặt hàng tăng mạnh so với năm 2006.
2. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM
Năm 2007, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ của cả nền kinh tế nói
chung và dệt may Việt Nam nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu dệt may đã
vươn lên vị trí số 1 sau nhiều năm đứng sau dầu thô. Kể từ khi Hiệp định
thương mại Việt Hoa Kỳ có hiệu lực năm 2002 đến năm 2007 là năm Việt
Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, kim ngạch xuất khẩu của
dệt may Việt Nam không ngừng gia tăng một cách nhanh chóng.
Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam không ngừng được
mở rộng và gia tăng giá trị. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của dệt may
Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Ngoài ra, còn các thị trường khác như:
Đài Loan, Hàn Quốc, Canada, Nga, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ…
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng mạnh
chủ yếu do xuất khẩu sang Hoa Kỳ bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê,
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm đạt 4,47 tỷ
USD, tăng 46,65% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 16,97%
của năm 2006. Trong 3 thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt
Nam năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng
trưởng cao nhất. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ
tăng từ 52,18% trong năm 2006 lên 57,39% trong năm 2007. Điều này
khẳng định, thị trường Hoa Kỳ đóng vai trò rất to lớn đến sự phát triển của
ngành công nghiệp dệt may nước ta.
14
EU là thị trường lớn thứ 2 đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 1,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 19,74%, thấp hơn so với mức 37,46% của
năm 2006 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 21,32% của
năm 2006 xuống 19,14% trong năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản năm
2007 tăng 12,14% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 3,93% của
năm 2006. Giá trị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 700
triệu USD. Hiện tại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3, chiếm 9,05% tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta, giảm so với tỷ trọng năm
2006 là 10,76%.
Như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may nước ta vào
ba thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chiếm 85% tổng kim ngạch
xuất khẩu của hàng dệt may. Điều đó cho thấy, rất nhiều thị trường khác đã
được phát hiện nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có như:
Nga, châu Phi, châu Đại Dương…
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
Có thể coi 2007 là năm kỳ tích đối với ngành dệt may Việt Nam, lần
đầu tiên vượt qua dầu thô trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất, ước đạt 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006. Thành tích này đã đưa
Việt Nam từ thứ 16 lên top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn
nhất thế giới.
15
Đáng trân trọng hơn, những kết quả nói trên lại đạt được trong bối
cảnh không thuận lợi, có rất nhiều áp lực, sóng gió từ thị trường nước ngoài
đối với dệt may Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến thị trường Hoa Kỳ, chiếm
khoảng 55% kim ngạch xuất khẩu nước ta, vì thế, động thái của thị trường
này ảnh hưởn