Đề tài Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia

Hoạt động chuyển giá mang đến thuận lợi cho MNC trong thực hiện kế hoạch và mục tiêu kinh doanh tuy nhiên chuyển giá cũng chứa đựng những nguy cơ khi MNC phải gánh chịu những hình phạt nặng nề của quốc gia sở tại và các quốc gia có liên quan. • Thuận lợi:  Dựa vào các lợi thế về tiềm lực tài chính, những ưu đãi mà các quốc gia đặt cách cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tư như thuế suất, hạn ngạch, lĩnh vực đầu tư thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việc thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở.  Đối với các quốc gia có chính sách tiền tệ thắt chặt thì thực hiện việc chuyển giá sẽ giúp cho MNC dễ dàng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thực hiện những kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.  Khi tiến vào một thị trường mới, MNC thông qua hoạt động chuyển giá và dựa vào nguồn lực tài chính dồi dào để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đánh bật và thâu tóm các công ty nhỏ lẻ trong nước. Các chi phí phát sinh trong quá trình này sẽ được chia sẻ cho các công ty con khác và cả công ty mẹ. Vì vậy đứng trên phương diện tài chính thì MNC sẽ không bị áp lực nhiều về tình trạng thua lỗ.  Các MNC sẽ xây dựng một kế hoạch về thuế trên qui mô tổng thể sao cho có lợi nhất và từ đó dựa vào sự chênh lệch về mức lãi suất giữa các quốc gia để thực hiện việc mua bán nội bộ, chuyển giá nếu cần thiết nhằm đạt mục tiêu về thuế.  Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một mặt giúp các công ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, một mặt lại thu hồi vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư.  Thông qua việc mua bán qua lại thì các MNC có thể tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì các hoạt động này thường tốn nhiều chi phí và khả năng thành công cũng không cao. MNC sẽ giảm được một số các rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định của nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác.

doc97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ---( ( (--- GVHD: Lê Thị Hồng Minh Nhóm thực hiện – TCDN2 - K33: Nguyễn Hồng Anh Trần Long Châu Phạm Thị Ngọc Hà Trần Hồng Hạnh Trương Thúy Hằng Trần Thị Thiên Hương Bùi Thị Bích Loan La Mỹ Phụng Bùi Thị Bích Phương Nguyễn Thị Thanh Thảo Phạm Thị Ngọc Trang Hồ Bích Trâm Ngô Thị Vân Tuyền Phạm Thị Kim Xinh TP. Hồ Chí Minh, 9/2010 MỤC LỤC I/ Nhận thức về chuyển giá dưới gốc độ nhà đầu tư và chính phủ 2 1. Nhà đầu tư (MNCs) 2 2. Chính phủ 4 2.1. Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư 4 2.2. Quốc gia xuất khẩu đầu tư 6 II/ Nguyên tắc giá thị trường (ALP) 7 III/ Một số vấn đề về chuyển giá tài chính 15 1. Dự báo lãi suất cho khoản vay giữa các công ty liên kết 15 2. Hướng dẫn định giá chuyển giao cho các khoản vay giữa các bên liên kết 18 3. Lãi suất trên khoản vay trả chậm (Interest on certain deferred payments) 19 4. Định giá bảo lãnh (Pricing Guarantees) 19 IV/ Xu hướng chuyển giá tại các lĩnh vực và các nước 20 1. Xu hướng chuyển giá thông qua một nghiên 20 2. Chuyển giá trong ngành dược 22 3. Case study – Chuyển giá ở một số công ty 26 3.1. Công ty Alpha 26 3.2. Công ty Delta 34 3.3. Công ty Bravo 45 V/ Chuyển giá ở Việt Nam 60 1. Một số trường hợp chuyển giá 60 2. Khảo sát việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 64 2. Phương thức trốn thuế qua chuyển giá - Việt Nam nhận diện và xủ lý vấn đề này 83 I/ Nhận thức chuyển giá dưới góc độ nhà đầu tư và chính phủ Nhà đầu tư (MNCs) Hoạt động chuyển giá mang đến thuận lợi cho MNC trong thực hiện kế hoạch và mục tiêu kinh doanh tuy nhiên chuyển giá cũng chứa đựng những nguy cơ khi MNC phải gánh chịu những hình phạt nặng nề của quốc gia sở tại và các quốc gia có liên quan. Thuận lợi: Dựa vào các lợi thế về tiềm lực tài chính, những ưu đãi mà các quốc gia đặt cách cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tư như thuế suất, hạn ngạch, lĩnh vực đầu tư… thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việc thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở. Đối với các quốc gia có chính sách tiền tệ thắt chặt thì thực hiện việc chuyển giá sẽ giúp cho MNC dễ dàng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thực hiện những kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Khi tiến vào một thị trường mới, MNC thông qua hoạt động chuyển giá và dựa vào nguồn lực tài chính dồi dào để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đánh bật và thâu tóm các công ty nhỏ lẻ trong nước. Các chi phí phát sinh trong quá trình này sẽ được chia sẻ cho các công ty con khác và cả công ty mẹ. Vì vậy đứng trên phương diện tài chính thì MNC sẽ không bị áp lực nhiều về tình trạng thua lỗ. Các MNC sẽ xây dựng một kế hoạch về thuế trên qui mô tổng thể sao cho có lợi nhất và từ đó dựa vào sự chênh lệch về mức lãi suất giữa các quốc gia để thực hiện việc mua bán nội bộ, chuyển giá nếu cần thiết nhằm đạt mục tiêu về thuế. Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một mặt giúp các công ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, một mặt lại thu hồi vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thông qua việc mua bán qua lại thì các MNC có thể tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì các hoạt động này thường tốn nhiều chi phí và khả năng thành công cũng không cao. MNC sẽ giảm được một số các rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định của nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác. Chuyển giá không chỉ giúp công ty về vấn đề thuế mà còn: 1. Điều phối nhu cầu lương nhân viên bằng cách giảm lợi nhuận công bố. 2. Giảm khoản chia lợi nhuận cho các cổ đông thiểu số giảm lợi nhuận cho các cổ đông thiểu số. 3. Chống lại việc kiểm soát giá của chính phủ bằng cách tăng chi phí. 4. Tránh chi phí chống chuyển giá bằng cách giảm chi phí cơ bản. 5. Giảm tác động của hải quan khi nhập khẩu.  Những động lực để công ty chuyển giá trên và dưới giá  Nguy cơ: MNC sẽ phải gánh chịu những hình phạt rất nghiêm khắc từ cơ quan thuế nếu việc chuyển giá bị phát hiện. MNC có thể bị phạt một số tiền rất lớn hoặc bị rút giấy phép kinh doanh và chấm dứt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó. Uy tín của MNC trên thương trường quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tâm điểm chú ý của các cơ quan thuế của các quốc gia khác mà MNC có trụ sở. Chính phủ 2.1. Quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư Về lâu dài, tình trạng chuyển giá có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền sản xuất trong nước cũng như vị thế quốc gia trên thị trường thế giới.  Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu tố đầu vào từ đó các MNC này rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm cho thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không trung thực. Trong một số trường hợp, quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn nên trở thành người được hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá của các MNC. Vì vậy mà các quốc gia này cố ý làm lơ để các MNC tha hồ thực hiện hành vi chuyển giá và các quốc gia này không sẵn lòng hợp tác với chính quốc để ngăn chặn hành vi chuyển giá. Về lâu dài, khi mà có sự chuyển biến của môi trường kinh doanh quốc tế thì các quốc gia này từng được xem là “thiên đường về thuế” sẽ đến lượt gánh chịu những hậu quả do việc thả lỏng và thờ ơ trong công tác quản lý trước đây gây ra. Lúc này các quốc gia này sẽ phải đương đầu với khó khăn về tài chính do các nguồn thu không bền vững đã phản ánh không chính xác sức mạnh của nền kinh tế và khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra. Thông qua hoạt động chuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi mới tham gia vào thị trường, các MNC sẽ tiến hành các chiêu thức quảng cáo và khuyến mãi quá mức, và hậu quả là lũng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh vì vậy mà dần dần sẽ bị phá sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh doanh trong các ngành khác. Các MNC sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do. Chính phủ của quốc gia này sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển. Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC sẽ thực hiện kế hoạch thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Với tiềm lực tài chính mạnh, các MNC sẽ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm được quyền quản lý các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài. Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đối tác trong nước không đủ tiềm lực tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ công ty liên doanh chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước đã thành công. Chuyển giá sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa MNC với doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một MNC sử dụng công cụ chuyển giá để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy MNC sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các MNC. Các hoạt động chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì về lâu dài các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau đó là sự chi phối về mặt chính trị. Hoạt động chuyển giá sẽ gây ra tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc giá đó. 2.2. Quốc gia xuất khẩu đầu tư Xem xét toàn bộ quá trình thực hiện hành vi chuyển giá thì chúng ta có thể nhận ra là các MNC là người được hưởng lợi nhiều nhất vì tối thiểu được khoản thuế phải nộp. Quốc gia nào có thuế suất thấp hơn sẽ được hưởng lợi, trong ví dụ trên chính quốc là quốc gia bị thiệt thòi nhất và chính quốc cũng chính là quốc gia xuất khẩu đầu tư. Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế của quốc gia này. Trong một số trường hợp nghiệm trọng hơn thì các quốc gia này còn bị các MNC “móc túi” tiền thuế thu được từ các công ty làm ăn lương thiện khác đã nộp. Hoạt động chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy hành vi chuyển giá của MNC mang lại những tác động không tốt cả cho nước tiếp nhận đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư nhưng có một số quốc gia vì lợi ích riêng của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các MNC thực hiện hành vi chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận của MNC tại các quốc gia khác về. Các quốc gia này xây dựng các mức thuế suất thật thấp, thậm chí bằng không và tạo thành các “thiên đường về thuế” để các MNC thực hiện việc chuyển giá thông qua việc thành lập chi nhánh tại những quốc gia này và mang những tài sản có giá trị như bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu phát minh sản phẩm mới, chi phí quảng cáo và khai lợi nhuận phát sinh tại đây là cao nhất. Các quốc gia này với các mục tiêu khác nhau như kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân cư trong nước… Các quốc gia với việc thực hiện những chính sách này đã thu hút được các MNC đóng trụ sở chính tại các quốc gia này và chuyển tài sản, lợi nhuận, các luồng vốn từ chính quốc về đã gây khó khăn trong công tác quản lý các nguồn vốn, quản lý vĩ mô về kinh tế tại chính quốc. II/ Nguyên tắc giá trị thị trường Nguyên tắc giá thị trường (ALP) là nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng giữa các bên liên kết tuân thủ theo điều kiện khách quan của thị trường cạnh tranh, như thể các giao dịch này được thực hiện giữa các đơn vị độc lập. Về nguyên tắc chung, hai công ty có quan hệ liên kết với nhau khi một công ty có thể kiểm soát hay có ảnh hưởng trọng yếu lên những quyết định kinh doanh, và việc điều hành hoạt động của công ty kia hoặc cả hai công ty đều dưới quyền kiểm soát của một công ty khác. Thông thường, hai công ty được coi là có quan hệ liên kết với nhau khi công ty này nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp tối thiểu 20% quyền biểu quyết của công ty kia. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định giá chuyển nhượng do không thống nhất được với cơ quan thuế về giá chuyển nhượng phù hợp. Vì vậy, cơ quan thuế và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau nhằm giải quyết những bất đồng nêu trên. Sự thỏa thuận đó tạm dịch là “thỏa thuận xác định giá trước” (“Advance Pricing Arrangements”). Theo định nghĩa của OECD về Hướng dẫn định giá chuyển nhượng, thỏa thuận xác định giá trước là một thỏa thuận giữa bên nộp thuế, gồm một hay một số doanh nghiệp liên kết, với một hay một số cơ quan thuế nhằm xác định trước một loạt những tiêu chuẩn như phương pháp định giá, các giả định kinh tế, các dự báo của các giao dịch về định giá chuyển nhượng trong một khoảng thời gian cố định. Khi xác định giá chuyển giao theo ALP, phải xem xét 5 nhân tố so sánh được: Đặc điểm tài sản và dịch vụ (Characteristics of properties or services) Sự khác nhau trong đặc điểm của tài sản và dịch vụ có thể dẫn đến những sai biệt trong giá trị thị trường. Vì vậy, so sánh những đặc điểm này sẽ hữu ích trong việc quyết định tính so sánh được giữa những giao dịch kiểm soát được và những giao dịch không kiểm soát được. Những đặc điểm cần quan tâm là tính sẵn có và số lượng cung cấp, hình thức giao dịch, loại hình tài sản và những đặc điểm kỹ thuật, lợi ích khi sử dụng sản phẩm.. Phân tích chức năng (Funtional analysis) Phân tích chức năng sẽ thể hiện chức năng của các bên tham gia vào giao dịch, tài sản nào được trao đổi và rủi ro có thể có. Nó nhận diện và so sánh những hoạt động kinh tế và trách nhiệm của các công ty độc lập và các công ty liên kết. Các điều khoản hợp đồng (Contractual term) Các điều khoản hợp đồng xác định trách nhiệm, rủi ro và những lợi ích rõ ràng và tiềm ẩn giữa các bên tham gia giao dịch. Môi trường kinh tế (Economic circumstances) Việc xác định giá trị thị trường có thể rất khác nhau giữa các thị trường. Ngay cả khi các giao dịch là có thể so sánh được, liên quan đến cùng loại tài sản hoặc dịch vụ, vẫn có thể xảy ra những tình huống mà những điều kiện của thị trường có thể ảnh hưởng đến giá cả. Những nhân tố cần xem xét khi quyết định tính so sánh được giữa các thị trường là: Vị trí địa lý, quy mô thị trường, sự cạnh tranh, tính sẵn có, sức mua, cung cầu. Chiến lược kinh doanh (Business strategy) Nhân tố cuối cùng là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh xem xét đến quan điểm của công ty như sự đổi mới, phát triển sản phẩm, sự ngại rủi ro, mức độ đa dạng hóa. Ví dụ một công ty đang muốn mở rộng thị phần có thể có xu hướng định giá chuyển giao thấp. Những phương pháp xác định giá truyền thống:  Comparable uncontrolled price method(CUP): Một cách để kiểm soát những giao dịch giữa các công ty liên kết có tuân theo ALP hay không là so sánh với giá của giao dịch tương tự giữa các bên độc lập. Phương pháp này thường được áp dụng khi các sai biệt trong giá của giao dịch giữa các bên độc lập và các giao dịch giữa các bên liên kết là do những quan hệ về tài chính và thương mại. Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh với giao dịch của các bên liên kết trong phương pháp CUP khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau: Không có sự khác biệt nào giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các công ty tham gia giao dịch có thể ảnh hưởng đến giá bán lại trên thị trường. Thực hiện những điều chỉnh hợp lý để loại bỏ tác động của những sự khác biệt này. Phương pháp giá bán lại-Resale method: Phương pháp này xem xét một sản phẩm được mua bởi công ty A – là công ty liên kết với công ty B, sau đó đem bán lại cho bên độc lập C. Giá bán lại sau trừ đi tổng lợi nhuận kỳ vọng hợp lý đã bao gồm chi phí bán hàng và chi phí hoạt động và vẫn còn lại lợi nhuận hợp lý cho công ty A. Giá bán lại sau khi trừ đi lợi nhuận có thể xem là giá thị trường hợp lý trong hoạt động chuyển giá giữa A và B. Có rất nhiều nhân tố có thể tác động đến lợi nhuận của công ty. Những hoạt động, cam kết của người bán có thể ảnh hưởng rất lớn đến chi phí bán hàng và chi phí hoạt động. Trong khi một số người bán chỉ thực hiện những dịch vụ rất giới hạn, những người bán khác phải gánh chịu hầu hết rủi ro và trách nhiệm. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận là sự thay đổi của thị trường, tỷ giá hối đoái và chi phí. Phương pháp cộng chi phí-The cost plus method: Phương pháp này xem xét chi phí của công ty B khi bán hàng hóa cho công ty A. Chi phí của công ty A cộng thêm với chi phí của công ty B được xem là giá thị trường của giao dịch. Phương pháp này được sử dụng cho những công ty liên kết có thỏa thuận mua bán, cung ứng lâu dài hoặc là bán sản phẩm dở dang cho nhau. So với 2 phương pháp trước, phương pháp cộng chi phí có một số khó khăn khi xác định chi phí. Trong một số trường hợp không thể xác định mối liên hệ giữa chi phí và giá thị trường. Thị trường thường trả giá cao cho những sản phẩm có kiểu dáng hay thương hiệu riêng. Trong nhiều trường hợp công ty có thể tạo ra những sản phẩm rất có giá trị chỉ với chi phí rất thấp hoặc ngược lại, mặt khác, do áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh, các công ty có xu hướng hạ thấp giá bán. Và cũng giống như phương pháp giá bán lại, một số thay đổi có thể ảnh hưởng đến chi phí của bên cung ứng. Phương pháp khác: Những phương pháp này được sử dụng khi không thể xác định được giá thị trường cho các sản phẩm chuyển giao. Phương pháp tách lợi nhuận (profit split method): Đối với phương pháp này, đầu tiên phải xác định lợi nhuận cần được tách và sau đó sẽ tiến hành phân chia cho các bên tham gia vào giao dịch dựa trên tỷ lệ đóng góp. Phương pháp so sánh lợi nhuận: Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.     Vào 8/1/2009, the State Administration of Taxation ("SAT") ban hành Implementation Rules for Special Tax. Luật hướng dẫn về định gía chuyển giao. Những loại giao dịch mà luật chi phối: Mua, bán, chuyển nhượng và sử dụng tài sản hữu hình. Chuyển nhượng và sử dụng tài sản vô hình. Các hoạt động tài chính : Nợ, bảo lãnh, và tất cả khoản trả chịu lãi suất và trả chậm (loans, guarantees, and all types of interest-bearing advance payments and deferred payments) Cung ứng dịch vụ. Các phương thức định giá chuyển giao (đã được đề cập đến trong ALP). Dưới đây là ký hiệu và áp dụng phương pháp cho từng trường hợp The Comparable Uncontrolled Price Method ("CUP"). The Resale Price Method ("RPM"). The Cost Plus Method ("CPLM"). The Transactional Net Margin Method ("TNMM"). The Profit Split Method ("PSM"). Phương pháp  Mua, bán, chuyển giao tài sản hữu hình  Sử dụng tài sản hữu hình  Chuyển giao hoặc sử dụng tài sản vô hình  Tài chính  Cung cấp dịch vụ   CUP  √  √  √  √  √   RPM *  √               CPLM  √  √     √  √   TNMM  √  √  √     √   PSM  Được áp dụng khi có giao dịch hợp nhất lớn khó phân biệt đánh giá riêng kết quả mỗi bên.   * RPM được áp dụng khi người bán lại không có quá trình tăng thêm giá trị cho sản phẩm như thay đổi hình dạng, tăng thêm tính năng, thương hiệu. Thanh tra chuyển giá và điều chỉnh Doanh nghiệp có thị phần lớn và nhiều giao dịch có liên quan. Doanh nghiệp báo cáo lỗ, lợi nhuận biên hoặc biến động lợi nhuận lớn trong 1 thời kỳ. Doanh nghiệp mà lợi nhuận thấp hơn doanh nghiệp khác cùng ngành. Doanh nghiệp mà lợi nhuận nó không tương xứng với chức năng và rủi ro của nó. Doanh nghiệp giao dịch với các bên thành lập ở nơi ưu đãi thuế (tax havens). Doanh nghiệp chưa tuân thủ các báo cáo hiện hành. Doanh nghiệp rõ ràng không tuân theo nguyên tắc giá thị trường. Lập 1 database theo dõi tình hình các công ty trong nhiều năm. III/ Một số vấn đề về chuyển giá tài chính. 1. Dự báo lãi suất cho khoản vay giữa các công ty liên kết Bài nghiên cứu của Oscar MONTERO C., 2009 Tóm lược Bài nghiên cứu về cách định lãi suất cho khoản vay giữa các công ty có liên kết dựa trên ALP. Phân tích chuyển giá khoản vay giữa các công ty liên kết thường dùng Comparable Uncontrolled Price Method (CUP method). CUP so sánh lãi suất khoản vay giữa các công ty liên kết với số liệu thống kê trên các giao dịch so sánh thị trường. Interquartile Range (IQR) là chuỗi số liệu thông thường cho việc so sánh này. Theo CUP, Plunkett và Mimura cho rằng“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nguồn dữ liệu dồi dào cho việc nhận diện lãi suất và cung cấp dữ liệu đầy đủ cho việc so sánh” (Plunkett & Mimura, 2005). Plunkett and Powell đề nghị dùng dữ liệu lãi suất trái phiếu doanh nghiệp theo mức tín nhiệm. Phân tích định giá chuyển giao thông qua công cụ nợ doanh nghiệp Corporate Debt Instruments (CDIs) với điều kiện thị trường và rủi ro của khoản vay giữa các công ty liên kết. Những điều kiện thị trường liên qua đến tiền tệ, ngành, thời gian và kỳ hạn hợp đồng, rủi ro liên quan đến mức tín nhiệm. Để có kế hoạch
Luận văn liên quan