-Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương
ESCAP: “Công nghệ là một hệ thống kiến thức về qui
trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hay thông
tin”. Sau đó ESCAP mở rộng khái niệm trên “Nó bao gồm
tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử
dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.
-Theo luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm
2003, Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
45 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua hoạt động FDI: Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG FDI.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM
GVHD: GS TS VÕ THANH THU
THỰC HIỆN: Ngô Thị Ngọc Diệp
Trương Hoàng Chinh
Nguyễn Minh Thúy An
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
NỘI DUNG
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA FDI
5
KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CỦAMỘT SỐ NƯỚC THÔNG QUAFDI
2
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở
VN THÔNG QUA FDI
3
THÀNH CÔNG, TỒN TẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁCĐỘNG
4
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ & VÀ VẤN ĐỀ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ
& VẤN ĐỀ CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ
1
- Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương
ESCAP: “Công nghệ là một hệ thống kiến thức về qui
trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hay thông
tin”. Sau đó ESCAP mở rộng khái niệm trên “Nó bao gồm
tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử
dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.
- Theo luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm
2003, Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ
PHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ
- Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ.
+ Công nghệ cao
+ Công nghệ thường
+ Công nghệ thấp hơn
- Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực
trong công nghệ:
+ Công nghệ có hàm lượng lao động cao
+ Công nghệ có hàm lượng vốn cao
+ Công nghệ có hàm lượng tri thức cao
KHÁI NIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
-Theo ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương
“Chuyển giao công nghệ có nghĩa là việc tiếp nhận
công nghệ nước ngoài và là một quá trình vật lý (trí tuệ) – là
quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên
và sự hiểu biết, học hỏi của một bên khác”.
- Theo Nghị định Chính phủ số 11/2005/NĐ-CP
“Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán
công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã
được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật.
Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp
của hợp đồng chuyển giao công nghệ”
CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
a. Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ
- Kênh trực tiếp:
Liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hỗ trợ kỹ thuật & nhượng quyền
Hình thức “chìa khóa trao tay” trong giao thầu
Hợp tác nghiên cứu & triển khai công nghệ
- Kênh gián tiếp
Mua máy móc thiết bị & linh kiện
Thuê chuyên gia nước ngoài
Đào tạo nhân viên kỹ thuật ở nước ngoài
Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài
b. Theo nguồn cung cấp công nghệ
- Chuyển giao dọc
- Chuyển giao ngang
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
LIÊN DOANH
Ưu điểm Nhược điểm
- Nhà đầu tư nước ngoài là người nắm công
nghệ, sử dụng công nghệ vì vậy sẽ thuận lợi
cho bên nhận chuyển giao trong quá trình áp
dụng CN
- Lực lượng lao động của bên nhận nhận được
sự đào tạo có giá trị. Tham gia vào quá trình
phát triển, nâng cao công nghệ
- Bên nhận tạo ra được sản phẩm mới mà
không tốn thời gian, chi phí rủi ro trong nghiên
cứu và phát triển.
- Trong quá trình sử dụng công nghệ mới, bên
nhận có thể tạo ra các cải tiến hoặc tạo ra các
sản phẩm hoàn toàn mới.
- Bên nhận muốn thiết lập quan hệ với bên
giao công nghệ để từ đó có thể mở rộng hợp
tác cùng có lợi trong tương lai.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư tại một
nước đang phát triển mà nhiều vấn đề dài hạn
đang còn là những ẩn số thì mục tiêu cao nhất
của dự án là tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn
hạn.
Trong môi trường đầu tư mà yếu tố hấp dẫn
chính chỉ bao gồm lao động rẻ, tài nguyên rẻ
thì công nghệ được chuyển giao khó có thể là
những công nghệ đang trong giai đoạn tốt
nhất, cũng không thể là những công nghệ có
trình độ tiên tiến, hiện đại cao.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Thực tế là trong hoạt động
chuyển giao công nghệ bên nhận công nghệ không chỉ là doanh nghiệp nhận
công nghệ mà còn là chính phủ nước sở tại nhận công nghệ
Ưu điểm Nhược điểm
-Thay thế việc nhập khẩu sản phẩm bằng
cách nhận CGCN để thực hiện việc sản
xuất trong nước.
-Tăng nguồn thu nhập từ thuế.
-Chính phủ muốn sử dụng nguyên liệu địa
phương trong sản xuất, từ đó có điều kiện
mở rộng các cơ sở công nghiệp.
- Nâng cao trình độ của lực lượng lao động,
giải quyết việc làm trong nước
- Ô nhiễm môi trường, nguy cơ trở thành
“bãi thải công nghệ” của các nước công
nghiệp phát triển
- Lãng phí nguồn tài nguyên và thiếu nguồn
năng lượng
-Rủi ro về sự trùng lặp công nghệ
HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ NHƯỢNG QUYỀN
Ưu điểm Nhược điểm
- Hai bên tham gia hoàn toàn độc lập với
nhau. Bên nhận có nhiều thuận lợi để làm
chủ CN được chuyển giao và sử dụng CN
đó phục vụ cho lợi ích của mình.
- Là “người mua”, thanh toán sòng phẳng,
độc lập về tài chính. Được bảo hộ bởi các
điều luật của nước sở tại nên bên nhận
có thể chủ động lựa chọn CN chuyển
giao, thương lượng về các điều khoản
của hợp đồng CGCN
- Phải có một khoản vốn để trả cho bên
giao, đầu tư thực hiện các giải pháp CN
được chuyển giao (mua thiết bị, cải tạo
hạ tầng, đào tạo nhân lực…)
- Bên nhận cần có những hiểu biết cần
thiết về nghiệp vụ chuyển giao CN
- Bên nhận gặp khó khăn là làm sao nhận
được đúng, đủ những yếu tố CN mình
cần, xác định đúng giá CN
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
CHÌA KHÓA TRAO TAY
Ưu điểm Nhược điểm
- Bên nhận ít rủi ro, có thể vận hành nhà
máy ngay
- Đảm bảo các yếu tố đồng bộ.
- Hình thức CGCN thụ động, có thể có tác
dụng ngay về thương mại, ít có tác dụng về
phương diện nâng cao năng lực CN
-CN được chuyển giao do bên giao quyết
định do đó có một số điểm không phục vụ
cho các mục tiêu phát triển CN của bên
nhận CN
- Chi phí cao hơn rất nhiều so với hình thức
khác do không tận dụng được năng lực
cung ứng dịch vụ phụ trợ của công ty nước
sở tại.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VÀ CÙNG TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ
Ưu điểm Nhược điểm
-Thựchiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư,
cùng chịu rủi ro
-Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên,
tạo ra thế mạnh chung mà trước đó mỗi
bên không có
- Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quá
trình tạo ra công nghệ, học hỏi lẫn nhau
- Hình thức này khó thực hiện vì các công
ty nước sở tại thực chất không có các
nguồn lực gì cho việc hợp tác.
- Nguy cơ là bên chuyển giao muốn lợi
dụng công ty nước sở tại về mặt nào đó
(cung cấp số liệu, làm thuê với giá thấp..)
hoặc muốn khai thác/ tình báo những bí
quyết của chủ nhà đối với một số CN độc
đáo, truyền thống của mình
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
CHUYỂN GIAO DỌC
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
Ưu điểm Nhược điểm
- CN mới, chưa từng được áp dụng ở
quốc gia nào khác
- Bên tiếp nhận có thể độc quyền sản
xuất loại sản phẩm do CN mới này tạo ra
-Bên chuyển giao CN: nếu không có điều
kiện áp dụng CN mình vừa tạo ra thì vẫn
thu được lợi nhuận.
- Cơ sở sản xuất của bên tiếp nhận như
nơi thí nghiệm CN mới của mình
- Gặp rủi ro trong quá trình áp dụng công
nghệ mới trong trường hợp bên chuyển
giao cũng chưa có kinh nghiệm trong việc
ứng dụng công nghệ mới này
CHUYỂN GIAO NGANG
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨC
Ưu điểm Nhược điểm
-Chi phí mua CN này thường rẻ hơn
-Ít rủi ro trong quá trình áp dụng CN này
vì đã từng được sử dụng
- Bên chuyển giao đã có kinh nghiệm
trong việc áp dụng CN
- Sử dụng CN cũ, đôi khi lạc hậu, lỗi thời
- Nguy cơ trở thành nơi chứa đựng “rác
CN”
KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ
NƯỚC THÔNG QUA FDI
2
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCN
Nhật Bản
- Nắm bắt các thành tựu kỹ thuật hiện đại bằng cách nhập các công nghệ,
sáng chế của nước ngoài.
- Trên cơ sở tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ với năng lực công nghệ
nội sinh của mình, Nhật Bản hoàn thiện, triển khai và bán lại các sáng chế
đó.
- Thực hiện chiến lược tiếp cận công nghệ nước ngoài, chủ yếu là công
nghệ của các nước phương Tây.
- Hàng loạt các công ty liên doanh Nhật – Mỹ được hình thành và đưa vào
hoạt động, đã chuyển giao trực tiếp các kiến thức nghiên cứu và phát
triển công nghệ cho các nhà sản xuất Nhật Bản. Tính trong thời gian này,
số hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Nhật Bản lên tới 42.000 hợp
đồng với tổng giá trị là 17 tỷ USD.
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCN
THÀNH TỰU
- Tạo được điều kiện thay đổi sâu sắc cơ cấu công nghệ bằng
cách đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mới có hàm
lượng khoa học công nghệ cao.
- Nâng cao sức lao động xã hội.
- Tiết kiệm đáng kể chi phí cho nghiên cứu khoa học và trong
thời gian ngắn đã nhảy vọt từ trình độ kỹ thuật lạc hậu sang trình
độ tiên tiến.
- Nhật Bản đã chuyển dần từ việc nhập khẩu CN sang tự đảm
đương lấy việc nghiên cứu và triển khai, dần dần tự sản xuất và
xuất khẩu CN, kỹ thuật.
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhờ có chính sách CN và CGCN thích hợp, xuất phát từ
việc tiếp nhận CGCN thông qua thu hút đầu tư FDI, chủ
yếu là từ các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản
đã phát triển được năng lực công nghệ của quốc gia.
Sau khi năng lực công nghệ trong nước đã phát triển đủ
mạnh, Nhật Bản đã đầu tư cho nghiên cứu phát
triển, nâng cao trình độ CN trong nước để từ giai đoạn
nhập khẩu CN, hoàn thiện CN tiến tới sáng tạo và xuất
khẩu CN sang các nưước khác.
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCN
Ấn Độ
- Chính sách trong CGCN của Ấn Độ là ưu tiên cho CN phục vụ sản
xuất, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, phát triển hạ tầng và phát triển
nguồn nhân lực.
- Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra chính sách mở cửa về CGCN qua FDI.
+ Mở cửa ngành công nghiệp Ấn Độ cho đầu tư nước ngoài và chấp
nhận cạnh tranh: cổ phần của nước ngoài được phép tăng từ 40 đến
50% trong các ngành ưu tiên, bao gồm 31 khu vực khác nhau và các
công ty có số cổ phần nước ngoài dưới 51% không cần xin giấy phép
của chính phủ.
+ Về tài chính: cố gắng cải thiện cán cân thanh toán và thâm hụt
thương mại
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Nhìn chung, chính sách quản lý CGCN của Ấn Độ
ngày càng được nới lỏng, nhất là đối với ngành công
nghiệp và công nghệ có tính chất mũi nhọn, để dần
nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực công nghệ
nội sinh của đất nước.
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
THÔNG QUA FDI
3
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Chỉ số xếp hạng về công nghệ 92
Chỉ số về sáng tạo công nghệ 79
Chỉ số về công nghệ thông tin 86
Chỉ số về CGCN 66
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) (2004) “Báo cáo năng lực cạnh tranh”
Theo Bộ Khoa học và
Công nghệ, đến nay
mới chỉ có trên 200
hợp đồng chuyển
giao công nghệ được
phê duyệt, đăng ký,
chiếm phần rất nhỏ
trong số các dự án
chuyển giao công
nghệ thực thi tại Việt
Nam.
Chỉ số xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2004
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Mức độ sử dụng bằng sáng chế
công nghệ nước ngoài
99
Hợp tác giữa trường đại học và
nghiên cứu công nghiệp
82
Mức độ sẵn sàng về công nghệ 81
ĐTNN và chuyển giao công nghệ 79
Sử dụng bằng phát minh (patent) 79
Chi tiêu DN về nghiên cứu triển
khai
71
Xếp hạng về tình trạng phát triển công nghệ của Việt Nam năm 2003
(trên tổng số 104 quốc gia)
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) (2003) “Báo cáo năng lực cạnh tranh”
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
• Số hợp đồng chuyển giao cụng nghệ qua FDI vào nước ta còn ít
Năm Hợp đồng được phê duyệt
1993 4
1994 4
1995 11
1996 24
1997 19
1998 34
1999 24
2000 44
2001 28
2002 27
2003 44
2004 52
Tổng 315
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt
hơn 300 hợp đồng CGCN qua FDI trong
tổng số hơn 6.880 dự án đầu tư nước
ngoài. Trong số các hợp đồng đã phê
duyệt có khoảng 86% Hợp đồng có nội
dung chuyển giao các bí quyết công
nghệ, 14% hợp đồng chuyển giao các đối
tượng sở hữu công nghiệp
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Cơ cấu của hợp đồng chuyển giao cụng nghệ qua FDI tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)
STT Ngành/Lĩnh vực Số hợp đồng
1 Công nghiệp nhẹ 11%
2 Công nghiệp nặng 27,4%
3 Công nghiệp dầu khí 3,2%
4
Công nghiệp thực
phẩm
16,4%
5 Hóa – Mỹ phẩm 13,7%
6 Nông – Lâm nghiệp 3,2%
7 Điện - điện tử – BCVT 14,6%
8
Xây dựng – Vật liệu
XD
4,6%
9 Dịch vụ 5,9%
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đã có 11 Hợp
đồng chuyển giao công nghệ của nhiều
hãng sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới
như Toyota, Daihatsu, Mazda, Mitsubishi
(Nhật Bản), Mercedes-Ben, BMW (Đức),
Daewoo, Hyundai (Hàn Quốc)...
Về sản xuất, lắp ráp xe máy có các công ty
sản xuất xe máy từ Nhật Bản Như: Honda,
Yamaha, Suzuki, từ Đài Loan như VMEP...
Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm có hầu hết các
công ty nổi tiếng thể giới như: Unilever (Anh
– Hà Lan), Procter & Gamble, Colgate –
Palmolive (Hoa Kỳ)…
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Đa số các hợp đồng chuyển giao công nghệ là của Nhật Bản
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)
STT Nước Số hợp
đồng
1 Nhật Bản 96
2 Hàn Quốc 42
3 Hoa Kỳ 44
4 Đài Loan 20
5 Singapore 18
6 Pháp 18
7 Anh 14
8 Trung Quốc 12
9 Hà Lan 8
10 Malaysia 8
Các hợp đồng chuyển giao công nghệ của
Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực công
nghệ cao như: sản xuất mạch in điện tử
của Fujitsu; sản xuất các sản phẩm mô tơ
nhỏ kỹ thuật cao của Nidec Tosok; sản xuất
và lắp ráp tổng đài điện tử số của NEC; sản
xuất và lắp ráp ô tô Toyota, Daihatsu, Hino;
sản xuất đĩa cho máy tính xách tay của
Canon, sản xuất và lắp ráp xe máy của
Honda, Yamaha, Suzuki...
THÀNH CÔNG, TỒN TẠI VÀ
CẤC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG4
Hệ thống văn bản phỏp luật ngày càng hoàn thiện
• Nghị định 11/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công
nghệ thay thế cho nghị định 45/1998 đã có nhiều điểm
mới chi tiết, cụ thể và thông thoáng hơn.
• + Nhà nưước đã giảm thiểu sự can thiệp của cơ
quan chức năng, nâng cao quyền tự do ý chí của các
chủ thể trong quan hệ hợp tác, đầu tư
• + Quy định rõ việc phân cấp trong xác nhận đăng ký
hợp đồng
• + Thay cơ chế thẩm định và phê duyệt hợp đồng
bằng cơ chế xác nhận đăng ký hợp đồng thông thoáng
hơn.
THÀNH CÔNG
+ Mức phí chuyển giao công nghệ cũng được quy định
lại, phương thức thanh toán linh hoạt, không gò bó như
trước đây với nhiều hình thức thanh toán.
+ Bổ sung, sửa đổi những quy định liên quan đến vấn đề:
Cấp phép đặc quyền kinh doanh; quyền trưng cầu đánh
giá, giám định công nghệ; phương thức giải quyết tranh
chấp với bên thứ ba và quyền sở hữu, quyền sử dụng công
nghệ.
Luật chuyển giao công nghệ (2007), hoạt động chuyển giao
công nghệ ở và đặc biệt là hoạt động chuyển giao công
nghệ qua FDI sẽ có đưược một khung hành lang pháp lý
đầy đủ, thống nhất và thông thoáng hơn.
THÀNH CÔNG
Chuyển giao công nghệ qua FDI góp phần
nâng cao trình độ công nghệ sản xuất
• Ngành điện, thiết bị điện và công nghệ
thông tin và viễn thông
+ Hàng loạt các công ty viễn thông nước
ngoài đã triển khai các dự án tại Việt Nam như:
Ericsson (Thủy Điển), Siemes, NTT (Nhật Bản)
+ Nhiều dây chuyền công nghệ tiên tiến
đã chuyển giao.
Ngành chế tạo, thiết bị và cơ khí
+ Ngành chế tạo trong nước đã có những chuyển
biến đáng kể do chuyển giao công nghệ với những liên
doanh lắp ráp xe hơi như các liên doanh ô tô Toyota,
Ford, VMC..., xe máy nhưư Honda, Yamaha, Suzuki...
+ Trong ngành cơ khí nhiều công nghệ đã được
chuyển giao vào nước ta như: Sản xuất phôi đúc bằng
khuôn sử dụng furan làm chất kết dính, Công nghệ sản
xuất khuôn kim loại từ thiết kế tự động bằng máy vi tính
đến gia công khuôn tự động điều khiển bằng chương
trình...
Nông nghiệp và nông thôn
• + Thu hút đưược một lượng vốn đầu tư nhất
định và nhiều dây chuyền công nghệ mới như:
dây chuyền sản xuất các loại rau quả hộp, nước
trái cây.
• + Một số liên doanh đã được thành lập ở Việt
Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản
phẩm nhưư: liên doanh sản xuất thịt lợn Bình
Dương, Bột mì cao cấp ở Bà Rịa – Vũng Tàu...
• + Nhiều loại thiết bị chế biến đã đưược đưa
vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến bậc nhất thế giới
như: dây chuyền xay xát gạo Satake của Nhật,
dây chuyền sản xuất bột mì của Singapore,
Indonesia...
• Góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm và tạo ra sản phẩm mới
• Trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh
được nâng cao
THÀNH CÔNG
Trong quy định pháp lý về chuyển giao công nghệ
- Việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến
chuyển giao công nghệ còn chậm trễ.
- Còn có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật
gây nên nhiều khó khăn khi thực hiện.
- Các văn bản pháp lý về chuyển giao công nghệ chưa
tạo được cơ chế thực sự thông thoáng cho các doanh
nghiệp khi tham gia đổi mới và chuyển giao công nghệ.
- Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính
sách và các quy định pháp lý về chuyển giao công
nghệ cũng như cung cấp các thông tin về công nghệ
cho các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Những hạn chế về phía các doanh nghiệp
thực hiện chuyển giao công nghệ
• Phần lớn các hoạt động chuyển giao công nghệ
qua FDI đưược thực hiện không theo quy định
của pháp luật.
• Nhiều doanh nghiệp nhận công nghệ thiếu các
kỹ năng kinh nghiệm, thiếu các kiến thức pháp
luật cần thiết về công nghệ.
TỒN TẠI
Tiềm lực con người về KH & CN thấp
• Lao động phổ thông dư thừa lớn, song thiếu
lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia,
doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ khoa học và
công nghệ có trình độ cao.
• Lực lượng lao động nước ta còn hạn chế về ý
thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ.
• Năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu
cầu nhân lực của người sử dụng lao động.
TỒN TẠI
Hạn chế về công nghệ, chất lượng sản
phẩm và thiết bị
• Một số công nghệ lạc hậu mà nhiều nước
trên thế giới đã loại bỏ đã được nhập ào
nước ta.
• Nhiều dây chuyền sản xuất còn sử dụng
nhiều lao động thủ công, hoặc có trình độ cơ
khí hóa thấp.
TỒN TẠI
Ảnh hưởng tới môi trường
• Không khí ngày càng ô nhiễm
• Ô nhiễm nguồn nước
• Ô nhiễm môi trường lao động
TỒN TẠI
• Các chính sách và hoạt động liên quan
đến thương mại
• Năng lực
• Tài chính
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QỦA QUA FDI5
GIẢI PHÁP
• Giải pháp về phía Nhà nước và
các cơ quan chức năng
• Giải pháp đối với doanh nghiệp
• Các biện pháp khác
• Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên
quan đến chuyển giao công nghệ qua FDI
cho phù hợp với yêu cầu và tình hình mới
• Các giải pháp về tài chính – tín dụng
• Tăng hoạt động kiểm soát giám định công
nghệ và chất lượng sản phẩm
• Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tiếp
tục thu hút và mở rộng cho các dự án FDI
có hoạt động chuyển giao công nghệ
Giải pháp về phía Nhà nước
và các cơ quan chức năng
• Nâng cao năng lực của các DN VN trong hoạt động
hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ nước
ngoài
• Nâng cao năng lực công nghệ của các DN VN trong
những lĩnh vực chúng ta có thế mạnh sẵn có hay có
tiềm năng phát triển cao
• Lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ theo
nguyên tắc đấu thầu
• Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đối tác nước
ngoài
• Hợp tác với đối thủ cạnh tranh
Giải pháp đối với doanh nghiệp
• Tổ chức và nâng cao chất lượng các trung
gian tư vấn.
• Cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng vật
chất, thông tin tạo sức hút đối với nhà đầu tư
nước ngoài.
• Mỗi doanh nghiệp tùy theo lĩnh vực hoạt
động sớm có kế hoạch tuyển dụng, bồi
dưỡng cán bộ có năng lực nghiên cứu để
tiếp nhận và làm chủ các ứng dụng CN.
Các biện pháp khác
CẢM ƠN SỰ THEO DÕI &
MỜI ĐÓNG GÓP Ý KIẾN