Tượng đài Bác hay gọi một cách thân mật và gi ản dị rằng đó là một bức phù điêu
mang hình chân dung Bác , một biểu tượng hùng vĩ to đẹp của tình hữu nghị Nga -Việt , một tình yêu mến của dân tộc Nga cũng như bạn bè trên toàn thế giới .có hình
ảnh Bác . Hình ảnh quê hương , đất nước ,có con người Việt Nam ,hình ảnh một
người Việt trẻ, mang dáng dấp của phù đổng thiên vương . Chí hướng vươn cao , đầy
nghị lực hướng tới tương lai Có hàng chữ được khắc thật lớn bằng tiếng Nga câu
nói bất hủ của Người mà không có điều gì có thể thay thế được , “ Không Có Gì Quý
Hơn Độc Lập Tự Do”
CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ
MOSKVA là một chuỗi những câu chuyện bên quá trình xây dựng và bảo vệ tượng
đài Bác ở thành phố Matxcova . Các câu chuyện không chỉ gắn liền với từng chi tiết
trên tượng đài của người mà còn có nh ững hình ảnh rất đẹp của những người góp
công tạo lên sự hùng vĩ ,to đẹp ,sự vẹn nguyên bằng những tình cảm đầy trân trọng
giành của những người bạn Nga nặng tình nặng nghĩa ,của những người con đất Việt
trên đất nuớc Nga , ở trong đ ất nước cũng như khắp mọi nơi toàn th ế giới giành đến
Bác .Bất chấp những năm 90 nhưng năm khi thể chế chính trị nước Nga khủng hoảng
. khi mọi thứ mang hình ảnh của người cộng sản đều bị phá bỏ . Tượng đài bác vẫn
trang nghiêm như thế giữa thủ đô nước nga thành phố Matxcova cho đến bây giờ .
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyện kể bên bức phù điêu khắc hình Bác giữa thành phố Moskva, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
********************
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC
HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
Giáo Viên Hướng Dẫn : Thầy Triệu .
Sinh viên : Nguyễn Tuấn Hiếu
Lớp : K6-CNTT
Hà Nội 5 - 2012
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
2
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Phần I:Đặt Vấn Đề:
Có một câu chuyện , không phải sảy ra khi lúc sinh thời của Người . Có một câu
chuyện được biết đến từ một nơi rất xa . Nơi ấy Thành phố Moskva (Matxcowva)
thủ đô nước Nga . Có một quảng trường mang tên cuộc cách mạng tháng mười Nga
vĩ đại .Một con đường “60 năm Tháng 10” của đất nước Nga đi qua … Bác đã từng
nói :
- Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất
đúng đắn Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự.
Có phải ai đó hay như tác giả Tượng đài Bác đã chọn nơi ấy ...và để như đưa Bác
trở lại nước Nga ngày ấy . khi Bác đến nơi đây Thành Phố Matxcowva học tập con
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
3
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
đường của quốc tế cộng sản . Dưới mái trường Đại học Phương Đông của tháng 6
cách đây gần 90 năm ,trên quãng đường ra đi tìm đường cứu nước của người. Quảng
Trường mang tên cách Mạng ấy giờ đã mang tên Người “Quảng Trường Hồ Chí
Minh” … Nơi ấy có một hình ảnh chân dung của Bác khắc trên bức phù điêu khổng
lồ bằng đồng đang mỉn cười , trìu mến ,thân quen
Tác giả nhà điêu khắc hoạ sĩ nổi tiếng V.Tsigal nói: “Đó là vị Chủ tịch giản dị
nhất trong số các vị Chủ tịch và Tổng thống mà tôi từng được biết. Có vị Tổng thống
nào mà trong túi luôn có kẹo để phân phát cho trẻ nhỏ! Đó là con người thật thông
minh, phúc hậu”.
Tượng đài Bác hay gọi một cách thân mật và giản dị rằng đó là một bức phù điêu
mang hình chân dung Bác , một biểu tượng hùng vĩ to đẹp của tình hữu nghị Nga -
Việt , một tình yêu mến của dân tộc Nga cũng như bạn bè trên toàn thế giới .có hình
ảnh Bác . Hình ảnh quê hương , đất nước ,có con người Việt Nam ,hình ảnh một
người Việt trẻ, mang dáng dấp của phù đổng thiên vương . Chí hướng vươn cao , đầy
nghị lực hướng tới tương lai … Có hàng chữ được khắc thật lớn bằng tiếng Nga câu
nói bất hủ của Người mà không có điều gì có thể thay thế được , “ Không Có Gì Quý
Hơn Độc Lập Tự Do” …
CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ
MOSKVA là một chuỗi những câu chuyện bên quá trình xây dựng và bảo vệ tượng
đài Bác ở thành phố Matxcova . Các câu chuyện không chỉ gắn liền với từng chi tiết
trên tượng đài của người mà còn có những hình ảnh rất đẹp của những người góp
công tạo lên sự hùng vĩ ,to đẹp ,sự vẹn nguyên bằng những tình cảm đầy trân trọng
giành của những người bạn Nga nặng tình nặng nghĩa ,của những người con đất Việt
trên đất nuớc Nga , ở trong đất nước cũng như khắp mọi nơi toàn thế giới giành đến
Bác .Bất chấp những năm 90 nhưng năm khi thể chế chính trị nước Nga khủng hoảng
. khi mọi thứ mang hình ảnh của người cộng sản đều bị phá bỏ . Tượng đài bác vẫn
trang nghiêm như thế giữa thủ đô nước nga thành phố Matxcova cho đến bây giờ .
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
4
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Phần II:Giải Vấn Đề:
Ngày Bác mất 2/9/1969. Toàn thể dân tộc Việt Nam cũng không thể nào quên
ngày mất mát đau thương ấy .Khi đất nước đang chào đón tết độc lập dân tộc
02/09/1945. Ngày khai sinh ra nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” . Bác ra đi
trong niềm đau, nỗi tiếc thương vô hạn của dân tộc và nhân loại yêu chuộng hòa bình
.
Ta tạm quên đi nỗi đau thương mất mát ấy .Trở lại nước Nga thành phố Matxcova
.Trên công viên Akademichexki cuối năm 1969 đã đặt hòn đá để đánh dấu những
bước chuẩn bị đầu tiên xây dựng tượng đài . Đây là một vị trí rất đẹp của Thành phố.
Công viên Akademichexki là điểm cắt của hai con đường lớn, đường “Dmitri Ilyich
Ulyanov” (- tên của một vị bác sĩ một nhà cách mạng chủ nghĩa Mác ,em trai của nhà
các mạng nổi tiếng vị lạnh tụ vĩ đại của đất nước Nga -Xô Viết của cách mạng vô sản
Nga Vladimir Ilyich Lenin) với đường “60 năm Tháng Mười” (con đường đặt tên
cho một kỷ liệm sự kiện trọng đại của dân tộc Nga 24-10-1917 cuộc cách mạng
tháng 10 Nga bùng nổ đánh dấu sự ra đời của đất nước Xô Viết - hình thành nhà
nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp
bức…), xung quanh là những ngôi nhà cổ và nhà bằng gạch cao từ tám đến mười
tầng, không che mất tầm nhìn. Lúc này, Nhà hàng Hà Nội đang tồn tại, án ngữ phía
Tây như là một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt Nam…
Đến nước Nga ta nhớ tới con đường ra đi tìm đường cứu nước của Người Bác đặt
chân tới Nước Nga (Liên Xô) lần đầu tiên . Tên Người Nguyễn Ái Quốc , Người học
tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Với vai trò là ủy viên
Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam của Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng
sản .Nếu như Marx bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn
nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Ngươi dành sự quan tâm đặc
biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. “Tôi đến đây không ngừng lưu ý
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
5
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc
tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa còn có cả
nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn
thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận
mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh
của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được,
gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”…
Những tháng năm Người hoạt động ở Nga có thể khó có thể kể được hết ở đây
được nhưng có lẽ tầm ảnh hưởng của đất nước Nga với Người , Người với đất nước
Nga cũng không có gì có thể miêu tả hết được .Đến nơi đây một trong những quyết
định lịch sử và tất yếu . Chính từ thời điểm sang Matxcova, hoạt động nhiều lĩnh vực
của Người ,vị lãnh tụ tương lai của nhân dân Việt Nam, của những người đồng
nghiệp thân tín, lịch sử phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, lịch sử
cuộc chiến đấu trường kỳ của những người yêu nước Việt Nam giành quyền độc lập
và thống nhất đất nước trở thành những sợi chỉ bền chắc, gắn bó với Liên Xô, với
Matxcova, với nhân dân Nga.
Ngày 29-7-1924 trên tờ báo Công nhân Matxcova, bức họa tuyệt vời về công việc
của nhà cách mạng Việt Nam được giới thiệu. Tác giả bức họa, có chữ ký ở phía
dưới, là A.M.Rotchenko, sau đó trở nên nổi tiếng trong làng nghệ thuật sáng tạo như
nhà tạo mẫu, nghệ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh.
Nhưng một điều khó giải thích nhất là sự xuất hiện trên tạp chí Ngọn lửa nhỏ số ra
tháng 12-1923 bài ký sự: Thăm một số chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc
do nhà thơ tương lai nổi tiếng Mandenxtam viết. Hồi đó, tác giả làm phóng viên của
tạp chí, và là một trong những nhà báo đầu tiên gặp gỡ với một “Annammit" không
tên tuổi, và tiến hành một cuộc phỏng vấn uyên bác, nội dung của bài ký rất tình
cảm.
"Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” bằng một cách đầy khinh bỉ.
Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
6
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Nhà thơ Nga tương lai kết
thúc bài kể về vị chủ tịch tương lai của Việt Nam bằng những lời trứ danh sau:
"Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn
Ái Quốc cũng tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một
nền văn hóa tương lai". "Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà
văn hóa lớn”.
Trong tâm của một người tri thức Nga người đã từng gặp Bác cùng tham gia Đại
hội XXII năm 1961của Đảng Cộng sản Liên Xô với vai trò phiên dịch .Chàng sinh
viên hồi ấy và bây giờ vẫn nhớ hình tượng của Người ,nghệ thuật của Người đạt
được sự kết hợp biện chứng giữa quyền lợi dân tộc và giai cấp, sự thống nhất hữu cơ
giữa những lý tưởng nhân dân - yêu nước và xã hội chủ nghĩa.Hồ Chí Minh có một
uy tín vô cùng to lớn trong lòng người dân Việt Nam. Nhưng uy tín đó không hề bị
biến thành sùng bái cá nhân với sự bóp méo lệch lạc giống như ở một số nước khác.
Điều đó là do ở Người có phẩm chất cá nhân tuyệt vời … “Thế hệ tôi còn nhớ rất rõ
chuyến viếng thăm Liên Xô chính thức đầu tiên của Người vào năm 1955 với cương
vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người bạn lớn, chân thành của đất
nước Nga Xô viết, người có sức lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt khiêm tốn và giản dị - chính
hình ảnh như vậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà dư luận Nga đã nhớ và vẫn giữ gìn
đến nay trong trí nhớ mình”…
… Mỗi câu chuyện , Mỗi hồi ức nhớ lại, Mỗi công trình hoạt động cách mạng hoạt
động của Người trên đất nước Nga và Trong mỗi trái tim Nga ấy ,đã tự bao giờ đã là
một nền móng ,một tượng đài không thể nào phá bỏ được ... Nhân cách của người ,
tư tưởng của người không dễ lẫn vào ai khác , mà đã từ lâu được dần dần phác thảo
như không bao giờ phải chỉnh xửa … Và đã có một công trình như thế đã dựng lên
đã đi hẳn ra ngoài trái tim một nghệ sĩ … Đó là họa sĩ “Vladimir Efimovich Tsigal”
Tác giả tượng đài Bác giữa thủ đô Matxcova.
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
7
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Giờ đây trên quảng trường “Cách Mạng Tháng 10” trước kia đã từ lâu người ta
trông thấy Trước nhà số 1/24 và số 2/22
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
8
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
của hai phố Dmitri Ilyich Ulyanov và phố Công Đoàn (60 năm Tháng Mười) đều
có hai tấm bảng bằng đá khổ 1m x 1m20 ghi rõ “Quảng trường Hồ Chí Minh” và tóm
tắt thân thế và sự nghiệp của Người. Quàng trường cách mạng ấy đã mang tên một vị
lãnh tụ nước ngoài đầu tiên ,và có thể là duy nhất ở thu đô nước Nga ngay khi người
qua đời .. Hòn đá ấy đã đặt trên công viên Akademichexki trước kia giờ đã hình
thành nên một bức Tượng đài Bác bằng đồng … Cao lớn uy nghi . Nhưng chứa đầy
nét giản dị có cả truyền thống và hiện đại về một Danh nhân văn hóa thế giới .từ trên
cao, với nụ cười hiền hậu, vầng trán cao và chòm râu bạc, Người như đang mỉm cười
với mỗi người khách tới thăm Quảng trường …
Sinh năm 1917, tác giả bức tượng đài Hồ Chí Minh ở Matxcơva, Nghệ sĩ điêu
khắc Nhân dân Liên Xô và LB Nga V.E. Tsigal đã bỏ bao công sức sáng tạo nên, đã
làm ấm lòng biết bao người Việt xa xứ, khiến họ cảm thấy gần gũi nhau hơn mỗi khi
đặt chân tới quảng trường Hồ Chí Minh ở Matxcơva.
V.E.Tsigal luôn tự hào rằng Quảng trường Hồ Chí Minh cùng bức chân dung
Người bằng đồng đã trở thành địa chỉ gần gũi không những đối với người Việt đang
học tập, làm ăn, sinh sống tại LB Nga, mà còn đối với nhiều người dân Matxcơva.
Không chỉ vào dịp sinh nhật Người, mà vào ngày lễ tết, nhiều người Việt Nam luôn
tới đây đặt hoa tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại đã mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Cô
dâu chú rể người Việt trong ngày hạnh phúc cũng không quên đến bên Người, coi
đây là địa điểm dừng chân mang ý nghĩa lớn trong khoảnh khắc đặc biệt của cuộc
đời. Các đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm và làm việc tại LB Nga cũng coi việc tới
đặt vòng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong
chương trình nghị sự… Và khi tới đây, không ít khách tham quan chắc hẳn đều nhắc
tới ông – người nghệ sĩ đã góp phần đáng kể tạo nên một địa điểm gặp gỡ mang ý
nghĩa văn hóa xã hội rất lớn .Cái tên Vladimir Efimovich Tsigal, người được vinh dự
nhận giải thưởng Lênin và nhiều giải thưởng quốc gia Liên Xô – LB Nga, viện sĩ
Viện hàn lâm mỹ thuật Liên Xô, đã trở nên thân quen, và Quảng trường Hồ Chí Minh
đã trở thành địa điểm gắn liền với nhiều sự kiện lớn góp phần tăng cường tình đoàn
kết hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và LB Nga.
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
9
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Cách đây 7 năm (2005) Nhà điêu khắc V.E. Tsigal dù đã 88 tuổi, nhưng V.E.
Tsigal vẫn nhanh nhẹn và đặc biệt ông có trí nhớ thật tuyệt vời. Trong căn phòng bài
trí nên thơ với những bức tranh vẽ phong cảnh nước Nga và tĩnh vật mang phong
cách cổ điển, V.E. Tsigal ngồi trầm ngâm và lục tìm trong trí nhớ những ký ức về hai
chuyến thăm Việt Nam, về quá trình sáng tạo nên bức phù điêu chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh và về quãng thời gian ông miệt mài với từng đường nét trên bức chân
dung và toàn bộ bố cục của tượng đài. Có lẽ thời gian ông giành cho bức tượng đài
rất dài, nên ông không thể nhớ cụ thể đã mất bao nhiêu năm để hoàn thành tác phẩm.
Ông nhớ rằng, khi lần đầu sang thăm Việt Nam năm 1985, ông đã mang theo dự án
đầu tiên về bức phù điêu Hồ Chí Minh. Khi đó, theo tư duy của ông, Hồ Chí Minh là
vị lãnh tụ vĩ đại, là học trò của Các Mác và Lênin, là người đã mang lại tự do cho
dân tộc Việt Nam, vì vậy ý tưởng ban đầu của nhà điêu khắc là muốn tạo hình tượng
Hồ Chí Minh theo cách truyền thống – ở tư thế đứng, tay đặt trên quyển sách, tượng
trưng cho những tác phẩm của Mác và Lênin.
“Nhưng khi thực hiện chuyến đi xuyên Việt bằng ôtô, có cơ hội tìm hiểu cuộc
sống, tính cách, phong tục tập quán của những người dân sống ở những vùng quê dọc
theo đất nước Việt Nam, tôi nhận ra rằng Việt Nam mà tôi tận mắt thấy hoàn toàn
khác với Việt Nam trong trí tưởng tượng của tôi và tôi đã quyết định bỏ dự án thứ
nhất và bắt tay vào soạn thảo dự án thứ hai với những cảm xúc hoàn toàn mới” –
V.Tsigal tâm sự. Để có tư liệu phục vụ cho dự án thứ hai của bức tượng đài Hồ Chí
Minh, nhà điêu khắc đã ghi nhớ và sâu chuỗi từng chi tiết nhỏ khi tới thăm nhà sàn,
ao cá Bác Hồ, khi xem những bức ảnh chụp về cuộc đời hoạt động của Bác và khi
nghe ông Vũ Kỳ – nguyên Giám đốc Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, kể về Người.
Ngoài ra, V.Tsigal còn đọc những tác phẩm viết về Bác, nghiên cứu di chúc của Bác
viết trước lúc đi xa. Ông đã cố gắng hết sức mình không chỉ để tìm hiểu con người,
tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn tìm hiểu cuộc sống của đất nước, con
người Việt Nam. “Người Việt Nam sống ra sao, họ nghĩ gì và quan tâm đến điều gì?
Tất cả những kiến thức đó rất cần cho tôi” – V.Tsigal khẳng định.
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
10
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Nếu có dịp được chiêm ngưỡng bức phù điêu Hồ Chí Minh ở Matxcơva, chắc hẳn
bất cứ ai cũng có thể nhận thấy phong cách thể hiện ý tưởng và cấu trúc của tác phẩm
là độc nhất vô nhị, không giống với những bức tượng đài khác. Đó cũng chính là
mục đích hướng tới của nhà điêu khắc tài năng V.Tsigal: “Tôi muốn bức phù điêu Hồ
Chí Minh thu hút sự chú ý và sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai từng một lần
đứng trước tác phẩm này”.
Để bức phù điêu Hồ Chí Minh được công chúng tiếp nhận như một tác phẩm điêu
khắc “có một không hai”, tác giả V.Tsigal đã gửi gắm vào tác phẩm tình cảm và suy
tư của ông về lịch sử đất nước, con người Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị
lãnh tụ đã được UNESCO công nhận là danh nhân thế giới và năm 1990 – năm khai
trương bức phù điêu, cũng là Năm Quốc tế Hồ Chí Minh. Từ khi khánh thành đến
nay
Quảng trường Hồ Chí Minh với bức chân dung Người được khắc nổi trên tấm
đồng tròn khổng lồ cùng câu nói nổi tiếng của Người được dịch sang tiếng Nga
“Không có gì quí hơn độc lập tự do” -Câu nói ấy là câu nói lịch sử . Ngày 17-7-1966
khi Người phát biểu trên đài phát thanh với lời kêu gọi gửi đồng bào cả nước. Sáng
ngày đó lần đầu tiên khoảng 50 máy bay tiêm kích Mỹ (ra oanh tạc thủ đô và ngoại
vi Hà Nội. Trong không khí vẫn còn phảng phất mùi khét của khói bom, những giờ
phút nặng nề như thế người dân Thủ đô mong muốn hơn bao giờ hết được nghe tiếng
nói hào hùng của Bác Hồ.Và mấy phút sau khi hết giờ báo động, từ trong loa to mà
tôi đã dựng trên ban công trụ sở TASS ở phố Cao Bá Quát, đã bắt đầu vang lên giọng
nói Nghệ An đều đều bình thản của Chủ tịch: “chiến tranh có thể còn kéo dài năm
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý
hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn”. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lần đầu tiên được chủ
tịch Hồ Chí Minh nói trong ngày hôm ấy, về sau đã trở thành một danh ngôn và là
phương châm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
11
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Câu nói khắc trên bệ đồng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Nga
Cùng với hình tượng chàng trai Việt Nam ở thế chuẩn bị bật dậy làm ta liên tưởng tới
Phù Đổng Thiên Vương và hình tượng cây tre, đã trở thành điểm du lịch tôn thêm vẻ
đẹp của thành phố vốn nổi tiếng với nhiều bức tượng mang tính nghệ thuật cao là
Matxcơva
.
“Vòng tròn là hình tượng mặt trời của Việt Nam, tiềm ẩn mơ ước về một Việt Nam
với tương lai tươi sáng – V.Tsigal miêu tả ý tưởng sáng tạo bức tượng đài – Ở mặt
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
12
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
sau của hình tròn là hai cây tre – loài cây luôn sẵn sàng gồng mình chống chọi với
bão tố. Tôi xây dựng hình tượng cây tre cũng là xuất phát từ sự hiểu biết về loài cây
đặc trưng của Việt Nam: cây có thể bị uốn cong, nhưng khó bị bẻ gẫy, giống như ý
chí và sức mạnh Việt Nam vậy”.
Đối với nhà điêu khắc, lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh giành
độc lập và tự do cho đất nước. Người Việt Nam đã trải qua bao đau thương và mất
mát mới giành được nền độc lập của hôm nay. Bởi vậy ban đầu, ý tưởng thiết kế hình
tượng chàng trai Việt Nam ở phía dưới chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là chàng
trai cầm khẩu súng máy trong tay. “Nhưng sau đó tôi đã suy nghĩ lại, – V.Tsigal nhớ
về thời kỳ cuối những năm 80 khi ông bắt tay đúc bức phù điêu, – Tôi đã tự hỏi
mình: Tại sao lại gắn hình ảnh vị lãnh tụ Việt Nam bên cạnh vũ khí như vậy? Hãy để
đất nước này sống trong hòa bình, không bao giờ còn biết tới những khẩu súng. Và
tôi đã bỏ khẩu súng đó ra khỏi bố cục của bức tượng”. Giờ đây, chàng trai Việt Nam
trong tác phẩm của ông là một chàng trai với sức vóc khỏe mạnh, đang trong tư thế
chuẩn bị xuất phát trên con đường đến với tương lai. Và cho tới nay, ông nhận thấy ý
tưởng loại bỏ khẩu súng trong tay chàng trai thật đúng với hiện thực: Việt Nam đang
vươn mình đi lên xây dựng tương lại no ấm trong hòa bình.
Và không chỉ bức phù điêu bằng đồng khổng lồ mang ý nghĩa sâu xa, mà cả bệ đá
hoa cương mà bức phù điêu trụ trên đó cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa. “Chắc có nhiều
người đặt câu hỏi: tại sao không phải là 3 hay 5 bậc đá hoa cương dẫn tới tượng đài,
mà lại là 8 bậc? – Tác giả Tsigal dường như tự hỏi mình – Con số 8 mang ý nghĩa
tượng trưng, bởi tôi nhận thấy bông sen – loài hoa được người Việt Nam coi là biểu
tượng của sự thanh tao, thường có 8 cánh”.
ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.
13
Nguyễn Tuấn Hiếu
Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
Có thể nói