Đề tài Chuyển mạch và báo hiệu trong mạng ATM

Nhu cầu trao đổi thông tin là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người, sự phát triển của công nghệ viễn thông của cũng gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Trải qua nhiều cuộc cách mạng các hệ thống thông tin cũng như công nghệ viễn thông cho tới ngày nay đã đạt được những thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực như trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Các hệ thống thông tin hay công nghệ viễn thông đã lần lượt ra đời từ các hệ thống đơn thông tin đơn giản cho các hệ thống thông tin hiện đại như ngày nay.Vì vậy quá trình phát triển của các công nghệ viễn thông được thể hiện qua sự phát triển của công nghệ truyền dẫn, công nghệ ghép kênh và công nghệ chuyển mạch như sau .nhưng trước khi tìm hiểu về công nghệ viễn thông thì chúng ta cần biết các khái niệm sau : -Mạng là ? Mạng là một nhóm các thiết bị đầu cuối, các hệ máy tính liên kết chia sẽ thông tin lẫn nhau thông qua một tuyến kết nối truyền thông chung gọi là mạng. -Viễn thông là ? viễn thông ( Telecommunications) là việc truyền điện tử các dữ liệu âm thanh, Fax, hình ảnh thoại, Video và các thông tin giữa các hệ thống bằng cách dùng các tín hiệu số hoặc tín hiệu tương tự , việc truyền này được thực hiện thông qua môi trường truyền dẫn có thể là hữu tuyến (sử cáp kim loại kim loại hoặc cáp quang ) hoặc vô tuyến ( có thể là viba hoặc vệ tinh ) -Mạng viễn thông ( telecommunications Network ) đây là một mạng cung cấp nhiều dịch khác nhau như cung cấp các dịch vụ thoại và các dịch vụ phi thoại như dịch vụ dữ liệu, hình ảnh, .như vậy mạng viễn thông được tạo thành từ các mạng riêng lẻ như mạng truyền số liệu, mạng điện thoại , . và nhờ có mạng viễn thông mà chúng ta có thể liên kết với nhau từ các mạng khác nhau thông qua một thiết chuyển đổi riêng chẳng hạn như mạng dữ liệu thông qua mạng điện thoại. Như vậy mạng viễn thông là một mạng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin ngày một tăng của con người. Như vậy với các khái niệm trên đã giúp ta hiểu được thế nào là mạng, viễn thông, mạng viễn thông. và để hiểu rỏ hơn ta đi tìm hiểu về các công nghệ sau : Công nghệ truyền dẫn : bao gồm môi trường truyền dẫn và thiết bị truyền dẫn như thiết bị thu phát tín hiệu,môi trường truyền dẫn có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến. Mạng điện thoại từ lúc hình thành cho đến nay chủ yếu là dùng để truyền tín hiệu thoại . Trước năm 1970, mạng điện thoại được dùng để truyền tín hiệu thoại tương tự và ghép kênh theo tần số . trên các tuyến cự ly dài chủ yếu là dùng cáp đồng trục và thiết bị truyền dẫn này tương đối mắt so với giá thành của tổng đài điện thoại tương tự . đầu những năm 70 các hệ truyền dẫn số bắt đầu phát triển và trên các hệ thống này chủ yếu là dùng ghép kênh theo thời gian, điều xung mã. Nhờ điều xung mã mà tín hiệu thoại 0.3–3.4khz được chuyển thành tín hiệu số có tốc độ 64Kbps . Nhưng nếu truyền riêng biệt trên mỗi kênh thoại trên đôi dây dây đồng sẽ rất tốn kém và lảng phí đường truyền vì thế mà kỷ thuật ghép kênh được ra đời để ghép các tín hiệu 64KHz thành các luồng tín hiệu có tốc độ 1.544 Mbps hoặc 2,048 Mbps đã ra đời. từ các luồng tín hiệu này lại được ghép thành các luồng tín hiệu có tốc độ cao hơn và cho tới nay các kỹ thuật ghép kênh càng được cải thiện hơn và tận dụng hết khả năng đường truyền dẫn đồng thời làm giảm giá thành cước phí dịch vụ xuống một cách hợp lý cho khách hàng .với tiến trình phát triển trên thì công nghệ truyền dẫn quang cũng được đưa vào sử dụng một cách rộng rải nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng như ngày nay vì tốc độ truyền của cáp quang rất cao đạt cở vài Gbps như hiện nay tốc độ truyền dẫn cáp quang của nước ta hiện nay là 2,5 Gbps( Bắc _Nam) .

doc122 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển mạch và báo hiệu trong mạng ATM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên