Các cá nhân trong thị trường tự do mưu cầu lợi ích của bản than họ không thông qua sự can thiệp hay chỉ đạo của chính phủ. Ý tưởng về một hệ thống có thể giải quyết vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai là một trong những vấn đề cổ điển nhất trong kinh tế học, bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Scotland, Adam Smith. A.Smith cho rằng các cá nhân mưu cầu lợi ích của bản than sẽ được dẫn dắt bằng” bàn tay vô hình” để làm những việc vì lợi ích của toàn xã hội.
Giả sử bạn muốn trở thành một triệu phú. Bạn trăn trở với những ý tưởng và phát minh ra một thứ gì đó , ví dụ DVD. Mặc dù được thúc đẩy bằng động cơ cá nhân, bạn làm cho xã hội tốt hơn bằng việc tao ra những cơ hội và việc làm mới, bạn làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía bên ngoài – cũng số lượng nguồn lực ấy, nhưng làm ra nhiều hang hóa và tốt hơn và trở thành một triệu phú trong quá trình đó. A.smith cho rằng mưu cầu lợi ích cá nhân không có bất kỳ sự lãnh đạo tập trung nào có thể tạo ra một xã hội mà có thể đưa ra các quyết định phân bổ khôn ngoan.
Phát kiến đáng giá này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài bởi các nhà kinh tế học hiện đại và họ đã phát hiện ra rằng có một vấn đề ở đây làm cho lý thuyết này bị thất bại, một vấn đề làm cho lợi ích xã hội không là tốt nhất khi mà tất cả mọi người đều làm điều tốt nhất cho bản than mình đó là ngoại tác. Cũng trên cơ sở đó họ đề ra hệ thống các giải pháp nhằm nội hóa ngoại tác đó là giải pháp tư nhân và giải pháp nhà nước. Mặc dù vậy nhưng không phải lúc nào những giải pháp này cũng phát huy hiệu quả của nó, và ở đây trong quá trình nghiên cứu của nhóm thì có một vấn đề tiêu biểu làm chúng tôi quan tâm và quyết định dùng làm tên đề tài của nhóm mình đó là sự thất bại của hệ thống giải pháp chính phủ trong việc giải quyết tệ nạn xả rác gây mất vệ sinh thành phố.
12 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chuyện xả rác và sự thất bại của Chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế
Đề tài:
Chuyện xả rác và sự thất bại của chính phủ
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thu Vân
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009
Nhận xét của giáo viên
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Chữ kí giáo viên
Chương một: Chương giới thiệu
Mục đích nghiên cứu và tầm quan trọng của đề tài
Các cá nhân trong thị trường tự do mưu cầu lợi ích của bản than họ không thông qua sự can thiệp hay chỉ đạo của chính phủ. Ý tưởng về một hệ thống có thể giải quyết vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai là một trong những vấn đề cổ điển nhất trong kinh tế học, bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Scotland, Adam Smith. A.Smith cho rằng các cá nhân mưu cầu lợi ích của bản than sẽ được dẫn dắt bằng” bàn tay vô hình” để làm những việc vì lợi ích của toàn xã hội.
Giả sử bạn muốn trở thành một triệu phú. Bạn trăn trở với những ý tưởng và phát minh ra một thứ gì đó , ví dụ DVD. Mặc dù được thúc đẩy bằng động cơ cá nhân, bạn làm cho xã hội tốt hơn bằng việc tao ra những cơ hội và việc làm mới, bạn làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía bên ngoài – cũng số lượng nguồn lực ấy, nhưng làm ra nhiều hang hóa và tốt hơn và trở thành một triệu phú trong quá trình đó. A.smith cho rằng mưu cầu lợi ích cá nhân không có bất kỳ sự lãnh đạo tập trung nào có thể tạo ra một xã hội mà có thể đưa ra các quyết định phân bổ khôn ngoan.
Phát kiến đáng giá này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài bởi các nhà kinh tế học hiện đại và họ đã phát hiện ra rằng có một vấn đề ở đây làm cho lý thuyết này bị thất bại, một vấn đề làm cho lợi ích xã hội không là tốt nhất khi mà tất cả mọi người đều làm điều tốt nhất cho bản than mình đó là ngoại tác. Cũng trên cơ sở đó họ đề ra hệ thống các giải pháp nhằm nội hóa ngoại tác đó là giải pháp tư nhân và giải pháp nhà nước. Mặc dù vậy nhưng không phải lúc nào những giải pháp này cũng phát huy hiệu quả của nó, và ở đây trong quá trình nghiên cứu của nhóm thì có một vấn đề tiêu biểu làm chúng tôi quan tâm và quyết định dùng làm tên đề tài của nhóm mình đó là sự thất bại của hệ thống giải pháp chính phủ trong việc giải quyết tệ nạn xả rác gây mất vệ sinh thành phố. Đây cũng chính là lí do mà nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Tất nhiên trong quá trình nghiên cứu cũng không tránh khỏi những thiếu xót, mong quý độc giả và thầy cô thông cảm.
Mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu
Tất nhiên bất cứ một đề tài nào khi nghiên cứu cũng đều cần phải có một đích đến nhất định. Đề tài của nhóm chúng tôi cũng không thể không tránh khỏi xu hướng chung đó, vì vậy mà đề tài của nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi sau: Đâu chính là nguyên nhân đem đến sự thất bại trong hệ thống giải pháp của chính phủ trong việc giải quyết chuyện xả rác?
Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
Vì lí do là hệ thống biện pháp của chính phủ quá nhiều và thời gian có hạn nên đề tài của chúng tôi chỉ xoáy sâu vào sự thất bại của giải pháp tiền phạt cố định trong việc giải quyết ngoại tác của chính phủ. Bên cạnh đó, chúng tôi xin lấy địa bàn phường 8, quận 5 làm địa điểm tiêu biểu cho quá trình nghiên cứu này của nhóm chúng tôi
Chương hai: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Định nghĩa ngoại tác, phân loại:
Định nghĩa:
Ngoại tác được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây ra tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù.
Các chủ thể và đối tượng tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tác đông của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc xấu. Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi sự đền bù nào.
Phân loại:
Trên giác độ hiệu quả kinh tế-xã hội:
Ngoại tác tích cực: là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác động.
Ngoại tác tiêu cực: là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến các đối tượng chịu tác đông.
Trên giác độ mức độ tác động:
Ngoại tác liên quan đến vấn đề sở hữu:
Là ngoại tác mà sự xuất hiện của nó, mức độ tác động và các biện pháp hạn chế hay khuyến khích phụ thuộc vào tính chất hay mức độ sở hữu của chủ thể tạo ra nó.
Yếu ngoai vi về mặt kỹ thuật:
Tính chất và trình độ về mặt kỹ thuật, công nghệ trong toàn bộ nền sản xuất xã hội hoặc trong cùng ngành nghề, sản phẩm cụ thể gây ra những tác động nhất. đó chính la ngoại tác tích cực hoặc tiêu cực trên các đối tượng bị tác động.
Ngoại tác có liên quan đến hàng hóa công:
Là ngoại tác có tác động đến các đối tượng mà số lượng đối tượng bị tác động nhiều hay ít không lien quan(hoặc lien quan rất ít) đến mức độ tác động của nó.
Tác động của ngoại tác đến thị trường hiệu quả
Ngoại tác tiêu cực:
Xem xét hoạt động của một ngành công nghiệp sản xuất xi măng gây ra ô nhiễm không khí và tác động xấu khác về môi trường.
Giá xi măng được hình thành trên thị trường là PE, tương ứng với điểm cân bằng thị trường E và sản lượng cân bằng QE. Do ngành công nghiệp xi măng tạo ra ngoại tác tiêu cực về môi trường nên ngoài chi phí để sản xuất 1 tấn xi măng của ngành, nền kinh tế còn phải gánh chịu thêm các chi phí khác về môi trường. Gọi MEC là chi phí biên ngoại tác (tiêu cực) thì chi phí xã hội để sản xuất ra 1 tấn xi măng là : MSC = MC + MEC. So sánh giữa sản lượng được sản xuất ra thực tế trên thị trường QE và sản lượng có hiệu quả QE. Rõ ràng sản lượng thị trường đã quá cao. Ngoại tác tiêu cực kích thích làm cho có quá nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xi măng. Nền kinh tế không hiệu quả, phần sản lượng vượt quá (Q = QE – Q’E sẽ gây ra một tổn thất kinh tế vì ở đó chi phí xã hội để sản xuất ra 1 tấn xi măng lớn hơn lợi ích tiêu dung chung từ 1 tấn xi măng đem lại MSB<MSC. Tổn thất kinh tế la diện tích E’EB.
Ngoại tác tích cực:
Giả sử ngành lâm nghiệp đã gây ra 1 tác động ngoại vi tích cực từ việc trồng rừng mang lại. Trồng rừng không những mang lại gỗ mà còn mang lại những lợi ích to lớn khác về môi trường như thanh lọc không khí, giữ nước độ ẩm, chống sói mòn độ màu mỡ của đất……..
Nếu gọi lợi ích biên ngoại tác do việc trồng rừng mang lại là MEB thì lợi ích xã hội biên sẽ bằng lợi ích việc tiêu dùng gỗ cộng với lợi ích biên ngoại tác do trồng rừng MSB = MB + MEB.
Đường cầu D thể hiện lợi ích của những người tiêu dùng gỗ. Đường lợi ích biên xã hội từ việc trồng rừng được xác định bằng cách cộng lợi ích biên tiêu dung gỗ và lợi ích biên ngoại tác ở mọi mức đầu ra MSB = D + MEB. Sản lượng gỗ hiệu quả là sản lượng gỗ mà ở đó lợi ích biên xã hội đúng bằng với chi phí xã hội phải bỏ ra tương ứng Q’E. Trong khi đó sản lượng được sản xuất thực tế trên thị trường sẽ là QE tại điểm cân bằng giữa chi phí biên của ngành lâm nghiệp và lợi ích biên từ việc tiêu dùng gỗ so sánh với sản lượng có hiệu quả Q’E, rõ ràng lượng gỗ được sản xuất đã quá ít. Nền kinh tế không có hiệu quả, tổn thất kinh tế được xác định bằng chi phí phải bỏ ra nhưng sản lượng phải bị hạn chế, biểu hiện bằng diện tích EE’B.
Hệ thống các biện pháp giải quyết
Giải pháp tư nhân:
Định lý Ronal Coase.
Các yếu tố ngoại vi khi tác động sẽ làm mất tính hiệu quả cân bằng của thị trường. sản lượng sẽ được sản xuất hoặc tiêu thụ thường vượt quá (thấp hơn) sản lượng hiệu quả. Như vậy chúng ta cần giảm hoặc tăng sự tác động của yếu tố ngoại vi.
Năm 1991, Coase nhận giải Nobel kinh tế vì công lao phát hiện và làm sang tỏ ý nghĩa của chi phí giao dịch và quyền sở hữu đối với cấu trúc thể chế và sự vận hành của nền kinh tế. Đây gọi là định lý Coase.
Khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết quả lượng giữa các chủ thể và đối tượng sẽ thành công, cả hai bên đều có lợi. Nền kinh tế (gồm chủ thể và đối tượng) sẽ đạt trạng thái hiệu quả.
Khi quyền sở hữu tài sản được thừa nhận thì chỉ có cá nhân, tổng thể sở hữu tài sản mới có quyền hạn duy nhất đối với tài sản của họ . Khi đó các tác động ngoại vi sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hoặc kích thích đến tối đa.
Ví dụ:
Nhà máy
Nông dân
Có
Không
Có
300/300
500/200
Không
300/500
500/100
Ta có số liệu như sau:
Lợi ích nhà máy khi không lắp hệ thống: 500
Lợi ích nông dân khi không lắp hệ thống: 100
Lợi ích nông dân tăng thêm khi có hệ thống xử lý: 400
Chi phí lắp đặt hệ thống: 200
Khi nhà máy có quyền sở hữu dòng song, họ sẽ xả nước thải mà không cần hệ thống lọc để lợi ích họ là cao nhất, khi đó lợi ích của nhà máy là 500, còn của nông dân là 100. Bây giờ người dân trả cho nhà máy la 250 (hệ thống lọc chỉ có 200) khi đó nhà máy sẽ đồng ý vì họ có thêm lợi ích.
Lợi ích của nhà máy: 500 + 250 – 200 = 550
Phúc lợi của người dân: 100 + 400 - 250 = 250
Tổng lợi ích: 800
Người nông dân có quyền sở hữu dòng sông. Nông dân se không để nhà máy tự do xả thải. ở lợi ích 500/100. Nhưng người nông dân cũng không chọn 500/200. Vậy để lợi ích của mình la cao nhất người nông dân sẽ chọn 300/500.
Giải pháp nhà nước
Giải pháp kinh tế
Để đảm bảo tính hiệu quả của thị trường, cần phải tìm cách giảm sự sai biệt giữa lợi ích và chi phí cá nhân với lợi ích và chi phí xã hội. Có hai biện pháp mà chính phủ thường dung để hạn chế tác động ngoại vi là:
Phạt tiền:
Áp dụng các bên gây ra ngoại tác tiêu cực.
Phạt tiền cố định: là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng.
Số tiền phạt này tính bằng độ chênh lệch giữa chi phí xã hội biên và chi phí tư nhân biên. Và bằng chi phí biên ngoại ứng.
Khi chính phủ áp dụng mức phạt này thì chi phí biên tư nhân sẽ cao hơn trước môt lượng bằng chi phí ngoại ứng biên. Việc phạt này làm cho cá nhân nổ lực để hạn chế tiêu cực của yếu tố ngoại vi.
Bình thường doanh nghiệp sẽ sản xuất xi măng ở E. Nhưng tại E không phải điểm sản xuất hiện của thị trường. Khi chính phủ áp dụng biện pháp phạt tiền: PA tăng thành P’A thì lượng sản xuất giảm từ Qe thành Qe’. đây chính là điểm hiệu quả và chính khoảng tiền phạt này là:
dtPaPa’E’A = f x Qe’= MEC x Qe’
Chế độ phạt tiền phi tuyến: là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hay tính chất của tác động tiêu cực.
Có 2 khoản phạt:
Khoản tiền phạt rất thấp (nếu tác động tiêu cực dưới mức cho phép).
Khoản tiền phạt rất cao (nếu mức độ tác động tiêu cực/mức cho phép)
Trợ cấp
Khi các yếu tố ngoại vi có sự tác động tích cực, chính phủ thường áp dụng biện pháp trợ cấp để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động chung
Hiệu quả sẽ xảy ra khi chi phí xã hội biên bằng lợi ích xã hội biên. Khi chính phủ trợ cấp một khoảng bằng độ chênh lệch lợi ích xã hội biên và lợi ích tư nhân biên thì mức tiêu dùng hàng hóa sẽ tăng lên bằng với lượng hàng hóa tiêu dùng có hiệu quả.
Tại mức QE lợi ích mà doanh nghiệp nhận được là PA nhưng chi phí là P’E -> DN sẽ bị lỗ
Tuy nhiên khi chính phủ trợ cấp khoảng (P = PE’ - PA thì lúc này doanh nghiệp sẽ không bị lỗ nữa.
Tuy nhiên thực tế là các doanh nghiệp lại không bao giờ dung toàn bộ số tiền trợ cấp để hạn chế tiêu cực mà lại trích một số tiền để:
Hạ thấp chi phí
Tăng lợi nhuận
Và như vậy nó làm cho việc trợ cấp không phát huy hiệu quả của nó.
Biện pháp hành chính va luật pháp
Ngoài biện pháp kinh tế chính phủ có thể sử dụng biện pháp hành chính đẻ thay cho biện pháp về kinh tế. Hệ thống này đòi hỏi phải có xác định hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các văn bản pháp luật, quy định cụ thể buộc các cá nhân phải tuân thủ nếu không bị xử lý khi có vi phạm.
Có 2 loại mang tính chất pháp luật:
Hệ thống pháp quy về nguyên nhân
Hệ thống pháp quy về hiệu quả.
Trong đó hệ thống pháp quy về nguyên nhân được ưa chuộng hơn vì đơn giản trong xây dựng, thuận lợi trong kiểm tra.
Chương ba: Phân tích về sự thất bại của chính phủ
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu:
Phường 8, quận 5 là một trong những khu vực trung tâm của Thành Phố Hồ Chí Minh, với đa phần là đồng bào Hoa kiều. Tuy nhiên trong những năm trước mà cụ thể là từ năm 2000 trở về trước, phường còn rất nhiều hộ nghèo và tiêu biểu là trên địa bàn tình hình phạm tội rất nhiều. Nhưng với sự nỗ lực của lãnh đạo phường và sự hỗ trợ đắc lực của người dân mà hiện nay trên địa bàn phường có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, và đây đều là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các dịch vụ giải trí như cà phê, ăn uống…Chính vì vậy mà năm nào phường cũng đạt tốc độ phát triển kinh tế cao, kéo theo đó là đời sống người dân ngày càng ổn định. Với sộ hộ nghèo ngày càng giảm và tình hình đi học đúng tuổi qui định ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên vậy mà trong những năm vừa qua trên địa bàn của phường luôn xảy ra tình trạng xả rác ra ngoài lòng lề đường gây ảnh hưởng không chỉ đến người dân sống trong phường mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan đô thị. Việc xả rác này đã tồn tại từ năm 2000 cho đến nay, với mức độ ngày càng trầm trọng hơn, ban đầu chỉ là ở một số khu vực nay đã tăng lên ở tất cả các khu vực. Nó đã gây ra rất nhiều phiền toái cho người dân và vấn đề này đã được đưa ra bàn trong rất nhiều cuộc họp chi bộ Đảng của phường và cả các cuộc họp tổ dân số.
Sự can thiệp của chính phủ - thất bại:
Trước thực trạng như vậy, và qua nhiều cuộc họp khác nhau lãnh đạo phường và người dân đã đi đến giải pháp là phạt tiền đối với đối tượng xả rác với mức phạt là 200000 ngàn đồng. Phường cử các đồng chí dân phòng, và một số tình nguyện viên với số lượng là 8 người (4 đồng chí dân phòng và 4 tình nguyện viên) làm nhiệm vụ theo dõi và xử phạt đối với những người xả rác. Có thể thấy đây là giải pháp tốt vì nó có sự đồng lòng chung sức của nhà nước và nhân dân và từ đó ta có thể kì vọng tình hình sẽ được cải thiện cho tốt hơn và trả lại cho phường bầu không khí trong lành và sạch sẽ.
Vậy mà những tưởng tình hình sẽ được cải thiện, ngờ đâu vấn đề không được cải thiện chút nào. Tình hình xả rác vẫn tồn tại, thậm chí còn nhiều hơn nữa trước sự bất lực của lãnh đạo phường và người dân. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thất bại của một chính sách hoàn hảo này? Để làm rõ vấn đề này chúng ta hãy bước sang phần tiếp theo
Nguyên nhân:
Chúng ta không thể đỗ lỗi cho nguyên nhân là phường và nhân dân không có sự kết hợp đồng bộ được. Vậy thì nguyên nhân là do đâu, theo ý kiến riêng của nhóm chúng tôi thì có ba nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: là do số lượng người có hạn: như chúng ta đã biết với số lượng chỉ có tám người mà lại trên một địa bàn rộng lớn như vậy thì quả thật rất khó để kiểm soát được vấn đề. Quả thật đây là vấn đề rất khó, nó không chỉ tồn tại ở phường 8 mà còn ở những phường khác trên Thành Phố khi mà lực lượng bị hạn chế.
Thứ hai: thủ đoạn tinh vi của thủ phạm: thủ phạm không xả rác vào ban ngày mà lại chọn xả rác vào lúc đêm khuya khi mà tất cả mọi người đã đi ngủ.
Thứ ba: số tiền phạt chưa đủ sức răng đe, rõ ràng với số tiền phạt 200000 ngàn nó vẫn không đủ để ngăn việc xả rác. Thậm chí một số người dân chấp nhận bỏ ra tiền phạt như vậy để xả rác ra ngoài đường phố.
Chương bốn: Kết luận và kiến nghị
Từ đây chúng tôi xin đưa ra một giải pháp kiến nghị sau đây cho lãnh đạo phường tám, quận năm như sau:
Thứ nhất: phường không nên tiếp tục thực hiện biện pháp kém hiệu quả như vậy vì nó chỉ tốn công mà không đem lại hiệu quả.
Thứ hai: chúng tôi kiến nghị phường nên tổ chức thu tiền người dân và những doanh nghiệp trên địa bàn của phường với số tiền khoảng 10000 ngàn đồng một tháng để thu gom rác tại nhà. Vì trên địa bàn của phường có sự kết hợp rất tốt giữa phường và người dân và số tiền 10000 đồng một tháng không phải là một số tiền quá lớn.
Trên đây là những giải pháp chỉ mang tính tham khảo của nhóm chúng tôi, tất nhiên có thể nó không phù hợp với những phường khác. Vì vậy mà nếu một nhà nghiên cứu khác nếu có nhiều thời gian hơn có thể tìm ra một giải pháp chung để giải quyết chuyện xả rác ở tất cả các phường.
Chương một: Chương giới thiệu 3
I. Mục đích nghiên cứu và tầm quan trọng của đề tài 3
II. Mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu 3
III. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 4
Chương hai: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 4
I. Định nghĩa ngoại tác, phân loại: 4
a. Định nghĩa: 4
b. Phân loại: 4
II. Tác động của ngoại tác đến thị trường hiệu quả 5
a. Ngoại tác tiêu cực: 5
b. Ngoại tác tích cực: 5
III. Hệ thống các biện pháp giải quyết 6
a. Giải pháp tư nhân: 6
b. Giải pháp nhà nước 7
Chương ba: Phân tích về sự thất bại của chính phủ 10
I. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: 10
II. Sự can thiệp của chính phủ - thất bại: 10
III. Nguyên nhân: 10
Chương bốn: Kết luận và kiến nghị 11