Với sản lượng lương thực hàng năm chiếm gần 20% GDP, nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam là rất lớn, xấp xỉ 9 triệu tấn phân bón các loại hàng năm. Hiện nay, sản xuất phân bón trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, trong năm 2009, cả nước tiêu thụ khoảng 8,9 triệu tấn phân
các loại, trong đó lượng phân nhập về là 3,3 triệu tấn (theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam).
Theo dự báo từ Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam,
nhu cầu phân bón cho năm 2010 là 9,1 triệu tấn.
Trong đó, dự kiến sản xuất trong nước khoảng 950
ngàn tấn Urea, còn lại phải nhập khẩu 1 triệu tấn;
phân bón DAP dự kiến sản xuất được 200 đến 250
ngàn tấn từ dự án DAP Đình Vũ - Hải Phòng còn
lại phải nhập khẩu khoảng 500 ngàn tấn. Về phân
chứa lân và phân hỗn hợp NPK, trong nước có khả
năng sản xuất đáp ứng nhu cầu nội địa (dự kiến 1,6
triệu tấn NPK). Phân bón SA và Kali phải nhập
khẩu hoàn toàn. Như vậy tổng lượng phân bón các
loại cần phải nhập khẩu năm 2010 khoảng 3,5
triệu tấn.
Hiện nay, lượng urê tiêu thụ hàng năm trong nước
khoảng 2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản suất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu qua 2 nhà máy DPM và Cty phân bón Hà Bắc.
21 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu phân bón đạm Phú Mỹ (DPM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh
Đề tài : Cơ Hội Đầu Tư Vào Cổ Phiếu
Phân Bón Đạm Phú Mỹ (DPM)
Nhận xét của giảng viên
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn
Mục Lục
Chương I Phân tích tổng quan về ngành 4
Chương II Phân tích tình hình công ty 9
1. Phân tích tổng quan công ty: 10
1.1. Ngành nghề kinh doanh: 10
1.2. Công nghệ: 10
1.3. Phân tích Swot công ty 11
1.4. Thị phần: 12
1.5. Đối thủ cạnh tranh: 13
2. Phân tích tài chính của công ty 14
2.1. Phân tích tài chính của công ty nói chung và những chỉ số tài chính. 14
2.2. Định giá. 17
Chương III Khuyến nghị đầu tư 19
Nguồn tham khảo: 21
Chương I
Phân tích tổng quan về ngành
Với sản lượng lương thực hàng năm chiếm gần 20% GDP, nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam là rất lớn, xấp xỉ 9 triệu tấn phân bón các loại hàng năm. Hiện nay, sản xuất phân bón trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, trong năm 2009, cả nước tiêu thụ khoảng 8,9 triệu tấn phân
các loại, trong đó lượng phân nhập về là 3,3 triệu tấn (theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam).
Theo dự báo từ Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam,
nhu cầu phân bón cho năm 2010 là 9,1 triệu tấn.
Trong đó, dự kiến sản xuất trong nước khoảng 950
ngàn tấn Urea, còn lại phải nhập khẩu 1 triệu tấn;
phân bón DAP dự kiến sản xuất được 200 đến 250
ngàn tấn từ dự án DAP Đình Vũ - Hải Phòng còn
lại phải nhập khẩu khoảng 500 ngàn tấn. Về phân
chứa lân và phân hỗn hợp NPK, trong nước có khả
năng sản xuất đáp ứng nhu cầu nội địa (dự kiến 1,6
triệu tấn NPK). Phân bón SA và Kali phải nhập
khẩu hoàn toàn. Như vậy tổng lượng phân bón các
loại cần phải nhập khẩu năm 2010 khoảng 3,5
triệu tấn.
Hiện nay, lượng urê tiêu thụ hàng năm trong nước
khoảng 2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản suất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu qua 2 nhà máy DPM và Cty phân bón Hà Bắc.
Nhằm theo kịp tốc độ tăng dân số, tổng sản lượng lúa sản xuất trong cả nước sẽ được nâng lên 37,58 triệu tấn vào năm 2010 (từ 35,9 triệu tấn vào năm 2007) . Theo đó, nhu cầu tiêu thụ urê được dự báo sẽ tăng lên khoảng 2,2 triệu tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, lượng cung urê sản xuất trong nước sẽ không có nhiều biến đổi cho đến 2012 khi các nhà máy sản xuất phân đam đang xây dựng sẽ đi vào hoạt động. Do đó, trong thời gian ngắn hạn (trước 2012), thị trường phân đạm urê tại Việt Nam sẽ được giữ ổn định với lượng cung tăng chủ yếu là qua con đường nhập khẩu từ các nước khác.
Tuy nhiêu đến năm 2012, thị trường phân urê tại Việt Nam sẽ có những sự thay đổi lớn với mức độ cạnh tranh cao hơn do nguồn cung trong nước tăng mạnh khi các nhà máy phân bón đang xây dựng đi vào hoạt động. Lúc đó lượng urê sản xuất trong nước đã đủ đap ứng được nhu cầu nội địa.
Việt Nam chúng ta là nước phát triển mạnh về nông nghiệp, diện tích trồng lúa và cây lương thực thực phẩm chiếm thị phần rất lớn. Nên nhu cầu về phân bón hàng năm là rất cao. Tính trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã nhập khẩu 2,185 triệu tấn phân bón các loại, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2007 (nhập khẩu phân urê đạt 548.000 tấn, tăng 74,5%). Cùng với diện tích trồng lúa đang mở rộng ở nhiều địa phương, dự kiến nhu cầu tiêu thụ phân urê sẽ còn tăng trong những tháng cuối năm. Chính vì vậy mà việc sản xuất phải có chất lượng cao, giá cả phải ổn định, vì các công ty phân bón khác cạnh tranh rất mạnh, đặc biệt là về giá. Gây cho thị trường có rất nhiều biến động. Tuy nhiên việc sản xuất phân bón chủ yếu là dựa vào nguồn nguyên liệu là khí thiên nhiên, mà khí thiên nhiên thì phải nhập khẩu ở nước ngoài nên ngành phân bón và dầu khí chịu ảnh hưởng rất lớn.
Dưới đây là bảng giá mà công ty DPM đưa ra để nói lên sự bình ổn giá trong nước của công ty:
Loại hàng
Đơn giá
Ghi chú
I. Urê hạt trong (FOB)
(USD/tấn)
Ngày tham khảo
Urê Middle East
345-350
20/07/2011
Urê Baltic
353-355
20/07/2011
Urê Indo
385
20/07/2011
Urê Yuzhnyy
360
20/07/2011
II. Giá trong nước
(đồng/kg)
Ngày tham khảo
Đạm Phú Mỹ (Giá trần)
9.150
từ 15/07 đến 20/07/2011
Urê TQ
9.350
20/07/2011
DAP TQ
14.650
20/07/2011
Urê Indo
9.380
20/07/2011
Kali Canada
11.450
20/07/2011
NPK Phil
10.600
20/07/2011
Nguồn: DPM
Từ những lợi thế và thuận lợi do nền kinh tế mang lại nên kinh doanh trong lĩnh vực phân bón và hóa chất là định hướng phát triển chủ đạo của công ty dựa trên sự duy trì tối đa năng lực sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh. Tuy vậy cũng ít khó khăn mà công ty gặp phải như: phải chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá, tình hình biến động giá than, giá điện trong nước… gặp phải những khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn là một doanh nghiệp mạnh và đứng đầu trong cả nước về sản xuất phân bón và hóa chất dầu khí.
Ngành phân bón và hóa chất dầu khí là rất quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Cung cấp nguồn phân bón và hóa chất ổn định, kịp thời và đáng tin cậy cho người nông dân trên cơ sở bảo đảm tốt nhất lợi ích của các cổ đông là rất khó. Nhưng công ty không chỉ làm tốt tất cả những việc đó mà còn bình ổn giá cả trên thị trường phân bón trong nước, tạo điểm tựa vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp và nền kinh tế đất nước, đồng thời tạo niền tin cho người nông dân.
Chương II
Phân tích tình hình công ty
Phân tích tổng quan công ty:
Ngành nghề kinh doanh:
Nguồn: DPM
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phục vụ nông nghiệp. DPM chủ yếu sản xuất, nhập khẩu và bán sỉ phân bón, trong đó phân urê chiếm 95% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra, các sản phẩm như khí ammoniac, điện, bao bì, kinh doanh khách sạn, quản lý tài sản tạo ra phần còn lại giá trị cho công ty. Bên cạnh đó, công ty đang triển khai xậy dựng nhà máy sản suất phân NPK. Đây là sản phẩm có nhu cầu rất lớn trên thị trường Việt Nam.
Công nghệ:
Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo được đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 370 triệu USD công suất 800.000 tấn urea/năm, với diện tích khuôn viên 63ha, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất khí Amoniac và công nghệ của hãng Snamprogetti của Italy để sản xuất phân urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí và đầu ra là ammoniac và urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.
Nhà máy gồm có 3 phân xưởng chính là xưởng ammoniac, xưởng urê, xưởng phụ trợ và các phòng/xưởng chức năng khác. Đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy đã chủ động đảm đương và vận hành hết các hạng mục công việc, nhà máy luôn được vận hành ổn định, đạt 100% công suất thiết kế và số giờ vận hành tiêu chuẩn.
Ngoài các hạng mục ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng tối đa các nguồn lực của PVFCCo, đáp ứng một cách thuận lợi và hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, Tổng công ty đã hoàn thiện việc cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các hạng mục và hệ thống công nghệ trong nhà máy như sau:
- Hệ thống phun chất chống kết khối giúp cho sản phẩm urê không vón cục, không đóng bánh, hạt bóng, đẹp. Cải tiến hệ thống sàng rung sản phẩm urê để loại bỏ mạt trong urê thương phẩm. Hệ thống may gấp mép miệng bao đảm bảo cho bao sản phẩm đẹp, chắc chắn, thuận tiện trong việc bảo quản và vận chuyển.
- Hệ thống thu hồi ammoniac trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt hệ thống hút bụi urê nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.
- Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm gồm: công nghệ sản xuất CO2 tinh khiết 99,9% từ khói thải nhà máy, Methanol, Formaldehyde, một số loại khí công nghiệp như Nitơ, Oxy, Argon…
- Hệ thống thu hồi khói thải CO2 để nâng công suất nhà máy từ 740.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/năm đồng thời góp phần bảo vệ môi trường
Phân tích Swot công ty
Điểm mạnh
Hiện nay, thương hiệu Đạm Phú Mỹ đã khẳng định được vai trò và vị trí dẫn đầu trong ngành phân
bón Việt Nam. Thị phần rộng lớn chiếm 50% thị phần phân bón trong nước
Công ty được Tập đoàn Dầu khí ưu tiên đảm bảo nguồn khí đầu vào với công suất tối đa
Công nghệ: Đây là Nhà máy phân bón lớn và hiện đại nhất của Việt Nam cũng như trong khu vực.
Nhà máy sử dụng nguyên liệu khí để sản xuất phân đạm theo dây chuyền công nghệ tự động hoá
theo công nghệ tiên tiến của Đan Mạch và Italia. Trong 2 năm gần đây, nhà máy luôn đạt 100%
công suất thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế
Điểm yếu
Giá bán sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá dầu và phân bón trên thế giới.
Các quyết định đầu tư chịu nhiều chi phối bởi cổ đông lớn là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
Trình độ đội ngũ nhân viên kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, chưa tiên liệu được các sự cố có thể xảy ra trên thị trường.
Chưa xây dựng được hệ thống kho bãi vững chắc tại các khu vực tiêu thụ trọng điểm
Cơ hội
Hàng năm, công ty thu về một lượng lớn nguồn tiền mặt (khoảng 2.5 nghìn tỷ đông). Đây sẽ là nguồn lực lớn giúp công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư tăng sản lượng sản xuất.
Đa dạng hóa sản phẩm: ngoài sản phẩm chủ lực là phân urê, và amonia công ty đang có cơ hội đểphát triển các sản phẩm khí công nghiệp Argon, axit nitric HNO3 , nitrat amôni NH4NO3
Thách thức
Thị trường phân bón trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt vào năm 2012 khi các nhà máy Đam Ninh Bình và Đạm Cà Mau đi vào họat động. Ngoài ra nhà máy Đạm Hà Bắc sẽ được tăng công suất lên 560.000 tấn urê/năm vào năm 2012. Do đó, nếu không có chiến lược kinh doanh đúng đắn, thị phần của DPM có thể sẽ bị thu hẹp lại.
Một thách thức khác đáng kể đối với công ty là hiện nay trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm DPM giả. Về lâu về dài, các sản phẩm phân bón giả hiệu này có thể làm mất đi uy tín thương hiệu
chất lượng của DPM.
Thị phần:
Nguồn: DPM
Hiện nay, lượng urê tiêu thụ hàng năm trong nước khoảng 2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản suất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu qua hai nhà máy DPM và Cty phân bón Hà Bắc. Nhằm theo kịp tốc độ tăng dân số, tổng sản lượng lúa sản xuất trong cả nước sẽ được nâng lên 37,58 triệu tấn vào năm 2010 (từ 35,9 triệu tấn vào năm 2007). Theo đó, nhu cầu tiêu thụ urê được dự báo sẽ tăng lên khoảng 2,2 triệu tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, lượng cung urê sản xuất trong nước sẽ không có nhiều biến đổi cho đến 2012 khi các nhà máy sản xuất phân đam đang xây dựng sẽ đi vào hoạt động. Do đó, trong thời gian ngắn hạn (trước 2012), thị trường phân đạm urê tại Việt Nam sẽ được giữ ổn định với lượng cung tăng chủ yếu là qua con đường nhập khẩu từ các nước khác.
Tuy nhiêu đến năm 2012, thị trường phân urê tại Việt Nam sẽ có những sự thay đổi lớn với mức độ cạnh tranh cao hơn do nguồn cung trong nước tăng mạnh khi các nhà máy phân bón đang xây dựng đi vào hoạt động. Lúc đó lượng urê sản xuất trong nước đã đủ đap ứng được nhu cầu nội địa. Tại các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung và khu vực Tây Nguyên, đạm urê của DPM chiếm khoảng 70% thị phần .
Đối thủ cạnh tranh:
Thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam năm 2009
Thị trường
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2009 so với năm 2008
Lượng (tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng (tấn)
Trị giá
(USD)
%
Lượng
%
Trị giá
Trung Quốc
1.951.305
596.026
1.507.548
719.931
29,44
-17,21
Nga
394.840
110.201
346.054
156.197
14,10
-29,45
Hàn Quốc
355.073
72.904
161.649
79.040
119,66
-7,76
Philippin
294.260
115.085
80.525
45.561
265,43
152,60
Nhật Bản
191.137
25.746
199.241
55.092
-4,07
-53,27
Ucraina
189.306
55.137
1.500
585
12.520
9.325
Hoa Kỳ
154.712
62.033
1.109
2.836
13.851
2.087
Đài Loan
130.159
21.442
102.304
29.808
27,23
-28,07
canada
101.755
60.847
138.507
79.192
-26,53
-23,17
Ấn Độ
40.742
17.542
17.476
9.420
133,13
86,22
TháI Lan
22.252
6.125
6.635
3.507
235,37
74,65
Malaixia
16.147
5.302
17.394
7.772
-7,17
-31,78
Bỉ
3.233
2.391
7.301
4.882
-55,72
-51,02
Nauy
2.789
1.268
22.176
16.413
-87,42
-92,27
Singapore
52.358
30.035
-99,99
-99,56
Nguồn: www.tinthuongmai.vn
Việt Nam là nước nông nghiệp, do đó nhu cầu về phân bón hiện nay rất cao, khoảng 9 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, nhu cầu về phân NPK và ure là lớn nhất. Hiện nay, cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất, trong đó có hai nhà máy sản xuất phân đạm chủ yếu là nhà máy phân đạm Hà Bắc với công suất 180.000 tấn/năm và Đạm Phú Mỹ với công suất 800.000 tấn/năm. Ngoài ra, công ty còn phải cạnh tranh với phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Do lợi thế giá rẻ và điều kiện địa lý gần Việt Nam nên Trung Quốc là quốc gia hàng đầu xuất khẩu phân bón vào Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoản 51%. Đứng thứ 2 là Nga chỉ với 10,26% tổng lượng nhập khẩu.
Trong thời gian tới, nhiều nhà máy phân đạm Việt Nam bắt đầu sản xuất. Cụ thể, trong năm 2011, nhà máy Đạm Ninh Bình vào hoạt động với công suất 560.000 tấn/ năm; năm 2012, khánh thành nhà máy Đạm Cà Mau với công suất thiết kế 800.000 tấn/ năm; năm 2013 nhà máy Đạm Công Thanh có thể đi vào hoạt động với công suất 500.000 tấn/năm.
Phân tích tài chính của công ty
Phân tích tài chính của công ty nói chung và những chỉ số tài chính.
Lý thuyết:
Trong phân tích các bản báo cáo tài chính thì chỉ số tài chính là một công cụ dung để phân tích tình hình tài chính của công ty được sử dụng rất rộng rãi. Các chỉ số tài chính còn cho phép nhà phân tích có thể so sánh Nó với các khoản khác trong bản báo cáo nhằm cho phép Nhà Đầu Tư có thể đánh giá được rủi ro và khả năng sinh lời của công ty thong qua bản báo cáo tài chính của công ty.
Việc phân tích các chỉ số tài chính giúp cho các nhà đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình như có thể là gởi tiền vào Ngân Hàng nhằm hưởng được sự chênh lệch lãi suất,đầu tư vào cổ phiếu hoặc thị trường chứng khoán hoặc kinh doanh…….
Hiểu và phân tích đúng các chỉ số tài chính còn giúp cho nhà đầu tư có thể đánh giá được lợi nhuận,mức sinh lời,tình hình hoạt động của công ty trong thời gian tới thong qua các số liệu trong quá khứ.
Chúng ta không thể đánh giá khả năng sinh lời của công ty trong tương lai nếu chỉ dựa vào lượng thu nhập ròng của công ty( thu nhập sau khi trừ đi các khoản thuế và chi phí) mà chúng ta nên dựa vào các chỉ số tài chính thì sẽ có ích hơn vì nó diển tả tình hình hoạt động của công ty một cách tóm tắt dễ hiểu và dễ so sánh với các phần khác.
Tuy nhiên các chỉ số tài chính này nếu dứng một mình thì Nhà Đầu Tư có thể tìm được rất ít thong tin vì vậy để các chỉ số này có nhiều ý nghĩa thì cần phải so sánh Nó với các chỉ số khác…..ví dụ như so sánh với chỉ số phân tích của năm trước đó của các công ty cùng ngành,so sánh với trung bình ngành hoặc so sánh với các công ty khác cùng ngành.
Do đó để phân tích một bảng báo báo tào chính thể hiện được các thong tin mà nhà đầu tư cần thì ta phải chú trọng vào một số chỉ số sau:
Chỉ số ROE (suất sinh lợi trên vốn cổ phần) chỉ ố này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hửu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần hay nói cách khác là doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu vốn để thu dược một khoản lãi nhất định.
ROE