Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO( Việt Nam gia nhập WTO vào ngày
7/11/2006) đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn,
hướng tới sự hội nhập và phát triển toàn diện sánh vai cùng với các cường quốc
trên thế giới hiện nay. Nhưng đồng thời với các cơ hội đó các doanh nghiệp Việt
Nam cũng gặp rất nhiều thách thức. Trong không ít những thách thức mà các
doanh nghiệp Việt Nam gặp phải đó chúng ta phải kể đến ở đây đó là sự xâm nhập
của các công ty nước ngoài vào nước ta, cùng với sự xâm nhập này kéo theo sự
cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài này nhằm tìm chỗ đứng cho mình
tại thị trường Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến
lược đúng đắn thì với xu thế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam rất có thể sẽ bị
đánh bật ta khỏi thị trường trong nước và nhường chỗ cho các công ty nước ngoài.
Hiện nay theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam đang chiếm tới 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước,
25% tổng đầu tư của xã hội và khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Như vậy chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhân tố quan
trọng đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta
phải quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu xem
hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có những cơ hội nào? Và
gặp phải những thách thức gì? để từ đó chúng ta mới có những chiến lược đúng
đắn cho sự phát triển của các doanh nghiệp này nhằm giúp cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ nước ta có thể đứng vững khi hội nhập. Chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích:
“Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO( Việt Nam gia nhập WTO vào ngày
7/11/2006) đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn,
hướng tới sự hội nhập và phát triển toàn diện sánh vai cùng với các cường quốc
trên thế giới hiện nay. Nhưng đồng thời với các cơ hội đó các doanh nghiệp Việt
Nam cũng gặp rất nhiều thách thức. Trong không ít những thách thức mà các
doanh nghiệp Việt Nam gặp phải đó chúng ta phải kể đến ở đây đó là sự xâm nhập
của các công ty nước ngoài vào nước ta, cùng với sự xâm nhập này kéo theo sự
cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài này nhằm tìm chỗ đứng cho mình
tại thị trường Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến
lược đúng đắn thì với xu thế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam rất có thể sẽ bị
đánh bật ta khỏi thị trường trong nước và nhường chỗ cho các công ty nước ngoài.
Hiện nay theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam đang chiếm tới 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước,
25% tổng đầu tư của xã hội và khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Như vậy chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhân tố quan
trọng đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta
phải quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu xem
hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có những cơ hội nào? Và
gặp phải những thách thức gì? để từ đó chúng ta mới có những chiến lược đúng
đắn cho sự phát triển của các doanh nghiệp này nhằm giúp cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ nước ta có thể đứng vững khi hội nhập. Chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích:
“Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là người Việt Nam. Họ là những người sẽ ở lại Việt
Nam - dù thành công hay thất bại. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi đang tạo ra đa
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
1
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
số công ăn việc làm cho những người lao động ở Việt Nam. Là những nhà quản trị
trong tương lai chúng ta phải biết phân tích được cơ hội và thách thức cho những
doanh nghiệp vừa và nhỏ này khi Việt Nam gia nhập WTO để từ đó đưa ra những
chiến lược phát triển hợp lý cho những doanh nghiệp này giúp cho nền kinh tế của
ta ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
Đề tài gồm 3 chương
Chương 1 :Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2 : Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
Chương 3 : Một số giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế
Do trong quá trình làm không tránh khỏi thiếu xót, nhóm mong nhận được sự
chỉ bảo của thầy giáo và sự đóng góp của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
2
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm
Theo giáo trình DNNVV của trường Đại học kinh tế quốc dân : doanh nghiệp
nhỏ và vừa là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các
hoạt động sản xuất cung ứng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để tối đa
hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở
hữu tài sản của danh nghiệp.
Theo bách khoa toàn thư cho mở Wikipedia cho rằng : Doanh nghiệp nhỏ và
vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bế về mặt vốn, lao động hay doanh thu .
Theo điều 3 chương 1 nghị định 90/2001/NĐ –CP về trợ giúp phát triển
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng
ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký kinh doanh không quá
10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình năm không quá 300 người.
Đây là khái niệm theo điều 3 chương 1 đối với Việt nam, còn trên thế giới có
rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa tùy theo quy định của mỗi quốc
gia .
Khái niệm DNNVV mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội nhất định .
1.1.1.2. Phân loại
- Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Theo địa vị pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
TNHH…
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
3
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
- Theo quy mô: Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp nhỏ, Doanh nghiệp
vừa
- Theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ
1.1.2. Vai trò
DNNVV có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam , do
những đặc điểm, tình hình và bối cảnh phát triển nước ta quy định. Là một nước
có trình độ thấp hơn so với 1 số nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang
ở thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới với cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém,
trình độ sản xuất tổ chứ, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh cạnh
tranh toàn gay gắt như hiện nay, Việt nam đã chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nhằm phát huy tối đa nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được
khẳng định thể hiện qua các điểm sau :
- Tạo công ăn việc làm
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thương chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 95% ), vì
vậy nó đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm
cho người lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống cho ngườ lao động
- Đóng góp vào GDP
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành
và cả nền kinh tế, tạo thêm nhiều hàng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường , giá trị gia tăng hoặc GDP do các doanh nghiệp tạo ra hàng
năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của nền
kinh tế
- Giúp tăng ngân sách cho nhà nước
Thông qua các khoản thuế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước,
thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khai thác các tiềm lực sẵn có
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
4
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
-Tạo ngoại tệ thông qua xuất khẩu
Hơn 80% các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa
- Giúp tạo lập các mối liên kết với các công ty nhà nước, các tập đoàn xuyê n
quốc gia , doanh nghiệp nhỏ và vừa đống vai trò là vệ tinh, hỗ trợ, góp phần tạo lập
các mối quan hệ với các loại hình doanh nghiệp
- Giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống
Cụ thể với những doanh nghiệp được thành lập để cung cấp những đặc sản
cho vùng miền giúp duy trì và phát triển như: doanh nghiệp khảm trai, đồ thủ công
mỹ nghệ …
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là môi trường đào tạo các doanh nhân trẻ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp hình thành, phát triển đội ngũ các nhà kinh
doanh năng động. Cùng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự xuất hiện
ngày càng nhiều hơn các nhà kinh doanh sáng lập. Đây là lực lượng rất cần thiết để
góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở Việt nam phát triển
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh tế ban đầu cho các doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp còn là nơi đào luyện các doanh nghiệp, là cơ sở kinh tế ban đầu
để phát triển thành các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp
đứng đầu ngành cuả quốc gia hay liên quốc gia đều khởi đầu từ những doanh
nghiệp nhỏ và vừa thậm chí là những doanh nghiệp rất nhỏ
1.1.3.Đặc điểm của DNNVV
a. Vốn nhỏ
Ở nước ta, một doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thường có vốn điều lệ rất ít,
chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh rất
nhỏ, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là tự có. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm
khoảng 95% trong tổng 300000 doanh nghiệp, đóng góp 26% GDP, tạo ra 77%
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
5
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
việc làm phi nông nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng
còn chiếm tỷ lệ rất lớn
b. Lao động trong DNNVV hạn chế cả về số lượng và chất lượng
Chất lượng được thể hiện ở một bộ phận không nhỏ lao động có trình độ thấp,
những chủ doanh nghiệp có nhũng người theo cha truyền con nối , nên trình độ
chuyên môn nhìn chung của chủ doanh nghiệp chưa cao, cơ sở sản xuất nhỏ
Người lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hóa, kỹ năng
chuyên môn còn thấp
Ở Viêt nam, một doanh nghiệp nhỏ điển hình có khoảng 19 lao động, DN vừa
có khoảng 112 lao động : trong đó có 25% lao động có chuyên môn chỉ có 6% lao
động có trình độ cao đẳng – đại học, 2% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học
c.Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu
Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sản xuất nhỏ thì mặt bằng sản xuất đang là trở
ngại, họ không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, lắp đặt máy móc kiên cố,
đồngthời diện tích mặt bằng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhu cầu đảm bảo
an toàn, vệ sinh, ảnh hưởng tới môi trường lao động của doanh nghiệp. Các công
nghệ đang sử dụng tại Việt nam hầu hết được đánh giá là lạc hậu, không được cải
tiến đổi mới nên còn nhiều bất cập
d. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ
Xuất phát từ quy mô của DNNVV là số lượng lao động ít dẫn đến cơ cấu tổ
chức đơn giản, không phức tạp, chính vì sự nhỏ gọn nên khi cần có sự thay đổi sẽ
rất dễ thích ứng, thay đổi dễ dàng
e. Chu kỳ sản phẩm ngắn
DNNVV tiếp xúc rất gần gũi với khách hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng
nên có thể dễ dàng thay đổi chỉnh sửa khi có bất kì vấn đề gì xảy ra. Ngày nay,
khách hàng có nhu cầu ngày càng cao rút ngắn chu kỳ của sản phẩm
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
6
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
1.1.4.Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao
động không đòi hỏi chuyên môn cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnh
vực kinh doanh
- Khả năng thích ứng nhanh với những biến động thị trường : với đặc tính chu
kỳ sản phẩm ngắn các doanh nghiệp có thể mạnh dạn sử dụng vốn tự có, vay mượn
bạn bè, các tổ chức tín dụng để khởi sự doanh nghiệp
- Dễ dàng thu hút vốn lao động với chi phí thấp do đó tăng hiệu suất sử dụng
vốn, đồng thời do tính chất dễ dàng thu hút lao động nên DNNVV góp phần đang
kể tạo công ăn việc làm, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.
- Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất
- Ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chủ
doanh nghiệp có điều kiện đi sâu, đi sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động, ít có khoảng cách lớn
như với các doanh nghiệp lớn, nếu có xảy ra xung đột thì cũng dễ giải quyết
- Dễ tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng: vì DNNVV có thể khởi sự và
phát triển ở mọi nơi và mọi lúc để lấp khoảng trống của doanh nghiệp lớn, góp
phần tạo ra sự cân bằng giữa các vùng.
- Dễ phát huy tiềm lực của thị trường trong nước. Nước ta đang ở trong giai
đoạn hạn chế nhập khẩu, vì vậy các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các mặt hàng
sản xuất thay thế hàng nhập khẩu với chi phí và vốn đầu tư thấp
b.Khó khăn
- Thiếu vốn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn
- Quy mô hạn chế, thiếu tính bền vững: về vốn, cơ sở vật chất, máy móc thiết
bị…
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
7
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều hạn chế về chuyên môn và kỹ năng quản lý,
lao động chủ yếu là lao động phổ thông.
- Năng lực ứng dụng công nghệ hạn chế, ít có khả năng tiếp cận với công nghệ
mới… .
- Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài
- Sự yếu kém về thương hiệu .
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
8
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KTQT
2.1.Tổng quan về WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất dàn xếp các
quy định mang tính toàn cầu về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Sự thoả
thuận của WTO là trung tâm của nó, bởi nó được đàm phán và kí kết bởi số đông
các quốc gia và được thông qua bởi các quốc hội. Mục tiêu là để giúp các nhà sản
xuất hàng hoá và dịch vụ, các hàng xuất khẩu và nhập khẩu quản lí công việc kinh
doanh của họ .
Trụ sở WTO: Geneva, Thụy Sỹ
Thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau Vòng đàm phán Uruguay
(1986-1994)
Thành viên: có 151 thành viên (tính đến ngày 27 tháng 7 năm 2007) và 30
quan sát viên
Ngân sách: 182 triệu francs Thụy Sỹ cho năm 2007 WTO điều tiết 85% hàng
tiêu dùng toàn cầu, chiếm trên 93% tổng giao dịch thương mại thế giới Ban thư ký:
625 người
Tổng giám đốc: ông Pascal Lamy
WTO được thành lập trên cơ sở kế thừa và mở rộng phạm vi điều tiết thương
mại quốc tế theo Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại (tên tiếng Anh
thương mại là: General Agreement on Tarif and Trade - Viết tắt là GATT)
GATT ra đời trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các
hoạt động hợp tác kinh tế diễn ra sôi nổi sau chiến tranh thế giới thứ II năm 1945.
2.2. Những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
9
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động sâu rộng đến nền kinh tế,với bất kỳ quốc
gia nào khi gia nhập WTO đều có nhũng tích cực và tiêu cực tạo nên các cơ hội và
thách thức mới. Việc tìm hiểu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các
doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có vai trò rất
quan trọng, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội, phát huy
thế mạnh đồng thời sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện. những
chuyển biến mới và có bước đổi mới tương đối tốt nhưng cũng có những tồn tại rất
lớn nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất
lượng nguồn lực, thủ tục hành chính… và tất cả đều dồn cho DNNVV một hệ
thống là yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp thu tiếp cận và khả năng đáp ứng
trong cơ chế thị trường yếu hơn so với các DN khác. Thêm vào đó, năm 2011,
DNNVV phải chống đỡ với lạm phát, hậu lạm phát do có độ trượt từ năm 2010
sang. Hơn thế nữa, đối với nước ta thì chịu ảnh hưởng từ hậu quả của thiên tai dịch
bệnh bão lũ rình rập thường xuyên sẽ chuyển sang năm 2011 và đây cũng là thử
thách rất lớn đối với DNNVV.
Bên cạnh đó, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng phát sinh những yếu tố mới
như việc phát triển không đều, việc có những mâu thuẫn mới nhất là mâu thuẫn
trong tiền tệ và thương mại
Trước tình hình đó, hệ thống DNNVV cũng phải có sự chuyển biến để có
những thích nghi thông qua nỗ lực của bản thân DN, đóng góp của Hiệp hội và
những hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý…
2.2.1. Những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Với mục đích tự do hóa thương mại để trở thành thành viên của WTO các
nước thành viên đã tiến hành xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm thuế quan nhập
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
10
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
khẩu một cách mạnh mẽ, minh bạch hóa các chính sách và thực hiện cạnh tranh
công bằng, tạo nên 1 thị trường rộng lớn có điều kiện thương mại thuận lợi cho
hàng xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là thành viên của WTO hàng hóa xuất khẩu
VIệt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi từ các nước thành viên như EU, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc…là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, hàng hóa
xuất khẩu Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và được đối sử công
bằng theo các hiệp định của WTO. Đây là một cơ hội thuận lợi để các doanh
nghiệp nhỏ và vừa đấy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra thị trường thế giới
- Đặc biệt Việt Nam rất có lợi thế về hàng dệt may và hàng nông nghiệp sẽ
được hưởng lợi từ hiệp định về hàng dệt may và hiệp định về hàng nông nghiệp.
Từ khi Trung Quốc là thành viên của WTO tiếng nói của các nước đang phát triển
có hiệu lực hơn, việc đàm phán về mở cửa thị trường hàng nông sản sẽ thuận lợi
hơn.
Hàng dệt may và hàng nông sản là 2 mặt hàng mà các nước đang phát triển
như Việt Nam. Từ năm 2005 mặt hàng dệt may đã được xóa bỏ hạn ngạch và theo
hiệp định hàng nông nghiệp cũng như kết quả đàm phán tại vòng đàm phán Đôha
các nước phát triển cũng đã cam kết mở cửa dần hàng nông sản. Đây là cơ hội lớn
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may
và hàng nông sản nước ta.
-Việt Nam là nước đang phát triển sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt của
WTO dành cho các nước đang phát triền.
+ Thực hiện lộ trình cam kết chậm hơn.
+ Được hỗ trợ về mặt kỹ thuật để thực hiện các hiệp định của WTO.
+ Các hàng xơ chế xuất khẩu sang các nước phát triển không phải chịu thuế
hoặc thuế rất thấp mà hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng xơ chế, càng
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
11
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu.
- Tham gia WTO các doanh nghiệp có điều kiện nhập khẩu các thiết bị, công
nghệ, nguyên vật liệu, dịch vụ có chất lượng với giá rẻ tạo điều kiện phát triển sản
xuất, sản xuất hàng hóa có chất lượng giá rẻ có khẳ năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và xuất khẩu.
- Gia nhập WTO góp phần kích thích các doanh nghiệp trong nước nâng cao
khả năng cạnh tranh, tạo động lực để các doanh nghiệp tự hoàn thiện và phát triển.
+ Vì điều kiện xuất khẩu thuận lợi hơn kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa làm tăng mức sống tạo thêm việc làm tạo động lực
phát triển nền kinh tế đất nước. Các điều kiện thuận lợi đó là:
Hàng xuất khẩu phải chịu mức thuế quan ở nước nhập khẩu thấp tạo được
khẳ năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và tạo điều kiện tăng lợi nhuận.
Thị trường rộng lớn và điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn.
Không bị giới hạn bởi hạn ngạch.
+ Mặt khác khi là thành viên của WTO nước ta phải cam kết mở cửa thị
trường hàng hóa, dịch vụ nước ngoài có điều kiện thuận lợi xâm nhập thị trường
Viêt Nam. Hàng hóa dịch vụ từ các nước phát triển được sản xuất bằng công nghệ
hiện đại chô nên chất lượng cao, giá hạ, dịch vụ sau bán tốt, có khẳ năng cạnh tranh
cao. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển chiếm lĩnh thị trường trong
nước buộc phải nâng cao cạnh tranh và tự hoàn thiện mình để cạnh tranh với hàng
nhập khẩu. Đây là động lực tích cực nâng cao khẳ năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
- Tham gia vào WTO tạo điều kiện để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
Môn Quản trị DNNVV
Nhóm 2 _ HQ1CK5
12
Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở
nước ta hiện nay
- Việt Nam có lợi không trực tiếp từ các yêu cầu của WTO về cải cách hệ
thống pháp luật và chính sách cho phù hợp với hệ thống thương mại đa phương của
WTO sẽ loại bỏ dần được các bất hợp lý trong thương mại.
- Tham gia vào WTO Việt Nam có điều kiện tiếp cận với hệ thống tự vệ và
giải quyết tranh chấp công bằng và có hiệu quả hơn của WTO, đặc biệt là khi tranh
chấp với các quốc gia thương mại chí