Hiện nay đã có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức gia đời từ tháng Giêng 1995, nhưng tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) hoạt động từ năm 1947.
Đây là tổ chức thương mại đa phương toàn cầu chiếm tới hơn 90% thương mại thế giới. Do đó, các nước đều muốn tham gia để tận dụng lợi thế thành viên của WTO. Việt Nam gia nhập WTO có thể có được những thuận lợi như: thuế nhập khẩu hàng Việt Nam ở nước ngoài sẽ giảm đáng kể; sự hạn chế về định lượng đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm do các nước WTO sẽ bỏ chế độ hạn ngạch và thị trường được mở rộng hơn; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng hơn; hàng hóa và dịch vự nước ngoài tại thị trường nước ta sẽ trở nên phong phú và có chất lượng hơn. Tham gia WTO, Việt Nam cũng có thể giảm bớt tình trạng bị chèn ép, bị kiện cáo trong kinh doanh nhờ có công cụ trọng tài xử lý tranh chấp ít nhiều chú ý tới các nước đang phát triển.
Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng đặt Việt Nam phải đối mặt với một loạt vấn đề: mối đe dọa các ngành sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh; việc hạ thấp hàng rào thuế quan làm giảm nguồn thu ngân sách; trợ cấp cho một số sản phẩm sẽ khó khăn hơn. Nói chung, việc thực hiện các chương trình xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế và giáo dục cũng như các mục tiêu trong chiến lược phát triển sẽ phải có nhiều sự điều chỉnh, kể cả những luật lệ kinh doanh liên quan đến luật lệ và quy tắc của WTO.
Để minh chứng cho sự cần thiết phải xét đến vấn đề “cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO”, em xin đưa ra bài viết trên báo cáo 67 Oxfam Quốc tế 2004 “ Khi Việt Nam đàm phán để gia nhập WTO thì cũng chính là lúc các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới ráo riết ép buộc các nước muốn trở thành viên phải cam kết tuân thủ không những các điều kiện có sẵn của WTO mà còn phải chịu thêm nhữn điều kiện khác- cái gọi là “WTO-cộng”, đặc trưng cho quy trình gia nhập hiện nay. Tư cách thành viên WTO có thể giúp Việt Nam thu được lợi ích từ thương mại quốc tế, hỗ trợ cho những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam, nhưng những đòi hỏi của các nước giàu về tự do hóa quá đáng trong nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, đe dọa mục tiêu ấy và tàn phá sinh kế, nhất là ở khu vực nông thôn.”
Bài toán được mất của việc gia nhập tổ chức thương mại WTO được chính phủ chúng ta bàn đến rất nhiều kể từ khi nạp đơn ra nhập tổ chức này năm 1995. Việc năm 2005 chúng ta “nhỡ tàu” đã chứng minh rằng “Việt Nam mong muốn ra nhập WTO nhưng không bằng tất cả mọi giá”, và năm nay 2006 là năm mà chính phủ quyết tâm nhất cho việc ra nhập WTO. Bài toán này đã được suy sét kỹ lưỡng và năm nay cũng là năm chính phủ có nhiều nỗ lực nhất cho việc gia nhập.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9854 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đã có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức gia đời từ tháng Giêng 1995, nhưng tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) hoạt động từ năm 1947.
Đây là tổ chức thương mại đa phương toàn cầu chiếm tới hơn 90% thương mại thế giới. Do đó, các nước đều muốn tham gia để tận dụng lợi thế thành viên của WTO. Việt Nam gia nhập WTO có thể có được những thuận lợi như: thuế nhập khẩu hàng Việt Nam ở nước ngoài sẽ giảm đáng kể; sự hạn chế về định lượng đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm do các nước WTO sẽ bỏ chế độ hạn ngạch và thị trường được mở rộng hơn; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng hơn; hàng hóa và dịch vự nước ngoài tại thị trường nước ta sẽ trở nên phong phú và có chất lượng hơn. Tham gia WTO, Việt Nam cũng có thể giảm bớt tình trạng bị chèn ép, bị kiện cáo trong kinh doanh nhờ có công cụ trọng tài xử lý tranh chấp ít nhiều chú ý tới các nước đang phát triển.
Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng đặt Việt Nam phải đối mặt với một loạt vấn đề: mối đe dọa các ngành sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh; việc hạ thấp hàng rào thuế quan làm giảm nguồn thu ngân sách; trợ cấp cho một số sản phẩm sẽ khó khăn hơn. Nói chung, việc thực hiện các chương trình xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế và giáo dục cũng như các mục tiêu trong chiến lược phát triển sẽ phải có nhiều sự điều chỉnh, kể cả những luật lệ kinh doanh liên quan đến luật lệ và quy tắc của WTO.
Để minh chứng cho sự cần thiết phải xét đến vấn đề “cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO”, em xin đưa ra bài viết trên báo cáo 67 Oxfam Quốc tế 2004 “ Khi Việt Nam đàm phán để gia nhập WTO thì cũng chính là lúc các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới ráo riết ép buộc các nước muốn trở thành viên phải cam kết tuân thủ không những các điều kiện có sẵn của WTO mà còn phải chịu thêm nhữn điều kiện khác- cái gọi là “WTO-cộng”, đặc trưng cho quy trình gia nhập hiện nay. Tư cách thành viên WTO có thể giúp Việt Nam thu được lợi ích từ thương mại quốc tế, hỗ trợ cho những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam, nhưng những đòi hỏi của các nước giàu về tự do hóa quá đáng trong nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, đe dọa mục tiêu ấy và tàn phá sinh kế, nhất là ở khu vực nông thôn.”
Bài toán được mất của việc gia nhập tổ chức thương mại WTO được chính phủ chúng ta bàn đến rất nhiều kể từ khi nạp đơn ra nhập tổ chức này năm 1995. Việc năm 2005 chúng ta “nhỡ tàu” đã chứng minh rằng “Việt Nam mong muốn ra nhập WTO nhưng không bằng tất cả mọi giá”, và năm nay 2006 là năm mà chính phủ quyết tâm nhất cho việc ra nhập WTO. Bài toán này đã được suy sét kỹ lưỡng và năm nay cũng là năm chính phủ có nhiều nỗ lực nhất cho việc gia nhập.
Danh mục chữ viết tắt tiếng anh
AoA: Agreement on Agricultural - Hiệp định Nông nghiệp
ATC: Agreement on Texitiles and Clothing of the WTO - Hiệp định hàng dệt may.
GATS: General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ .
GATT: General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại .
GDP: Gross domestic product - Tổng thu nhập quốc dân .
IMF: International Monetery Fund - Quỹ tiền tệ Quốc tế.
ITO: International Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.
MFA: Multifibre Arrangement - Hiệp định đa sợi .
MFN: Most-favored nation - Đối xử tối huệ quốc .
NT: Nation Treatment -Đãi ngộ quốc gia .
TRIMS: Trade - related investment measures - Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại .
TRIPS: Trade - related intellectual propecty rights - Khía cạnh về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại .
WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại quốc tế .
CHƯƠNG 1
Tổng quan về Tổ chức
thương mại thế giới WTO
1.1. Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO
1.1.1. Vòng đàm phán Uruguay
Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và các lĩnh vực thương mại. Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dự định ban đầu. Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đă lên tới 125 nước; đây thực sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũng là cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử.
Một số thời điểm chủ chốt của vòng Uruguay:
Tháng 9/86 Punta del Este: bắt đầu.
Tháng 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng.
Tháng 4/89 Geneva: Rà soát giữa kỳ hoàn thành.
Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc.
Tháng 12/91 Genneva: Dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối cùng"
được hoàn thành.
Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EC đạt được mức bột phá mang tên
"Blair House" trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tháng 7/93 Tokyo: Nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở cửa thị
trường tại hội nghị thượng đỉnh G7.
Tháng 12/93 Geneva: Phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một số
cuộc thương thảo về mở cửa thị trường được tiếp tục).
Tháng 4/94 Marrakesh: Các hiệp định được ký.
Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Mặc dù tại một số thời điểm, vòng đàm phán có vẻ như thất bại, nhưng cuối cùng vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất từ trước tới nay đối với hệ thống thương mại quốc tế.
Cơ sở cho chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay đã được khởi đầu ngay từ tháng 11 năm 1982 tại Geneva, tuy nhiên phải mất đến 4 năm để thăm dò làm rõ các vấn đề và xây dựng sự nhất trí thì các bộ trưởng mới đi đến thống nhất trong việc đưa ra 1 vòng đàm phán mới. Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Punta del Este Uruguay (1986). Chương trình đàm phán bao gồm hầu hết các vấn đề chính sách thương mại còn chưa được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệ thống thương mại đa biên sang một số lĩnh vực mới. Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong một số lĩnh vực có tính nhạy cảm cao như hàng nông sản và hàng dệt may, mọi nguyên tắc về điều khoản ban đầu của GATT đều được rà soát lại.
Hai năm sau đó, vào tháng 12 năm 1988, các Bộ trưởng gặp nhau tại Montreal, Canada nhằm mục đích kiểm điểm lại những tiến triển tại thời điểm giữa vòng đàm phán, bên cạnh đó tiếp tục đề ra mục tiêu cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Tuy nhiên, đàm phán đã đi đến bế tắc. Mọi vấn đề chỉ được giải quyết tại hội nghị ở Geneva 4 năm sau đó. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, tại hội nghị Montreal các vị bộ trưởng đều thống nhất thông qua hầu hết các kết quả ban đầu gồm: các nhượng bộ mở cửa thị trường cho hàng nhiệt đới nhằm mục đích giúp đỡ các nước đang phát triển; cơ chế giải quyết tranh chấp được đơn giản hóa và một cơ chế rà soát chính sách thương mại. Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên đưa ra được một cơ chế thường xuyên, mang tính hệ thống và toàn diện để rà soát chính sách và thực hành thương mại đối với các nước thành viên của GATT. Vòng đàm phán này đã dự định kết thúc tại Brussels vào tháng 12 năm 1990, nhưng do bất đồng quan điểm giữa các bên về cách thức tiến hành cải cách hệ thống thương mại hàng nông sản nên đã phải kéo dài. Đây là thời kỳ vòng Uruguay đang đi vào giai đoạn khó khăn nhất. Cho dù viễn cảnh chính trị đen tối, một khối lượng công việc kỹ thuật đáng kể đã được thực hiện và dẫn đến kết quả là có một dự thảo hiệp định pháp lý cuối cùng, dự thảo này được gọi là “Dự thảo luật cuối cùng”. Dự thảo này được đệ trình tại Geneva vào năm 1991. Dự thảo đã hoàn tất được tất cả các mục tiêu đề ra tại Punta del Este, ngoại trừ danh mục cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụ của các nước. Dự thảo này đã trở thành cơ sở để có được sự thống nhất cuối cùng.
Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả, một bên là thất bại cận kề, một bên là thành công với tới được. Một vài thời hạn cuối cùng được đưa ra và bị vượt quá. Tại vòng đàm phán đã nảy sinh những bất đồng quan điểm bên cạnh vấn đề nông nghiệp; đó là dịch vụ, mở cửa thị trường, các qui tắc chống bán phá giá và đề xuất về việc thành lập một tổ chức thương mại mới. Tại đây, bất đồng quan điểm của Mỹ và EU chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho vòng đàm phán chưa thể kết thúc thành công được.
Tháng 11 năm 1992, Mỹ và EU đã thống nhất được phần lớn sự khác biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, cả hai đã đưa ra được một thỏa thuận mang tên “Thỏa thuận Blair House”. Đến tháng 7 năm 1993, nhóm Quad ( Mỹ, EU, Nhật, Canada ) tuyên bố đã đạt được những thỏa thuận đáng kể trong đàm phán thuế quan và các vấn đề liên quan đến mở cửa thị trường. Đến 15 tháng 12 năm 1993 thì tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết và đàm phán về mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ được kết thúc. Ngày 15/4/1994, thỏa thuận đã được bộ trưởng của phần lớn 125 nước tham gia hội nghị ký kết tại Marrakesh, Marốc.
Cuối cùng, vào tháng 1/1995 hội nghị bộ trưởng tại Geneva đã thống nhất thành lập một tổ chức thương mại mới, tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization - viết tắt là WTO chính thức được thành lập; các hiệp định được kí kết tại vòng đàm phàn Uruguay bắt đầu có hiệu lực.
Nhìn chung tại một số thời điểm, vòng Uruguay có vẻ như đã thất bại, tuy nhiên cuối cùng thì vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất, là bước tiến quan trọng nhất đối với hệ thống thương mại thế giới kể từ ngày GATT được thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Mặc dù còn gặp phải nhiều vấn đề, vòng Uruguay đã đem lại một số kết quả ngay từ những ngày đầu: Trong vòng 2 năm các nước tham dự đã nhất trí cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng nhiệt đới - những sản phẩm chủ yếu do các nước đang phát triển xuất khẩu. Các nước cũng đã nhất trí điều chỉnh các qui định về giải quyết tranh chấp, trong đó một số biện pháp đã được thực hiện ngay lập tức. Các nước cũng yêu cầu cần có báo cáo thường xuyên về hệ thống chính sách thương mại của các nước thành viên, đây là một bước tiến hết sức quan trọng nhằm làm minh bạch hóa hệ thống chính sách của các nước trên thế giới.
Với kết quả của vòng đàm phán Uruguay người ta ước tính thuế quan nói chung sẽ giảm đi trung bình khoảng 40%. Dự kiến Mĩ sẽ giảm 35%, Canada 45%, ấn Độ 55%, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) 41%, Đài Loan giảm khoảng 30 - 50% cho hàng công nghiệp và nông sản. Với mức thuế hàng nông sản nói riêng, trong vòng 6 năm tới tính từ năm 1995 sẽ giảm 36% và mức trợ cấp gây phương hại cho thương mại bình đẳng cũng sẽ giảm 20%. Do đó, người ta dự đoán rằng từ năm 1995 đến năm 2002, buôn bán quốc tế sẽ tăng thêm từ 213 - 272 tỷ đô la mỗi năm, xuất khẩu thế giới mỗi năm tăng 5% nhập khẩu tăng 3,5%.
Chương trình nghị sự : 15 chủ đề tại vòng đàm phán Uruguay
Thuế quan
Hàng rào phi thuế quan
Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên
Hàng dệt may
Nông nghiệp
Sản phẩm nhiệt đới
Các điều khoản của GATT
Các hệ thống qui định của vòng đàm phán Tokyo
Chống phá giá
Trợ cấp
Tài sản trí tuệ
Các biện pháp đầu tư
Giải quyết tranh chấp
Hệ thống GATT
Dịch vụ.
1.1.2. Sự khác nhau giữa WTO và GATT
WTO là một tổ chức thương mại được thành lập trên cơ sở kế thừa GATT. GATT sau WTO đã được sửa đổi, bổ sung và là một trong những hiệp định của WTO. Sau đây là những khác biệt chủ chốt :
GATT chỉ mang tính chất tạm thời. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan chưa bao giờ được quốc hội các nước phê chuẩn; nó không có qui định nào về việc thành lập một tổ chức nhất định.
WTO và các hiệp định của nó mang tính thường trực lâu dài. WTO là một tổ chức quốc tế được thành lập bởi sự nhất trí của các quốc gia thành viên. WTO có nền tảng pháp lý vững chức bởi vì các nước thành viên đã thông qua các hiệp định và chính các hiệp định đã mô tả phương thức hoạt động của tổ chức. Các quốc gia thành viên phải thực hiện đúng theo các qui định, nguyên tắc của WTO và các hiệp định của nó.
GATT chỉ có "các bên tham gia ký kết", điều này cho thấy rõ ràng là GATT chỉ mang tính chất một hiệp định. WTO có các nước thành viên và WTO là một tổ chức quốc tế.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá. Trong khi đó WTO là tổ chức kế thừa và phát triển GATT, hiệp định GATT tồn tại cùng với các hiệp định khác của WTO như hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS); hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). WTO đã đưa 3 hiệp định này vào chung một tổ chức.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh hơn so với cơ chế của GATT. Đây là đóng góp lớn nhất của WTO đối với hệ thống thương mại thế giới.
Trước đây việc giải quyết tranh chấp giữa các nước ký kết GATT được dựa vào hai cơ chế chủ yếu :
+ Theo điều khoản tham vấn và điều khoản Bảo vệ các ưu đãi và lợi ích.
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi hiệp định đa phương.
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn bị những hạn chế :
+ Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phát sinh, thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính.
+ Hệ thống giải quyết tranh chấp không mang tính tự động do vậy bên bị kiện có thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Ban hội thẩm) tiến hành hoạt động của mình.
+ Thời hạn tiến hành qui trình giải quyết tranh chấp quá dài.
+ Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện.
Những khiếm khuyết trên làm giảm bớt những giá trị của tự do hoá thương mại mà hệ thống thương mại đa phương đem lại các nước đã vấp phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp với các đối tác mạnh hơn mình.
Đối với WTO, tổ chức thương mại thế giới đã đưa ra được một cơ chế giải quyết tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mại quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế được những hành động đơn phương, độc đoán của các cường quốc thương mại, cho phép nhanh chóng tháo gỡ những ách tắc thường xảy ra và khó giải quyết trước đây. Các thủ tục của WTO dựa trên qui định luật pháp và giúp cho hệ thống thương mại an toàn và dễ dự báo hơn. Hệ thống này dựa trên các qui tắc được xác định rõ ràng với cả biểu thời gian để hoàn thành một vụ tranh chấp. Một nhóm chuyên gia sẽ được thành lập cho mỗi tranh chấp. Nhóm này sẽ đưa ra các qui định đầu tiên và các thành viên WTO có thể ủng hộ hay phản đối, các kháng cáo dựa trên luật là có thể chấp nhận được. Các thành viên WTO đều nhất trí rằng khi mà một nước thành viên khác đang vi phạm qui tắc thương mại, họ sẽ sử dụng hệ thống thương mại đa biên để giải quyết tranh chấp thay cho việc thực hiện các hành động đơn phương.
Trước đây GATT có thủ tục để giải quyết tranh chấp nhưng nó chưa đưa ra được thời gian biểu cụ thể, các qui định dễ bị cản trở và nhiều vụ vẫn không giải quyết được sau một thời gian dài. WTO đã đưa ra một quy trình giải quyết tranh chấp với thời gian và thủ tục được xác định rõ ràng hơn. Khoảng thời gian để giải quyết một vụ tranh chấp dài hơn trước kia. Thời hạn cuối cùng cho mỗi giai đoạn giải quyết tranh chấp rất linh hoạt. Hiệp định nhấn mạnh việc giải quyết nhanh chóng là cần thiết. Các thủ tục và thời gian biểu phải được tuân theo trong quá trình giải quyết.
WTO cũng không cho phép các nước thất bại trong vụ tranh chấp ngăn cản việc thi hành quyết nghị. Theo thủ tục của GATT các quyết định chỉ có thể được thông qua theo các thoả hiệp. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một sự phản đối nào đó cũng có thể ngăn việc thi hành quyết nghị. Nhưng hiện nay các quyết nghị được thông qua một cách tự động, trừ khi có một thoả hiệp để từ chối một quyết nghị. Bất kỳ một nước nào muốn ngăn cản một quyết nghị cũng cần phải thuyết phục các thành viên khác (kể cả đối thủ) đồng ý với quan điểm của mình.
Tóm lại, hệ thống giải quyết tranh chấp được coi là một trong những thành tựu lớn nhất của WTO.
1.2. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định được hầu hết các nước có nền thương mại cùng nhau tham gia đàm phán và ký kết. Các văn bản này qui định các cơ sở pháp lý làm nền tảng cho thương mại quốc tế. Các tài liệu đó về cơ bản mang tính ràng buộc các chính phủ phải duy trì một chế độ thương mại trong một khuôn khổ đã được các bên thống nhất. Mặc dù các thoả thuận đạt được là do các chính phủ đàm phán và ký kết nhưng mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong nước; các nhà hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.
1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưu chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn không gây ra các ảnh hưởng xấu không muốn có.
Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:
Nâng cao mức sống của con người.
Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế của người lao động.
Sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới, đặc biệt là nguồn nhân lực.
Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.
1.2.2. Chức năng của WTO
WTO có những chức năng sau đây:
Chức năng thứ nhất của WTO: Tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại.
Chức năng thứ hai của WTO: WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận "hiệp định WTO" và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các quy định của WTO.
Chức năng thứ ba của WTO: Giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế. WTO có chức năng như là một toà án giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên trong các lĩnh vực liên quan. Bất cứ một thành viên nào của WTO khi thấy lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt động kinh tế ở một thị trường nào đó vì có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với các qui tắc của WTO thì có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâu thuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừng các hoạt động kinh tế xâm hại đến lợi ích của mình. Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận khi bị các thành viên khác khởi tố lên WTO vì đây là một trong những nghĩa vụ của mọi thành viên, không nước nào có thể tránh khỏi.
Chức năng thứ tư của WTO: Phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ qui chế. Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tục để xin gia nhập WTO. Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể tìm hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
1.2.3. Các nguyên tắc của WTO
Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn. Các hiệp định này giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên có một số các nguyên tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định. Các nguyên tắc đó chính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên. Sau đây là chi tiết các nguyên tắc đó.
Nguyên tắc thứ nhất: Thương mại không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Đối xử mọi người bình đẳng như n