Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn còn chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết lập các định chế chung về kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Woods là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một tổ chức chung về thương mại cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO).
Phạm vi đề ra cho ITO là khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đề việc làm, đầu tư, cạnh tranh, dịch vụ, vì thế việc đàm phán Hiến chương (hiểu cách khác là Điều lệ) của ITO diễn ra khá lâu. Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh công cuộc tái thiết sau chiến tranh, năm 1946, một nhóm 23 nước đã đàm phán riêng rẽ và đạt được một số ưu đãi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được, nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần về chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
GATT có hiệu lực từ 1/1/1948 như một thoả thuận tạm thời trong khi chờ ITO được thành lập. Nhưng ITO không ra đời: mặc dù Hiến chương ITO đã được thông qua tại Havana (Cuba) tháng 3/1948, nhưng việc Quốc hội Hoa Kỳ trì hoãn không phê chuẩn Hiến chương làm cho các nước khác cũng không phê chuẩn, dẫn đến ITO không trở thành hiện thực. Do vậy, GATT trở thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi WTO ra đời.
Có thể nói, trong 48 năm tồn tại của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy và đảm bảo thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại thế giới. Số lượng các bên tham gia cũng tăng nhanh. Cho tới trước khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995, GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập. Nội dung của GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển còn khoảng 15%.
Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 1980, đầu 1990, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình.
Trước tình hình đó các bên tham gia GATT nhận thấy cần phải có nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoá.
Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại Dịch vụ và Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là, cuối Vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Tính đến ngày 23 tháng 3 năm 2010, WTO có 153 thành viên
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi thực hiện các hiệp định WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO:
1. Lịch sử hình thành và phát triển WTO:
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn còn chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết lập các định chế chung về kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Woods là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một tổ chức chung về thương mại cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO).
Phạm vi đề ra cho ITO là khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đề việc làm, đầu tư, cạnh tranh, dịch vụ, vì thế việc đàm phán Hiến chương (hiểu cách khác là Điều lệ) của ITO diễn ra khá lâu. Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh công cuộc tái thiết sau chiến tranh, năm 1946, một nhóm 23 nước đã đàm phán riêng rẽ và đạt được một số ưu đãi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được, nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần về chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
GATT có hiệu lực từ 1/1/1948 như một thoả thuận tạm thời trong khi chờ ITO được thành lập. Nhưng ITO không ra đời: mặc dù Hiến chương ITO đã được thông qua tại Havana (Cuba) tháng 3/1948, nhưng việc Quốc hội Hoa Kỳ trì hoãn không phê chuẩn Hiến chương làm cho các nước khác cũng không phê chuẩn, dẫn đến ITO không trở thành hiện thực. Do vậy, GATT trở thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi WTO ra đời.
Có thể nói, trong 48 năm tồn tại của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy và đảm bảo thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại thế giới. Số lượng các bên tham gia cũng tăng nhanh. Cho tới trước khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995, GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập. Nội dung của GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển còn khoảng 15%.
Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 1980, đầu 1990, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình.
Trước tình hình đó các bên tham gia GATT nhận thấy cần phải có nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoá.
Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại Dịch vụ và Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là, cuối Vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Tính đến ngày 23 tháng 3 năm 2010, WTO có 153 thành viên
WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
2. Mục tiêu hoạt động WTO:
Với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT trong đó có 3 mục tiêu chính như sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng những lợi ích thực chất từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động đối thiểu.
3. Chức năng của WTO:
Theo như Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản như sau:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương.
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và dụ báo về xu hướng phát triển tương lai của nèn kinh tế toàn cầu.
4. Nguyên tắc hoạt động của WTO:
Bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử: gồm 2 quy chế
- Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc: (Most Farvoured Nation-MFN) là quy chế mỗi nước thuộc WTO phải dành cho sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn so với sản phẩm nhập khẩu từ một nước thứ 3 khác.
- Quy chế đối xử quốc gia (Nation Treatment- NT) là quy chế mỗi nước thành viên của WTO không dành cho sản phẩm nội địa những ưu đãi hơn so với sản phẩm của nước ngoài.
Nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự do hơn thông qua đàm phán.
Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp phi thuế theo thoả thuận đã thông qua ở các vòng đàm phán để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá thương mại.
Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán.
Nguyên tắc này buộc chính phủ các nước thuộc WTO không thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, trong đo có hang rào thương mại một cách tuỳ tiện gây khó khăn cho các thành viên khác khi nhập khâủ hàng hoá, dịch vụ vào.
Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Với nguyên tắc này chính phủ ở các quốc gia thuộc WTO ngoài thực hiện nghiêm chỉnh 2 quy chế MFN và NT còn phải giảm các biện pháp việc áp dụng cạnh tranh không bình đẳng như trợ giá, tài trợ xuất khẩu..
Nguyên tắc giành một số ưu đãi về thương mại cho các nước đang phát triển.
Nguyên tắc này được áp dụng thông qua các biên pháp sau:
- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (The Generalized Systems Preferential - GSP) giành cho các nước đang và chậm phát triển khi xuất khẩu hang sang các nước công nghiệp phát triển.
- Các khoản nghĩa vụ đóng góp của WTO ít hơn so với các nước phát triển.
- Thời gian để điều chỉnh chính sách kinh tế và thương mại liên quan dài hơn.
5. Sự giống và khác nhau giữa WTO và GATT
5.1. Điểm giống nhau:
- Đều là hệ thống quy định quốc tế chung điều tiết mọi hoạt động thương mại của các nước tham gia ký kết
- Đều là diễn đàn thương lượng đa phương lớn nhất để thảo luận việc từng bước tự do hóa thương mại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ
- Đều là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định
- Đều xây dựng khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương giữa các nước thành viên
- Đều có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên
- Đều lấy nguyên tắc tối huệ quốc MFN – Most Favoured Nation là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất – nếu một nước dành cho một thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác
- Đều thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Thế Giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu
- Cả hai đều đưa ra quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN khi áp dụng với các nước đang phát triển
5.2. Điểm khác nhau:
GATT
WTO
1. Không có thể chế, chỉ có ban thư ký nhỏ
1. Là một tổ chức hoạt động như 1 doanh nghiệp: có cơ chế hoạt động, có bộ máy tổ chức, có thư ký thương trực và 450 nhân viên
2. Áp dụng các Hiệp định mang tính tạm thời
2. 56 văn kiện Hiệp định mà mỗi nước thành viên phải chấp nhận áp dụng “cả gói” không có quyền bảo lưu
3. Là những công cụ đa phương (Plurilataral agreements). Việc áp dụng mang tính chọn lựa
3. Là những hiệp định đa biên (multilataral agreement). Áp dụng mang tính bắt buộc
4. Quy định chủ yếu cho thương mại hàng hóa
4. Không những thương mại hàng hóa, mà còn: thương mại dịch vụ; sở hữu trí tuệ; biện pháp đầu tư liên quan thương mại
5. Không quản lý luật lệ thương mại của các thành viên
5. WTO là tổ chức duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế
6. Giải quyết tranh chấp khó khăn vì không có cơ chế chuẩn mực
6. Giải quyết tranh chấp nhanh chóng
Có quy trình
Có thời gian biểu chặt chẽ
6. Các vòng đàm phán của GATT – WTO:
Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêm những thỏa thuận thương mại mới. Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một "vòng đàm phán." Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa. 8 vòng đàm phán của GATT là:
6.1 Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia, GATT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.
6.2 Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia.
6.3 Vòng Torquay (1951): bao gồm 38 nước tham gia.
6.4 Vòng Geneva (1956): bao gồm 26 nước tham gia. Tại vòng này đã đạt được những kết quả liên quan đến việc giảm thuế, đề ra chiến lược cho chính sách của GATT đối với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của họ với tư cách là những thành viên tham gia GATT.
6.5 Vòng Dillon (1960-1961): bao gồm 26 nước tham gia. Vòng này chủ yếu bàn về việc giảm thuế. Được đặt tên theo Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C. Douglas Dillon.
6.6 Vòng Kenedy (1964-1967): bao gồm 63 nước. Nội dung thảo luận cũng vẫn là việc giảm thuế, nhưng lần đầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng loại hàng hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết (nhưng tại Hoa Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn).
6.7 Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Thảo luận về việc giảm các hàng rào phi thuế cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm chế tạo. Tăng cường và mở rộng hệ thống thương mại đa phương.
6.8 Vòng Uruguay (1986-1994):
- Bao gồm 125 nước tham gia. Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới.
Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.
- Ý tưởng về Vòng đàm phán Uruguay: được nhen nhóm vào tháng 11-1982 tại một hội nghị cấp Bộ trưởng của các nước thành viên GATT tại Geneva. Bấy giờ, các vị Bộ trưởng đã dự định tiến hành một vòng đàm phán lớn nhưng hội nghị lúc đó đã không vượt qua được rào cản quá lớn là vấn đề nông nghiệp và bị coi như thất bại. Song trên thực tế, một chương trình làm việc mới đã được lên kế hoạch và đây chính là tiền đề cho chương trình vòng đàm phán Uruguay.
- Chương trình lập kế hoạch sau vòng đàm phán Uruguay: Rất nhiều hiệp định được ký kết trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay có một phần xác định lịch trình cho những việc phải làm trong tương lai. Một số việc được tiến hành lập tức sau đó. Đối với một số lĩnh vực, việc phải làm là tiếp tục đàm phán hoặc xúc tiến những cuộc đàm phán mới.
Một số lĩnh vực khác lại yêu cầu đánh giá tình hình triển khai hiệp định vào những thời điểm cụ thể. Một số cuộc đàm phán kết thúc rất chóng vánh, đặc biệt là về vấn đề hạ tầng viễn thông và dịch vụ tài chính (chính phủ các nước đã rất nhanh chóng đi đến thống nhất về việc mở cửa thị trường thương mại sản phẩm công nghệ thông tin, vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ của chương trình bộ phận này).
Sau vòng đàm phán Uruguay, đã có những sửa đổi và mở rộng nội dung đối với văn bản gốc về chương trình kế hoạch. Một chương trình kế hoạch bao gồm hơn 30 phần. Sau đây là một số vấn đề đáng chú ý:
1996: Dịch vụ vận tải hàng hải: kết thúc đàm phán về mở cửa thị trường (tiến hành vào ngày 30-6-1996, hoãn lại tới năm 2000, sau chuyển sang chương trình phát triển Doha)
Dịch vụ và môi trường: xác định thời hạn báo cáo kết quả của nhóm công tác (hội nghị bộ trưởng tháng 12 năm 1996)
Dịch vụ công: tiến hành đàm phán
1997: Hạ tầng viễn thông: kết thúc đàm phán (15-2); Dịch vụ tài chính: kết thúc đàm phán (30- 12); Sở hữu trí tuệ: thiết lập hệ thống đóng dấu và đăng ký mã vùng đối với các sản phẩm rượu vang: tiến hành đàm phán, trở thành một bộ phận trong chương trình đàm phán vì sự phát triển Doha
1998: Hàng dệt may: một giai đoạn mới bắt đầu vào ngày 1-1; Dịch vụ: (các biện pháp khắc phục kịp thời): áp dụng kết quả đàm phán liên quan đến các biện pháp khắc phục kịp thời (trước 1-1-1998, hoãn lại đến tháng 3-2004); Luật về xuất xứ sản phẩm: chương trình làm việc đi đến sự thống nhất tương đối giữa luật về xuất xứ sản phẩm của các quốc gia (20-7-1998); Thị trường công: mở những cuộc đàm phán mới để cải thiện hệ thống luật và thủ tục (trước năm 1998); Giải quyết tranh chấp: xem xét kỹ về luật và thủ tục giải quyết tranh chấp (trước năm 1998)
1999: Sở hữu trí tuệ: bắt đầu xem xét một số ngoại lệ đối với việc cấp bằng sáng chế và bảo vệ đa dạng thực vật
2002: Nông nghiệp: bắt đầu tiến hành đàm phán, thuộc Chương trình phát triển Doha; Dịch vụ: Bắt đầu một loạt các cuộc đàm phám mới, thuộc chương trình phát triển Doha; Ràng buộc thuế quan: xem xét lại khái niệm ‘nhà cung cấp chính’ tại điều 28 trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại về quyền của người tham gia đàm phán đối với việc sửa đổi ràng buộc; Sở hữu trí tuệ: Lần đầu tiên đã có kiểm tra định kỳ (2 năm một lần) việc thực thi hiệp định
2002: Dệt may: bắt đầu giai đoạn đầu tiên (1-1)
2005: Dệt may: áp dụng hoàn toàn trong khuôn khổ GATT và chấm dứt thời gian hiệu lực của hiệp định (1-1)
6.9 Vòng đàm phán Doha:
- Doha là tên thành phố của Qatar, nơi tổ chức vòng đàm phán của WTO vào năm 1999. Nội dung chính của vòng Doha là bàn biện pháp giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm thúc đẩy thương mại hóa toàn cầu.
Đối với những nước đang phát triển, đây là một vòng đàm phán rất có ý nghĩa, vì nếu Doha kết thúc thì hàng hóa của các nước đang phát triển, chủ yếu là hàng nông sản, sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường các nước phát triển do hàng rào thuế quan sẽ được giảm rất lớn.
- Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tại Doha, Qatar, vào tháng mười một năm 2001, các chính phủ là thành viên của WTO đã đồng ý để khởi động các cuộc đàm phán mới. Các nước cũng đã đồng ý thảo luận cả về những vấn đề khác, đặc biệt là việc thực thi đầy đủ các hiệp định hiện tại. Toàn bộ gói các vấn đề được gọi là Chương trình Nghị sự Phát triển Doha (Doha Development Agenda (DDA)
Các cuộc đàm phán diễn ra tại Uỷ ban đàm phán thương mại Trade Negotiations Committee và các Tiểu ban của nó. Đây là những địa điểm mà thường được, hoặc là hội đồng thường trực và uỷ ban nhóm họp trong "những phiên đặc biệt", hoặc là địa điểm các nhóm đàm phán đặc biệt được tạo ra. Những công việc khác trong chương trình nghị sự diễn ra trong các hội đồng và các ủy ban khác của WTO.
- Tuyên bố Doha nêu ra 19 chủ đề, hay 21, tùy theo quan niệm cho rằng vấn đề “quy tắc” cấu thành 1 hay 3 chủ đề. Phần lớn các nội dung này đòi hỏi phải tiến hành đàm phán; số còn lại thì đòi hỏi các biện pháp “thực thi”, phân tích và theo dõi đánh giá.
Các nội dung chính của Doha là:
Nông nghiệp: Giảm thuế và các rào cản phi thuế, giảm tiến tới xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu, giảm trợ cấp trong nước.
Dịch vụ: Mở rộng các cam kết của Hiệp định Dịch vụ (GATS)
Hàng phi nông nghiệp: giảm thuế và hàng rào phi thuế.
Sở hữu trí tuệ: giải quyết mối liên hệ giữa sở hữu trí tuệ và y tế, chỉ dẫn địa lý, nới lỏng quy định về sở hữu trí tuệ phục vụ cho việc phát triển
Thương mại và đầu tư: Xem xét lại Hiệp định Đầu tư (TRIMS)
Thương mại và chính sách cạnh tranh: minh bạch, không phân biệt đối xử, hợp tác tự nguyện, hỗ trợ phát triển nguồn lực
Mua sắm chính phủ: thủ tục minh bạch
Tạo thuận lợi hóa cho thương mại: Xem xét lại và diễn giải chi tiết các Điều V, VIII và X của GATT 1994.
Xem xét lại quy định của WTO về chống phá giá và chống trợ cấp (Điều VI GATT 1994)
Xem xét lại quy định của WTO về các hiệp định thương mại khu vực (Điều XXIV GATT 1994)
Xem xét lại quy định của WTO về cơ chế giải quyết tranh chấp
Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường: phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ môi trường với các rào cản thương mại, dán nhãn sản phẩm bảo vệ môi trường, trợ cấp ngư nghiệp.
Thương mại điện tử
Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển bao gồm các vấn đề về các nền kinh tế có quy mô nhỏ, các nền kinh tế chậm phát triển, nợ chính phủ, chuyển giao công nghệ, hợp tác và hỗ trợ phát triển nguồn lực, các ưu đãi đặc biệt và khác biệt.
Lịch trình vòng đàm phán Doha:
Tháng 11, năm 2001, đàm phán tại Doha: Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư của WTO, các bộ trưởng nhất trí khởi động một vòng đàm phán thương mại mới, trong đó lấy các nhu cầu phát triển làm nòng cốt.
Tháng 9, năm 2003, đàm phán tại Cancún: Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm mà không đạt được sự đồng thuận về cách thức để xúc tiến các vòng đàm phán.
Tháng 7, năm 2004, đàm phán tại Geneva: Các thành viên thông qua chương trình khung cho các cuộc đàm phán về nông nghiệp, dịch vụ và mở cửa thị trường hàng phi nông sản (NAMA) (gói hỗ trợ tháng 7) mà từ đó đã trở thành cơ sở làm việc về các vấn đề này
Tháng 1 năm 2005: Vòng đàm phán không kết thúc đúng thời hạn.
Tháng 12, năm 2005, đàm phán tại Hồng Kông: Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ sáu, các bộ trưởng đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán để vòng đàm phán kết thúc vào cuối năm 2006. Gói hỗ trợ đạt được ở Hồng Kông thúc đẩy cam kết về nông nghiệp và mở cửa thị trường hàng phi nông sản (.NAMA), đồng thời lập kế hoạch đàm phán cho các lĩnh vực khác. Chính phủ các nước nhất trí cam kết hỗ trợ hàng tỉ đô la cho gói Hỗ trợ Thương mại bổ sung cho vòng đàm phán Doha.