Chúng ta đang chủtrương xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ đi đôi
với chủ động hội nhập kinh tếquốc tế. Muốn thực hiện được mục tiêu đã đềra
thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tếnói chung cũng nhưcủa từng doanh
nghiệp, từng sản phẩm nói riêng phải không ngừng được nâng cao. Thực chất
cổphần hoá doanh nghiệp Nhà nước là phần lớn các doanh nghiệp nông
nghiệp. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam
thì cổphần hoá một bộphận các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) được coi là
một trong những giải pháp quan trọng. Đảng và Nhà Nước ta đã chủtrương
thực hiện quá trình này từ đầu thập niên 90, cho đến nay thì đã trải qua bốn
giai đoạn. Giai đoạn 1992-1996 thực hiện thí điểm theo quyêt định số
220/HĐBT của Hội Đồng BộTrưởng (nay là Chính Phủ). Giai đoạn 1996-1998 triển khai thực hiện cổphần hoá một bộphận DNNN theo tinh thần Nghị
Định 28/CP của Chính Phủ. Giai đoạn 1998-2001 đẩy mạnh cổphần hoá
DNNN theo Nghị Định 44/1998/NĐ_CP. Giai đoạn mới, giai đoạn tiếp tục
đẩy mạnh cổphần hóa theo Nghị định số64/2002/NĐ-CP. Cổphần hoá
DNNN là một chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động thêm
nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẻ, cơchế
quản lí năng động nhằm sửdụng hiệu quảnguồn vốn của Nhà nước cung cấp
nhưcủa toàn xã hội, nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên
trường quốc tế. Sau hơn 10 năm thực hiện với kết quảtích cực chủtrương
ngày càng có sức sống, cơchếchính sách ngày càng được điều chỉnh, bổsung
hợp lí hơn và hoàn thiện hơn. Cổphần hoá DNNN là một nhu cầu, một thực tế
khách quan trong quá trình xây dựng nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội
chủnghĩa. Các công ty cổphần sẻlà loại hình doanh nghiệp phổbiến do thu
hút được nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, tách được quyền sởhữu vốn và
quyền sửdụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Xét một cách toàn diện thì cổ
phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động, cổ đông, Nhà
nước và xã hội. Thông qua cổphần hoá vốn Nhà nước không những được đảm
bảo mà còn được tăng thêm.
37 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Cổ phần hóa và cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước”
MỤC LỤC
Lời mở đầu
....................................................................................................... 1
Nội dung ...........................................................................................................
3
I). Cổ phần hóa và cổ phần hóaDNNN..........................................................
3
1.Cổ phần hóa
.................................................................................................................. 3
2.Cổ phần hóa DNNN
...................................................................................................... 3
II) Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hóa DNNN ........................................
4
1.Cơ sở lí luận
.................................................................................................................. 4
2.Thực tiễn cổ phần hóa DNNN
...................................................................................... 6
III). Tiến trình cổ phần hóa DNNN ...............................................................
8
1.Giai đoạn 1
.................................................................................................................... 9
2.Giai đoạn 2
.................................................................................................................. 10
3.Giai đoạn 3
.................................................................................................................. 10
4.Giai đoạn 4
.................................................................................................................. 11
IV). Đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam .........
12
1.Những thành tựu ........................................................................................
13
1.1.Những thành tựu mang tính định lượng
................................................................... 13
1.2.Thành tựu của cổ phần hóa DNNN đối với hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh
nghiệp cổ phần hóa và tác động của nó tới việc giải quyết công ăn việc
làm cho
người lao động
............................................................................................................ 14
1.2.1.Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi tiến
hành cổ phần hóa
...........................................................................................................................
........ 14
1.2.2.Về huy động vốn
.................................................................................................. 15
1.2.3.Về giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động 15
2.Những hạn chế
............................................................................................................ 16
2.1.Tốc độ cổ phần hóa chậm.
...................................................................................... 16
2.2.Cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh
vực17
2.3.Cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa chưa
đầy đủ .......... 18
2.4.Sự chỉ đạo của các cấp còn thiếu sự kiên quyết và còn chưa sâu sát
kịp thời ........ 18
2.5.Công tác tuyên truyền, vận động cung cấp những kiến thức cần thiết
về cổ phần hóa
còn bị xem nhẹ
............................................................................................................ 18
2.6.Những hạn chế, trì trệ từ phía doanh nghiệp
.......................................................... 19
VI). Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam ....................................
19
VII). Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
.......................................... 23
1.Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ chính sách để thúc đẩy tiến trình
cổ phần hóa
DNNN
.........................................................................................................................
23
2.Mở rộng đề cao các biện pháp kinh tế, hạn chế thu hẹp các biện pháp
tài chính ...... 24
3.Giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của các DNNN sau khi cổ
phần hóa
.................................................................................................................... 25
4.Quán triệt một cách sâu rộng trong toàn thể cán bộ, Đảng viên và
người lao động về
tính tất yếu phải cổ phần hóa
..................................................................................... 25
5.Những giải pháp khác
................................................................................................ 25
Kết luận ..........................................................................................................
27
Tài liệu tham khảo ........................................................................................
28
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi
với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn thực hiện được mục tiêu đã đề ra
thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như của từng doanh
nghiệp, từng sản phẩm nói riêng phải không ngừng được nâng cao. Thực chất
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là phần lớn các doanh nghiệp nông
nghiệp. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam
thì cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) được coi là
một trong những giải pháp quan trọng. Đảng và Nhà Nước ta đã chủ trương
thực hiện quá trình này từ đầu thập niên 90, cho đến nay thì đã trải qua bốn
giai đoạn. Giai đoạn 1992-1996 thực hiện thí điểm theo quyêt định số
220/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). Giai đoạn 1996-
1998 triển khai thực hiện cổ phần hoá một bộ phận DNNN theo tinh thần Nghị
Định 28/CP của Chính Phủ. Giai đoạn 1998-2001 đẩy mạnh cổ phần hoá
DNNN theo Nghị Định 44/1998/NĐ_CP. Giai đoạn mới, giai đoạn tiếp tục
đẩy mạnh cổ phần hóa theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP. Cổ phần hoá
DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động thêm
nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẻ, cơ chế
quản lí năng động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước cung cấp
như của toàn xã hội, nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên
trường quốc tế. Sau hơn 10 năm thực hiện với kết quả tích cực chủ trương
ngày càng có sức sống, cơ chế chính sách ngày càng được điều chỉnh, bổ sung
hợp lí hơn và hoàn thiện hơn. Cổ phần hoá DNNN là một nhu cầu, một thực tế
khách quan trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Các công ty cổ phần sẻ là loại hình doanh nghiệp phổ biến do thu
hút được nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, tách được quyền sở hữu vốn và
quyền sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Xét một cách toàn diện thì cổ
phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động, cổ đông, Nhà
nước và xã hội. Thông qua cổ phần hoá vốn Nhà nước không những được đảm
bảo mà còn được tăng thêm. DNNN có nhiều cơ hội huy động vốn trong xã
hội để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất. Sau 3
năm triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ 3 hội nghị ban chấp hành Trung
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả DNNN việc thực hiện cổ phần hoá nói riêng và đổi mới DNNN nói chung
đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ chế chính sách được ban hành đã
sớm phát huy được hiệu quả, tạo ra được động lực quan trọng và kết quả đáng
ghi nhận trong tiến trình cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên qua quá trình cổ phần
hoá DNNN đã xuất hiện nhiều tồn tại hạn chế cần sớm được khắc phục..., tốc
độ cổ phần hoá đang diễn ra khá chậm mà một trong những nguyên nhân chủ
yếu chính là những “rào cản”, vì thế việc xác định cụ thể chính xác những
“rào cản” trong tiến trình cổ phần hoá DNNN là hết sức cần thiết để từ đó đưa
ra những giải pháp hợp lí nhằm hạn chế bớt những “rào cản” làm chậm tiến
trình cổ phần hoá DNNN nói riêng cũng như chiến lược phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước ta nói chung.
Nội dung đề án được chia làm các phần chính sau:
I). Khái niệm cổ phần hoá và cổ phần hoá DNNN.
II). Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hoá DNNN.
III).Tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.
IV). Đánh giá chung về tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.
V). Mục tiêu cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.
VI). Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
NỘI DUNG
I). Cổ phần hoá và cổ phần hoá DNNN.
1.Cổ phần hoá.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và
các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác trừ trường hợp qui định tại khoản 3 điều 55 và khoản 1 điều 58 của luật
doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là
3 không hạn chế tối đa. Công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán và
có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh.
Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh
nghiệp một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức
sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua chuyển một phần tài sản cho
người khác, cổ phần hoá có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở
hữu của một chủ duy nhất. Vì thế doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...đều có thể cổ phần hoá.
2. Cổ phần hoá DNNN
DNNN được định nghĩa ở điều 1 luật DNNN: “ Doanh nghiệp nhà nước
là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,
vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thưc công ty nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Định nghĩa này chứa đựng những thay
đổi cơ bản trong nhận thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách đối
với các thành phần kinh tế. Như vậy việc xác định DNNN không hoàn toàn
dựa vào tiêu chí sở hữu như trước đây ( trước đây doanh nghiệp được Nhà
nước thành lập, đầu tư vốn, tổ chức quản lí được coi là DNNN trong đó sở
hữu được coi là tiêu chí cơ bản nhất); tiêu chí quyền chi phối được áp dụng
trong luật DNNN năm 2003 là tiêu chí định lượng, tính chất định lượng thể
hiện ở phần vốn góp của Nhà nước trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp. Như
vậy quyền kiểm soát được coi là tiêu chí cơ bản để xác định một doanh nghiệp
có phải là DNNN hay không, đây có thể coi là một bước tiến trong cách tiếp
cận DNNN.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một quá trình chuyển đổi hình
thức sở hữu một phần tài sản của Nhà nước, biến doanh nghiệp từ sở hữu của
Nhà nước thành dạng sở hữu hỗn hợp trong đó Nhà nước có thể giữ một tỷ lệ
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
nhất định, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cũng như vai trò và vị trí
của nó trong nền kinh tế.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường được đại hội ĐảngVI khởi xướng đã
tạo ra những điều kiện tiền đề để cải cách triệt để hơn đối với DNNN, thông
qua việc cổ phần hoá chúng. Sở dĩ cổ phần hoá được coi là giải pháp triệt để vì
nó giải quyết được căn nguyên trong tổ chức quản lí và hoạt động của DNNN
đó là sở hữu. Cổ phần hoá DNNN chấp nhận sự dung hoà của nhiều thành
phần kinh tế khác nhau mà trước hết là các doanh nghiệp. Cổ phần hoá làm
thay đổi kết cấu sở hữu của chúng.
II). Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hoá DNNN
Quá trình cổ phần hoá DNNN có cả những thành công và những va vấp lệch
lạc. Những thành công chủ yếu là gặt hái được nhiều kinh nghiệm, làm sáng tỏ
thêm nhiều vấn đề không chỉ trong phạm vi cổ phần hoá mà cả trong lĩnh vực
hệ trọng hơn, như sắp xếp đổi mới DNNN và cơ chế quản lý.
1. Cơ sở lí luận.
Về thực chất hình thức công ty cổ phần đầu tiên đã được C.Mac đánh
giá và khái quát một cách khách quan và khoa học. Sự ra đời của các công ty
cổ phần là một bước tiến của lực lượng sản xuất:
Chúng đã biến những người sỡ hữu tư bản thành những người sở hữu thuần
tuý, một mặt chỉ giản đơn điều khiển và quản lí tư bản của người khác, mặt
khác là những nhà tư bản-tiền tệ thuần tuý. Quyền sở hữu tư bản hoàn toàn
tách rời chức năng của tư bản trong quá trình tái sản xuất thực tế.
Làm cho quy mô sản xuất được tăng lên, mở rộng, một điều mà đối với các
doanh nghiệp riêng lẻ rất khó thực hiện. Xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư
bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa ở ngay trong lòng nó.
Các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quá
trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sỡ hữu tư bản đơn giản thành
những chức năng của những người sản xuất liên hợp, tức là thành những chức
năng xã hội.
Bên cạnh những thành công đó thì C.Mac cũng phân tích những hạn chế ( tiêu
cực) của các công ty cổ phần. C.Mac chủ yếu phân tích những ảnh hưởng của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, so sánh công ty cổ phần tư bản chủ
nghĩa với công ty hợp tác của công nhân. Dưới chủ nghĩa tư bản có thể hình
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
thức sản xuất mới này sẻ đưa đến việc thiết lập chế độ độc quyền và đưa đến
sự can thiệp của Nhà nước.
Như vậy sự xuất hiện của các công ty cổ phần theo lí luận của C.Mac là kết
quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất và là bước tiến từ sở hữu tư nhân
lên sở hữu tập thể của các cổ đông.
Quá trình cổ phần hóa một bộ phận DNNN ở nước ta có nhiều nét đặc
thù, đó là cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước,
thuộc sở hữu xã hội, toàn dân. Mục tiêu cơ bản của việc chuyển một bộ phận
DNNN thành công ty cổ phần là nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp
với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả của DNNN.
Cụ thể là tìm một hình thức quản lí vừa phát huy quyền làm chủ của người lao
động vừa đảm bảo quản lí một cách có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp.
Chúng ta đã đưa ra nhiều hình thức công ty cổ phần nhưng có thể gói gọn
trong hai nhóm chính:
Nhóm các công ty cổ phần trong đó Nhà nước có tham gia cổ phần như: Giữ
nguyên giá trị của doanh nghiệp kêu gọi thêm vốn bằng cách phát hành thêm
cổ phiếu, bán một phần tài sản doanh nghiệp, cổ phần hóa một bộ phận doanh
nghiệp. Tất cả các hình thức cổ phần hóa theo ba dạng trên thì Nhà nước hoặc
là nắm giữ cổ phiếu khống chế(51%) hoặc là không nắm giữ cổ phiếu khống
chế.
Loại hình cổ phần hóa theo thể thức Nhà nước bán toàn bộ doanh nghiệp cho
người lao động. Nhằm rút vốn, đầu tư vào những ngành lĩnh vực quan trọng,
then chốt, địa bàn quan trọng. Không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất
cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền kinh tế.
Dù tồn tại dưới bất kì hình thức nào thì công ty cổ phần là một loại hình doanh
nghiệp đa sở hữu. khi người lao động tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp
thì họ cũng đã gắn lợi ích của bản thân vào lợi ích của doanh nghiệp, tạo ra sự
giám sát tập thể đối với đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra
cơ chế phân phối hài hòa giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động.
Nhờ đó mà hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp có điều kiện được nâng
lên.
Như vậy có thể nói quá trình cổ phần hóa một bộ phận DNNN không phải là
quá trình tư nhân hóa. Bởi vì Nhà nước chỉ nắm giữ những ngành, những lĩnh
vực cần thiết, vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước không những
không được cũng cố mà còn có thể bị yếu đi nếu cứ tiếp tục duy trì những
doanh nghiệp hiệu quả thấp, năng lực cạnh tranh kém. Việc bán toàn bộ tài sản
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ,
những lĩnh vực mà khu vực dân doanh hoàn toàn có thể làn tốt hơn DNNN.
Nhà nước sẻ lựa chọn hình thức bán phù hợp và nếu bán theo cách để cho
người lao động có cổ phần ưu đãi hay cổ phần không chia thì rõ ràng không
thể nói đó là tư nhân hóa.
Cổ phần hóa cũng xuất phát từ yêu cầu đổi mới DNNN. DNNN nắm giữ trong
tay những nguồn lực của nền kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, vốn và nhân
lực. Việc sử dụng lãng phí, không hiệu quả cao các nguồn lực khan hiếm là
một trong những nhân tố làm chậm tiến trình phát triển kinh tế của nước ta.
Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế nước ta trong những năm qua không
có nghĩa là nền kinh tế chúng ta đang vận hành trơn tru mà sự tăng trưởng cao
đó như các tổ chức kinh tế thế giới đã cảnh báo là do chúng ta có xuất phát
điểm thấp. Hiện nay mối quan hệ giưa nhà nước và các DNNN là không rõ
ràng, để duy trì các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả Nhà nước đã sử dụng
hàng loạt các biện pháp trực tiếp và gián tiếp như : xóa nợ, khoanh nợ, tăng
vốn, ưu đãi tín dụng... Và như vậy DNNN trở thành đối tượng “trợ cấp” của
xã hội, và xã hội trở thành chổ bấu víu cho các DNNN
làm ăn thua lỗ. Theo báo cáo tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản
của DNNN thì thực trạng như sau: “tổng giá trị tài sản của DNNN theo sổ
sách kế toán là 517.654 tỷ đồng, theo giá kiểm kê xác định lại là 527.256 tỷ
đồng; số nợ phải thu là 187.091 tỷ đồng chiếm 35% giá trị tài sản của doanh
nghiệp, gấp 1,43 lần vốn kinh doanh; hàng hóa tồn kho là 45.688 tỷ đồng,
trong đó hàng ứ đọng, mất phẩm chất không dùng đến là 1.600 tỷ đồng;
doanh nghiệp có 1 đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng 1,2 đồng cho kinh
doanh, hệ số vốn vay và vốn chiếm dụng so với vốn sở hữu là 1,8 lần; tổng số
nợ phải trả là 353.410 tỷ đồng, bằng 2,3 lần vốn nhà nước cấp, gấp 2 lần nợ
phải thu trong đó nợ quá hạn phải trả là 10.171 tỷ”[ theo báo cáo tổng kiểm
kê tài sản và xác định lại tài sản DNNN tại thời điểm 0 h ngày 01-01-2000.]
Yêu cầu đổi mới DNNN còn phát sinh sự từ cạnh tranh với khu vực kinh tế tư
nhân đang có những bước chuyển mình mạnh mẻ. Mặt khác trong quá trình
hội nhập DNNN không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong
nước mà còn cả với các doanh nghiệp khác của nước ngoài. Cạnh tranh trên
thị trường không chấp nhận sự bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp
của mình mà cạnh tranh bình đẳng đòi hỏi nhà nước không chỉ xóa độc quyền
mà cả bao cấp. Như vậy cổ phần hóa là một giải pháp tốt cho nền kinh tế nước
ta nói chung cũng như các DNNN nói riêng.
Đề án môn học
GVHD: TS. Vũ Thị Minh
2. Thực tiễn cổ phần hóa DNNN.
DNNN có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước tư bản chủ
nghĩa. Sự tồn tại của DNNN ở các nước tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách
quan . Khi mà những cuộc khủng hoảng liên tục của chủ nghĩa tư bản vào
những năm đầu của thế kỉ XIX đã chứng minh sự sụp đổ của học thuyết bàn
tay vô hình . Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của nền kinh tế là rất
cần thiết để duy trì sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên
sự phát triển của DNNN ở nhiều nước đều vấp phải tình trạng chung là hiệu
quả thấp, tham nhũng, lãng phí... Vì thế cải cách DNNN là một điều tất yếu;
Có nhiều cách thức để cải cách DNNN nhưng tư nhân hóa là biện pháp được
sử dụng rộng rãi nhất và đem lại nhiều kết quả khả quan nhất. Tư nhân hóa
được tiến hành mạnh mẻ ở các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Hàn
Quốc, Xingapo, Nam phi... cũng như các nước đang phát triển và các nước
phát triển và nó đang trở thành một xu thế mang tính chất toàn cầu. Là một
nước xã hôi chủ nghĩa, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng gần giống
với Việt Nam. Trung Quốc cũng tiến hành cải cách DNNN và thực tiễn cải
cách DNNN ở Trung Quốc đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu.
Cải cách DNNN ở Trung quốc được thực hiện khá rộng rãi và thành công,
thực sự là một kinh nghiệm cho việc cải cách DNNN mà không cần phải tư
nhân hóa hàng loạt. Cải cách DNNN bắt đầu từ năm 1