Theo khoản 3 Điều IV Hiệp định thành lập WTO, “khi cần thiết Đại hội đồng (General Council) sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body) được quy định tại Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding). Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng những nguyên tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của họ”.
Như vậy, WTO không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO. Đại hội đồng vừa là cơ quan thường trực của WTO [1] vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO sẽ họp khi cần thiết. Cũng như Đại hội đồng, Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB - bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Đó là những đại diện ngoại giao tại Geneva (trụ sở của WTO) hoặc những người đại diện thuộc Bộ Thương mại hoặc Bộ Ngoại giao của nước thành viên WTO. Với tư cách là các công chức nhà nước, họ nhận các chỉ đạo từ thủ đô về lập trường và ý kiến đưa ra trong DSB. Vì vậy, DSB là một cơ quan chính trị [2].
7 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới - WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤPCỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Các thuật ngữ viết tắt trong bài:- WTO: World Trade Organizaton – Tổ chức Thương mại Thế giới- DSB: Dispute Settle Body - Cơ quan giải quyết tranh chấp- DSU: Dispute Settlement Understanding – Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Tên chính thức của DSU là Understanding on rules and procedures governing the settlement of disputes annex 2 of the WTO Agreement - Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO.Ngày 01/01/1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organizaton – WTO) được thành lập. Cùng với sự ra đời của WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settle Body – DSB) cũng được thiết lập. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu khái quát về việc thành lập và chức năng của DSB và các cơ quan trực thuộc DSB.I. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO1.1. Thành lập Cơ quan giải quyết tranh chấpTheo khoản 3 Điều IV Hiệp định thành lập WTO, “khi cần thiết Đại hội đồng (General Council) sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body) được quy định tại Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding). Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng những nguyên tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của họ”.Như vậy, WTO không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO. Đại hội đồng vừa là cơ quan thường trực của WTO [1] vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO sẽ họp khi cần thiết. Cũng như Đại hội đồng, Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB - bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Đó là những đại diện ngoại giao tại Geneva (trụ sở của WTO) hoặc những người đại diện thuộc Bộ Thương mại hoặc Bộ Ngoại giao của nước thành viên WTO. Với tư cách là các công chức nhà nước, họ nhận các chỉ đạo từ thủ đô về lập trường và ý kiến đưa ra trong DSB. Vì vậy, DSB là một cơ quan chính trị [2].1.2. Chức năng của Cơ quan giải quyết tranh chấpKhoản 1 Điều 2 của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp – DSU quy định “Cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập để thực hiện những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan quy định khác. Theo đó, DSB sẽ có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, thông qua các báo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì sự giám sát và thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép đình chỉ việc thi hành những nhượng bộ và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan”. Có thể hiểu một cách đơn giản về chức năng của DSB như sau:
DSB chịu trách nhiệm đưa một vụ tranh chấp ra xét xử thông qua việc thành lập Ban hội thẩm;
Việc DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm làm cho báo cáo giá trị pháp lý ràng buộc các bên có liên quan phải thực thi;
Giám sát việc thực hiện phán quyết về vụ tranh chấp;
Cho phép “trả đũa” khi một thành viên không tuân thủ phán quyết [3]
1.3. Vai trò của Chủ tịch DSBChủ tịch của DSB là người đứng đầu DSB, được bổ nhiệm theo quyết định đồng thuận của các nước thành viên WTO. Chủ tịch DSB có các chức năng mang tính thủ tục như thông báo tin tức cho các thành viên, chủ trì các cuộc họp, đưa ra và giới thiệu các mục trong chương trình nghị sự, dành quyền phát biểu cho các đại biểu muốn phát biểu, đề xuất quyết định và nếu quyết định được thông qua thì công bố quyết định. Chủ tịch USB cũng là người truyền đạt thông tin của các thành viên lên DSB [4].Ngoài ra, Chủ tịch có một số trách nhiệm trong những trường hợp cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 10 Điều 12, khoản 2 Điều 24, khoản 9 Điều 17 của DSU. Để dễ hiểu, các trách nhiệm này có thể tóm tắt như sau:
Quyết định các quy tắc và thủ tục tranh chấp liên quan tới một số hiệp định được điều chỉnh có “những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung” mâu thuẫn nhau nếu các bên không nhất trí với thủ tục này trong vòng 20 ngày;
Gia hạn thời gian tham vấn liên quan đến biện pháp mà một nước thành viên đang phát triển áp dụng, nếu các bên tranh chấp không thể nhất trí rằng các cuộc tham vấn đã kết thúc;
Làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian nhằm giúp các bên giải quyết tranh chấp trước khi đưa vụ kiện ra Ban hội thẩm theo yêu cầu của thành viên kém phát triển liên quan đến tranh chấp;
Được tham vấn trước khi Tổng giám đốc quyết định thành phần của Ban hội thẩm và trước khi Cơ quan phúc thẩm thông qua hoặc sửa đổi Quy chế về thủ tục làm việc của mình.
DSB thực hiện chức năng của mình thông qua các cơ quan trực thuộc của mình, đó là Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm.II. Ban hội thẩm (Panel)2.1. Thành lậpTheo Điều 6 của DSU, khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của nguyên đơn, Ban hội thẩm sẽ được thành lập chậm nhất vào ngày cuộc họp tiếp theo của DSB mà tại đó yêu cầu này, lần đầu tiên được đưa ra như một mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập Ban hội thẩm. Chú thích của quy định này chỉ rõ, nếu nguyên đơn yêu cầu, một cuộc họp DSB phải được tổ chức với mục đích này trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, với điều kiện là phải thông báo cuộc họp trước 10 ngày. Điều này có nghĩa là không có Ban hội thẩm thường trực tại WTO, mỗi Ban hội thẩm khác nhau sẽ được thành lập cho một tranh chấp. Việc thành lập Ban hội thẩm được tiến hành một cách tự động theo cách thức vừa nêu.Khi có hai hay nhiều thành viên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để giải quyết cùng một vấn đề thì một Ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này có tính đến quyền của tất cả các thành viên có liên quan. Một Ban hội thẩm duy nhất cần phải được thành lập để xem xét những đơn như vậy nếu khả thi (khoản 1 Điều 9 DSU).2.2. Thành phầnTheo khoản 5 Điều 8 DSU, Ban hội thẩm gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một Ban hội thẩm gồm năm hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm. Các nước thành viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của Ban hội thẩm.Các hội thẩm viên được DSB lựa chọn trên cơ sở danh sách các chuyên gia do Ban thư ký WTO giới thiệu. Để bảo vệ quyền lợi cho các nước thành viên là nước đang phát triển, khoản 10 Điều 8 DSU quy định trong vụ tranh chấp xảy ra giữa một nước thành viên phát triển và một thành viên đang phát triển, thì Ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm viên từ một thành viên đang phát triển. Tuy nhiên, bất kỳ ai được chỉ định làm hội thẩm viên đều làm việc độc lập và với tư cách cá nhân và không phải là đại diện cho chính phủ hoặc đại diện cho bất kỳ tổ chức nào (khoản 9 Điều 8 DSU).2.3. Chức năngChức năng của Ban hội thẩm định quy định tại Điều 11 DSU như sau: “Chức năng của Ban hội thẩm là giúp DSB hoàn thành trách nhiệm theo Thỏa thuận này và các hiệp định có liên quan. Do đó, Ban hội thẩm cần phải đánh giá một cách khách quan về các vấn đề đặt ra cho mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng và sự phù hợp với các hiệp định có liên quan, và đưa ra những nhận xét, khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan. Ban hội thẩm cần phải đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội thích hợp để đưa ra một giải pháp thỏa đáng đối với các bên”.Như vậy, Ban hội thẩm không phải là một cơ quan xét xử như tòa án hay trọng tài. Nhiệm vụ của Ban hội thẩm chỉ dừng lại ở việc điều tra thực tế, chỉ ra các cơ sở pháp lý có liên quan để giải quyết vụ viêc và kiến nghị các biện pháp giải quyết khi cần thiết. Kết quả làm việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình lên DSB. Báo cáo này khi được DSB thông qua thì được coi là pháp quyết của DSB và có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp, buộc các bên phải thi hành [5].2.4. Nguyên tắc làm việcThủ tục làm việc (working procedures) của Ban hội thẩm được quy định tại Phụ lục 3 của DSU. Phụ lục này gồm 12 quy định, trong đó có những quy định có tính chất như nguyên tắc làm việc. Các nguyên tắc này bao gồm:
Ban hội thẩm sẽ họp kín. Các bên có tranh chấp và những bên thứ ba có quyền lợi liên quan chỉ có mặt tại các cuộc họp khi được Ban hội thẩm mời dự;
Việc nghị án của Ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trình lên Ban phải được giữ bí mật;
Tạo quyền bình đẳng ngang nhau cho các bên trong tranh chấp và tạo cơ hội cho bên thứ ba có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp trình bày quan điểm của họ.
III. Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body)3.1. Thành lậpTheo khoản 1 Điều 17 DSU, Cơ quan phúc thẩm thường trực do DSB thành lập. Cơ quan phúc thẩm gồm bảy thành viên và mỗi vụ việc sẽ do ba người trong số bảy người đó xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan phúc thẩm sẽ làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy sẽ được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan phúc thẩm.DSB sẽ chỉ định người làm việc ở Cơ quan phúc thẩm trong nhiệm kỳ 4 năm và mỗi kỳ có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của ba trong số bảy người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau hai năm, được xác định bằng cách bắt thăm. Chỗ khuyết, nếu có, phải được bổ sung. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm (khoản 2 Điều 17 DSU). Quy định này nhằm đảm bảo cho Cơ quan phúc thẩm luôn có sự luân phiên giữa người cũ và người mới, nhờ vậy duy trì được quá trình làm việc bình thường của Cơ quan phúc thẩm.3.2. Thành phầnKhoản 3 Điều 17 DSU quy định Cơ quan phúc thẩm bao gồm các thành viên:
Có uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung;
Không được liên kết với bất kỳ một chính phủ nào. Cơ cấu thành viên của Cơ quan phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO;
Phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn và phải cập nhật theo kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và hoạt động có liên quan khác của WTO;
Không tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp.
Đây có thể xem như những điều kiện để được bổ nhiệm là thành viên của Cơ quan phúc thẩm. Năm 1995, Cơ quan phúc thẩm được thành lập với 7 thành viên đầu tiên là công dân của Ai Cập, Nhật Bản, Đức, New Zealand, Philippines, Mỹ và Uruguay. Đến nay, hầu hết các thành viên Cơ quan phúc thẩm đều là các giáo sư đại học, các luật sư đang hành nghề, các quan chức trước đây của chính phủ hoặc các thẩm phán cao cấp. Bảy thành viên hiện nay là công dân của Ai Cập, Brazil, Ấn Độ, Mỹ, Italy, Nhật Bản, Nam Phi, Chủ tịch Cơ quan phúc thẩm hiện nay là ông Giorgio Sacerdoti, người Italy (xem bảng).Họ tên000000000000000000000000000000000Quốc tịch000000000000Nhiệm kỳGeorges Michel Abi-Saab0000000000000000000Ai Cập00000000000000001/6/2004 – 31/5/2008 và 01/6/2000 – 31/5/2004Luiz Olavo Baptista000000000000000000000000Brazil000000000000000012 /12/2005 - 11/12/2009 và 11 /12/2001- 11/12/2005Arumugamangalam Venkatachalam Ganesan0000Ấn Độ000000000000000001/6/2004 – 31/5/2008 và 01/6/2000 – 31/5/2004Merit E. Janow0000000000000000000000000000Mỹ00000000000000000011/12/ 2003 - 10/12/2007Giorgio Sacerdoti - Chủ tịch00000000000000000Italy0000000000000000012/12/2005 - 11/12/2009 và 11/12/2001- 11/12/2005Yasuhei Taniguchi0000000000000000000000000Nhật Bản 000000000000011/12/2003 - 10/12/2007 và 01/6/2000 – 10/12/2003David Unterhalter00000000000000000000000000Nam Phi0000000000000031/7/2006 - 11/12/2009Nguồn:WTO | Dispute settlement - Appellate Body Members3.3. Chức năngLà cơ quan thường trực của DSB, Cơ quan phúc thẩm có chức năng xem xét các kháng cáo về báo cáo của Ban hội thẩm (khoản 1 Điều 17 DSU). Cần lưu ý là chỉ các bên tranh chấp, không phải bên thứ 3, mới có quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm. Tuy nhiên, bên thứ ba đã thông báo cho DSB về lợi ích đáng kể đối với vấn đề tranh chấp theo khoản 2 Điều 10, có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan phúc thẩm và phải được tạo cơ hội trình bày với Cơ quan phúc thẩm.Sau khi xem xét các kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ (reverse) các ý kiến và kết luận của Ban hội thẩm. Tuy nhiên, giống như báo cáo của Ban hội thẩm, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm chỉ có giá trị pháp lý khi được DSB thông qua.3.4. Nguyên tắc làm việcThủ tục làm việc của Cơ quan phúc thẩm sẽ được soạn thảo với sự tham vấn của Chủ tịch DSB và Tổng Thư ký (Director – General) và được thông báo các thành viên để cung cấp thông tin.Cơ quan phúc thẩm làm việc theo các nguyên tắc sau:
Quá trình tố tụng sẽ được giữ kín. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và dựa trên cơ sở các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra;
Các ý kiến trong Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải ẩn danh;
Đề cập đến từng vấn đề được nêu trong kháng cáo trong suốt quá trình tố tụng;
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên chấp nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển đến các thành viên.Tóm lại, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO –DSB là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của WTO, bao gồm đại diện của các tất cá nước thành viên WTO. Giúp việc cho DSB thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp là Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Ban hội thẩm chỉ được thành lập khi có nước khởi kiện. Kết quả hoạt động của Ban hội thẩm là Báo cáo của Ban hội thẩm, khi báo cáo này được DSB thông qua sẽ có giá trị ràng buộc các bên. Tuy nhiên, các bên tranh chấp có thể kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm là cơ quan thường trực của DSB, bao gồm 7 thành viên. Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét các nội dung kháng cáo. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm có thể là giữ nguyên, sửa đổi hay hủy bỏ các ý kiến và kết luận của Ban hội thẩm. Khi được DSB thông qua, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm là phán quyết cuối cùng, các bên phải chấp nhận không điều kiện.============================================CHÚ THÍCH[1] Khoản 2 Điều IV Hiệp định thành lập WTO[2] Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO (Bản dịch của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế), tr.49,50.[3] Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO (Bản dịch của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế), tr.50.[4] Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO (Bản dịch của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế), tr.52, 53.[5] PGS, TS. Hoàng Ngọc Thiết, Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.69.===================================TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO (Bản dịch của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế).2. PGS, TS. Hoàng Ngọc Thiết, Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.3. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, ThS. Lê Thị Hà, Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội, 2006.4. Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (Bản dịch của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế).5. Understanding on rules and procedures governing the settlement of disputes annex 2 of the WTO Agreement – nguồn: WTO | Dispute Settlement Understanding - legal text.