Ngày 7 tháng 11 năm 2006,Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội và thách thức phát triển kinh tế. Với nhiều khó khăn như nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ, thiếu cơ sở hạ tầng…, các ngành kinh tế nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường ngay trên “sân nhà”. Điều đó đã đáng lo ngại với các ngành khác, nhưng riêng với nông nghiệp thì vấn đề đó càng khó giải quyết.
Với mức xuất phát điểm thấp, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu điểm khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã quyết định phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với sự phát triển chung của cả nước, trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã được thống nhất và thực hiện từ năm 1986 cho đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn rất nhiều những khó khăn.
Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội - một bộ phận của nông nghiệp cả nước cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội cũng có những đặc điểm và những điều kiện riêng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nhu cầu của thị trường thế giới trong tương lai gần.
Trong khuôn khổ của bài viết này, em xin trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Trong quá trình nhận thức chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em mong các thầy cô góp ý và chỉnh sửa. Em xin chân thành cảm ơn!
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Bản chất của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kin tế nông nghiệp
1.1. Bản chất cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và nội bộ vùng kinh tế lãnh thổ
1.1.3. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
2. Đặc điểm của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
3.Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
3.1. Vị trí địa lý
3.2. Đất đai
3.3. Dân số
3.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
3.4.1. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế ngành ở khu vực nông thôn ngoại thành
3.4.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế vùng
3.4.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lao động nông nghiệp
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Kinh nghiệm về giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc
1.1. Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm, giảm sức ép đô thị
1.2. Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư ở các thành phố lớn.
1.2.1. Vai trò của các đô thị nhỏ trong việc giảm bớt lao động nhập cư vào các thành phố lớn
1.2.2. Các lợi thế của đô thị nhỏ trong việc thu hút lao động dư thừa ở nông thôn
2. Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
2.2. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề đất đai
2.3. Kinh nghiệm tạo việc làm và giải quyết việc làm ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
2.4. Kinh nghiệm về hạn chế ô nhiễm môi trường ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
3
4
4
4
4
4
5
7
8
11
11
13
13
13
17
19
19
22
24
26
27
27
27
27
28
28
28
33
35
37
41
42
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 7 tháng 11 năm 2006,Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội và thách thức phát triển kinh tế. Với nhiều khó khăn như nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ, thiếu cơ sở hạ tầng…, các ngành kinh tế nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường ngay trên “sân nhà”. Điều đó đã đáng lo ngại với các ngành khác, nhưng riêng với nông nghiệp thì vấn đề đó càng khó giải quyết.
Với mức xuất phát điểm thấp, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu điểm khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã quyết định phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với sự phát triển chung của cả nước, trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã được thống nhất và thực hiện từ năm 1986 cho đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn rất nhiều những khó khăn.
Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội - một bộ phận của nông nghiệp cả nước cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội cũng có những đặc điểm và những điều kiện riêng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nhu cầu của thị trường thế giới trong tương lai gần.
Trong khuôn khổ của bài viết này, em xin trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Trong quá trình nhận thức chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em mong các thầy cô góp ý và chỉnh sửa. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh
NỘI DUNG
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Bản chất của cơ cấu kinh tế và chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
1.1. Bản chất của cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu hay kết cấu là thuật ngữ chung của triết học, là cấu trúc bên trong của sự vật hay đối tượng. Cơ cấu bao gồm những bộ phận hợp thành và những mối quan hệ tỷ lệ, hữu cơ cả về mặt lượng và mặt chất giữa các bộ phận đó trong thời gian và không gian nhất định.
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, bao gồm những bộ phận hợp thành ngành kinh tế nông nghiệp và những mối quan hệ tỷ lệ, hữu cơ về mặt lượng và chất giữa các bộ phận đó trong thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có 3 nội dung:
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành và nội bộ ngành.
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và nội bộ vùng kinh tế lãnh thổ.
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế.
1.1.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành:
Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Ngành phản ánh một loạt hoạt động nhất định của con người trong quá trình sản xuất xã hội, nó được phân biệt theo tính chất và đặc điểm của quá trình công nghệ, đặc tính của sản phẩm sản xuất ra và chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất. Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của loài người đã trải qua ba cuộc phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội lần thứ nhất, tách chăn nuôi ra khỏi ngành trồng trọt. Phân công lao động xã hội lần thứ hai, tách thủ công nghiệp (tiền thân của ngành công nghiệp ngày nay) khỏi nông nghiệp. Phân công lao động xã hội lần thứ ba, tách dịch vụ lưu thông ra khỏi khu vực sản xuất vật chất.
Như vậy, phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành các ngành và cơ cấu ngành. Phân công lao động càng phát triển ở trình độ cao thì sự phân chia các ngành càng đa dạng, sâu sắc và chi tiết.
Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm:
* Ngành nông nghiệp, bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi.
* Ngành thủy sản.
* Ngành lâm nghiệp.
Cơ cấu ngành là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học - công nghệ và phân công lao động xã hội…
Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tập hợp các bộ phận hợp thành ngành kinh tế nông nghiệp và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành so với tổng thể. Mối tương quan tỷ lệ này do yêu cầu phát triển cân đối giữa các ngành chi phối.
Cơ cấu ngành là một nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển các ngành và là hạt nhân của cơ cấu kinh tế. Việc xác lập cơ cấu ngành hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngành:
+ Tạo điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực nông thôn.
+ Đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng của một vùng và cả nước.
+ Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tiến bộ khoa học - công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn.
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và nội bộ vùng kinh tế lãnh thổ:
Sự phân công lao động theo ngành dẫn đến sự phân công lao động theo lãnh thổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên một vùng lãnh thổ nhất định. Vì vậy cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ chính là sự bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian, nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ là theo hướng đi vào chuyên môn hóa và tập trung sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hóa khác, gắn bó cơ cấu kinh tế của từng vùng với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ phải coi trọng phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng để định hướng chuyên môn hóa, nhờ đó nâng cao được trình độ sản xuất hàng hóa của vùng.
Để hình thành cơ cấu vùng kinh tế vùng lãnh thổ hợp lý trước hết cần hướng vào những khu vực có điều kiện phát triển hàng hóa lớn. Đó là khu vực có nhiều lợi thế so sánh về thời tiết khí hậu, đất đai, vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, các cơ sở hạ tầng khác… Trên cơ sở đó xây dựng phương án sản xuất kinh doanh nhằm trả lời câu hỏi: Trên mỗi vùng đó sản xuất cái gì? Số lượng là bao nhiêu? Theo một cơ cấu hợp lý, để khai thác tốt nhất lợi thế của vùng, khai thác tổng hợp và có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của vùng nhằm phát triển nhanh kinh tế của vùng.
Trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa, đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất chuyên môn hóa. Đó là nơi sản xuất ra những nông sản hàng hóa ngày càng lớn với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Theo phương án phân vùng kinh tế cơ bản đã được Chính phủ phê duyệt thì cả nước ta chia thành 8 vùng kinh tế sinh thái cơ bản là: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng ven biển Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Tây Nam Bộ, vùng Đông Nam Bộ.
1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế:
Đây là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Đại hội Đảng làn thứ VI (năm 1986) đã khẳng định việc chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và coi trọng phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đến Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã xác định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng nhau phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Tham gia vào hoạt động kinh tế nông nghiệp bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình. Trong đó kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự chủ đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa và từng bước tăng tỉ lệ hộ kiêm và hộ chuyên ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp là việc hình thành và hoàn thiện cả ba loại cơ cấu nói trên theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng và phát triển nông nghiệp toàn diện, vững chắc trên cơ sở công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình chuyển từ trạng thái cơ cấu kinh tế cũ sang trạng thái cơ cấu kinh tế mới sao cho phù hợp với trình độ phát triển khoa học - công nghệ và nhu cầu của thị trường nhằm sử dụng hợp lý hiệu quả mọi yếu tố nguồn lực và đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa.
Về mặt lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành: ngành, vùng, thành phần kinh tế.
Về mặt chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện sự thay đổi các phương án bố trí các ngành, các bộ phận hợp thành trong chiến lược phát triển và sự thay đổi tính cân đối đổi mới.
Cụ thể:
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình chuyển từ trạng thái cơ cấu sang cơ cấu mới phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường và nhằm sử dụng hiệu quả mọi yếu tố nguồn lực của đất nước.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành biểu hiện dưới mặt lượng là sự thay đổi mối tương quan tỷ lệ của mỗi ngành so với tổng thể ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Còn về mặt chất, sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện ở sự thay đổi phương án bố trí các ngành trong chiến lược phát triển và vị trí của từng ngành trong cơ cấu với sự thay đổi tính cân đối để chuyển sang trạng thái cân đối mới cao hơn.
Như vậy, thực chất chuyển dịch cơ cấu ngành là thực hiện phân công lại lao động giữa các ngành cho phù hợp với yêu cầu khách quan.
Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lý, đa dạng, trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.
Về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng giữa các vùng kinh tế có sự khác nhau. Song nhìn chung cơ cấu kinh tế của vùng đều chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có giá trị kinh tế cao. Ngoài những vùng kinh tế sinh thái cơ bản, nông nghiệp đã hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung đó là: Vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long, vùng cà phê ở Tây Nguyên, vùng cao su Đông Nam Bộ, cây ăn quả Nam Bộ và miền núi phía Bắc, mía ở Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long… Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có tỷ suất hàng hóa cao, chất lượng ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Chính việc phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung đã góp phần làm đậm nét thêm về phương hướng phát triển các vùng kinh tế sinh thái cơ bản.
Để có sản xuất hàng hóa lớn, nông nghiệp, nông thôn nước ta không dừng lại ở kinh tế hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, mà phải đi lên phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa lớn, kiểu mô hình kinh tế trang trại.
Đối với kinh tế hợp tác phải nhanh chóng hoàn thiện việc đổi mới HTX kiểu cũ theo luật HTX. Đồng thời khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới, đó là những hợp tác xã có hình thức và tính chất đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau. HTX và hộ nông dân cùng tồn tại, phát triển trên nguyên tắc tự nguyện của các hộ thành viên và đảm bảo lợi ích thiết thực giữa các bên.
Kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp về tỷ trọng có xu hướng giảm song cần rà soát, sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả. Những đơn vị kinh tế quốc doanh yếu kém cần có những giải pháp đổi mới tích cực như: thực hiện khoán, bán và cho thuê các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ hoặc là chuyển sang các hình thức sở hữu khác nhau phù hợp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…).
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến mức độ và tính bền vững của việc tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cần thiết bởi:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển hình thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp với trình độ sản xuất mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng về số lượng, phong phú về chủng loại, chất lượng cao.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đảm bảo khai thác sử dụng hợp lý mọi tiềm năng lợi thế để đảm bảo khả năng xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn xuất phát từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, do đó cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực sự tạo được những điều kiện giải phóng mọi sức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta:
Để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng XHCN.
- Đẩy nhanh phát triển ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm từ 30% - 35% giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp). Hiện nay, ngành chăn nuôi mới chiếm 22,5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi phải phát triển theo hướng đa dạng hóa để tạo ra nhiều sản phẩm phong phú chất lượng cao.
- Ngành trồng trọt phát triển nhanh theo hướng nâng cao chất lượng sản xuất ngành trồng trọt. Về tỷ trọng, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm khoảng 65% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong ngành trồng trọt phải giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và mỗi năm trên dưới 4 triệu tấn gạo. Mở rộng và đầu tư thâm canh cây ngô, sắn để làm thức ăn chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu chế biến. Đồng thời tăng tỷ trọng giá trị sản xuất các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, có khả năng sản xuất và xuất khẩu lớn và mở rộng sản xuất các cây trồng để thay thế nhập khẩu.
- Ngành thủy sản phải phát triển nhanh theo hướng mạnh xuất khẩu vì thủy sản có thế mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ngành thủy sản cần phát triển toàn diện bao gồm nuôi trồng khai thác đánh bắt và chế biến.
- Đối với ngành lâm nghiệp phát triển mạnh cả trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản để tăng nhanh giá trị sản xuất lâm nghiệp góp phần bảo vệ cân bằng sinh thái phát triển nông nghiệp bền vững.
2. Đặc điểm của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội:
Nói đến Hà Nội, mọi người thường nghĩ đến một thành phố phát triển với các khu công nghiệp hiện đại, những dịch vụ tiện ích, với những danh lam lịch sử nổi tiếng chứ ít nhắc đến nông nghiệp Hà Nội. Bởi nông nghiệp Hà Nội một mặt chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong tổng GDP toàn thành phố khoảng trên dưới 10%, mặt khác nông nghiệp Hà Nội cũng có những đặc trưng rất khác biệt so với các vùng miền trong cả nước.
Nông nghiệp Hà Nội tập trung chủ yếu ở khu vực ngoại thành: Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn với các sản phẩm chủ yếu là rau xanh, rau thơm, hoa tươi, các loại quả đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh…
Diện tích canh tác nông nghiệp của Hà Nội cũng chiếm một phần khiêm tốn trong tổng quỹ đất toàn thành phố và có xu hướng ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh như hiện nay.
Sở dĩ, nông nghiệp Hà Nội có những đặc điểm trên là do diện tích đất của Hà Nội không có nhiều mà chủ yếu được dùng cho phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở phục vụ cho các mục tiêu kinh tế chính trị xứng tầm với vị trí của một thủ đô. Người dân Hà Nội có tri thức, có trình độ tay nghề cao nên ít làm nông nghiệp mà được sử dụng cho các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Và vì có thu nhập cao nên người dân Hà Nội cũng có cách thức thưởng thức các sản phẩm từ nông nghiệp khác với các vùng khác. Đó là các sản phẩm nông sản không chỉ đảm bảo về chất dinh dưỡng mà còn phải hướng đến sức khỏe và đến những giá trị thẩm mỹ khác. Vì vậy mà nông nghiệp Hà Nội chủ yếu tập trung vào phát triển những vùng rau, hoa tươi, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao chứ ít tập trung vào các cây lương thực thực phẩm.
Các sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ trên thị trường Hà Nội chủ yếu là do các tỉnh lân cận chuyển vào thủ đô, còn nông sản do nông nghiêp Hà Nội sản xuất ra chỉ chiếm một phần nhỏ. Ngoài ra các huyện ngoại thành Hà Nội thường có các làng nghề truyền thống rất nổi tiếng, tạo nguồn thu nhập lớn hơn rất nhiều so với thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp nên người dân cũng không quá mặn mà với công việc đồng áng.
Hơn nữa, khi nước ta đã gia nhập vào WTO thì nông nghiệp ngoại thành Hà Nội lại càng phải tập trung vào các lĩnh vực trên để phát triển đáp ứng không chỉ thị hiếu của người tiêu dùng mà còn góp phần vào bảo vệ và cải tạo môi trường sống ngày càng trong sạch, tươi đẹp hơn.
Với những đặc điểm trên, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tránh lãng phí các nguồn lực và phát triển nông nghiệp thủ đô hài hòa với sự phát triển các ngành