Đề tài Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của khẩu hiệu “Tiết kiệm là quốc sách”
Sản xuất là hoạt động cơ bản của con người. Mọi xã hội muốn tồn tại và phát triển phải duy trì sản xuất. Nhưng trong những điều kiện, muốn cho sản xuất có hiệu quả và phát triển nhanh chóng thì sản xuất phải gắn liền với tiết kiệm. Có thể nói, hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, nó đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư lớn và đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước cho nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên la do khả năng tích luỹ, tiết kiệm vốn trong nước đang còn nhiều yếu kém, tình hình sử dụng vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả chưa cao, tình trạng thất thoát lãng phí còn lớn và diễn ra khá phổ biến . . . Do đó với nền kinh tế nước ta hiện nay, vấn đề tiết kiệm đang càng trở nên rất cấp thiết. Trong bài viết này, do khả năng nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi đề cập đến các nguồn tiết kiệm trong nước. Trong đề tài này chúng tôi xin trình bày những vấn đề liên quan đến khẩu hiệu “ Tiết kiệm là quốc sách “. Nội dung của bài viết bao gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận của khẩu hiệu: “ tiết kiệm là quốc sách “ Chương 2: Thực trạng về vấn đề thực hành tiết kiệm ở Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm ở Việt Nam trong thời gian tới