Đề tài Cơ sở lý luận và những điều kiện làm căn cứ xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ ngày đầu thành lập Nước CHXHCN Việt nam, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành do điều kiện đấu tranh giải phóng dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội đã từng bước được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang hoạt động theo nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội trước đây không còn phù hợp. Bộ Luật lao động được Quốc hội thông qua năm 1994 có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995, trong đó chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng được quy định trong Chương XII bộ Luật này và có liên quan đến một số điều ở các chương khác. Để thể chế các quy định trong Bộ luật lao động, năm 1995 Chính Phủ đã ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP, Nghị định số 45/CP quy định cụ thể về đối tượng tham gia, mức đóng góp, điều kiện để được hưởng, mức hưởng đối với từng chế độ. và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý. Chính sách Bảo hiểm xã hội thất nghiệp Đảng, Nhà nước đang có chủ trương xây dựng cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chủ trương đó được ghi trong các Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 7 Khoá 7, Nghị quyết Trung ương 4 khoá 8; Nghị quyết Quốc hội số 11-1997/QH) Kỳ họp thứ 2 và Nghị quyết số 20/1998/QH10 Kỳ họp thứ Quốc hội Khoá 10. Gần đây trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 có nêu “ Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp”, và bao giờ mới thực hiện ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho toàn xã hội mặc dù hiện nay thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội theo cơ chế mới dựa trên nguyên tắc “có đóng có hưởng”. Trên thực tế có tình trạng nhiều công nhân Nhà nước nghỉ đóng bảo hiểm xã hội để làm thêm ngoài với thu nhập cao hơn. Như vậy nếu có bảo hiểm thất nghiệp thì quy định như thế nào trong trường hợp này. Và bao giờ thí điểm Bảo hiểm xã hội thất nghiệp? Từ câu hỏi đặt ra trên, em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề mới hiện nay “Cơ sở lý luận và những điều kiện làm căn cứ xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội thất nghiệp”. Mục tiêu đề tài là Hệ thống hoá: cơ sở lý luận, thực tiễn Thất nghiệp và kinh nghiệm Thế Giới về bảo hiểm Thất nghiệp trên cơ sở thu thập tổng hợp thông tin . Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm Thất nghiệp. Chương II: Nhu cầu về Bảo hiểm Thất nghiệp trong tình hình hiện nay ở Việt Nam. ChươngIII: Những định hướng về nhu cầu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.

doc78 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận và những điều kiện làm căn cứ xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên