Khi một chủ thể nước này mang tài sản, vốn liên doanh, hoạt động thương mại tại một quốc gia khác sẽ làm phát sinh các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. Các quan hệ sở hữu này có đặc trưng khác biệt lớn nhất với các quan hệ sở hữu trong nước và luôn chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống pháp luật. Tuy nhiên do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, chế độ, chính trị, văn hóa, nên pháp luật các nước có những qui định khác nhau vấn đề về sở hữu. Chính từ sự khác nhau đó đã dẫn đến hệ quả tất yếu là trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài luôn xảy ra xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Vấn đề đặt ra là giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài như thế nào hay là xác định hệ thống pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó? Hiện nay, trong theo quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước mà Việt Nam kí kết hay gia nhập có quy định nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu là nguyên tắc “ luật nước nơi có tài sản” để giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc Lex Rei sitae- luật nơi có tài sản ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, tìm hiểu. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, làm bài mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài làm của chúng em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các quí thầy cô giáo để bài làm của chúng em thêm phần hoàn chỉnh.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3534 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc Luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tếrở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Khi một chủ thể nước này mang tài sản, vốn liên doanh, hoạt động thương mại tại một quốc gia khác sẽ làm phát sinh các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. Các quan hệ sở hữu này có đặc trưng khác biệt lớn nhất với các quan hệ sở hữu trong nước và luôn chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống pháp luật. Tuy nhiên do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, chế độ, chính trị, văn hóa,…nên pháp luật các nước có những qui định khác nhau vấn đề về sở hữu. Chính từ sự khác nhau đó đã dẫn đến hệ quả tất yếu là trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài luôn xảy ra xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Vấn đề đặt ra là giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài như thế nào hay là xác định hệ thống pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó? Hiện nay, trong theo quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước mà Việt Nam kí kết hay gia nhập có quy định nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu là nguyên tắc “ luật nước nơi có tài sản” để giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc Lex Rei sitae- luật nơi có tài sản ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, tìm hiểu. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, làm bài mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài làm của chúng em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các quí thầy cô giáo để bài làm của chúng em thêm phần hoàn chỉnh. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn !!!
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC LUẬT NƠI CÓ TÀI SẢN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM.
1. Khái niệm nguyên tắc luật nơi có tài sản.
Nguyên tắc luật nơi có tài sản dựa trên cơ sở học thuyết quy chế lãnh thổ, theo đó, khi tài sản tồn tại ở lãnh thổ quốc gia nào thì việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản luôn thuộc về quyền tài phán của pháp luật quốc gia nơi hiện có tài sản, pháp luật các nước đều thừa nhận luật áp dụng điều chỉnh các vấn đề liên quan tới tài sản là luật nước nơi có tài sản đó, đặc biệt là đối với tài sản là bất động sản. Thuật ngữ “ Lex rei sitae ” trong tư pháp quốc tế được hiểu là: Nguyên tắc theo đó quan hệ pháp luật về tài sản có nhân tố nước ngoài được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản, động sản, và bất động sản tọa lạc. Pháp luật của nước nơi có tài sản quy định cả những điều kiện phát sinh, chuyển nhượng và chấm dứt quyền tài sản. Nguyên tắc “ Lex rei- sitae” được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và cả trong các điều ước quốc tế. Ví dụ: Khoản 3, Điều 32 “ Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự” giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga quy định: “ Đối với hình thức hợp đồng về bất động sản thì phải tuân theo pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản”. Theo thông lệ quốc tế, đối với các đồ vật riêng biệt, luật pháp của nước nơi có tài sản tọa lạc được áp dụng. Đối với một số động sản hữu hình như tàu biển, máy bay, hoặc đối với các tài sản vô hình như “trái quyền” không thể định rõ cư sở (domicile) các tài sản đó theo thông lệ quốc tế thì lấy luật pháp của nơi có “cơ sở pháp định” là hải cảng, cảng hàng không, căn cứ tàu biển, máy bay hoặc cư sở của người thụ trái để áp dụng.
2. Cơ sở lý luận nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Trong tư pháp quốc tế Việt Nam áp dung nguyên tắc luật nơi có tài sản dựa trên những cơ sở lý luận sau.
2.1. Ý nghĩa nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế Việt Nam.
2. 1.1. Đối với nhà nước nơi có tài sản đang tồn tại: Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng pháp luật và lợi ích của quốc gia nơi tài sản đang thực tế tồn tại do:
Thứ nhất, quyền sở hữu là quyền cơ bản, quan trọng, là nền tảng của nền kinh tế. Nó chi phối hoạt động kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Cũng không sai khi nói rằng chế độ sở hữu sẽ quyết định chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Và để đảm bảo tôn trọng lợi ích nhà nước nơi có tài sản( bảo đảm trật tự công của quốc gia), Nhà nước thực thi chủ quyền của mình đối với con người và mọi tài sản trên lãnh thổ của quốc gia mình. Chính vì thế, đối với bất kì quốc gia nào thì việc xây dựng quy chế pháp lý tài sản là một vấn đề trọng tâm, nó ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cấu trúc kinh tế, chính trị- xã hội của quốc gia đó. Vì vậy, pháp luật của hầu hết các nước không áp dụng pháp luật quốc tịch của chủ sở hữu tài sản đối với quy chế pháp lý tài sản. Mặc dù với sự di chuyển, phân bổ dòng vốn từ nước này sang nước khác thì tài sản di chuyển sang lãnh thổ quốc gia nào sẽ luôn chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó, cụ thể, pháp luật quốc gia sẽ quy định đối tượng tài sản được phép mang vào lãnh thổ quốc gia là những loại tài sản nào? Nhằm mục đích gì? Phạm vi quyền sử dụng đối với tài sản. Bởi vậy, xuất phát từ lý do bảo vệ nền kinh tế, từ chủ quyền của quốc gia, pháp luật các nước muốn dùng pháp luật nơi có tài sản – đối tượng của quyền sở hữu tồn tại để điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, xuất phát từ lí do chủ quyền quốc gia, pháp luật các nước dùng nguyên tắc luật nơi có tài sản để giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu khi tài sản là bất động sản. Vì thực tế, bất động sản là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia nên không thể có chuyện đem luật của một quốc gia khác áp dụng đối với một phần lãnh thổ quốc gia mình. Điều này sẽ vi phạm đến chủ quyền của quốc gia.
2.1.2 . Đối với cơ quan giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc luật nơi có tài sản còn giúp các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thụ lý giải quyết các vấn đề quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài khi các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn luật. Ví dụ : Một công dân Anh và một công dân Mỹ có tranh chấp về quyền sở hữu đối với 1 tài sản tồn tại ở việt nam. Nếu theo nguyên tắc luật nhân thân thì trong trường hợp này sẽ áp dụng luật của Anh hay của Mỹ để giải quyết tranh chấp về sở hữu trên. Trong khi đó thật dễ dàng hơn nhiều nếu áp dụng nguyên tắc pháp luật của nước nơi có tài sản- pháp luật việt nam.
2.1.3. Thuận lợi cho chủ sở hữu thực hiện các giao dich , các quyền của mình đối với tài sản, đồng thời bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu tài sản trong việc thực hiện quyền của mình.
Chằng hạn trong trường hợp người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt nam và đã tích lũy được một số lượng động sản tại viêt nam( lúc này, họ gắn bó với quốc gia mà họ là công dân về mặt pháp lý còn việt nam mới là nơi mà họ gắn bó thực tế, nơi họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, thường xuyên) khi điều chỉnh các quan hệ về sở hữu động sản của họ mà áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch thì hoàn toàn không thuận lợi và không phù hợp với thực tế.
Trong xu thế hội nhâp như hiện nay, đặc biệt là các chính sách mở cửa của chính phủ việt nam đã thu hút lượng lớn người nước ngoài đến việt nam làm ăn sinh sống lâu dài. Một vấn đề đặt ra là bảo hộ quyền sở hữu của họ tại Việt nam như thế nào? Dựa vào những phân tích trên thì quyền sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh theo nguyên tắc luật nơi có tài sản- Hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.2. Phạm vi áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế Việt Nam.
Mặc dù khác biệt về kinh tế, chính trị, trình độ phát triển nhưng khi giải quyết xung đột về quyền sở hữu, hấu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn nguyên tắc luật nơi có tài sản- Lex reisitae, đặc biệt là đối với tài sản là bất động sản. Điều 23 khoản 1 Luật về tư pháp quốc tế Ba Lan quy định: “ Quyền sở hữu và các quyền tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản ”. Hay khoản 1, Điều 766 BLDS Việt Nam có quy định: “ Việc xác lập, thực hiên, thay đổi chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Ví dụ: Chị A và anh B cùng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với 1 căn biệt thự là tài sản chung của anh chị đã tạo lập nên khi còn ở Hàn Quốc. Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc luật của nước nơi có tài sản thì hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là luật của Hàn Quốc.
Thứ nhất, nguyên tắc này được áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản. Vì mỗi nước có quy chế pháp lý khác nhau về định danh tài sản nên áp dụng luật nơi có tài sản để xác định tính chất tài sản như phân biệt bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền tài sản, tài sản thuộc sở hữu công Pháp luật của đa số các nước dựa trên các đạo luật trong nước và các điều ước quốc tế thường ghi nhận nguyên tắc luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh. Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới như Cuba( khoản 3, điều 34), Hungary( khoản 3, điều 43)... đều thống nhất nguyên tắc áp dụng luật nơi nước có tài sản. Trong pháp luật Việt Nam, tại khoản 3, Điều 766 BLDS 2005 quy định: “… động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản…”. Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để giải quyết vấn đề định danh tài sản. Thứ hai, áp dụng nguyên tắc trong việc giải quyết xung đột pháp luật về việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản cũng như về nội dung quyền sở hữu. Ví dụ: trong khoản 2, Điều 24 luật tư pháp quốc tế của Ba lan có quy định: “… quyền sở hữu cũng như sự phát sinh, chuyển dịch hoặc chấm dứt... điều chỉnh của pháp luật nơi có tài sản …” . Căn cứ vào quy định xung đột được quy định tại khoản 1, Điều 766 BLDS năm 2005: “Việc xác lập, thực hiên, thay đổi chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó…”, thì các quyền sở hữu tài sản và các quyền khác do pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh, không phụ thuộc đối tượng điều chỉnh là động sản hay bất động sản.
Thứ ba, Quyền sở hữu: Nội dung quyền sở hữu bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản luôn được xác định theo pháp luật nước nơi có tài sản. Các quyền của chủ sở hữu như khai thác, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê trong thời hạn bao lâu, theo phương thức nào đều dựa trên pháp luật nơi có tài sản để xác định.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC LUẬT NƠI CÓ TÀI SẢN TRONG TƯ PHÁP QUÔC TẾ VIỆT NAM.
1. Ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế Việt Nam.
Trong thực tiễn, không phải lúc nào nguyên tắc “ Luật nơi có tài sản” luôn được áp dụng trong mọi trường hợp có xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Nói cách khác, trong nhiều trường hợp, không thể áp dụng được nguyên tắc này do không xác định được tài sản thực tế đang ở lãnh thổ quốc gia nào. Hiện nay, trong tư pháp quốc tế cũng như trong tư pháp quốc tế Việt Nam không áp dụng nguyên tắc này trong các trường hợp sau:
+ Xuất phát từ tính chất di chuyển của các loại tàu bay, tàu biển trong quyền sở hữu tàu bay, tàu biển, luật hàng không dân dụng Ba Lan 1962 có quy định: “ Các quyền sở hữu đối với tàu bay cũng như tài sản trên tàu bay được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi tàu bay đăng ký( điều 10)”. Hay trong sở hữu tàu biển, khoản 4, Điều 766 BLDS có quy định: “ Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại việt nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ; Khoản 1, điều 3 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 có quy định: “ Trong trường hợp quan hệ pháp luật có liên quan đến quyền sở hữu trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang quốc tịch”( hệ thuộc luật quốc tịch- Lex Banderae).
+ Tại Việt Nam Điều 766, khoản 2 BLDS 2005 đã đưa ra “ Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển đến được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thỏa thuận khác”. Trường hợp này pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh vì do tài sản đang trên đường vận chuyển khó có thể xác dịnh được nới nó đang tồn tại.,
+ Ngoài ra, hệ thuộc pháp luật của nước nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sing trong một số lĩnh vức khác như:
* các quan hệ sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ: Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ - mang tính chất lãnh thổ. Thực chất đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là những tài sản phi vật chất, ở chúng không có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức tài sản (như các tài sản thông thường khác), một nội dung có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, và tại nhiều nơi trên thế giới vào cùng một thời điểm. Bởi vậy, rất khó để chọn ra luật nước nào áo dụng. Thêm vào đó, đối tượng của sở hữu trí tuệ luôn được bảo hộ duy nhất tại một quốc gia nhất định bởi những qui định về sở hữu trí tuệ. Do đó, sở hữu trí tuệ là lĩnh vực không có xung đột pháp luật. Quan hệ sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi bảo hộ cho nó.
* Các quan hệ về tài sản đối với pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân thành lập theo pháp luật nước ngoài( nghị định 138/2006/NĐ-CP), có tư cách pháp lý theo qui định của pháp luật nước đó. Cho nên, khi pháp nhân giải thể, tức là chấm dứt tư cách pháp lý phải tuân thủ các qui định của pháp luật của nước đã cho phép pháp nhân đăng ký thành lập. Nói cách khác, trong trường hợp này, áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết các quan hệ về tài sản với pháp nhân giải thể.
* Các quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài: Bắt nguồn từ chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mình, nên quốc gia có quyền xác lập quan hệ sở hữu với tài sản thuộc quốc gia mình dù tài sản đang ở bất kỳ đâu. Điều này thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Trong quan hệ sở hệ hữu này tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản thuộc sở hữu không phải pháp luật nước nơi có tài sản đang tồn tại.
* Các quan hệ tài sản liên quan đên đối tượng của đạo luật quốc hữu hóa: Thông qua việc ban hành đọa luật quốc hữu hóa, Nhà nước xác lập quyền sở hữu đối với các loại tài sản của các chủ thể khác thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, mà không cần phải có bất kỳ sự thỏa thuận nào. Đạo luật quốc hữu hóa thể hiện chủ quyền quốc gia. Được thừa nhận mang tính “trị ngoại lãnh thổ” đạo luật quốc hữu hóa có hiệu lực cả ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, khi điều chỉnh loại quan hệ này phải dựa trên những qui định pháp luật của quốc gia ban hành nên đạo luật quốc hữu hóa.
2. Một số trường hợp thực tiễn áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế Việt Nam.
2.1.a. Trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài:
BLDS năm 2005 chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài đã có qui phạm xung đột điều chỉnh. Về thừa kế, pháp luật Việt Nam phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong đó, thừa kế theo di chúc được áp dụng hệ thuộc luật nhân thân để điều chỉnh khi có yếu tố nước ngoài, còn đối với thừa kế theo pháp luật thì được phân làm hai loại: bất động sản và động sản. Về thừa kế động sản thì áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh còn thừa kế với bất động sản thì áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để điều chỉnh. Sự điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản và pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản đảm bảo:
Thứ nhất, giải pháp này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế. Ở đây, chúng ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa kế vì pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt Nam đối với tài sản này vì ở đây chúng ta áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản. Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.
Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tế: Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chế để lại di sản ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt Nam sang sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất là quốc tịch Mỹ và Pháp và hiện nay về Việt Nam cư trú. Nếu cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với di sản là động sản vì chúng ta cho phép pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản. Đối với trường hợp thứ hai, lúc đầu chúng ta có thể kết luận là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng thường xuyên vì người để lại thừa kế có quốc tịch nước ngoài.
2.2.b. Trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Theo thông lệ quốc tế và thực tiễn tư pháp, hệ thuộc luật Lex rei sitae được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, đặc biệt được áp dụng triệt để nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến bất động sản. Khoản 3 Điều 104 luật HN&GĐ 2000 cũng qui định trong trường hợp bất động sản ở tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Vấn đề khó khăn trước đây ở Việt Nam liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là ở chỗ pháp luật Việt Nam chưa cho phép Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam,… dẫn đến việc xác định tài sản của vợ chồng (giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài) trên nguyên tắc sở hữu chung hợp nhất là rất phức tạp khi họ có bất động sản tại Việt Nam. Nhưng nay với sự ra đời của Nghị định 19/2008/QH12 và các văn bản khác đã cho phép người Việt nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài mua và đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam,…mặc dù các qui định còn nhiều thiếu sót cần bổ sung, sửa đổi trong thời gian sắp tới nhưng sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng có căn cứ trong việc giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài hiệu quả nhằm đảm bảo lợi ích của các đương sự.
3. Một số bất cập đối với việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
Hiện nay bên cạnh đó còn có một số vướng mắc khi áp dụng nguyên tắc “Lex rei sitae” trong tư pháp quốc tế. Cụ thể là
Thứ nhất, Pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh những khía cạnh mới phát sinh trong vấn đề quyền sở hữu của người nước ngoài đối với loại tài sản mới xuất hiện- tài sản ảo: Theo nhận định của Ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử- Bộ thương mại, hiện nay chưa có khái niệm chính thống nào về tài sản ảo, nhưng hiểu theo nghĩa hẹp, tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo, theo nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên miền, địa chỉ email, các đối tượng áo trong thế giới ảo… Tuy là loại tài sản mới nhưng theo ông trên cơ sở Điều 163, Điều 181 BLDS 2005 thì tài sản ảo được xếp vào quyền tài sản. Về mặt pháp lý thì chưa có quy định nào về tài sản ảo mặc dù trên thực tế nhiều khi tài sản ảo này có giá trị trên thực tế rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là khi tài sản ảo này có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ này sẽ như thế nào và có chọn nguyên tắc luật nới có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật đối với quyền sở hữu tài sản ảo được không?
Thứ hai, Đối với tài sản của pháp nhân nước ngoài khi hết hạn đầu tưho