Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ

Khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo đảm pháp chế và nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước. Từ ngày 01/7/1996, Toà án nhân dân được giao thêm thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính. Cùng với phương thức giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính, công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính đã đạt được những kết quả nhất định. Thể hiện ở việc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện đã được bảo vệ, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày một hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ý thức tự giác đấu tranh của người dân với sai phạm trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng dần được nâng cao. Tuy nhiên, công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính với mô hình hiện tại trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tiến trình cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp của quốc gia luôn phải bám sát yêu cầu tiếp tục mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. Nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống cơ quan công quyền song song với việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu kiện hành chính nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền là một nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những giải pháp đã và đang được đặt ra là nghiên cứu thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính theo hướng kết hợp song song giữa việc xây dựng hệ thống cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ và việc tiếp tục hoàn thiện chế định tòa hành chính nhằm đảm bảo tính độc lập tư pháp trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính. Thực tế cho thấy việc tồn tại song song của hai hệ thống tài phán, một thuộc nhánh hành pháp, một thuộc nhánh tư pháp đã được duy trì hiệu quả ở một số nước trên thế giới. Mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ có thể được thành lập ở ba cấp: trung ương, khu vực và vùng, thực hiện chức năng tài phán hành chính độc lập với chức năng quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp. Điều này phù hợp với sự phát triển của khoa học luật hành chính trong thế kỷ XXI: nền hành chính hiện đại bao gồm hành chính quản lý và hành chính tài phán; xu hướng tiếp tục phát triển hệ thống giải quyết tranh chấp hành chính tại tòa án kết hợp với việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại một hệ thống cơ quan hành chính thuộc nhánh hành pháp – cơ quan tài phán hành chính.

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ 9 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH 9 1.1.1 Khái niệm tài phán hành chính 9 1.1.2 Tính đặc thù của tài phán hành chính 11 1.2 MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 13 1.2.1 Hệ thống tài phán hành chính Pháp 15 1.2.2 Toà án hành chính Thụy Điển 17 1.2.3 Hệ thống cơ quan tài phán hành chính Hoa Kỳ 18 1.3 LÝ LUẬN MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21 1.3.1 Định hướng thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam 21 1.3.2 Khái quát mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ 23 1.3.3 Tính hợp lý của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ 28 CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ 31 2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY 31 2.1.1 Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước 31 2.1.2 Thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân 40 2.2 YÊU CẦU ĐẢM BẢO QUYỀN KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 54 2.2.1 Về thiết chế giải quyết tranh chấp hành chính 55 2.2.2  Về nguyên tắc trong giải quyết các khiếu kiện hành chính 56 2.2.3  Thủ tục hành chính bảo đảm thực hiện quyền khiếu kiện hành chính của các chủ thể 56 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VÀ VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ HIỆN NAY 59 3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY 59 3.1.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước 59 3.1.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân 62 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ 65 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo đảm pháp chế và nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước. Từ ngày 01/7/1996, Toà án nhân dân được giao thêm thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính. Cùng với phương thức giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính, công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính đã đạt được những kết quả nhất định. Thể hiện ở việc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện đã được bảo vệ, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày một hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ý thức tự giác đấu tranh của người dân với sai phạm trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng dần được nâng cao. Tuy nhiên, công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính với mô hình hiện tại trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tiến trình cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp của quốc gia luôn phải bám sát yêu cầu tiếp tục mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. Nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống cơ quan công quyền song song với việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu kiện hành chính nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền là một nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những giải pháp đã và đang được đặt ra là nghiên cứu thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính theo hướng kết hợp song song giữa việc xây dựng hệ thống cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ và việc tiếp tục hoàn thiện chế định tòa hành chính nhằm đảm bảo tính độc lập tư pháp trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính. Thực tế cho thấy việc tồn tại song song của hai hệ thống tài phán, một thuộc nhánh hành pháp, một thuộc nhánh tư pháp đã được duy trì hiệu quả ở một số nước trên thế giới. Mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ có thể được thành lập ở ba cấp: trung ương, khu vực và vùng, thực hiện chức năng tài phán hành chính độc lập với chức năng quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp. Điều này phù hợp với sự phát triển của khoa học luật hành chính trong thế kỷ XXI: nền hành chính hiện đại bao gồm hành chính quản lý và hành chính tài phán; xu hướng tiếp tục phát triển hệ thống giải quyết tranh chấp hành chính tại tòa án kết hợp với việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại một hệ thống cơ quan hành chính thuộc nhánh hành pháp – cơ quan tài phán hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đã có không ít các đề tài, công trình nghiên cứu về mô hình cơ quan tài phán hành chính: Đề án “Tài phán hành chính” do Thanh tra Chính phủ chủ trì đang tiếp tục được nghiên cứu và soạn thảo. Nhiều bài viết trên các tạp chí, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học cũng đề cập đến những khía cạnh khác nhau về tài phán hành chính như: “Vấn đề tổ chức tài phán hành chính ở nước ta” của Luật gia Nguyễn Văn Thảo – Viện trưởng viện nghiên cứu pháp lý của Bộ Tư pháp; “Xung quanh vấn đề tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở nước ta” của Tiến sĩ Trần Nho Thìn; “Tính đặc thù của tài phán hành chính” của PGS Lê Bình Vọng; “Quan niệm về phân công quyền lực và chức năng tài phán hành chính” của GS,TS Nguyễn Duy Gia; “ Tài phán hành chính, vấn đề bảo đảm công lý hành chính ở các nước trên thế giới” của Tiến sĩ Đinh Văn Minh; “Thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: vài ý tưởng từ mô hình cơ quan tài phán của Autraylia” và “Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang; “ Thành lập cơ quan tài phán hành chính- công cụ hữu hiệu trong giải quyết khiếu nại tố cáo hành chính” của luật gia Nguyễn Mạnh Cường; “Hoàn thiện chế định tài phán hành chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển: Một vài kinh nghiệm từ hệ thống luật châu Âu lục địa, Nhật Bản và Trung Quốc” và Luận án tiến sĩ: “Mô hình và thẩm quyền của Tòa hành chính ở Việt Nam và một số kinh nghiệm nước ngoài” của Tiến sĩ Phạm Hồng Quang… Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về tài phán hành chính và mô hình cơ quan tài phán hành chính. Mỗi công trình có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau với mục đích là nghiên cứu và hoàn thiện hơn chế định pháp luật này. Do tính mới của vấn đề mà việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm cả về lý luận và thực tiễn để dần hình thành một hệ thống quan điểm khoa học về tài phán hành chính là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu nêu trên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ” 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về tài phán hành chính, cơ sở cho việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ đồng thời kiến nghị, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam. Hiện nay, hướng hoàn thiện pháp luật hành chính là việc nghiên cứu và xây dựng trên thực tiễn hệ thống cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính thuộc nhánh hành pháp song song với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của tòa hành chính. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện các chế định pháp luật về tài phán hành chính và mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế của phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính theo mô hình hiện có, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền khiếu kiện hành chính của mình. Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tài phán hành chính và mô hình cơ quan tài phán hành chính. - Nghiên cứu một số mô hình cơ quan tài phán tiêu biểu trên thế giới, đặc biệt quan tâm đến mô hình cơ quan tài phán thuộc nhánh hành pháp; ưu điểm, hạn chế của các mô hình đó. - Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn cho việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ. - Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đổi mới hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện hơn lý luận về việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu và thực tiễn cơ chế giải quyết khiếu hiện hành chính tại cơ quan tài phán hành chính. 7. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn Luận văn có những nghiên cứu mới như sau: - Khẳng định tính kém hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hành chính do hạn chế của mô hình hiện nay. Thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quan điểm xây dựng mô hình: cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ song song với việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa hành chính. - Đưa ra một số giải pháp nâng cao tính khả thi của mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương: - Chương I: Khái quát mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ - Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ - Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu kiên hành chính và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ hiện nay CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Khái niệm tài phán hành chính: Thuật ngữ “tài phán” theo nghĩa rộng có nghĩa là phán quyền, tức là quyền lực của Chính phủ trong việc phán xét tính đúng sai của các hoạt động hành chính diễn ra trên phạm vi một lãnh thổ nhất định. Theo nghĩa hẹp thì thuật ngữ này dùng để chỉ thẩm quyền đặc thù của cơ quan Tòa án trong việc lắng nghe, xem xét, đánh giá và ra các phán quyết được thể hiện trong các bản án hoặc quyết định của Tòa đối với một vụ việc cụ thể và tương đối xác định. Như vậy, khái niệm tài phán rộng hơn khái niệm xét xử bởi nó không chỉ bao hàm hoạt động xét xử của Tòa án mà còn gồm cả hoạt động giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “tài phán hành chính”. Thuật ngữ “tài phán hành chính” có thể được hiểu theo nghĩa là quyền phán xét tính đúng sai của một quyết định hành chính hay hành vi hành chính nào đó không chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính mà còn thuộc thẩm quyền của Tòa án [ Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam- NXB Công an nhân dân 2007, tr 10-11. ]. Quan niệm của các nước theo hệ thống luật chung (common law) thì tài phán hành chính là thuật ngữ dung để chỉ việc giải quyết tất cả các tranh chấp hành chính phát sinh giữa công dân và cơ quan công quyền thuộc thẩm quyền giải quyết của rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau như: hệ thống cơ quan tòa án tư pháp, cơ quan hành chính, các tổ chức trọng tài hành chính, các tổ chức luật sư tư. Theo quan niệm của các nước châu Âu lục địa, tài phán hành chính là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính giữa công dân và tổ chức của họ với các tổ chức, cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn pháp luật chi Chính phủ. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính thuộc về hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập trong nền hành chính quốc gia (hệ thống tòa hành chính). Cơ quan hành chính cũng có quyền tự xem xét giải quyết theo thủ tục khiếu nại. Tài phán hành chính vốn là hoạt động gắn liền với hành chính quản lý. Hành chính quản lý và hành chính tài phán vốn được xem là hai mặt đối lập và thống nhất trong khái niệm hành chính nói chung [ L.Neville và John S.Bell, Luật hành chính của Pháp (French Administrative Law), 46 (1998) ]. Hành chính quản lý (hay hành chính điều hành) là toàn bộ hoạt động thường ngày của cơ quan hành chính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hành chính tài phán là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các hành vi hành chính thông qua việc giải quyết các khiếu kiện của người dân khi họ phản đối quyết định của cơ quan hành chính vì cho rằng quyết định đó trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc cản trở việc thực hiện các quyền và lợi ích của họ đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay, tài phán hành chính là một thuật ngữ còn nhiều tranh cãi. Ý kiến thứ nhất cho rằng: tài phán hành chính là sự phán quyết của nhà nước về các tranh chấp, vụ việc có yếu tố hành chính, bao gồm hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính và xử lý các vi phạm của pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể: - Hoạt động xét và giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; - Hoạt động xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân các cấp; - Hoạt động xử phạt hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. Ý kiến thứ hai cho rằng: tài phán hành chính là hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hội do cơ quan tài phán của Nhà nước thực hiện theo trình tự tố tụng. Cơ quan tài phán hành chính có vị trí độc lập so với cơ quan hành chính. Cơ quan tài phán hành chính có thể là tòa án cũng có thể là cơ quan thuộc hành pháp độc lập trong hoạt động như cơ chế trọng tài [ Nguyễn Tuấn Khanh (2008), Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam, ]. Từ năm 1996, Tòa án nhân dân được trao quyền xét xử các vụ kiện hành chính. Nếu nói Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng tài phán hành chính thì cách hiểu đó là chưa chính xác. Tài phán hành chính còn bao gồm cả hoạt động tài phán do nền hành chính nhà nước tổ chức thực hiện. Việc thiết lập một mô hình cơ quan tài phán hành chính mới không làm thay thế vai trò của Tòa án nhân dân trong việc xét xử các vụ án hành chính. Ngược lại, nó còn góp phần tạo ra một cơ chế mới giải quyết khiếu nại hành chính. Cần phải nhấn mạnh rằng tài phán hành chính là một thể chế kiểm soát quyền lực Nhà nước mà chủ yếu là kiểm soát hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính. Đây là cơ chế đảm bảo quyền của công dân được tranh luận với Nhà nước một cách công khai, là cơ chế kiểm soát tính hợp pháp của quyết định, hành vi hành chính [ Phạm Hồng Quang (2009), Hoàn thiện chế định tài phán hành chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển: Một vài kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, Nhật Bản và Trung Quốc, sách chuyên khảo: Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững – NXB Công an nhân dân. ]. 1.1.2 Tính đặc thù của tài phán hành chính: Tài phán hành chính vốn được xem là một nội dung của hoạt động tài phán nói chung. Tính đặc thù của tài phán hành chính ở chỗ: Tài phán hành chính giải quyết các tranh chấp liên quan đến luật công. Bên bị kiện là Nhà nước (có thể là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, nhân danh Nhà nước) thực thi công vụ. Bên kiện là công dân có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Những khiếu kiện này chỉ phát sinh trong quá trình thực hiện quyền lực hành chính (quyền lực công) của Nhà nước, nghĩa là trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và đối tượng quản lý. Bản thân quan hệ giữa cơ quan quản lý và đối tượng quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Nhà nước có quyền áp dụng các quyết định đơn phương, thực hiện các hành vi bắt buộc đối với đối tượng bị quản lý. Tài phán hành chính giải quyết các tranh chấp hành chính bởi các cơ chế chuyên trách được lập ra trong hệ thống hành chính và theo thủ tục tố tụng. Các cá nhân giải quyết tranh chấp là các công chức hành chính. Họ không chỉ có kiến thức pháp lý mà còn là những công chức có kiến thức về quản lý nhà nước, am hiểu các lĩnh vực khác như tài chính, xây dựng, nhà đất… Hệ thống pháp luật được sử dụng là hệ thống pháp luật hành chính. Đồng thời hoạt động tài phán hành chính dựa trên nguyên tắc tố tụng hành chính. Nguyên tắc này có nhiều điểm khác biệt so với tố tụng dân sự. Nó vừa bảo đảm thúc đẩy nhanh chóng quá trình giải quyết vụ kiện hành chính hoàn chỉnh, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn đòi hỏi tính nhanh nhạy, kịp thời. Các vấn đề khác như chứng cứ, điều tra, tranh tụng và tranh luận của tài phán hành chính cũng có nhiểu điểm khác so với tòa án tư pháp thông thường. Tố tụng viết đóng vai trò chủ yếu trong quá trình cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp hành chính. Người làm đơn kiện kèm theo đó là các văn bản làm chứng cứ chứng minh. Bên bị kiện sẽ có trách nhiệm cung cấp các văn bản có liên quan giải trình vụ việc. Cơ quan tài phán hành chính làm nhiệm vụ xem xét tính hợp pháp và phán quyết đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước, nhân danh Nhà nước khi thực thi quyền lực công. Hệ quả tất yếu là nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện mà sai thì phải chấm dứt, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay hủy bỏ toàn bộ. Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đã gây thiệt hại thì cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công dân (trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) [ Phạm Anh Tuấn (2007), Về việc thanh lập cơ quan hành chính thuộc hệ thống hành chính, Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ]. 1.2 MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Xuất phát từ truyền thống pháp lý và trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà mỗi nước có giải pháp khác nhau trong việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính nhưng về cơ bản, có một số mô hình sau: * Các nước theo chế độ lưỡng hệ tài phán: Tài phán tư pháp xét xử những việc về hình sự, dân sự…. được điều chỉnh bằng luật tư. Tài phán hành chính xét xử những khiếu kiện hành chính được điều chỉnh bằng luật công. Ở những nước theo cách tổ chức này, Toà án hành chính chia làm hai loại: - Cơ quan tài phán hành chính cấp cao (Hội động Nhà nước): có hai chức năng: tư vấn pháp lý và xét xử hành chính. Điển hình là Pháp, Thổ Nhỹ Kỳ, Hy Lạp, Ai Cập, Bỉ, Thái Lan… - Tổ chức tài phán hành chính: chỉ thực hiện chức năng xét xử hành chính. Điển hình là các nước Cộng hoà liên bang Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Côxtarica… Các Tòa hành chính được tổ chức riêng, Thẩm phán chuyên xét xử các vụ kiện trong lĩnh vực hành chính nên họ có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về luật hành chính và khoa học quản lý vì vầy rất có lợi cho việc thực hiện chức năng xét xử của họ. Điều này càng rõ nét hơn khi các cơ quan tài phán hành chính có thêm chức năng tham vấn pháp lý. Ở những nước này, Tòa án hành c
Luận văn liên quan