Trong bối cảnh nền kinh tế việt nam hiện nay đang có những bước phát triển mạnh mẽ
và có những biến chuyển lớn, nhất là khi việt nam là thành viên của WTO cùng với sự
tăng trưởng nhanh chóng của các dự án đầu tư. Từ năm 2007 trở đi thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam phát triển rất nhanh. Đặc biệt trong lĩnh vực sáp nhập – mua lại
doanh nghiệp (M&A) ngày càng nở rộ. Năm 2008 là thời kì nền kinh tế thế giới bị suy
thoái dẫn đến hàng loạt các vụ (M&A) tăng lên nhanh chóng vì nó giải quyết được vấn đề
tài chính của các công ty sắp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể. Nhưng bên cạnh đó thì
các công ty có tìm lực kinh tế mạnh tranh thủ thâu tóm và thống lĩnh thị trường bằng hình
thức tập trung kinh tế không lành mạnh gây hạn chế cạnh tranh. Các hoạt động tập trung
kinh tế mặc dù đã được nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng tập trung kinh tế vẫn
được xem là khá mới mẻ với Việt Nam nhất là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên sẽ rất nguy hiểm khi các công ty có tiềm lực mạnh trên thế giới xâm
nhập vào thị trường trong nước gây lũng đoạn nền kinh tế. Trước những vấn đề đang xảy
ra thì đề tài của chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề sau:
Đề tài nghiên cứu hướng tới người đọc hiểu được thế nào là tập trung kinh tế, giúp
người đọc có được cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành phát triển và các hoạt động
tập trung kinh tế trên thực tiễn. Đồng thời đề tài cũng hướng tới những nhà lập pháp, giúp
tìm ra những khuyết điểm và sai sót trong những văn bản pháp luật về tập trung kinh tế và
đề xuất một số ý kiến đóng góp để khắc phục những nhược điểm trên, so sánh đối chiếu
với một số mô hình kiểm soát tập trung kinh tế trên thế giới để tìm ra điểm tiến bộ và hạn
chế. Đề tài còn hướng tới các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp biết được trình tự
thủ tục thực hiện hoạt động kinh doanh khi gặp phải lĩnh vực chịu sự kiểm soát của cơ
quan quản lí cạnh tranh, nguy cơ xấu tìm ẩn trong kinh doanh .
Đề tài tập trung nghiên cứu vào pháp luật cạnh tranh việt nam và các văn bản có liên
quan đến kiểm soát tập trung kinh tế tại việt nam. Đồng thời thu thập các bài viết số liệu
có liên quan đến tập trung kinh tế trong nước và ngoài nước, tìm hiểu và nghiên cứu pháp
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
luật về tập trung kinh tế của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc phân tích và
so sánh các vấn đề tập trung kinh tế của việt nam hiện nay.
Đề tài dựa trên các tài liệu có sẵn trên thực tế cộng với các số liệu thu thập, áp dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của luật học như: phương pháp so sánh, đối chiếu,
tổng hợp, phân tích, đánh giá những vụ việc xảy ra trên thực tế
Đề tài nhằm đóng góp thêm vào công trình nghiên cứu khoa học pháp luật để từ đó có
cái nhìn chi tiết hơn về tập trung kinh tế của việt nam trong giai đoạn hiện nay. Tìm ra
những thiếu sót về mặt pháp lí, điểm bất cập rườm rà trong hoạt động kiểm soát tập trung
kinh tế. Đề xuất những giải pháp hợp lí để góp phần bổ sung vào những vấn đề còn thiếu
sót trong luật cạnh tranh nhằm góp phần hoàn thiện và chặt chẽ hơn, giảm thiểu tối đa
những tác hại có thể xảy ra trong quá trình tập trung kinh tế.
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở pháp lý kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh- Kinh nghiệm thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHOA KINH TẾ”
KHOA HỌC PHÁP LÝ
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ.
1. Nguồn gốc hình thành tập trung kinh tế.
1.1. Trên thế giới.
1.2. Ở việt nam.
2. Khái niệm tập trung kinh tế.
3. Một số hình thức tập trung kinh tế.
4. Tác động của tập trung kinh tế.
5. Tính cấp thiết của tập trung kinh tế.
CHƯƠNG II. HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.
1. Quy định pháp lí về kiểm soát tập trung kinh tế
1.1. Khái niệm về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh và các và các văn bản pháp luật
có liên quan.
1.2. Các ngưỡng gây hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế.
1.3. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
1.4. Chế tài
2. Cơ quan quản lí.
3. Đánh giá về môi trường pháp lí của hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.
1. Những vấn đề bất cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về
hiện tượng tập trung kinh tế.
3
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
1.1.Nhưng vấn đề pháp luật còn để trống.
1.2. Những trở ngại khi tiến hành tập trung kinh tế tại việt nam.
2. Nhóm biện pháp thực hiện.
3. Một vài vụ kiểm soát tập trung kinh tế điển hình.
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Môi trường pháp lý.
2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tập trung kinh tế.
3. Đối với cộng đồng doanh nghiệp.
PHỤ LỤC 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA.
PHỤ LỤC 2. MẪU HỒ SƠ.
·
·
Mẫu hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
Mẫu đơn đề nghị miễn trừ đối với vụ việc tập trung kinh tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Danh sách tài liệu
Danh sách bài báo trong tạp chí
TRANG WEB THAM KHẢO
4
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Lời mở đầu.
Trong bối cảnh nền kinh tế việt nam hiện nay đang có những bước phát triển mạnh mẽ
và có những biến chuyển lớn, nhất là khi việt nam là thành viên của WTO cùng với sự
tăng trưởng nhanh chóng của các dự án đầu tư. Từ năm 2007 trở đi thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam phát triển rất nhanh. Đặc biệt trong lĩnh vực sáp nhập – mua lại
doanh nghiệp (M&A) ngày càng nở rộ. Năm 2008 là thời kì nền kinh tế thế giới bị suy
thoái dẫn đến hàng loạt các vụ (M&A) tăng lên nhanh chóng vì nó giải quyết được vấn đề
tài chính của các công ty sắp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể. Nhưng bên cạnh đó thì
các công ty có tìm lực kinh tế mạnh tranh thủ thâu tóm và thống lĩnh thị trường bằng hình
thức tập trung kinh tế không lành mạnh gây hạn chế cạnh tranh. Các hoạt động tập trung
kinh tế mặc dù đã được nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng tập trung kinh tế vẫn
được xem là khá mới mẻ với Việt Nam nhất là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên sẽ rất nguy hiểm khi các công ty có tiềm lực mạnh trên thế giới xâm
nhập vào thị trường trong nước gây lũng đoạn nền kinh tế. Trước những vấn đề đang xảy
ra thì đề tài của chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề sau:
Đề tài nghiên cứu hướng tới người đọc hiểu được thế nào là tập trung kinh tế, giúp
người đọc có được cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành phát triển và các hoạt động
tập trung kinh tế trên thực tiễn. Đồng thời đề tài cũng hướng tới những nhà lập pháp, giúp
tìm ra những khuyết điểm và sai sót trong những văn bản pháp luật về tập trung kinh tế và
đề xuất một số ý kiến đóng góp để khắc phục những nhược điểm trên, so sánh đối chiếu
với một số mô hình kiểm soát tập trung kinh tế trên thế giới để tìm ra điểm tiến bộ và hạn
chế. Đề tài còn hướng tới các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp biết được trình tự
thủ tục thực hiện hoạt động kinh doanh khi gặp phải lĩnh vực chịu sự kiểm soát của cơ
quan quản lí cạnh tranh, nguy cơ xấu tìm ẩn trong kinh doanh .
Đề tài tập trung nghiên cứu vào pháp luật cạnh tranh việt nam và các văn bản có liên
quan đến kiểm soát tập trung kinh tế tại việt nam. Đồng thời thu thập các bài viết số liệu
có liên quan đến tập trung kinh tế trong nước và ngoài nước, tìm hiểu và nghiên cứu pháp
5
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
luật về tập trung kinh tế của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc phân tích và
so sánh các vấn đề tập trung kinh tế của việt nam hiện nay.
Đề tài dựa trên các tài liệu có sẵn trên thực tế cộng với các số liệu thu thập, áp dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của luật học như: phương pháp so sánh, đối chiếu,
tổng hợp, phân tích, đánh giá những vụ việc xảy ra trên thực tế…
Đề tài nhằm đóng góp thêm vào công trình nghiên cứu khoa học pháp luật để từ đó có
cái nhìn chi tiết hơn về tập trung kinh tế của việt nam trong giai đoạn hiện nay. Tìm ra
những thiếu sót về mặt pháp lí, điểm bất cập rườm rà trong hoạt động kiểm soát tập trung
kinh tế. Đề xuất những giải pháp hợp lí để góp phần bổ sung vào những vấn đề còn thiếu
sót trong luật cạnh tranh nhằm góp phần hoàn thiện và chặt chẽ hơn, giảm thiểu tối đa
những tác hại có thể xảy ra trong quá trình tập trung kinh tế.
6
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
1.
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ.
1.1 . TRÊN THẾ GIỚI.
Khi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển mạnh trên thế giới, các công ty xuất hiện
ngày càng nhiều, pháp luật các nước cho các công ty được tự do kinh doanh, tự do lập
hội, tự do thỏa thuận, tự do cạnh tranh…Trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế
trong nước và trên thế giới thì các công ty gặp không ít những khó khăn như: sự cạnh
tranh không lành mạnh giữa các công ty với nhau, những thời kì suy thoái nền kinh tế trên
thế giới điển hình là các cuộc suy thoái 1929-1933(tại Hoa Kì), suy thoái 1997-1999(xuất
phát tại Thái Lan)…làm cho các công ty vừa và nhỏ gặp điêu đứng, nhiều công ty dẫn đến
phá sản. Hiện tượng các công ty lớn ra sức thu gom các công ty gặp nạn hoặc các công ty
liên kết với nhau để vượt qua khó khăn và tăng cường khả năng cạnh tranh.Số lượng các
công ty giảm mạnh, tính cạnh tranh giảm xuống hình thành các công ty độc quyền, các tập
đoàn, quá trình tập trung kinh tế ngày càng mạnh mẽ(tích tụ tư bản cao) một số công ty
độc quyền và tập đoàn lớn làm lũng đoạn thị trường nền kinh tế suy giảm, xuất hiện ngày
càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo nên sự bất ổn cho nền kinh tế. Thấy
được điều đó một số nước đã ban hành một số điều luật nhằm kiểm soát tập trung kinh tế.
Giai đoạn đầu các quy định chủ yếu được cụ thể hóa trong bộ luật dân sự của các nước
như: Bộ luật dân sự Pháp(1804) điều 1382-1383,bộ luật dân sự Italia(1865) điều
1151,1152…
Sau đó cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường, mức độ phức tạp ngày càng cao.
Muốn việc quản lí được tốt hơn nên các nước đã đẩy mạnh việc soạn thảo các văn bản,
quy định pháp luật nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và chống độc quyền…
7
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Hoa kì được xem là quốc gia có đạo luật chống độc quyền và hạn chế cạnh tranh hoàn
thiện, sớm nhất và mang lại hiệu rất lớn như: Đạo luật sharman(1890) nhằm chống lại một
số tập đoàn khổng lồ ở Hoa kì, đạo luật Robinson patman(1936)…
Sau hoa kì là hang loạt các nước châu âu(Anh,Pháp,Italia…),châu á(Nhật,Trung Quốc)
lần lượt ban hành pháp luật cạnh tranh nhằm kiểm soát tập trung kinh tế. “Đến nay theo
thống kê của hội nghị liên hợp quốc về thương mại vá phat triển(UNCTAD) trên thế giới
(2003) có khoản 100 quốc gia,vùng lãnh thổ có luật điều tiết cạnh tranh và chống độc
quyền”.1
1.2
TẠI VIỆT NAM.
Những lý thuyết về quản lí cạnh tranh và chống độc quyền được hình thành và phát
triển mạnh mẽ ở các nước tư bản chủ nghĩa nơi có nền kinh tế thị trường, các công ty
được tự do kinh doanh. Tại Việt Nam sau khi giành độc lập đến 1986 nhà nước chủ
trương đưa nền kinh tế việt nam theo hướng tập trung bao cấp, nơi mà chỉ tồn tại các loại
hình kinh tế nhà nước, hợp tác xã. Nhà nước độc quyền trong sản xuất kinh doanh vì thế
pháp luật về cạnh tranh chưa được hình thành. Việc đổi mới nền kinh tế từ tập trung kinh
tế sang kinh tế thị trường đã dần phát triển thêm nhiều mối quan hệ trong thương mại
nhiều thành phần kinh tế xuất hiện. Do muốn tạo lập một nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa nên nhà nước tập trung tạo lập một một công cụ để quản lí thị
trường các chế định về quản lí kinh doanh, quản lí cạnh tranh được ra đời nhằm bảo vệ
nền kinh tế được ổn định. Trong những năm đầu đổi mới nền kinh tế pháp luật kinh tế chỉ
tập trung vào các chế định khẳng định quyền tự do kinh doanh như: Luật doanh nghiệp tư
nhân, luật công ty 1990. Tiếp đến là pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh ( pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989).
Quyền tự do kinh doanh, tự do thỏa thuận ngày càng được thừa nhận đã tạo nên môi
trường cạnh tranh, việc cạnh tranh không còn mới mẻ. Đáp ứng yêu cầu nhà nước cần
quản lí nền kinh tế vì vậy đạo luật đầu tiên ghi nhận trực tiếp về quyền cạnh tranh của
1
Nguồn: pháp luật cạnh tranh tại việt nam - nxb tư pháp hà nội 2006 - trang 69-77; kiểm soát tập trung
kinh tế kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam - Bộ công thương - trang 19-26.
8
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
doanh nhân là luật thương mại 1997 được quy định tại điều 8, điều 9. Nhưng luật thương
mại 1997 chủ yếu quy định và điều chỉnh những hành vi thương mại của thương nhân nên
các quy định về cạnh tranh cũng không được dề cập đến nhiều và dần lắng xuống.
Sau đó nhiều nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bị pháp luật cấm ví dụ: trong lĩnh vực quảng cáo, sở hữu trí tuệ, giá cả…Các
văn bản trên chủ yếu là chú trọng vào việc nhấn mạnh nhiệm vụ quản lí của nhà nước còn
vấn đề bảo vệ cạnh tranh lành mạnh thì đế cập chưa cao.
Vào thập niên thứ hai của quá trình đổi mới nền kinh tế nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ là
cần có một đạo luật về cạnh tranh nhằm đưa nền kinh tế theo kịp với các nước khác trên
thế giới, đẩy mạnh phát triển kinh tế đồng thời quản lí giám sát hoạt động cạnh tranh được
lành mạnh, bảo vệ các công ty…Ngày 03/12/2004 quốc hội đã thông qua luật cạnh tranh
và có hiệu lực ngày 01/7/2005. Được xem đây là đạo luật hoàn chỉnh nhất của Việt Nam
về kiểm soát tập trung kinh tế.2
2. Khái niệm tập trung kinh tế.
Tập trung kinh tế tại viết nam được hiểu dưới ba góc độ cơ bản sau:
Một là: với tính chất gắn liền với cấu trúc thị trường thì tập trung kinh tế được hiểu
là quá trình mà một số các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi
thông qua các hành vi sáp nhập, thông qua hành vi tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp
trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất. Với cách tiếp cận này giúp làm rõ nguyên nhân và
hậu quả của tập trung kinh tế đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh và cũng coi hiện
tượng tích tụ là một phần của tập trung kinh tế.
Hai là: với tính chất là hành vi của doanh nghiệp thì tập trung kinh tế được hiểu là
sự tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản hay một tư bản này thu hút tư bản khác. Với
khái niệm này cho thấy được hình thức và bản chất của tập trung kinh tế.
2
Nguồn: pháp luật cạnh tranh tại việt nam - nxb tư pháp hà nội 2006 - trang 88-91
9
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Ba là: dưới góc độ của pháp luật. Luật cạnh tranh 2004 không dưa ra khái niệm thế
nào là tập trung kinh tế mà chỉ đưa ra các trường hợp của tập trung kinh tế và coi đây là
các trường hợp gây hạn chế cạnh tranh được quy định tại điều 3 của luật cạnh tranh” sáp
nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giũa các
doanh nghiêp, các trường hợp kác của quy định pháp luật”.
3. Một số hình thức tập trung kinh tế.
Dựa vào mức độ liên kết, hành vi tập trung kinh tế được chia thành hai loại tập
trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp) và tập trung kinh tế không chặt chẽ.
Hoạt động tập trung kinh tế chặt chẽ được hiểu là: Các doanh nghiệp có
mối liên hệ chặt chẽ, liên quan với nhau sẽ liên kết với nhau để tạo thành một thể thống
nhất ví dụ: doanh nghiệp A chuyên sản xuất ra những sản phẩm mà doanh nghiệp B cần
để làm nguyên liệu tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Hoặc là những doanh nghiệp sản
xuất theo hướng chuyên môn hóa theo dây truyền …
Hoạt động tập trung kinh tế không chặt chẽ được hiểu là: Việc các doanh
nghiệp tham gia vẫn là những chủ thể độc lập dưới góc độ pháp luật, song chúng chịu sự
chi phối bởi các doanh nghiệp khác. Bằng hành vi mua lại hoặc liên doanh, các doanh
nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ với nhau thành liên minh hoặc nhóm doanh nghiệp
theo tập đoàn. Trong đó, bằng quyền của chủ sở hữu, các doanh nghiệp có thể chi phối
các doanh nghiệp mà nó có phần vốn góp hoặc cổ phần.
Dựa vào vị trí các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp dộ kinh
doanh của ngành kinh tế - kĩ thuật thì được chia theo: chiều ngang,chiều dọc,chiều chéo
(dạng hỗn hợp hày theo tập đoàn)
Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc
liên doanh của các doanh nghiệp trong cùng một thị trường liên quan (sản phẩm và địa
lý). Sự gia tăng tập trung theo chiều ngang đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế
10
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
cạnh tranh theo giá và giảm động lực sáng tạo, gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh và
tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên
doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người bán với nhau.
Tập trung kinh tế theo chiều chéo (conglomerate): là sự hợp nhất, sáp nhập,
mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản
phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp
nhất này thường là nhằm phân tán rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý
do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Thực tế thấy rằng việc tập trung theo dạng tập đoàn cũng có tác động tiêu cực đến
cạnh tranh:
Các doanh nhiệp theo dạng tập đoàn có lợi thế cạnh tranh trong việc tiết kiệm chi
phí khi có nhu cầu tín dụng, bảo hiểm, quảng cáo…với tài chính hùng mạnh thì các tập
đoàn có thể gây ảnh hưởng đến chính trị.
Với nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực nên các
tập đoàn có thể phân tán các rủi ro khi đó các doanh nghiệp nhỏ chỉ kinh doanh một vài
ngành nghề sẽ gặp bất lợi khi có chung thị trường kinh doanh với các tập đoàn lớn.
Việc tập trung các doanh nghiệp thành một tập đoàn hùng mạnh trên thị trường sẽ
làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ khác, việc quản lí kiểm soát
kinh tế cũng gặp khó khăn.3
3
Nguồn: kiểm soát tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam - Bộ công thương - trang
30-31
11
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
4. Tác động của tập trung kinh tế.
Tác động của tập trung kinh tế được coi là một hiện tượng ,trào lưu từng diễn ra
trong lịch sử nhiều nước trên thế giới và kèm theo đó là tác động đến đời sống kinh tế xã
hội. Được nhìn nhận dưới hai góc độ:
Dưới góc độ từ lợi ích doanh nghiệp tham gia
-
-
-
Tập trung kinh tế xem là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp nâng cao
khả năng cạnh tranh bằng cách tích tụ nguồn lực và thị trường mà không tốn
kém quá nhiều thời gian.
Tạo khả năng hợp tác sâu sắc trong kinh doanh thong qua các hành vi như mua
một phần cổ phần của nhau,liên doanh…Giúp các bên chia sẽ rủi ro cho nhau
Tập trung kinh tế có thể là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc
cơ cấu lại hoạt động kinh doanh.
Dưới góc độ của thị trường cạnh tranh
-
-
-
Các nguồn lực được tập trung lại giúp kinh doanh hiệu quả hơn tránh tình trạng
manh mún nhỏ lẻ
Việc tập trung kinh tế về cơ bản là không làm giảm sự cạnh tranh mà nó chỉ
giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Trong thị trưởng cạnh tranh thì tập trung kinh tế là hoạt động bình thường của
doanh nghiệp đồng thời giúp nâng cao tiềm lực kinh tế
5. Tính cấp thiết của tập trung kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường việc một hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường có khả năng dẫn đến độc quyền và hạn chế cạnh tranh vì thế nhà nước cần có cơ
chế để kiểm soát quá trình này.
Với tính chất là một sinh hoạt kinh tế, tự do cạnh tranh tự nó có thể dẫn tới nguy cơ
cản trở hoặc tiêu hủy cạnh tranh.Nhà nước có thể lựa chọn nhiều phương cách để ứng xử
với hiện tượng này:
12
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
-
-
-
-
Hoặc tin vào sự tự điều chỉnh của thị trường,tin vào sự hợp lý của quá trình tập
trung kinh tế hướng tới độc quyền mà chủ trương không can dự
Hoặc can thiệp để tạo điều kiện cho cạnh tranh diễn ra bằng cách ngăn chặn độc
quyền,chia nhỏ doanh nghiệp độc quyền, cấm thỏa thuận để tạo vị thế thống lĩnh
thị trường
Hoặc chấp nhận vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của một số doanh nghiệp song
giám sát,ngăn ngừa sự lạm dụng vị trí đó
Hoặc công hữu hóa doanh nghiệp có vị trí độc quyền, đặt chúng dưới sự quản lí
của các cơ quan nhà nước và định hướng hoạt động của chúng vì lợi ích chung.
13
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
CHƯƠNG II. HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
TẠI VIỆT NAM.
Với nền kinh tế thị trường non trẻ; cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ
chức kinh tế thế giới WTO đã tạo cho nhà kinh doanh Việt Nam nhiều cơ hội phát triển
kinh tế nhưng cũng lắm thách thức. Như một lẽ tự nhiên nhà kinh doanh muốn doanh
nghiệp mình tồn tại và phát triển trên thị trường thì phải tìm cách nâng cao năng lực kinh
doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường . Một trong những cách tăng
thêm năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp được các nhà kinh
doanh thực hiện phổ biến trong kinh doanh là tập trung các nguồn lực kinh tế lại với nhau.
Tập trung kinh tế là hiện tượng thuộc về quyền tự do của các nhà kinh doanh, theo các
nguyên lý của kinh tế thị trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập hội... được pháp
luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Điều này, ở nước ta được ghi nhận trong Hiến pháp,
Bộ luật Dân sự và trong Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên tự do nào cũng cần có giới hạn.
Tiếng gọi của lợi nhuận nhiều khi đã làm cho các doanh nghiệp vô tình hay cố ý vượt qua
biên giới của quyền tự do đó. Và vào điểm giới hạn đó, pháp luật cạnh tranh xuất hiện
đảm bảo cho các doanh nghiệp sử dụng đến tận cùng những khả năng sẵn có của mình
bằng những phương thức chân chính. Chính vì thế hiểu biết về môi trường pháp lý là yếu
tố quan trọng giúp các nhà kinh doanh thực hiện tập trung kinh tế thành công, trong
chương II này chúng tôi mạn phép phân tích về hành lang pháp lý kiểm soát tập trung
kinh tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Dưới đây là bảng thống kê những văn bản luật và văn bản dưới luật quy định về tập
trung kinh tế.
STT
Tên văn bản
Điều khoản
Năm ban
hành
Bộ luật/ Luật
1
Bộ Luật Dân sự
Điều 94, 95
2005
14
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
2
3
4
5
Luật Doanh nghiệp
Luật Cạnh tranh
Luật Đầu tư
Luật Chứng khoán
Điều 152, 153
Điều 16 đến 24
Điều 21, 25, 26
Điều 29,32, 69
2005
2004
2005
2006
Nghị định
6
7
8
9
Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15
tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh
Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30
tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy
định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
cạnh tranh
Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 8 năm 2006 Về đăng ký kinh
doanh
Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy
định việc đăng ký lại, chuyển đổi và
đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật Doanh
15
2005
2005
2006
2006
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh
1. Quy định pháp lí về kiểm soát tập trung kinh tế
1.1. Khái niệm về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh và các và các văn bản pháp
luật có liên quan.
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không thiết kế mô hình kiểm soát tập trung kinh tế
theo các dạng như các nước trên thế giới mà thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co so phap ly tap trung kinh te.docx
- co so phap ly tap trung kinh te.pdf