Đề tài Cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm

Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định ra đời từ rất sớm. Ở mỗi quốc gia trong từng thời kì khác nhau, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể với từng trường hợp khác nhau. ở nước ta, chế định bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rất cụ thể. Bộ luật dân sự 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ Điều 604 đến Điều 630 trong đó quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm bị xâm hại ; xâm phạm mồ mả, thi thể. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm nói riêng được quy định một cách chung nhất gây khó khăn rất lớn cho áp dụng luật để giải quyết các tranh chấp. Một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi nhất là việc xác định thiệt hại. bởi lẽ xác định thiệt hại là căn cứ để bồi thường thiệt hại và bản thân các bên rất quan tâm đến thiệt hại là bao nhiêu. Do vậy, việc xác định thiệt hại với trường hợp xức khỏe tính mạng bị xâm phạm phải dựa trên cơ sở pháp luật cũng như cơ sở thực tiễn. Dựa trên cơ sở xác định thiệt hại, người có thẩm quyền xác định chính xác mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai. Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, em quyết định nghiên cứu đề tài “ cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm”. Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo chưa phong phú nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô nhận xét, bổ sung giúp em hoàn thiện đề tài này.

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định ra đời từ rất sớm. Ở mỗi quốc gia trong từng thời kì khác nhau, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể với từng trường hợp khác nhau. ở nước ta, chế định bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rất cụ thể. Bộ luật dân sự 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ Điều 604 đến Điều 630 trong đó quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm bị xâm hại ; xâm phạm mồ mả, thi thể.... Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm nói riêng được quy định một cách chung nhất gây khó khăn rất lớn cho áp dụng luật để giải quyết các tranh chấp. Một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi nhất là việc xác định thiệt hại. bởi lẽ xác định thiệt hại là căn cứ để bồi thường thiệt hại và bản thân các bên rất quan tâm đến thiệt hại là bao nhiêu. Do vậy, việc xác định thiệt hại với trường hợp xức khỏe tính mạng bị xâm phạm phải dựa trên cơ sở pháp luật cũng như cơ sở thực tiễn. Dựa trên cơ sở xác định thiệt hại, người có thẩm quyền xác định chính xác mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai. Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, em quyết định nghiên cứu đề tài “ cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm”. Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo chưa phong phú nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô nhận xét, bổ sung giúp em hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được BLDS 2005 quy định hoàn thiệt và đầy đủ hơn tại Điều 604 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Như vậy TNBTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vê. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi: Có thiệt hại xảy ra. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Người gây thiệt hại có lỗi. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Từ sự phân tích trên, Có thể hiểu khái niệm “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại”. Thiệt hại bao gồm những thiệt hại về vật chất và trong nhiều trường hợp là cả các thiệt hại về tinh thần. Khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, biện pháp chủ yếu là bồi thường bằng tài sản. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm Trước khi tìm hiểu cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại cần xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm phát sinh trên bốn căn cứ sau: Thứ nhất có thiệt hại xảy ra: thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng. Thiệt hại xảy ra trên thực tế vừa là những tổn thất về sức khỏe, tính mạng trên thực tế, cũng như những tổn thất về tinh thần đối với người bị hại và người thân của họ. Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: sức khỏe, tính mạng của con người bị thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của người khác. Hành vi ấy là những hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ tuyệt đối về sức khỏe, cũng như tính mạng của cá nhân. Đó là trường hợp có hành vi gây thương tích, gây cố tật cho người khác hay làm thiệt hại tính mạng con người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại. Thứ ba có lỗi của người gây thiệt hại. thực vậy thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại thường phải có lỗi của người gây thiệt hại. đó có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp không có lỗi người gây thiệt hại nhưng vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Thứ tư là phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật. Thiệt hại thực tế xảy ra khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại phải là hậu quả trực tiếp từ hành vi gây thiệt hại. tuy nhiên mối quan hệ này trên thực tế cần phải được xác định rõ ràng cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM Cơ sở pháp lý Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại Sức khỏe không thể định giá bằng một khoản tiền. Nhưng khi người nào gây thiệt hại phải bồi thường mang tính chất bù đắp thiệt hại. thực chất bồi thường thiệt hại về sức khỏe có ý nghĩa đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên và trong một số trường hợp có ý nghĩa là một trợ cấp cho nạn nhân và gia đình nạn nhân. Xác định thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại được quy định tại Điều 609 BLDS 2005 bao gồm thiệt hại cả về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Cách xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại được hướng dẫn cụ thể theo nghị quyết 03 của HĐTP- TANDTC ngày 08/07/2006. Đối với thiệt hại về vật chất Xác định thiệt hại về vật chất được quy định tại khoản 1 điều 609 gồm những thiệt hại về tài sản sau: Thứ nhất, Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. “ Chi phí hợp lý” là những chi phí phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá cả ở từng địa phương. Đó là những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại có thể bao gồm: chi phí hợp lí cho việc cứ chữa bồi dưỡng phục hồi sức khỏe như tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại. Đồng thời người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải bồi thường khoản tiền chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như: các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Trên thực tế, có trường hợp người bị thiệt hại được đưa ra nước ngoài điều trị hoặc giữa các bên có tranh chấp phát sinh liên quan đến việc cứu chữa, điều trị người bị thiệt hại... Bởi thực sự người bị thiệt hại đã mất đi một số chi phí cứu chữa thực tế rất lớn để phục hồi sức khỏe của mình. Tuy nhiên chi phí hợp lí không đồng nhất với chi phí thực tế mà người bị thiệt hại phải chịu. Chi phí hợp lí để cứu chữa, phục hồi sức khỏe chỉ là chi phí phù hợp với tính chất và mức độ của thương tích, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của đất nước.Trong trường hợp này nếu xét thấy cần thiết và theo yêu cầu của một trong các bên, tòa án có thể trưng cầu giám định để xác định thiệt hại (chi phí điều trị) cho hợp lí. Chẳng hạn như anh X đâm xe vào chị K bị tai nạn trấn thương, bị liệt nửa người. xác định thiệt hại gồm tiền đưa bệnh nhân đi bệnh viện, Chụp X- quang, chụp cắt lớp, tất cả chi phí về thuốc men phục vụ chữa chạy cho K; tiền chăm sóc K và cả tiền đi mua xe lăn cho K. Nếu bác sĩ cố tình kê cho K những loại thuốc rất đắt tiền, kéo dài thời gian điều trị thì khi xác định thiệt hại phải dựa theo một ca điều trị trung bình trong nước. Do vậy khoản tiền không hợp lý ấy sẽ không được tính khi xác định thiệt hại. Thứ hai là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (điểm b, khoản 1 Điều 609). thu nhập được tính để làm căn cứ bồi thường phải là những thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa là trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có được thu nhập này, tuy nhiên sau khi sức khỏe bị xâm phạm thì thu nhập đó họ không thu được nữa (bị mất) hoặc chỉ thu được một phần ( bị giảm sút). Sau khi xác định được thu nhập thực tế, người bị thiệt hại sẽ được bồi thường thiệt hại này nếu họ thuộc trường hợp bị mất thu nhập hoặc được hưởng phần chênh lệch thu nhập từ việc thu nhập thu được sau khi bị thiệt hại về sức khỏe thấp hơn thu nhập trước đó. Thu nhập thực tế để làm căn cứ xác định mức bồi thường được tính như sau: Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS. Như vậy theo hướng dẫn của Nghị quyết 03, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại phải được tính vào thiệt hại thực tế khi đó là những thu nhập bị mất, giảm sút thực sự. Tức là trước khi bị thiệt hại về sức khỏe thì người đó có thu nhập là bao nhiêu, và khi bị thiệt hại, người đó không còn được hưởng hoặc hưởng không đủ khoản thu nhập đó. Vậy là điều kiện tiên quyết để tính thu nhập bị mất hoặc giảm sút khi xác đinh thiệt hại là phải có thu nhập thật sự trong thực tế. Nếu thực tế không có khoản thu nhập ấy thì không buộc bên có nghĩa vụ phải bồi thường. Thời gian hưởng bồi thường thu nhập thực tế cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi khi xác định được thu nhập bị mất hoặc giảm sút ấy còn phải tính được khoảng thời gian thu nhập ấy bị mật, bị giảm sút. Trường hợp thứ nhất, nếu người bị thiệt hại không bị mất hoàn toàn khả năng lao động thì thời điểm xác định thu nhập nói trên từ khi sức khỏe bị xâm hại đến khi sức khỏe được phục hồi. Trường họp thứ hai, căn cứ vào khoản 1 Điều 612 “Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết”, thời gian tính thu nhập bị mất, bị giảm là từ khi sức khỏe bị thiệt hại cho đến khi người đó chết. Trong trường hợp thực tế giá trị khoản thu nhập thường là rất lớn. Do vậy thực tế thiệt hại do người có năng lực chịu TNBTTH gây ra chỉ làm thiệt hại đến sức khỏe như mất khả năng lao động nhưng lại cố ý làm chết người bị thiệt hại để không phải chịu mức bồi thường thu nhập cũng như các chi phí khác cho cứu chữa, phục hồi sực khỏe, thu nhập bị mất, bị giảm sút của người đó đến khi họ chết lại thường lớn hơn chi phí khi gây thiệt hại làm chết một người. Thứ ba là chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (điểm c, Khoản 1 Điều 609). Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động như bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý này được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động. Đối với thiệt hại về tinh thần Cơ sở pháp lý xác định thiệt hại về tinh thần được quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005: Khác quy định về BLDS 1995,thiệt hại về tinh thần chưa phải là thiệt hại bắt buộc phải xác định mà chỉ có thể phải xác định trong từng trường hợp. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005: “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu”, vấn đề thiệt hại về tinh thần bắt buộc phải được xác định. Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. khoản tiền này phải được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. chẳng hạn bị hủy hoại khuôn mặt hay cụt tay.... nhất định sẽ gây tổn hại không nhỏ đến tinh thần của người bị hại. Trên thực tế việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại tinh thần khi sức khỏe bị xâm hại là một vấn đề còn rất khó xác định. Bởi những thiệt hại thực tế có thể rất lớn nên có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này.Theo hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết 03 để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân… Như vậy, xác định mức bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào các cán cứ như: hậu quả của hành vi xâm phạm đối với chính bản thân người bị hại. Tức là người bị hại không chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại nặng đến sức khỏe vừa chịu đau dớn về thể xác, mà còn chịu thiệt hại về tinh thần (chịu những hậu quả xấu về thẩm mỹ, quan hệ xã hội, nghề nghiệp....) Thực tế thường có thể xảy ra hai trường hợp: một là, sức khỏe bị thiệt hại trầm trọng, cố tật trầm trọng, tàn phế... sự thiệt hại này khiến tổn thất cho gia đình cũng như chính nạn nhân là rất lớn. Hai là thiệt hại tinh thần khi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế ,độ tuổi, vị trí công việc, dung mạo....cũng là những trường hợp thiệt hại về tinh thần khó có thể định lượng được. Về mức bồi thường được quy định như sau: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu, tức là dưới 20.000.000đ. Xác định Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Tính mạng của con người là vô giá không thể định giá được bằng tiền. Do vậy bồi thường khi tính mạng bị xâm hại thực chất cũng là bồi thường vật chất phải bỏ ra liên quan đến cái chết của người bị thiệt hại. cơ sở pháp lý xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định trong Điều 610 BLDS 2005 cũng là thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần bao gồm: Đối với thiệt hại về vật chất Trước tiên là Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Đó là những chi phí hợp lý có thể chấp nhận được phát sinh do người bị thiệt hại bị xâm hại nhưng chưa chết ngay. Xác định những chi phí cứu chữa, chăm sóc người bị hại trước khi chết phải rất cần thiết. Những khoản này được tính như đối với xác định chi phí hợp lý cho cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại. Chính vì thế bởi cộng những thiệt hại gồm chi phí cứu chữa, rồi tiếp đến các chi phí ma chay... sẽ lớn hơn là làm người ấy thiệt hại tính mạng mang ngay. điển hình một vụ án mới xảy ra năm 2009, Đặng Văn A cố ý lái xe lăn ba lần lên H gây hậu quả chết người. một trong những lí do là để không phải bồi thường các chi phí, cứu chữa, chăm sóc H với những thiệt hại gây ra theo quy định của pháp luật. Thứ hai Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân là khoản chi phí tương đối phức tạp, nó phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương. Xác định chính xác những chi phí này liên quan đến truyền thống đạo đức, tâm linh của dân tộc ta. Thực tế ở mỗi vùng khác nhau có nhưng phong tục mai táng đặc thù, nhiều khi rất tốn kém. Nhà nước ta vẫn thừa nhận một số phòng tục ma chay ấy. Vì thế để tính chi phí hợp lí là không đơn giản. Hiện nay Nghị quyết 03 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn về các chi phí mai táng gồm: “các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...” Căn cứ vào cơ sở pháp lý trên. Trong hoạt động xét xử, tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của gia đình bị hại trong giới hạn sự kiệt kê của nghị quyết 03. Những yêu cầu về khoản tiền ăn uống ba ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày theo phong tục, tiền cũng bái, xây mộ không được chấp nhận. Tòa án không dựa trên những thể hiện của người nhà bị hại mà nâng cao chi phí mai táng buộc người có trách nhiệm phải bồi thường. Tức là mặc dù các chi phí cúng bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ là thiệt hại mà người nhà nạn nhân phải chịu trên thực tế, nhưng đó không phải là căn cứ để xác định chi phí mai táng. Chi phí mai táng thực tế ấy phải được luật quy định buộc người có trách nhiệm bồi thường phải đền bù thì mới được tính làm cơ sở xác định thiệt hại. Thứ ba, Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng là Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 610 và nghị quyết 03, những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì họ được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Đối tượng được hưởng cấp dưỡng là: Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; Cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động. Ngoài ra những đối tượng khác như ông bà, anh em... cũng được hưởng cấp dưỡng nếu trước khi nạn nhân chết họ được người ấy nuôi dưỡng cho đến thời điểm họ chết thì họ vẫn không có khả năng lao động hoặc không thể tự nuôi sống bản thân. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân; Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp
Luận văn liên quan