Đề tài Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam

Việc làm và thất nghiệp là vấn đề vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội sâu sắc. Vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong những thước đo quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia, vì vậy hai vấn đề này luôn được mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung quan tâm, coi trọng. Việc làm không chỉ mang lại cho con người cơ hội kiếm sống mà còn mang lại cho con người cơ hội để khẳng định bản thân, tìm kiếm địa vị trong xã hội. Việc làm và thất nghiệp trong những năm qua đã trở thành vấn đề được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm, nghiên cứu từ những vấn đề vĩ mô đến các vấn đề vi mô nhất. Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, và NLĐ cần cù, thông minh, chăm chỉ là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên hiện nay, khi nước ta đang bước vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa, khu vực hóa, dưới sức ép của thị trường thì vấn nạn thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống mà trong thực tiễn giải quyết việc làm cho người dân vẫn là một khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ của toàn xã hội, Nhà nước va mỗi người. Việc làm cũng là một chế định quan trọng của luật Lao động, tuy nhiên chưa có một văn bản pháp lý riêng đủ lớn danh cho lĩnh vực này. Vì vậy, pháp luật về việc làm trên thực tế còn nhiều hạn chế và tính thực thi chưa cao. Yêu cầu đặt ra là làm sao tạo nên tính thống nhất, đồng bộ trong pháp luật về việc làm để đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của xã hội.

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việc làm và thất nghiệp là vấn đề vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội sâu sắc. Vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong những thước đo quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia, vì vậy hai vấn đề này luôn được mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung quan tâm, coi trọng. Việc làm không chỉ mang lại cho con người cơ hội kiếm sống mà còn mang lại cho con người cơ hội để khẳng định bản thân, tìm kiếm địa vị trong xã hội. Việc làm và thất nghiệp trong những năm qua đã trở thành vấn đề được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm, nghiên cứu từ những vấn đề vĩ mô đến các vấn đề vi mô nhất. Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, và NLĐ cần cù, thông minh, chăm chỉ là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên hiện nay, khi nước ta đang bước vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa, khu vực hóa, dưới sức ép của thị trường thì vấn nạn thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống mà trong thực tiễn giải quyết việc làm cho người dân vẫn là một khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ của toàn xã hội, Nhà nước va mỗi người. Việc làm cũng là một chế định quan trọng của luật Lao động, tuy nhiên chưa có một văn bản pháp lý riêng đủ lớn danh cho lĩnh vực này. Vì vậy, pháp luật về việc làm trên thực tế còn nhiều hạn chế và tính thực thi chưa cao. Yêu cầu đặt ra là làm sao tạo nên tính thống nhất, đồng bộ trong pháp luật về việc làm để đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của xã hội. Tình hình nghiên cứu: Xuất phát từ tính quan trọng của vấn đề nghiên cứu mà vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đã được nghiên cứu khá nhiều từ cấp nhà nước đến những bài viết trên tạp chí. Các công trình nghiên cứu tiếp cận ở những góc độ khác nhau như kinh tế - xã hội, luật học, tuy nhiên mỗi cách nghiên cứu lại tập trung vào mỗi góc độ khác nhau và phần lớn phục vụ cho lĩnh vực kinh tế xã hội Phương pháp nghiên cứu: Bài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra bài viết còn được nghiên cứu dưới nhiều phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, chứng minh, quy nạp, so sánh, thống kê. .v. v. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Bài khóa luận góp phần xây dựng quan điểm lý luận pháp lý chuyên ngành về việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu và đánh giá các thông tin về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Với đề tài "Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam" bài viết tập trung nghiên cứu trong phạm vi đường lối, chính sách, pháp luật, thực tiễn áp dụng và giải quyết vấn đề về việc làm ở Việt Nam. Về lý luận bài viết tập trung vào hai vấn đề lớn là cơ sở xây dựng và nội dung của pháp luật về việc làm hiện nay. Về phương diện thực tiễn, bài viết là rõ các vấn đề về thực tiễn pháp luật việc làm cũng như thực tiễn áp dụng, thực tiễn giải quyết vấn đề việc làm trong các giai đoạn lịch sử phát triển. Đóng góp của đề tài: Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu, làm rõ các khác niệm về việc làm và các vấn đề liên quan như thất nghiệp, tầm quan trọng của việc làm, giải quyết việc làm....Đề tài cũng đóng góp thêm trong việc hệ thống các kiến thức khoa học về việc làm. Về thực tiễn: đề tài cũng nghiên cứu và cung cấp những số liệu và các thông tin liên quan về việc làm, lực lượng lao động...trong những năm qua. Kết cấu của bài viết: Với đề tài "Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam", ngoài phần lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, bài viết kết cầu gồm 3 chương: Lời nói đầu Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và pháp luật về việc làm. Chương II: Thực trạng pháp luật việc làm ở Việt Nam Chương III: Hoàn thiện pháp luật việc làm ở Việt Nam Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM 1.1. Khái quát chung về việc làm: 1.1.1. Khái niệm việc làm: Lao động và việc làm là những phạm trù dù nhìn ở góc độ nào: kinh tế, xã hội, khoa học... cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm và nghiên cứu. Dưới những góc độ khác nhau thì vấn đề lao động nói chung và việc làm nói riêng được tiếp cận ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. 1.1.1.1. Dưới góc độ kinh tế-xã hội học: Dưới góc độ kinh tế học, lao động là hình thức mà qua đó con người tác động lên tự nhiên và thế giới xung quanh nhằm duy trì sự tồn tại cho bản thân. Hiện nay, quá trình lao động của con người - được thể hiện cụ thể thông qua các hình thức việc làm của từng người - chính là phương thức, công cụ để con người không chỉ đáp ứng nhu cầu bản thân mà còn là cơ hội để khẳng định chính mình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Về quan niệm việc làm có rất nhiều học giả cố gắng đưa ra khái niệm dưới những góc độ khác nhau như: Theo H.A.Gô-rê-lốp thì: “Việc làm là một quan hệ sản xuất nảy sinh do có sự kết hợp giữa cá nhân người lao động với các phương tiện sản xuất”. Cách nhìn này dựa trên sự xem xét mối quan hệ giữa người lao động với tư liệu sản xuất Đánh giá tích cực, có ích của con người vào hoạt động xã hội, không phân biết loại hình hoạt động, Giáo sư Sô-nin và Phó tiến sĩ E.Jit-nôp (Liên Xô cũ) cho rằng: “Việc làm là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hóa sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của nông trang viên.” Theo Guy Hân-tơ, Viện phát triển hải ngoại Luân-Đôn (Anh): “Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế”. Cách nhìn này dựa vào mục đích mưu sinh trong các hoạt động của con người để xác dịnh một việc làm. Theo Phó cố vấn kinh tế Giăng Mu-tê, Văn phòng lao động quốc tế: “Việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, trong đó có sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp sản xuất”. Theo cách định nghĩa này, Giăng Mu-tê đã lấy biểu hiện trả công trong quan hệ làm việc để xác định một việc làm Nhìn chung, với những cách nhìn khác nhau, người ta sẽ có quan điểm khác nhau về việc làm. Song về cơ bản các khái niệm trên đã đưa ra được bản chất của việc làm, đó là: việc làm là những dạng thức hoạt động nhằm kiếm sống của con người mà qua những dạng thức hoạt động đó con người bỏ sức lao động để đem lại thu nhập, thỏa mãn nhu cầu bản thân. Việc làm luôn gắn liền với khái niệm "thu nhập". Có thể nói, thu nhập là mục đích chính của việc làm hướng đến cho dù trong những hoàn cảnh cụ con người không thể hình dung ra đucọ thực tế sự trả công đang, đã, hoặc sẽ diễn ra. Việc làm với tư cách là dạng thức lao động, luôn gắn liền với con người mà không gắn liền với bất cứ loài động vật nào khác. Bởi lẽ, để tiến hành được việc làm một thì cần được thực hiện bởi ý chí, lý trí và tình cảm, mà lý trí, ý chí, tìnhnh cảm lại chỉ có ở con người, một đối tượng có nguồn gốc xã hội, mang dấu ấn xã hội sâu sắc. Để việc làm có thể biểu hiện ra thế giới xung quanh thì cần phải thông qua dưới "sự làm việc" của con người. Nếu nhìn nhận rộng hơn về phương diện xã hội, việc làm chính là những dạng hoạt động xã hội có sự liên quan, liên kết của các cá nhân trong xã hội. Việc thực hiện một việc làm của người này thường liên quan đến người kia, và ngược lại. Hơn nữa, có thể việc thực hiện việc làm này sẽ là điều kiện của việc làm khác, mà cũng có thể là hệ quả tiếp theo của việc làm trước đó. Như vậy, xét về phương diện kinh tê-xã hội, có thể hiểu việc làm là các dạng hoạt động đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động và với tư cách là các hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội thừa nhận. 1.1.1.2. Dưới góc độ Luật học: Trong BLLĐ Việt Nam, khái niệm việc làm được ghi nhận là: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ...”. Định nghĩa này vừa kế thừa vừa phát triển những quan điểm trước đây về việc làm. Theo pháp luật, việc làm được thừa nhận với hai điều kiện sau: một là, đó là hoạt động có ích của con người tạo ra nguồn thu nhập, hai là, không bị pháp luật cấm. Hoạt động lao động được pháp luật thừa nhận là: các công việc đem lại lợi nhuận cho bản thân; các công việc nhằm nhận tiền công, thù lao bằng tiền hoặc hiện vật; các hoạt động cho bản thân và gia đình mà không đem lại những lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật trực tiếp. Quan điểm về việc làm hiện nay đã đáp ứng nhu cầu của bản thân người lao động và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế, xã hội. Trước đây, trong nền kinh tế tập trung, bao cấp thì việc làm chỉ được thừa nhận khi việc làm đó do nhà nước tạo ra và người lao động phải nằm trong biên chế nhà nước. Quan niệm này không có tác dụng khuyến khích người lao động chủ động, sáng tạo trong công việc của mình, tự tìm việc làm, kích thích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển. Hiện nay, thị trường việc làm đươc mở rộng trên rất nhiều thành phần kinh tế với duới nhiều quy mô khác nhau. Mặc dù được quy định cụ thể hay không, việc lam, về mặt pháp lý, chính là những dạng hoạt động có mục đích tích cực, được pháp luật của nhà nước thừa nhận như là một bộ phận của quan hệ lao động trong xã hội. Nó có thể hợp thành một chế định pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội về việc làm. 1.1.1.3. Việc làm theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Theo quan niệm của ILO: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật”. Có thể ghi nhận rằng, Tổ chức Lao động quốc tế luôn chú trọng đến vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp trên toàn thế giới cũng như với từng quốc gia nói riêng. ILO luôn khuyến khích tạo việc làm là mục tiêu quan trọng trong tôn chỉ hoạt động của mình. Điều đó được thể hiện trong Điều lệ của cương lĩnh “chống nạn thất nghiệp, bảo đảm tiền công đủ sống” 1919 và Tuyên ngôn Philadenphia 1944 “toàn dụng lao động và nâng cao mức sống”. Kế thừa và phát huy tinh thần của Cương lĩnh năm 1919, những năm sau này, ILO đã đề ra hàng loạt các trương trình, các chính sách, tổ chức thực hiện trên các quốc gia nhằm đem lại hiệu quả việc làm cho người lao động như: Chương trình việc làm thế giới năm 1969 với mục tiêu tạo việc làm hiệu quả cho một số lượng lớn người lao động, năm 1976, ILO tổ chức Hội nghị việc làm thế giới và trong hội nghị đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc và các chương trình hành động loại trừ nghèo khổ, phát triển việc làm đầy đủ, có hiệu quả, thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của người lao động...Ngoài ra, ILO còn ban hành nhiều công ước quan trọng về vấn đề việc làm và chống thất nghiệp như: Công ước số 88 năm 1948 về tổ chức dịch vụ việc làm, Công ước số 122 năm 1964 về chính sách việc làm: Công ước số 159 năm 1983 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người thất nghiệp... Có thể nói rằng, những chính sách của ILO đã tạo tiền đề pháp lý cho việc đảm bảo quyền tự do việc làm. Trong những năm qua, chính sách việc làm của ILO có những bước phát triển tích cực và hiện nay, mục tiêu của chính sách việc làm của tổ chức này là tạo cơ hội cho phụ nữ tìm được việc làm phù hợp và đảm bảo bình đẳng với nam giới. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội loài người ngày càng tiến bộ văn minh hơn đã hình thành nên một khái niệm rất mới đó là “việc làm nhân văn” (Deccent Work). Khái niệm này ra đời là chính là mục tiêu lớn của các quốc gia trên thế giới và của ILO. Đây là một khái niệm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nhận thức con người về việc làm. Việc làm nhân văn là việc làm đáp ứng các điều kiện sau: chắc chắn hữu ích; tôn trọng các quyền lao động; với mức thù lao hợp lý tương xứng; bảo vệ các quyền xã hội; bảo đảm sự tham gia và thương lượng tập thể, quyền tự do công đoàn và đối thoại xã hội; Gần đây, ILO đã khuyến cáo về việc làm xanh (Green Jobs) nhằm định hướng các quốc gia về việc làm gắn liền không chỉ với chất lượng sống như việc làm nhân văn, mà còn phải đảm bảo tính an toàn về mặt môi trường cho người lao động cũng như với xung quanh. 1.1.2. Việc làm và thất nghiệp: Việc làm là phương thức để con người tồn tại, nếu không làm việc con người tồn tại. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng được tự động hóa, kết hợp với sự gia tăng quá nhanh về dân số đã khiến cho một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu việc làm. Hiện tượng thiếu việc làm bao gồm thiếu việc là toàn bộ và thiếu việc làm một phần. Thiếu việc làm có thể dẫn đến thất nghiệp. Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội phản ánh một trạng thái tồn tại khi người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm vì lý do không có chỗ làm việc trống hoặc trình độ chuyên môn không phù hợp. Còn “người thất nghiệp” là người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu và khả năng lao động, đang không có việc làm, đang tìm việc làm, sẵn sàng đi làm việc ngay nếu có cơ hội, nhưng chưa được giải quyết việc làm tại một thời điểm nhất định. Thất nghiệp là một hiện tượng khách quan tồn tại dưới ba hình thức chính: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp theo cơ cấu. Thất nghiệp tạm thời xuất hiện do sự di chuyển của người lao động giữa các vùng, các khu kinh tế, các công việc, các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi mất cân đối giữa cung và cầu đối với người lao động. Hiện tượng này có thể xảy ra trong cơ cấu phân bố nguồn lao động của cả một quốc gia và cũng có thể Xảy ra với từng ngành nghề nhất định. Thất nghiệp theo chu kỳ thể hiện qua việc người lao động không tìm được một công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng này rất phổ biến và lặp lại có tinh chất “theo mùa”. Đối với người thất nghiệp, theo ILO thì những người sau đây nếu trong một khoảng thời gian nhất định mà không có việc làm thì được coi là người thất nghiệp: Thứ nhất, là người không có việc làm: là những người không đi tìm việc làm, không có việc làm phù hợp, không có khả năng lao động, không có nghề Thứ hai, người không có việc làm nhưng có khả năng làm việc, tích cực tìm kiếm việc làm nhưng trong một khoảng thời gian nhất định không tìm được việc hoặc đăng ký làm việc nhưng chưa có kết quả. Như vậy, việc làm và thất nghiệp là hai vấn đề của một chỉnh thể. Không thể có thất nghiệp khi con người đang chiếm hưu một việc làm, cho dù chỉ là chiếm hữu mà không vận động. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói, việc làm là điều kiện quan trọng quyết định tình trạng thất nghiệp trong xã hội. 1.1.3. Phân loại việc làm: Có nhiều cách phân loại việc làm khác nhau tùy theo những góc độ nghiên cứu khác nhau. Nếu căn cứ vào tính chất nguy hiểm, độc hại của việc làm thì có thể chia việc làm thành việc làm bình thường và việc làm khó khăn, độc hại, nguy hiểm. Việc làm bình thường là việc làm mà không có hoặc có nhưng chứa đựng rất ít những yếu tố khó khăn, độc hại , nguy hiểm được thể hiện qua quá trình làm việc và hậu quả lâu dài của công việc đó. Chính vì vậy mà người lao động có thể trực tiếp làm hoặc tuy có sự bảo hộ nhưng không đáng kể để giải quyết công việc đó một cách an toàn và không để lại những hậu quả xấu cho tương lai. Công việc khó khăn, nặng nhọc, độc hại là các công việc chứa đựng những yếu tố như hóa học, vật lý, sinh học có hại với người lao động. Người lao động khi phải trực tiếp làm công việc đó hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần, làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và để lại những di chứng cho tương lai. Vì vậy khi muốn làm nhưng công việc đó người lao động cần có nhưng phương tiện bảo hộ hoặc nhưng phương tiện có thể giúp người lao động không phải trực tiếp làm. Căn cứ vào tình trạng của người lao động và yêu cầu đối với việc làm thì có thể chia công việc thành công việc dành cho người bình thường và công việc dành cho người đặc thù. Tình trạng đặc thù của người lao động được thể hiện qua việc giới hạn những công việc và giới hạn chịu được những công việc do nguyên nhân xuất phát từ tình trạng cơ thể. Người lao động có sự phát triển không bình thường hoặc khiếm khuyết về cơ thể hoặc không phù hợp với tình trạng cơ thể khiến họ không có nhiều cơ hội để thực hiện tất cả công việc. Ví dụ như những công việc khó khăn, nặng nhọc độc hại thường không phải là đối tượng của người lao động là phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi...lựa chọn. Những công việc đó đôi khi còn là đối tượng bị hạn chế với những người sử dụng lao động, không được phép sử dụng người lao động đặc thù. Căn cứ vào cách thức thực hiện công việc thì có thể chia việc làm thành hai loại là việc làm chân tay và việc làm trí óc. Đây là cách phân loại dựa trên cách phân loại lao động chân tay và lao động trí óc. Việc làm chân tay về cơ bản sử dụng nhiều sức khỏe cơ thể, việc tư duy sâu thường sử dụng ở mức bình thường, không nhiều. Tuy nhiên, cách phân loại cổ điển này chỉ nói lên một tình trạng phân biệt có tính tương đối. Bởi vì, khi làm việc bằng trí óc, người ta phải sử dụng chân tay để hành động. Và ngược lại, khi đang làm việc chân tay thì người lao động vẫn phải tư duy chứ không chỉ làm theo vô thức. Căn cứ vào tính thời gian của việc làm có thể chia việc làm thành hai loại là việc làm trọn ngày và việc làm không trọn ngày(từng phần). Việc làm trọn ngày hay thường gọi đầy đủ thời gian ("full time"), đây là hình thức việc làm trong đó người lao động dành trọn ngày làm việc để thực hiện một loại công việc nhất định . Việc làm từng phần hay thường gọi là việc làm bán thời gian ("part time"), việc làm theo ca giờ, đây là hình thức làm việc trong đó người lao động chỉ sử dụng một phần thời gian của một ngày làm việc để giải quyết một công việc nhất định. Điều này có thể xuất phát từ tính chất công việc đòi hỏi không cần nhiều thời gian trong một ngày hoặc xuất phát từ khả năng làm việc của người lao động không thể dành hết thời gian một ngày làm việc cho công việc đó. 1.1.4. Đặc điểm của việc làm: Thứ nhất, việc làm có tính xã hội: việc làm là sáng tạo của xã hội loài người và đồng thời là cơ sở của mọi sinh họat xã hội của con người. Thực chất đời sống sinh hoạt xã hội của mọi thời đại đều gắn với việc làm, qua các trao đổi việc làm. Bên cạnh tính chất kinh tế thì việc làm còn mang tính xã hội rất cao. Điều đó được thể hiện thông qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, việc làm có lịch sử xã hội lâu dài, từ việc con người chỉ biết săn bắn, hát lượm trái cây có sẵn trong tự nhiên đến việc cải tạo tự nhiên để đáp ứng nhu cầu bản thân và xã hội. Con người tác động vào tự nhiên từ việc phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên đến việc bắt tự nhiên phục vụ con người. Trong quá trình phát triển đó, việc làm như một yếu tố quyết định đến nền văn minh của con người. Việc làm càng phức tạp thì con người càng phát triển, nền văn minh của con người càng cao, con người càng trở nên thông minh, xã hội càng phát triển. Thứ hai, mỗi con người là một cá thể độc lập, việc làm của mỗi người cũng có tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, con người là một cá thể nằm trong tổng hòa các mối quan hệ với thế giới và việc làm của mỗi con người cũng phải nằm trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Như vậy, việc làm con mang tính xã hội thể hiện ở việc làm của mỗi người luôn gắn liền với các hoạt động hoạt động sản xuất của xã hội. Việc làm của mỗi cá nhân không chỉ nuôi sống cá nhân đó mà còn có thể nuôi sống gia đình họ và góp phần vào sự phát triển của xã hội. Thứ hai, việc làm có tính kinh tế: khi tiến hành bất kỳ một công việc nào, người ta đều tạo ra những giá trị sử dụng nhất định. Những giá trị đó có thể vô hình (sản phẩm trí tuệ) hoặc hữu hình (các đồ vật) đều là thành quả của sự lao động thông qua một việc làm. Dưới góc độ kinh tế, việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân người lao động, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh cơ b
Luận văn liên quan