Bài viết này bằng thực nghiệm cho thấy rằng cán cân thương mại của Trung Quốc nhạy cảm với sự
dao động của tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực của đồng Nhân dân tệ, m ặc dù quy mô của thặng dư
quá lớn đến mức chỉ riêng một mình chính sách tỷ giá hối đoái không thể giải thích đầy đủ về sự
mất cân bằng. Một trong những lý do chính giải thích tại sao sự cắt gi ảm thặng dư mậu dị ch bị hạn
chế là nhập khẩu của Trung quốc bị suy giảm khi tăng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ. Bằng cách
ước lượng các phương trình nhập khẩu song phương chúng tôi nhận ra rằng lượng nhập khẩu từ các
nước Đông Nam Á sẽ giảm. Kết quả này phản ánh sự hội nhập theo chiều dọc giữa các nước Đông
Nam Á với Trung Quốc thông qua “Hệ thống sản xuất Châu Á”. Và chúng tôi cũng nhận ra rằng,
nhập khẩu từ Đức - hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nội đị a của Trung Quốc – phản ứng giống như
mong đợi, tức là nó tăng lên cùng với sự nâng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ. Nói chung nghiên
cứu của chúng tôi dấy lên mối quan tâm về tác động của việc nâng giá đồng Nhân dân tệ đối với các
nước Đông Nam Á ngay cả khi các đồng ti ền trong khu vực không theo quỹ đạo tăng của đồng
Nhân dân tệ.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Có thể cắt giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc bằng chính sách tỷ giá?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOFIT Discussion Papers
6 – 2007
Alicia Garcia – Herrero và Tuuli Koivu
Có thể cắt giảm thặng dư
thương mại của Trung Quốc
bằng chính sách tỷ giá?
BẢN DỊCH
NHÓM THỰC HIỆN BÀI DỊCH
1 Hồ Trần Trực
2 Đỗ Trà My
3 Võ Phương Nga
4 Hoàng Thị Hạnh Minh
5 Đoàn Thị Minh Nga
6 Nguyễn Thị Anh Tâm
7 Nguyễn Phương Mai
8 Hoàng Bá Hoài Phong
9 Bùi Nhân
Lớp Ngân Hàng Đêm 2 – K18, Trường Đại học Kinh tế TPHCM
GVHD: TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Giảng viên Bộ môn Tài chính quốc tế
Trường Đại học Kinh tế TPHCM
TPHCM, tháng 4 năm 2010
2
Alicia Garcia – Herrero1 và Tuuli Koivu23
Có thể cắt giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc bằng chính
sách tỷ giá?
Tóm tắt
Bài viết này bằng thực nghiệm cho thấy rằng cán cân thương mại của Trung Quốc nhạy cảm với sự
dao động của tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực của đồng Nhân dân tệ, mặc dù quy mô của thặng dư
quá lớn đến mức chỉ riêng một mình chính sách tỷ giá hối đoái không thể giải thích đầy đủ về sự
mất cân bằng. Một trong những lý do chính giải thích tại sao sự cắt giảm thặng dư mậu dịch bị hạn
chế là nhập khẩu của Trung quốc bị suy giảm khi tăng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ. Bằng cách
ước lượng các phương trình nhập khẩu song phương chúng tôi nhận ra rằng lượng nhập khẩu từ các
nước Đông Nam Á sẽ giảm. Kết quả này phản ánh sự hội nhập theo chiều dọc giữa các nước Đông
Nam Á với Trung Quốc thông qua “Hệ thống sản xuất Châu Á”. Và chúng tôi cũng nhận ra rằng,
nhập khẩu từ Đức - hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nội địa của Trung Quốc – phản ứng giống như
mong đợi, tức là nó tăng lên cùng với sự nâng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ. Nói chung nghiên
cứu của chúng tôi dấy lên mối quan tâm về tác động của việc nâng giá đồng Nhân dân tệ đối với các
nước Đông Nam Á ngay cả khi các đồng tiền trong khu vực không theo quỹ đạo tăng của đồng
Nhân dân tệ.
Thuật ngữ chính: Trung Quốc, thương mại, xuất khẩu, tỷ giá hối đoái thực
1. Giới thiệu
Tỷ phần của Trung Quốc trong mậu dịch thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.
Trung Quốc đã trở thành nuớc xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới và có thể qua mặt Mỹ trong tương lai
gần nếu giữ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh như thế.
Thương mại của Trung Quốc đã rất cân bằng cho đến thời gian gần đây. Theo thống kế của hải quan
Trung Quốc, thặng dư mậu dịch chỉ đạt 32 tỉ USD (hoặc 1,7% của GDP) trong năm 2004 (Đồ thị 1).
Tuy nhiên từ năm 2005 thặng dư mậu dịch đã nhảy vọt và đạt gần 180 tỉ USD trong năm 2006, hay
gần bằng 7% GDP của Trung Quốc4.
1 Alicia Garcia – Herrero là hội viên của Văn phòng BIS khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Email alicia.garcia-
herrero@bis.org
2 Tuuli Koivu là hội viên của Viện Các nền kinh tế chuyển đổi của BIS. Email tuuli.koivu@bof.fi
3 Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của chủ quan các tác giả, không phải là của BIS hoặc của Bank of
Finland. Đã nhận được các đóng góp hữu ích của Carmen Broto, Iikka Korhonen, Arnuad, Aaron
3
Đồ thị 1: Cán cân thương mại của Trung Quốc, tỷ USD
Quy mô thặng dư lớn là vấn đề quan trọng không chỉ với Trung Quốc mà còn đối với phần còn lại
của thế giới. Vấn đề thặng dư đang tăng nhanh của Trung Quốc đã đuợc bàn luận nhiều ở các diễn
đàn chính sách quốc tế. Một mặt, có ý kiến cho rằng những nhà làm chính sách Trung Quốc đang
duy trì tỷ giá bị định giá quá thấp nhằm kiếm lợi nhuận từ nhu cầu bên ngoài và đạt được mức tăng
trưởng cao hơn cần thiết. Mặt khác người ta nghi rằng tỷ giá hối đoái có phải là một công cụ hữu
hiệu để giảm thặng dư mậu dịch hay không, bởi vì Trung Quốc là một nền kinh tế trong giai đoạn
chuyển đổi nơi mà giá cả chỉ đóng vai trò nhỏ trong những quyết định liên quan đến cung - cầu của
các công ty.
Không xét đến những sự quan tâm chung chung đến vấn đề này, những tài liệu hiện có về chủ đề
này còn rất ít. Việc thiếu các dữ liệu chính xác và dữ liệu trong thời gian dài đã làm cản trở những
nghiên cứu khám phá về mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái thực của đồng nhân dân tệ và mậu dịch với
nước ngoài tại Trung Quốc cho đến thời gian gần đây. Kể từ mùa hè 2003, khi những bàn luận về
việc định giá thấp đồng nhân dân tệ được đặt ra, những nghiên cứu về chính sách tỷ giá hối đoái của
Trung Quốc đã bùng nổ. Nhiều trong số đó tập trung ước lượng tỷ giá cân bằng dài hạn hoặc tìm
kiếm chế độ tỷ giá hối đoái nào phù hợp nhất với nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi cả hai vấn đề
4 Thống kê thương mại trong cán cân thanh toán của Trung Quốc chỉ ra những con số thặng dư thương mại lớn hơn một
tí so với thống kê của hải quan
4
đều liên quan rõ ràng, chúng tôi cảm thấy vấn đề cấp thiết nhất - đặc biệt là trong điều kiện quy mô
của mất cân bằng toàn cầu như hiện nay và áp lực từ các nước công nghiệp - là Trung Quốc có nên
để đồng tiền của mình tăng giá như là một công cụ nhằm giảm tình trạng thặng dư thương mại
khổng lồ của mình hay không. Câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào việc nâng giá đồng nhân dân tệ
tác động như thế nào trên phương diện giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
Bài viết của chúng tôi phân tích vấn đề này dựa trên thực nghiệm, sử dụng công cụ phân tích đồng
liên kết. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ co lại theo
sau sự nâng cao tỷ giá thực của đồng nhân dân tệ, nhưng sự cắt giảm là hạn chế. Sự tác động tương
đối nhỏ - so với quy mô bất cân bằng - được giải thích một cách chủ yếu bởi sự co giãn cá biệt của
nhập khẩu theo giá: cụ thể nhập khẩu Trung Quốc đã sụt giảm theo sau sự nâng giá trị thực đồng
nhân dân tệ. Bằng cách ước lượng các hàm nhập khẩu song phương, chúng tôi tìm thấy rằng nhập
khẩu từ các quốc gia Châu Á sẽ giảm trong khi nhập khẩu từ một số quốc gia công nghiệp (đặc biệt
là Đức) lại tăng. Điều này được giải thích bởi sự hội nhập theo chiều dọc của các nước Đông Nam
Á và Trung Quốc giữ vai trò chính yếu trong hệ thống sản xuất của khu vực.
Phần còn lại trong nghiên cứu này được cấu trúc như sau: phần 2 sơ lược lại các nghiên cứu hiện có.
Phần 3 mô tả cách thiếp lập mô hình và sử dụng dữ liệu. Phần 4 giải thích phương pháp nghiên cứu.
Phần 5 thể hiện các kết quả thực nghiệm từ các hàm số xuất khẩu và nhập khẩu cũng như là kết quả
từ phương trình thương mại hai chiều. Chương 6 là phần kết luận.
2. Sơ lược các nghiên cứu
Những nghiên cứu hiện có về tác động của việc tăng giá đồng Nhân dân tệ lên cán cân thương mại
của Trung Quốc có thể chia thành hai nhóm dựa theo các ngụ ý về chính sách. Nhóm đầu cũng là
nhóm lớn hơn chỉ ra bằng chứng rằng việc nâng tỷ giá thực làm giảm cán cân thương mại, cho dù
thông qua xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc cả hai. Nhóm thứ hai không tìm thấy sự tác động đáng kể nào
đến tài khoản thương mại hoặc thậm chí cho rằng có tác động cùng chiều.
Trong nhóm thứ nhất Cerra and Dayal-Gulati (1999) sử dụng một mô hình hiệu chỉnh sai số để ước
lượng hệ số co giãn theo giá của hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1983
- 1997 và nhận thấy độ co giãn theo giá của xuất khẩu có ý nghĩa thống kê và là số âm (-0.3) và độ
co giãn theo giá của nhập khẩu là có ý nghĩa thống kê và là số dương (0.7). Thêm vào đó họ còn chỉ
ra cả hai hệ số co giãn đều tăng theo thời gian. Bảng 1 tóm tắt các nghiên cứu hiện có cũng như các
phương pháp luận đựơc sử dụng.
Dees (2001) cải thiện phân tích trước đó bằng cách tách hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu của
Trung Quốc thành hai nhóm, nhóm hàng gia công và nhóm hàng còn lại. Ông ta nhận thấy rằng,
trong dài hạn, việc nâng tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu. Ông còn tuyên bố rằng xuất khẩu hàng
thông thường nhạy cảm với giá hơn là xuất khẩu hàng gia công. Tuy nhiên xét trong thời ngắn hạn
thì chỉ có nhu cầu thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu.
5
Cùng suy nghĩ, Yue and Hua (2002) sử dụng dữ liệu hàng năm của các tỉnh và chỉ ra sự giảm trong
xuất khẩu cùng với việc nâng tỷ giá hối đoái thực. Cũng như Cerra và Dayal-Gulati, nhưng dùng
nhiều dữ liệu gần đây hơn, Yue and Hua đã chỉ ra rằng xuất khẩu Trung Quốc đang trở nên nhạy
cảm với giá hơn.
Bénassy-Quéré và Lahrèche-Révil (2003) cho thấy tác động của việc giảm 10% giá trị thực đồng
Nhân dân tệ và phát biểu về một gia tăng trong việc xuất khẩu của Trung Quốc tới các nước OECD,
và sự sụt giảm nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á mới nổi, trong điều kiện các tỷ giá
hối đoái khác trong khu vực giữ nguyên không đổi.
Eckaus (2004) sử dụng dữ liệu tổng hợp hàng năm từ 1985 - 2002 chỉ ra rằng việc tăng giá đồng
Nhân dân tệ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ và tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
trong tổng số hàng nhập khẩu vào Mỹ. Vế sau cho thấy hiệu ứng thay thế từ các nhà xuất khẩu khác
đến Mỹ, nhưng kết quả phải đuợc xem xét cẩn thận vì số lượng quan sát nhỏ và việc sử dụng giá trị
xuất khẩu và nhập khẩu thay vì dùng số lượng.
Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước G3 (Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản – người dịch) và nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước G3. Trong dài hạn, một sự nâng tỷ giá
hối đoái hiệu dụng thực được cho là quan trọng đối với việc giảm bớt xuất khẩu. Ngược lại, cả nhập
khẩu hàng hóa thông thường và nhập khẩu hàng gia công có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi REER.
Dù sao đi nữa, rất khó khăn để giải thích kết quả bởi vì việc giảm bớt xuất nhập và nhập khẩu như
thế nào thì không rõ ràng, và số lượng quan sát là rất ít (dữ liệu theo quý từ năm 1995 đến 2003).
Thorbecke (2006) sử dụng mô hình hấp dẫn (gravity model: nghiên cứu dòng chảy thương mại giữa
2 nước dựa trên quy mô nền kinh tế mỗi nước và khoảng cách địa lý giữa 2 nước – người dịch) để
nghiên cứu sức tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với hoạt động thương mại của 3 loại hàng
hóa khác nhau ở Châu Á, với sự phân tách xuất khẩu thành xuất khẩu hàng bán thành phẩm, vốn và
hàng hóa cuối cùng. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng đồng Nhân dân tệ tăng giá 10% làm
giảm xuất khẩu sản phẩm cuối cùng gần 13%. Tuy nhiên việc tăng giá sẽ không có tác động đáng kể
đến nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ.
Voon, Guangzhong và Ran (2006), sử dụng dữ liệu theo lĩnh vực trong giai đoạn từ 1978 đến 1998
và kết hợp chặt chẽ với mức độ định giá cao của đồng Nhân dân tệ khi ước lượng hàm xuất khẩu
của Trung Quốc; họ đã cho rằng một sự giảm sút xuất khẩu đến Mỹ như là kết quả của sự nâng tỷ
giá hối đoái thực.
Cuối cùng Shu và Yip (2006) ước lượng tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên tổng thể nền
kinh tế Trung Quốc và nhận ra rằng việc nâng giá đồng tiền có thể làm giảm xuất khẩu do bởi một
hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu, dẫn đến một sự giảm vừa phải trong tổng cầu.
Ngạc nhiên là, những tài liệu khác lại đưa ra quan điểm khác về việc chính sách tỷ giá hối đoái có
thể ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng thặng dư mậu dịch của Trung Quốc. Đặc biệt là, Kamada
6
và Takagawa (2005) sử dụng một mô hình mô phỏng để ước lượng ảnh hưởng của việc điều chỉnh
tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và chỉ ra một sự nâng giá 10% sẽ thúc đẩy nhập khẩu của Trung
Quốc ở một mức độ không đáng kể, và ảnh hưởng lên xuất khẩu sẽ là rất nhỏ. Tuy nhiên khi họ sử
dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) đối với hàm nhập khẩu của Trung Quốc
thì cho thấy rằng tỷ giá hối đoái thực không có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng nhập khẩu. Thật
không may, là họ đã không ước lượng hàm xuất khẩu Trung Quốc. Theo kết quả của họ xuất khẩu
thúc đẩy nhập khẩu, điều này có thể chỉ ra rằng có một ảnh hưởng gián tiếp của tỷ giá hối đoái đối
với nhập khẩu thông qua xuất khẩu.
Jin (2003) ước lượng mối liên hệ giữa lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thanh toán của
Trung Quốc, và rút ra kết luận rằng tăng tỷ giá thực có xu hướng làm tăng thặng dư cán cân thanh
toán.
Cuối cùng Cerra và Saxena (2003) sử dụng dữ liệu theo lĩnh vực để nghiên cứu hành vi của nhà
xuất khẩu Trung Quốc và nhận ra rằng việc nâng giá đồng Nhân dân tệ đã thực sự thúc đẩy xuất
khẩu, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trong bất cứ trường hợp nào, kết quả của họ - cũng như
những nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo lĩnh vực - nên được xem xét cẩn thận, vì chỉ ½ lượng xuất
khẩu của Trung Quốc được báo cáo theo lĩnh vực và không có dữ liệu giá trên đơn vị đã được điều
chỉnh theo chất lượng hàng hóa.
Nỗ lực gần đây nhất để ước lượng hàm số xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đó là của
Marquez và Schindler (2006). Thay vì xem xét về số lượng xuất khẩu và nhập khẩu, họ ước lượng
sự tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái thực đối với tỷ phần của Trung Quốc trong tổng mậu dịch
thế giới. Điều này để tránh việc phải sử dụng các chỉ số đại diện thay thế cho các chỉ số giá nhập
khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc. Giống như Dees (2001) và Lau Mo và Li (2004), họ phân chia
xuất khẩu và nhập khẩu thành hai nhóm: thương mại hàng thông thường và thương mại phục vụ gia
công. Một lần nữa, việc nâng giá thực của đồng Nhân dân tệ dường như làm giảm xuất khẩu và cả
nhập khẩu nữa, ít nhất là đối với hàng thông thường. Điều đáng quan tâm là, kết quả là không rõ
ràng đối với các phần khác, đặc biệt là đối với nhập khẩu các xuất khẩu hàng gia công. Có hai vấn
đề khác trong việc sử dụng bản phân tích của họ trong việc tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của
chúng ta. Đầu tiên, các tác động được ước lượng đối với thị phần xuất khẩu và nhập khẩu, vì vậy
không có kết luận nào có thể được rút ra về tài khoản thương mại. Thứ hai là, phương pháp đồng
liên kết không được sử dụng, vì vậy chỉ có thể ước lượng hệ số co giãn trong ngắn hạn.
Nói chung, các kết quả nghiên cứu hiện có hoặc là đã cũ, khuyết điểm có liên quan về mặt dữ liệu
và phương pháp luận thuộc toán kinh tế và/hoặc khó có thể được sử dụng để gợi ý các kết luận
chính sách liên quan đến tác động của việc điều chỉnh đồng Nhân dân tệ đối cán cân thương mại của
Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng những dữ liệu gần đây hơn và cải tiến những
phương pháp thực nghiệm để đánh giá tốt hơn vấn đề liệu sự nâng giá thực của đồng Nhân dân tệ có
thể giảm thặng dư mậu dịch của Trung Quốc hay không. Thêm vào đó chúng tôi củng cố các phân
7
tích của mình bằng cách ước lượng các hàm xuất khẩu và nhập khẩu song phương. Điều này giúp
chúng tôi kiểm tra chéo kết quả của mình và cũng như tìm ra đối tác thương mại nào sẽ có lợi và sẽ
bất lợi từ việc tăng giá đồng Nhân dân tệ. Như chúng tôi sẽ dẫn ra dưới đây, việc làm như vậy là đặc
biệt phù hợp trong trường hợp của Trung Quốc, với cơ cấu thương mại đặc biệt của họ.
3. Thiết lập mô hình và sử dụng dữ liệu
Để xác định độ nhạy của xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đối với sự thay đổi tỷ giá hối đoái
thực của đồng Nhân dân tệ, chúng tôi ước lượng hệ số co giãn theo giá của lượng nhập khẩu và xuất
khẩu.
Khung thực nghiệm tổng quát cho loại phân tích này là cặp phương trình sau:
Trong đó, Xt là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc, Mt là khối lượng nhập khẩu vào Trung
*
Quốc, REERt là tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực của đồng NDT, Yt là nhu cầu của nước ngoài và Yt
là nhu cầu nội địa của Trung Quốc. Do đó, α1 là độ co giãn theo giá của xuất khẩu, α2 là độ co giãn
theo thu nhập của xuất khẩu; β1 là độ co giãn theo giá của nhập khẩu, β2 là độ co giãn theo thu nhập
của nhập khẩu.
Với tầm quan trọng của hoạt động thương mại phục vụ gia công / chế biến trong hoạt động thương
mại của Trung Quốc, chúng tôi phân biệt thành hoạt động nhập khẩu để dùng cho gia công để tái
xuất và nhập khẩu thông thường. Tương tự, chúng tôi phân biệt xuất khẩu hàng gia công và xuất
khẩu thông thường. Hoạt động thương mại phục vụ gia công bao gồm nhập khẩu các bộ phận để lắp
ráp hàng xuất khẩu, xuất khẩu các bộ phận để lắp ráp bên ngoài Trung Quốc và xuất khẩu hàng hóa
được rắp láp có sử dụng những bộ phận nhập khẩu. Còn thương mại thông thường liên quan đến
những hàng hóa không có liên quan đến hoạt động gia công nói trên và không được lắp ráp từ các
bộ phận nhập khẩu. Hoạt động thương mại phục vụ gia công chiếm khoảng một nửa thương mại của
Trung Quốc. Đồ thị 1 và 2 trong phần Phụ lục thể hiện xu thế của hoạt động xuất nhập khẩu thông
thường và xuất nhập khẩu phục vụ gia công: cả hai đều tăng trưởng nhanh hơn kể từ năm 2001,
cùng với sự gia nhập WTO của Trung Quốc.
8
Một khó khăn quan trọng khi xử lý dữ liệu thương mại Trung Quốc là giá trị và khối lượng của xuất
khẩu hoặc nhập khẩu bị rối rắm, bởi vì không có chỉ số giá của xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Do vậy
chúng tôi cần phải sử dụng các chỉ số thay thế. Đối với giá nhập khẩu, chúng tôi tính chỉ số giá xuất
khẩu của 25 đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc và điều chỉnh giảm nhập khẩu của
Trung Quốc theo chỉ số này (nguồn dữ liệu ở Bảng 1 của Phụ lục). Còn chỉ số thay thế cho giá xuất
khẩu, chúng tôi sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI). Lý do mà chúng tôi chọn một
thước đo giá tổng quát như vậy là vì không có chỉ số giá sản xuất lẫn chỉ số giá về doanh số bán
hàng tồn tại để đưa vào mẫu của chúng tôi. Trong bất kỳ trường hợp nào, như là một kiểm định tốt,
giá xuất khẩu của Hong Kong vào Trung Quốc được sử dụng như là đại diện của giá xuất khẩu của
Trung Quốc và kết quả nghiên cứu vẫn không đổi.5
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực (REER) được rút ra từ các thống kê tài chính quốc tế của IMF. Nó
được tính như sau:
Trong đó N là số loại tiền tệ trong chỉ số, wi là tỷ trọng của loại tiền tệ thứ i và reri là tỷ giá hối đoái
thực song phương giữa đồng tiền của đối tác thương mại thứ i của Trung Quốc với đồng tiền Trung
Quốc6. Như thể hiện trong Đồ thị 3 của Phụ lục, REER đã trải qua một sự tăng giá dốc đứng từ
1994 đến 1997 và sau đó có xu hướng giảm cho đến gần đây. Vấn đề là sự gia tăng nhanh chóng
của xuất khẩu có thể được giải thích bởi sự sụt giảm tỷ giá thực hay không – và sự tác động theo
hướng nào.
Từ những tài liệu lý thuyết, chúng tôi kỳ vọng rằng độ co giãn theo giá của xuất khẩu là số âm, bởi
vì sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh trên thị trường toàn thế giới. Dấu của hệ số co giãn theo giá
của nhập khẩu ít rõ ràng hơn, ít nhất là trong trường hợp của Trung Quốc. Một sự tăng tỷ giá hối
đoái thực sẽ thúc đẩy nhập khẩu nếu sức mua tăng thêm của đồng tiền mạnh hơn sự sụt giảm nhu
cầu do bởi sự suy giảm chung trong xuất khẩu. Tác động nào mạnh hơn thì còn phụ thuộc nhiều vào
cơ cấu nhập khẩu. Thực tế, nếu hàng nhập khẩu là hàng thay thế sản phẩm Trung Quốc, thì độ co
giãn theo giá mang dấu dương (nghĩa là một sự tăng giá đồng tiền sẽ làm gia tăng nhập khẩu). Còn
nếu là nhập khẩu bộ phận, linh kiện phục vụ ngành công nghiệp xuất khẩu thì sự tăng giá đồng
NDT tác động ngược chiều đến nhập khẩu nếu sự tăng giá đó dẫn đến giảm xuất khẩu.
5 Một giả định quan trọng là hầu hết xuất khẩu của Hong Kong là hàng hóa của Trung Quốc và phần lợi nhuận của
Hong Kong từ những hàng hóa đó là tương đối ổn định, không đổi
6 Để biết thêm chi tiết, xem Bayoumi et al. (2005).
9
Nhu cầu bên ngoài được đo lường bởi nhập khẩu của thế giới và được điểu chỉnh giảm theo chỉ số
giá nhập khẩu toàn cầu. Đối với nhu cầu nội địa của Trung Quốc, chúng tôi sử dụng biến sản xuất
công nghiệp, điều chỉnh giảm theo CPI. Biến số sản xuất công nghiệp sử dụng tốt hơn so với GDP
bởi vì nó được thống kê thường xuyên hàng tháng. Chúng tôi kỳ vọng dấu của độ co giãn theo thu
nhập của cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu là dấu dương.
Chúng tôi chọn thêm một ít biến kiểm soát nữa mà chúng rất phù hợp đối với trường hợp Trung
Quốc. Trước tiên, thuế giá trị gia tăng giảm cho các doanh nghiệp xuất khẩu được bao gồm trong
phương trình xuất khẩu bởi vì nó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với suy luận tương tự, thuế nhập
khẩu là một biến thoái bộ (tương quan nghịch – người dịch) trong hàm nhập khẩu. Những khoản
thuế này giảm rất nhanh kể từ khi gia nhập WTO, cùng với đó là sự tăng nhanh chóng của nhập
khẩu.
Thứ hai, về phía cung, chúng tôi giới thiệu một biến thứ 3 trong hàm xuất khẩu: một thước đo về
mức độ sử dụng năng lực sản xuất. Điều này giúp tính đến nhữ