Hiện trạng rác thải hiện nay đang trở thành vấn đề vô cùng bức xúc đối với tòan xã hội. Nhược điểm hiện nay là chưa có quy họach lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; Rác thải chưa được phân lọai trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh, chưa được tách khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.
Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững trong chính sách đầu tư các công trình cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước đã chú trọng hơn đến yêu cầu bảo vệ môi trường, đồng thời thường xuyên yêu cầu các cơ sở sản xuất tiến hành đánh giá tác động môi trường để có kế họach giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong tình hình đó, việc áp dụng giải pháp “3R” đang dần trở thành một trong những giải pháp khá hoàn hảo đối với việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Giải pháp “3R” đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với những thành công ban đầu rất đáng khích lệ cũng như còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn.
29 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Con người & môi trường - 3R vì môi trường xanh (3R- Reduce, Reuse, Recycle), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
iện trạng rác thải hiện nay đang trở thành vấn đề vô cùng bức xúc đối với tòan xã hội. Nhược điểm hiện nay là chưa có quy họach lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; Rác thải chưa được phân lọai trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh, chưa được tách khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.
Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững trong chính sách đầu tư các công trình cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước đã chú trọng hơn đến yêu cầu bảo vệ môi trường, đồng thời thường xuyên yêu cầu các cơ sở sản xuất tiến hành đánh giá tác động môi trường để có kế họach giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong tình hình đó, việc áp dụng giải pháp “3R” đang dần trở thành một trong những giải pháp khá hoàn hảo đối với việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Giải pháp “3R” đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với những thành công ban đầu rất đáng khích lệ cũng như còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn.
I-Thực trạng rác thải tại Việt Nam:
1.Rác thải ở nông thôn:
Ở các thành phố thị xã việc thu gom xử lý rác thải đã có Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm. Cứ tối đến xe chở rác của Công ty đi qua thì đem các túi rác ra bỏ lên xe và người dân phải nộp tiền lệ phí. Tuy nhiên, ở nông thôn thì chưa mấy nơi có điều kiện làm được như vậy. Tình hình chung hiện nay là từng gia đình tự xử lý lấy tùy thuộc vào nhận thức và điều kiện của từng người. Một số gia đình ở gần sông hồ hoặc có mương nước đi qua thì lợi dụng đêm tối đem vứt rác xuống, hậu quả thế nào đã có người khác chịu. Nhiều gia đình thì gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ vào một nơi nào đó xa nhà. Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiện nay là rất tùy tiện. Đi dọc hai bờ một số dòng sông và các đường quốc lộ, các đường liên huyện... chúng ta sẽ bắt gặp nhiều điểm đổ rác rất khó chịu.
Từ những thực tế đó đặt ra vấn đề cấp bách là cần có những giải pháp tích cực đối với môi trường nông thôn, nơi có đến hơn 70% số người sinh sống và nói chung trình độ dân trí còn thấp. Điều đầu tiên là cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân và đi kèm là những biện pháp giáo dục cảnh cáo, xử phạt. Mặt khác cũng cần trang bị cho họ những kiến thức, những thói quen cần thiết để xử lý ngay từ gốc những thứ thường tạo ra rác thải và phải tập cho mọi người thói quen phân loại rác. Nên chăng ở mỗi ngã ba, ngã tư đường hoặc những chỗ quán xá, chợ búa nên đặt những thùng rác. Có thể là hai loại thùng: một dành cho rác hữu cơ, thùng kia dành cho những bao bì, đồ nhựa... Đối với xác chết gia súc, gia cầm thì phải đào hố chôn sâu và rắc vôi khử trùng. Vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là các địa phương nhất là các xã, thị trấn phải nhanh chóng quy định nơi đổ và thu gom rác thải cho từng điểm dân cư. Nơi đổ rác có thể đào thành hố, xây tường thành bao quanh, có cửa ra vào đóng kín để tránh chó má làm vung vãi ra ngoài. Hàng tuần, hàng tháng những lúc trời nắng, khô ráo nên cử người đốt rác nhất là bao bì để giảm bớt khối lượng... Nhưng để xây được những hố đổ rác như vậy cũng cần phải có kinh phí ban đầu.
Chuyện vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề rộng lớn liên quan đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà ngành y tế và ngành tài nguyên môi trường cũng đã có những văn bản quy định nhưng chúng ta chưa làm được nhiều. Dự án của ngành tài nguyên và môi trường với cả hệ thống xử lý rác đòi hỏi thời gian và kinh phí lớn cần nhiều năm nữa mới triển khai đại trà. Chúng ta không thể chờ được, nếu làm chậm thì hậu quả về sau là rất năng nề và việc giải quyết hậu quả sẽ khó khăn tốn kém hơn nhiều.
2.Rác thải ở thành thị:
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP.Hội An 1,08kg/người/ngày; TP.Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 2).
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
3.Thực trạng rác thải tại một số địa phương:
- Tình trạng rác thải tại sông, kênh, rạch ở quận 8:
Địa hình 16 phường của quận 8 trải dài theo hai bờ kênh Tàu Hủ và kênh Đôi nên bị tác động ô nhiễm rất lớn từ kênh rạch. Thời gian qua, quận 8 là một trong những địa bàn bị nạn muỗi và dịch sốt xuất huyết tấn công. Tuy nhiên những ảnh hưởng xấu từ môi trường suy cho cùng cũng từ sự thiếu ý thức của người dân mà ra.
Hiện nay theo thống kê, quận 8 có khoảng 12 ngàn hộ dân sống ven kênh rạch. Chỉ tính lượng nước và rác của những hộ này thải ra trong một thời gian ngắn cũng đã đủ biến những con kênh xanh trở thành các “xóm nước đen”.. Bên cạnh rạch Ụ Cây còn có nhiều điểm ô nhiễm từ nước, rác thải khác như phía sau chợ Xóm Củi và trước UBNDP10.
Tại đây, một đoạn sông Nguyễn Duy bị chặn đứng và thu hẹp từ lâu nay khiến nước tù đọng, nổi váng vàng, ô nhiễm rất nặng. Bãi đất trống trước UBNDP10 là điểm tập kết rác, mặc dù nhân viên vệ sinh đã thu dọn liên tục nhưng vẫn rất nhếch nhác. Lý do là vì một vài người dân thiếu ý thức đã lén mang rác bẩn ra đổ bừa bãi. Nơi công cộng như các chân cầu tạm, rác vẫn tràn ngập, bao nilon bay tung tóe. Ngoài rác từ khu dân cư ven kênh, quận 8 còn gánh chịu hàng tấn rác/ngày do các ghe thuyền thương hồ buôn bán các mặt hàng trái cây, nông sản từ miền Tây lên thành phố thải ra.
-Tình trạng rác thải tại một khu đất ở quận 9:
Một khu đất nằm giáp ranh giữa hai phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ, có diện tích khoảng 44ha, chứa hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân ở đây.
Để vào đến bãi rác, từ đường số 1 phải đi qua con đường đất dài ngoằn ngoèo, dọc con đường này có nhiều dấu xe tải cày nát, hai bên đường tràn ngập các loại rác: bao bì, quần áo, vải sợi, giỏ xách… Đi qua nơi này ai cũng cảm thấy khó thở, nhức đầu và buồn nôn. Nhiều đống giấy vải, bao ni lông, dây điện… đã cháy thành tro, mỗi khi gió mạnh, bụi tro bay tung tóe về phía nhà dân. Lác đác ở bãi rác đang cháy, nhiều người lom khom cào bới tìm phế liệu. Một người chuyên tìm phế liệu cho biết: “Gần 2 năm tìm phế liệu, nhưng tôi vẫn không chịu nổi mùi khét tại đây, chốc chốc phải ra ngoài ngồi hít thở, nếu không sẽ bị choáng”.
4.Tác hại của rác thải:
Rác thải không được xử lý mà thải vào bất cứ môi trường nào cũng gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí, nước bị nhiễm bẩn gây bệnh cho người, giảm nguồn tài nguyên thủy sản,...
Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tạo cho đất có nhiều chất rắn, chất nhiễm độc nhiễm chì, nguy cơ lây nghiễm bệnh cao, làm cho động thực vật thoái hóa biến chất. Rác thải gây những hậu quả xấu cho môi trường và cuộc sống của chính con người chúng ta như:
Đối với môi trường:
Làm hệ sinh thái bị ô nhiễm.
Các loại thực vật khó phát triển (làm cản trở quá trình phát triển của cây xanh do bao bì nilon ko phân hủy khi nằm trong đất).
Làm ô nhiễm nguồn nước, làm chết các sinh vật sống dưới nước.
Đối với con người:
Tăng tỉ lệ gia tăng mầm bệnh.
Mất cảnh quang môi trường sống.
Sự cung cấp oxi cho con người ngày càng hạn chế.
II-Gới thiệu 3R:
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse- Recycle
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…
Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước…
Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.
Biểu tượng:
3R là hoạt động góp phần:
Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường.
Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải.
Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác.
Ngay trong cuộc sống thường ngày của chính bạn, có rất nhiều hoạt động tưởng như đơn giản nhưng đó chính là những hoạt động 3R. Ví dụ:
Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ, bạn đang góp phần vào việc giảm thiểu lượng rác thải túi nilon phát sinh hàng ngày.
Bạn vừa bước ra từ rạp chiếu bóng?.Trên tay bạn vẫn đang cầm một chai nước khoáng? Đừng vứt nó đi, chiếc vỏ chai đó có thể được sử dụng lại một cách có ích tại gia đình bạn.
“Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thanh tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!”. Đây là câu nói đầy ấn tượng của Giáo sư Kitano - một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản.
Còn rất nhiều những hoạt động khác để thực hiện 3R. Dựa trên định nghĩa về 3R, hãy tự mình khám phá! Hãy cùng chung sức góp phần bảo vệ môi trường cho thế giới, cho đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta và cho chính bạn!
III-Vấn đề giảm thiểu:
1.Biện pháp giảm thiểu:
Năm 2003 nước ta đã áp dụng công nghệ xử lí rác thải Seraphin. Khi mới ra đời và thử nghiệm công nghệ này cho phép tái chế rác mà lượng rác không xử lí được phải đem chôn chỉ còn 10%, hiệu quả xử lí cao lại không phải đầu tư nhiều. Người ta còn sản xuất gạch, phân bón từ rác thải rất ưu việt. Nhưng cuối cùng khi đưa vào áp dụng lại xuất hiên những hạn chế. Nguyên nhân khiến công nghệ này không hiệu quả là phân loại rác chưa tốt. Tuy nhiên công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ Seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn.
Các hộ gia đình phải được cung cấp các thùng, túi đựng rác riêng biệt đối với từng loại chất thải. Các địa điểm công cộng phải đặt các thùng đựng rác riêng biệt. Các biện pháp khuyến khích người dân có lối sống thân thiện với môi trường cần được thực hiện ví dụ như
Buy only what you need Chỉ mua những gì cần thiết.
Reduce unnecessary waste by avoiding those pointless purchasBuy products that can be reused Mua các sản phẩm có thể tái sử dụng và các sản phẩm với bao bì nhỏ.
Buy bottles instead of cans and rechargeable batteries.Buy all-purpose household cleanerBuy products with little packagingSo that less packaging ends up in your rubbish bin.Sell or give away unwanted items Reduce waste by donating unwanted items to family, friends or neighbours. Bán hoặc cho đi các đồ dùng không cần thiết.
Sử dụng một bộ lọc nước thay vì mua nước đóng chai.
Sửa chữa, nâng cấp các đồ dùng thay vì ném chúng ra.
Mang túi riêng của bạn hoặc giỏ mua hàng để giảm sử dụng túi nhựa.
Đặt hàng cung cấp với số lượng lớn để giảm thiểu chất thải bao bì và gửi trả lại nguyên vật liệu bị hư hỏng thay vì ném chúng đi.
Giảm giấy photocopy hai mặt, in ấn hai mặt hoặc sử dụng giấy photocopy mặt một lần nữa để ghi chú chẳng hạn.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần áp dụng các công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, cũng như sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường.
Quá trình vận chuyển cũng phải được thực hiện hiệu quả, không trộn lẫn chất thải đã phân loại khi vận chuyển. Các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý cho từng loại rác thải phải được xây dựng và kiểm tra, giám sát.
Việc nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới.
2.Hiệu quả của việc giảm thiểu:
Reduce paper waste by cancelling unwanted mail You can unsubscribe to many national mailing lists by contacting the Direct Marketing Association:Mang lại một số lợi ích cơ bản về môi trường - kinh tế - xã hội.
Giảm số người lang thang kiếm sống ở các bãi rác.
Góp phần xây dựng xã hội bền vững thông qua những hoạt động nhằm giảm thiểu rác thải, điển hình là phân loại rác tại nguồn và những hành vi tiết kíệm cho xã hội.
Giúp tiết kiệm chi phí cho việc quản lí và xử lí chất thải.
Có thể sản xuất phân vi sinh hữu cơ từ nguồn rác đã phân loại giúp tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Giải quyết được nạn vứt rác bừa bãi ra đường, gây mất vệ sinh môi trường.
Giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra, giảm thiểu được chi phí quản lý mà còn tiết kiệm được đất dành cho việc chôn lấp chất thải rắn.
Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.Áp dụng việc giảm thiểu:
Tại Hà Nội:
Từ ngày 15/7, tất cả các hộ dân ở phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) đều sẽ có hai hộp nhựa màu vàng và xanh lá cây để lựa riêng rác hữu cơ và vô cơ. Điều này giúp phường tiết kiệm 20 triệu đồng tiền xử lý rác mỗi tháng. Hiện 90% số hộ dân trong phường đã được Dự án giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác (gọi tắt là dự án 3R) phát hai hộp nhựa kể trên. Thay vì tập trung tất cả rác vào một chỗ, họ sẽ để riêng rác hữu cơ (gồm thức ăn thừa, hoa, bã trà và cà phê...) vào hộp màu xanh lá cây; loại này sẽ được chế thành phân bón. Rác vô cơ như xương động vật, quần áo cũ, giấy ăn, túi nilon, xỉ than, sành sứ... thì cho vào hộp màu vàng cam. Loại rác có thể tái chế thành nguyên liệu như vỏ hộp nhựa, giấy báo, kim loại... thì để riêng bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh môi trường. Rác từ hộ gia đình sẽ được tập kết ra thùng nhựa lớn (cũng mang hai màu xanh và vàng), được công ty môi trường mang đến đặt ở các khu dân cư từ 18 đến 20h30’ mỗi ngày.
Mỗi ngày, toàn phường thải ra 37 tấn rác, trong đó 6 tấn có thể tái sử dụng. Ông Ngô Ngọc Lâm, Phó chủ tịch phường Thành Công, cho biết: "Việc phân loại rác ngay tại nhà nếu thực hiện tốt sẽ giúp tận dụng tài nguyên này, giảm tải cho bãi rác thành phố và tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng chi phí xử lý rác mỗi tháng".
Hiện nay mỗi ngày Hà Nội thu gom khoảng 2.500 tấn rác. Nếu phân loại tốt, thành phố không chỉ tiết kiệm được 4 tỷ đồng chi phí xử lý mỗi tháng mà còn giảm nguy cơ "ngập trong rác", bởi nơi chôn lấp duy nhất là bãi Nam Sơn đang sắp đầy. Lượng rác thải ở Hà Nội tăng 15% mỗi năm và với đà này, chỉ hơn 5 năm nữa, bãi Nam Sơn sẽ quá tải.
III-Vấn đề tái sử dụng:
1.Biện pháp tái sử dụng:
Sử dụng lại túi nhựa, túi nilon cũ:
Bạn đừng vội vứt những chiếc túi nhựa, túi nilon cũ vào thùng rác, hãy biến chúng thành những đồ dùng hữu ích và tiết kiệm bằng những cách sau:
"Băng dán" đầu gối
Nếu bạn phải quỳ hai đầu gối xuống để lau sàn, dọn đồ trong gầm giường, gầm tủ hoặc dọn dẹp sân vườn, hai chiếc túi nilon cũ cuốn quanh đầu gối là cách tốt nhất giúp bạn giữ sạch quần áo.
Găng tay đa năng
Khi bạn phải dùng tay để vứt một số đồ vật bẩn hoặc làm những công việc không nên để tay tiếp xúc trực tiếp, bạn không cần phải hoang phí một đôi găng tay nhựa dày vào việc đó, chỉ cần 1 chiếc túi nilon cũ, dùng xong bạn có thể bỏ đi túi đi luôn.
Chổi quét sơn
Khi cần sơn 1 mảng tường nhỏ hoặc một chỗ tường lở nào đó, bạn không cần phải mua ngay một cây chổi sơn mới. Hãy dùng 1 chiếc túi nhựa hoặc túi nilon cũ, bọc phẳng phiu vào một tấm gỗ mỏng có tay cầm, cây chổi sơn mới này sơn đẹp và hiệu quả không kém gì những cây chổi sơn chính hiệu.
Mũ tránh mưa khẩn cấp
Hãy luôn cất trong túi quần hoặc túi xách của bạn một chiếc túi nilon, phòng khi trời mưa bất ngờ, bạn sẽ có ngay một chiếc mũ che đầu hữu dụng.
Giấy phủ nhà bếp
Nếu bạn chế biến các món tanh như cá, thịt, đồ hải sản... mà không muốn làm bẩn mặt bếp hoặc các đồ dùng xung quanh, bạn có thể dùng túi nilon cũ để lót bên dưới thực phẩm trước khi chế biến.
Giấy bọc quà độc đáo
Những chiếc túi nilon đầy màu sắc sẽ biến thành một loại giấy gói quà độc đáo nếu bạn có một chút sáng tạo trong cách gói quà.
Túi bọc ô ướt
Nếu bạn ra ngoài lúc trời mưa, nhớ mang theo một chiếc túi nilon để cất chiếc ô ướt của bạn phòng khi bạn phải cất ô vào túi.
Bảo vệ giày
Bạn lo ngại t