CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG NGÂN HÀNG
Tóm tắt
Làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ như Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI) bên cạnh đó với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực tế, tiết kiệm không gian lưu trữ và có tính bảo mật cao, công nghệ Blockchain là một trong những công nghệ nổi bật gần đây. Blockchain đã mở ra cuộc chạy đua trong nhiều ngành nghề khác nhau, một trong những ngành đang có cuộc chạy đua rầm rộ nhất là tài chính ngân hàng. Theo khảo sát trên 600 nhà điều hành các tổ chức tài chính lớn tại 15 nước thực hiện bởi PwC, 28% cho biết công nghệ này sẽ là chìa khoá cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng trong tương lai gần. Bài viết giới thiệu về Blockchain, thực trạng, lợi ích, thách thức và kiến nghị trong ngành Ngân hàng trong thời gian tới.
18 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghệ Bockchain trong ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
NHÓM 1
LỚP: C18604
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG NGÂN HÀNG
Nhóm 1:
Lê Tuấn Anh – C18604043
Trần Quốc Đạt – C18604033
Ngô Thị Thùy Dương – C18604036
Hồ Thị Thúy Hằng – C18604030
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
CAM KẾT THAM GIA HOÀN THÀNH TIỂU LUẬN
THÀNH VIÊN NHÓM
MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP
CHỮ KÝ
Lê Tuấn Anh
Email: anhlt18604@sdh.uel.edu.vn
Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Khang Thịnh
Các thành viên đã đóng góp nội dung và làm việc theo sự phân công chung.
Vì vậy, cả nhóm đồng ý đánh giá mức độ đóng góp của thành viên bằng nhau.
Trần Quốc Đạt
Email: dattq18604@sdh.uel.edu.vn
Liberty Hotel
Ngô Thị Thùy Dương
Email: duongntt18604@sdh.uel.edu.vn
Ngân hàng VIB
Hồ Thị Thúy Hằng
Email: hanghtt18604@sdh.uel.edu.vn
Ngân hàng BIDV
MỤC LỤC
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG NGÂN HÀNG
Tóm tắt
Làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ như Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI) bên cạnh đó với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực tế, tiết kiệm không gian lưu trữ và có tính bảo mật cao, công nghệ Blockchain là một trong những công nghệ nổi bật gần đây. Blockchain đã mở ra cuộc chạy đua trong nhiều ngành nghề khác nhau, một trong những ngành đang có cuộc chạy đua rầm rộ nhất là tài chính ngân hàng. Theo khảo sát trên 600 nhà điều hành các tổ chức tài chính lớn tại 15 nước thực hiện bởi PwC, 28% cho biết công nghệ này sẽ là chìa khoá cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng trong tương lai gần. Bài viết giới thiệu về Blockchain, thực trạng, lợi ích, thách thức và kiến nghị trong ngành Ngân hàng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BLOCKCHAIN
Blockchain là chuỗi các khối liên kết với nhau bằng kỹ thuật mật mã. Mỗi khối đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm theo tem thời gian và dữ liệu giao dịch. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng hay bất kỳ dữ liệu gì mà chúng ta cần ghi chép một cách độc lập và xác minh sự tồn tại của nó. Blockchain sở hữu tính năng đặc biệt là không cần một bên thứ ba để thực hiện giao dịch, mà có thể trực tiếp thực hiện giao dịch giữa một cách an toàn. Các thanh toán/giao dịch ngang hàng với tiền mã hóa cho phép thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác mà không cần qua một ngân hàng ủy quyền nào. Tiền có thể được chuyển qua máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối Internet. Những người tham gia vào hệ thống sẽ duy trì hệ thống mạng, thông qua đó tiền tệ được tạo ra và di chuyển, các giao dịch được ghi lại.
Hình 1: Sơ đồ hoạt đồng của Blockchain
Về công nghệ, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số dựa trên đường cong Elliptic (Elliptic Curve Digital Signature Algorithm - ECDSA) và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý lần lượt các hàm băm SHA256. Mỗi khối trong Blockchain chứa tất cả thông tin giao dịch của khối đó trong 1 cây Merkle - là một cây nhị phân có thứ tự được xây dựng từ một dãy các đối tượng dữ liệu sử dụng hàm băm để đạt hiệu quả cao trong việc lưu trữ và xác minh với lượng dữ liệu lớn các giao dịch. Khi có một giao dịch không hợp lệ, hệ thống sẽ loại bỏ nó bằng cách chọn theo số đông. Càng có nhiều máy tính tham gia vào hệ thống ngang hàng Blockchain thì sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống Blockchain đó càng cao.
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán. Các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận về và so sánh với chữ ký của giao dịch đó. Các ưu việt chính của Blockchain bao gồm: không thể làm giả hay can thiệp; không thể phá hủy; không thể thay đổi, bảo mật dữ liệu tuyệt đối minh bạch và hợp đồng thông minh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN HIỆN NAY
Cơ quan xử lý tín dụng trực tuyến Bureau trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Ba Lan đã ghi lại lịch sử tín dụng của khoảng 150 triệu người châu Âu bằng việc tạo ra giải pháp Blockchain để xử lý dữ liệu của khách hàng. Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha – Banco Santander tiên phong trong ứng dụng công nghệ Blockchain vào hoạt động đã xây dựng một hệ thống thanh toán One Pay FX trên nền tảng Blockchain.
Mục tiêu chính của hệ thống Blockchain là tối ưu hóa việc thanh toán giữa châu Âu và Nam Mỹ bằng việc sử dụng sổ cái phân tán. Ngân hàng JPMorgan đã tin tưởng, tương lai của Blockchain đến nỗi mà họ đã thành lập riêng một doanh nghiệp để nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này. Hiện tại, ngân hàng này đang thử nghiệm các ứng dụng cho các hoạt động tài chính.
HSBC thông báo cùng ING Bank vừa thực hiện thành công giao dịch tài trợ thương mại đầu tiên thông qua Tín dụng thư được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng công nghệ Blockchain cho Cargill, một tập đoàn quốc tế về nông nghiệp và thực phẩm đã giảm thời gian thanh toán L/C từ 5 - 10 ngày xuống còn 24 giờ.
Theo Reuters, Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) đang thử nghiệm dùng Blockchain cho các khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và Canada. Công nghệ Blockchain hiện được cho chạy song song với hệ thống chính của RBC, cho phép nhà băng này theo dõi các khoản thanh toán qua lại giữa Mỹ và Canada theo thời gian thực.
Blockchain sẽ giúp tăng tốc độ, giảm tính phức tạp và hạ chi phí cho khâu thanh toán. Ngân hàng RBC đã phát triển hệ thống Blockchain từ trước đó tại một trung tâm đặt ở Toronto, sử dụng phần mềm do tổ chức mã nguồn mở chuyên về Blockchain Hyperledger cung cấp.
Trước đó, CNBC đưa tin Hãng IBM đang xây dựng công nghệ Blockchain dành riêng cho bảy ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Ngân hàng Wells Fargo và Commonwealth Bank of Australia cũng từng dùng Blockchain để xử lý và thực hiện các chuyến xuất khẩu cotton từ Mỹ sang Trung Quốc.
Trong năm 2018, Daimler - hãng xe Đức sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz, hợp tác cùng Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg (LBBW) sử dụng Blockchain cho một giao dịch tài chính trị giá 100 triệu euro. Theo thông cáo của Daimler, công ty này đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp để vay số tiền trên từ LBBW và ba ngân hàng khác bằng Blockchain song song với quy trình theo luật pháp thông thường.
Blockchain sẽ tự động hóa toàn bộ quá trình này, từ lập và thực thi hợp đồng đến xác nhận trả nợ và trả lãi. Điều này giúp tiết kiệm chi phí nhân lực để thực hiện một số bước thủ công như hiện nay, trong khi tránh được việc phải lập nhiều hợp đồng, trao đổi với các nhà đầu tư, tiến hành thanh toán, còn bên cho vay cũng phải áp dụng các cơ chế quản trị, kiểm soát phức tạp.
Tập đoàn ngân hàng nước ngoài Trung Quốc, Limited viết tắt là Ngân hàng OCBC, là một tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng đa quốc gia có trụ sở tại Trung tâm OCBC, Singapore.Ngân hàng đầu tiên tại Đông Nam Á dùng Blockchain trong thanh toán. OCBC Bank sẽ sử dụng sản phẩm thiết kế bởi OCBC Bank và công ty giải pháp thanh toán ngân hàng BCS Information Systems (BCSIS)dựa trên nên tảng công nghệ Blockchain (khối chuỗi) trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế, làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
Infosys đã hợp tác với bảy ngân hàng tư nhân ở Ấn Độ, bao gồm ICICI Bank Ltd, Axis Bank Ltd, Kotak Mahindra Bank Ltd, Yes Bank Ltd, IndusẤn Bank Ltd, RBL Bank Ltd và South Indian Bank Ltd để phát triển Ấn Độ Trade Kết nối (ITC) như một mạng lưới giao dịch Blockchain để tạo thuận lợi cho việc xử lý và thực hiện các giao dịch ngân hàng mà không cần các hệ thống tin cậy yêu cầu các quy trình xem xét của con người. Người mua, người bán, ngân hàng và nhà quản lý sẽ có quyền truy cập vào mạng Blockchain, họ có thể thực hiện các giao dịch theo cách minh bạch, an toàn và tự động.
Sanat Rao, Giám đốc kinh doanh tại Infosys Finacle cho biết, công nghệ Blockchain cung cấp các cơ hội chưa từng có để chuyển đổi ngân hàng như chúng ta biết. Giống như bất kỳ công nghệ đổi mới nào, việc sử dụng các ứng dụng dựa trên Blockchain sẽ tăng dần từ những người chấp nhận sớm đến những người khác sẽ tham gia dựa trên lợi ích đã được chứng minh và hữu hình. Tại Infosys Finacle, chúng tôi cam kết tái cấu trúc ngân hàng và cung cấp một lực đẩy liên tục trong việc hợp tác với khách hàng của chúng tôi. Theo đuổi điều này, số hóa các quy trình tài chính thương mại sử dụng công nghệ sổ cái phân tán mang lại tiềm năng to lớn để loại bỏ ma sát, cắt giảm chi phí và tăng doanh thu thông qua các sản phẩm kinh doanh mới hiện có thể sử dụng các công nghệ hiện đại.
Ấn Độ Trade Connect tự hào cải thiện 75% trong thời gian chu kỳ cho thư tín dụng. Nó đã giành giải thưởng Celent Model Bank cho năm 2018 và có kế hoạch mở rộng trong danh sách bảy ngân hàng hiện tại trong mạng lưới của mình. Các quy trình tài chính thương mại hiện tại đang bị ảnh hưởng bởi các hệ thống và thách thức kế thừa, chẳng hạn như sự nhanh nhẹn và minh bạch, và gian lận. Do đó, Infosys Finacle đã tạo ra hệ sinh thái này, hợp tác với các bên liên quan khác nhau để giải quyết những vấn đề này và cho thấy Proof of Concept là bước đầu tiên trong việc chuyển đổi hoàn toàn mô hình trên quy mô toàn cầu.
Hình 2: Thử nghiệm Blockchain tại 3 ngân hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tháng 7/2018, CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã phối hợp cùng ba ngân hàng VietinBank, VIB và TPBank, thực hiện thử nghiệm thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain sau bốn tuần triển khai Mục tiêu khi làm thử nghiệm là đánh giá tính khả thi, hiệu quả thực tế khi áp dụng công nghệ, xác định ảnh hưởng hệ thống đến hạ tầng trung tâm như NAPAS. Điều này cho thấy, công nghệ này đang dần trở nên phổ biến và các ngân hàng không nằm ngoài xu thế.
CHƯƠNG 3: LỢI ÍCH
Thứ nhất, định danh KYC (Know Your Customer)
Yêu cầu xác minh danh tính khách hàng (KYC) là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ cho các giao dịch ngân hàng, và thường mất khoảng vài ngày, đôi khi đến vài tuần để hoàn tất các bước thủ tục. Khảo sát của Thomson Reuters vào năm 2017 cho thấy thời gian trung bình để hoàn thành các thao tác kiểm tra KYC là 32 ngày, tăng thêm 4 ngày so với năm 2016. Khảo sát cũng chỉ ra 85% khách hàng có trải nghiệm không tốt với KYC và 12% khách hàng đã phải thay đổi ngân hàng chỉ vì những thủ tục rườm rà.
Nhờ bản chất phi tập trung, Blockchain ghi chép dữ liệu theo phương thức sổ cái phân tán trên nền tảng các máy tính ngang hàng (P2P). Khi cần khai thác và sử dụng dữ liệu với sự đồng ý của khách hàng, các ngân hàng sẽ có thể thu thập, xác nhận và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác. Hiện tại, OCBC, HSBC và Tokyo Mitsubishi đều đã tiến hành thử nghiệm công nghệ Blockchain trong các giao dịch KYC tại thị trường châu Á.
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình thanh toán
Vì Blockchain giúp loại bỏ các yêu cầu xác minh từ các bên thứ ba trong quá trình chuyển khoản ngân hàng, dẫn đến thời gian xử lý thanh toán nhanh hơn và các khoản phí bổ sung được loại bỏ. Lấy ví dụ, các giao dịch tài chính trên nền tảng Ethereum Blockchain thường chỉ mất vài phút để xác nhận, trong khi một giao dịch chuyển khoản ngân hàng thông thường có thể mất tới ba ngày.
Tại Kenya, BitPesa đang sử dụng phương pháp này để cho phép các công ty thực hiện thanh toán nhanh hơn, rẻ hơn giữa các nước châu Phi mà không phải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng ngân hàng địa phương chậm và không hiệu quả, theo báo cáo của Citi Research.
Tại Nhật Bản, một nhóm các ngân hàng có kế hoạch ra mắt vào mùa xuân năm 2017 với dịch vụ xử lý thanh toán dựa trên blockchain sẽ hỗ trợ thanh toán trong nước và xuyên biên giới theo thời gian thực với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ truyền thống.
Thanh toán liên ngân hàng cũng được giải quyết một cách triệt để bằng công nghệ Blockchain. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã hợp tác với các tổ chức tín dụng lớn như Mitsubishi UFJ Financial Group, Bank of America, Merrill Lynch, Credit Suisse để triển khai mạng lưới thanh toán trên Blockchain nhằm mục đích tăng cường chuyển tiền xuyên quốc gia và phòng chống nạn rửa tiền.
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG) đã hợp tác với nền tảng phân phối đám mây lớn của Mỹ, Akamai Technologies, để phát hành một mạng lưới thanh toán toàn cầu trên Blockchain, với khả năng xử lý một triệu giao dịch mỗi giây. Ngoài ra, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Stanford, Đại học Carnegie Mellon và Đại học California, Berkeley cũng đang hợp tác phát triển một hệ thống thanh toán trực tuyến thông qua Blockchain, hỗ trợ lên tới 10.000 giao dịch mỗi giây.
Thứ ba, minh bạch và đơn giản hoá các hoạt động thương mại
Nhờ số hóa văn bản và tự động hóa các thủ tục, công nghệ chuỗi khối này giảm bớt rủi ro và loại bỏ sự chậm trễ, trùng lặp trong các hoạt đông thương mại. Ngoài ra, Blockchain còn cải thiện sự minh bạch khi tất cả các bên liên quan đều có thể xem tiến trình giao dịch trong thời gian thực.
Khảo sát năm 2017 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra rằng nhu cầu về tài chính thương mại toàn cầu chưa được đáp ứng là 1.500 tỷ USD, trong đó 40% là từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp tham gia thị trường tài chính hy vọng công nghệ blockchain sẽ giúp họ phục vụ được nhiều khách hàng hơn và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
IBM, UBS và một số ngân hàng quốc tế khác (bao gồm Caixa, CommerzBank và Bank of Montreal) đã liên kết với nhau để tạo ra một nền tảng tài chính thương mại toàn cầu dựa trên Blockchain. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông cũng tuyên bố ra mắt nền tảng tài chính thương mại trực tuyến trên nền tảng Blockchain vào tháng 11/2018.
Gần đây, HSBC Ấn Độ và Ngân hàng ING, Brussels, đã hỗ trợ giao dịch tài chính thương mại thông qua Blockchain đầu tiên của Ấn Độ. Giao dịch được thực hiện cho tập đoàn dầu khí Reliance Industries của Ấn Độ và một khách hàng tại Hoa Kỳ - Tricon Energy.
Thứ tư, Blockchain có thể giảm chi phí tài chính thương mại
Nhiều sáng kiến đang tập trung vào việc áp dụng Blockchain để tăng tốc và giảm chi phí tài chính thương mại, một số được coi là “chín muồi” cho sự gián đoạn bởi vì hiện tại nó thường liên quan đến các quy trình thủ công dựa trên giấy tốn kém, tốn thời gian. Trong một bằng chứng gần đây về khái niệm, Ngân hàng Commonwealth Úc, Wells Fargo và Brighann Cotton đã thực hiện những gì được cho là giao dịch dựa trên Blockchain toàn cầu trực tiếp đầu tiên liên quan đến hai ngân hàng; giao dịch liên quan đến một quy trình hợp tác để theo dõi và trả tiền cho một lô hàng bông giữa hai đơn vị Brighann ở Texas và Trung Quốc.
Đơn vị tài chính của IBM đang làm việc trên một hệ thống blockchain để giải phóng vốn bằng cách giải quyết tranh chấp với khách hàng nhanh hơn; các thử nghiệm của họ cho thấy thời gian giải quyết có thể giảm từ 44 ngày xuống 10 ngày. Theo báo cáo từ Tập đoàn tư vấn Boston ước tính rằng các công nghệ bao gồm Blockchain có thể giảm chi phí vận hành và tuân thủ giao dịch trên giấy từ 10% đến 15%.
Giải pháp Blockchain sẽ làm giảm chi phí và gánh nặng hành chính đối với ngân hàng và khách hàng. Ước tính rằng các công nghệ Blockchain có thể làm giảm chi phí cơ sở hạ tầng của ngân hàng khoảng 15 – 20 tỷ USD một năm vào năm 2020 – như tuyên bố trong “FinTech 2.0 Paper” của Santander Inno Ventures.
Thứ năm, hợp đồng thông minh
Đối với các ứng dụng tài chính thương mại, một khả năng chính của công nghệ blockchain là hợp đồng thông minh. Đây là những chương trình nhỏ, tự thực hiện được lưu trữ trên sổ cái phân tán, tự động thực hiện thanh toán hoặc các hành động khác khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng.
Ví dụ: hợp đồng có thể kích hoạt xử lý thanh toán tự động khi một công ty xác minh rằng họ đã nhận được một lô hàng, do đó đẩy nhanh giao dịch và giảm khả năng xảy ra lỗi dịch vụ xử lý thanh toán. Năm 2016, tập đoàn tài chính R3 và các ngân hàng thành viên đã hoàn thành các nguyên mẫu tài chính thương mại sử dụng hợp đồng thông minh để xử lý các giao dịch bao thanh toán và thư tín dụng.
Bảng: Quy trình giao dịch truyền thống so với Blockchain
Quy trình truyền thống
Blockchain, IOT và hợp đồng thông minh
Tính minh bạch: Tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng cập nhật dữ liệu theo thời gian thực trong một hệ thống.
Không
Có
Hiệu quả chi phí: Không có tài liệu vật lý hoặc vận chuyển. Không có rủi ro trùng lặp hoặc mất mát.
Không
Có
Tùy chỉnh: Phù hợp, chính sách bảo hiểm cá nhân
Không
Có
Thuận tiện: Tất cả các bên làm việc cùng một sổ cái, tất cả trực tuyến và ngay lập tức
Không
Có
Bảo mật: Dữ liệu có thể kiểm chứng và không thay đổi để giảm rủi ro gian lận
Không
Có
CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC
Với những lợi ích mang lại cho ngành tài chính ngân hàng, công nghệ chuỗi khối được cho rằng sẽ tạo ra một cú hích thay đổi lớn trong ngành, cũng như mang lại ưu thế cạnh tranh chiến lược cho những người nhanh chân. Nhưng Blockchain là một nền tảng hoàn toàn mới so với các công nghệ hiện này, nên quá trình phát triển ứng dụng công nghệ này là một thách thức lớn mà không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể tham gia. Cuộc chạy đua dường như chỉ dành cho các ngân hàng dẫn đầu.
Theo khảo sát điều hành năm 2016 của Deloitte, 39% các giám đốc điều hành cấp cao ở Hoa Kỳ có rất ít thậm chí hoàn toàn không có kiến thức về Blockchain. Đó là năm 2008, và mọi người vẫn hầu như không biết về nó. Theo thống kê, hiện tại không dưới 24% dân số thế giới biết đến công nghệ này. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử, 13 dự án blockchain đã huy động được 365 triệu đô la trong năm 2015, trong khi năm 2016, họ đã tích lũy được không dưới 1 tỷ đô la. Ngoài việc thiếu kiến thức, họ cũng thiếu các tiêu chuẩn và các dự án Blockchain điển hình để học hỏi. Các ngân hàng cần hợp tác thêm với nhau để hiểu rõ hơn và xây dựng các tiêu chuẩn cũng như giao thức thống nhất để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ Blockchain.
Một mối lo ngại khác về tỷ lệ áp dụng Blockchain là sự không chắc chắn về mặt luật pháp và pháp lý. Hợp đồng thông minh giới thiệu bởi Ethereum Blockchain có thể giúp các ngân hàng giảm chi phí nhưng hiệu lực của nó vẫn chưa được công nhận ở nhiều quốc gia. Hiện tại, trên thế giới chưa có tiêu chuẩn hay tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các giao thức Blockchain. Các tổ chức cần có thời gian để xây dựng các quy định được quốc tế chấp thuận.
Theo Harvard Business Review, Blockchain “không phải là một công nghệ đột phá, mà là một công nghệ cơ bản - nó có tiềm năng tạo nền tảng mới cho các hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta”. Nếu các ngân hàng áp dụng Blockchain thì cũng phải đặt ra thách thức về khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi Blockchain.
Mặc dù có những lợi ích tiềm năng, một số người tin rằng có thể mất thời gian để các giải pháp tài chính thương mại Blockchain trở nên thịnh hành. Chris Mager của BNY Mellon cho rằng có thể mất từ 7 đến 10 năm để phát triển một hệ thống thanh toán dựa trên Blockchain cho thanh toán thương mại thanh toán liên ngân hàng...
Blockchain cũng đặt ra thách thức đòi hỏi tất cả các bên liên quan sẽ phải tham gia hợp tác vào sự phát triển trong lĩnh vực này, “sẽ cần phải có một tập thể chung” giữa các ngân hàng, nhà quản lý và các công ty công nghệ. Bên cạnh đó, thách thức về sự riêng tư, bảo mật, khả năng mở rộng... cũng là những vấn đề cần xem xét. Blockchain có thể là giải pháp công nghệ tiềm năng cho ngành tài chính ngân hàng, tuy nhiên cần phải tiếp tục hoàn thiện, phát triển về công nghệ, giảm thiểu chi phí khi áp dụng và khắc phục các vấn đề khác đang tồn tại.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Công nghệ Blockchain đang thực sự mở ra một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nó có tác động to lớn đến quy trình xác nhận giao dịch, quản lý tiền mặt, tối ưu hóa tài sản cũng như các quy trình kinh doanh khác. Chúng ta có thể thấy rõ rằng nhiều ngân hàng đã bắt đầu tạo ra các giao dịch của riêng họ và sẵn sàng sử dụng công nghệ blосkсhаіn cho các giao dịch hiện nay và xu hướng này dườ