Đề tài Công nghệ chế biến thực phẩm - Quá trình ép đùn

Đầu thoát liệu có dạng côn hay gắn với dĩa khuôn đục lỗ để định dạng cho sản phẩm. Cơ cấu tạo áp lực: piston hay vis tải. Nguyên liệu đi qua một đầu của buồng chứa, chuyển dịch bên trong buồng nhờ lực đẩy của piston hoặc chuyển động tròn xoay của vis tải và thoát ra ở đầu kia của thiết bị.

pptx46 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6939 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ chế biến thực phẩm - Quá trình ép đùn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨMQUÁ TRÌNH ÉP ĐÙNNhóm 5NỘI DUNGCơ sở khoa họcMục đích công nghệ và phạm vi áp dụngCác biến đổi của nguyên liệuCác yếu tố ảnh hưởngThiết bị1. CƠ SỞ KHOA HỌCÉp đùn là quá trình dùng áp lực đẩy khối nguyên liệu qua các lỗ nhỏ nhằm mục đích định hình cho sản phẩm, bán thành phẩm.Có dạng hình trụ, làm bằng vật liệu chịu áp lực caoTrục vis quay truyền năng lượng cho lớp nguyên liệu tiếp xúc với trụcChuyển động xoắn dọc theo chiều quay của trục tạo ra lực ma sát giữa các nguyên liệu và giữa nguyên liệu với vỏ máyNhiệt lượng làm nhiệt độ khối nguyên liệu tăng, phân tử nguyên liệu chịu tác động của lực đẩy, lực ma sát,Lực tác động đủ lớn + tác động của nhiệt cao làm biến dạng hoặc phá vỡ cấu trúc ban đầu của nguyên liệu chuyển thành dạng dẻoKhối nguyên liệu đến đầu ra, dạng côn hay dĩa khuôn làm giảm lượng nguyên liệu thoát ra, tạo áp lực lớn tại đầu lỗ khuôn nén nguyên liệu vào lỗ khuônRa bên ngoài, áp suất giảm đột ngột, chất khí và lỏng bị nén trong khối nguyên liệu sẽ bốc hơi nhanhSản phẩm tăng về thể tích, làm khô giảm nhiệt và trương nở2. MỤC ĐÍCH CÔNG NGHỆ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN 3. CÁC BIẾN ĐỔI CỦA NGUYÊN LIỆUCác thông số biến đổi sẽ làm thay đổi áp lực và nhiệt độ trong thiết bị dẫn đến thay đổi tính chất sản phẩm cuốiQuá trình ép đùn áp lực cao thường sử dụng trong CN chế biến các nguyên liệu dạng phân tử như protein và tinh bột. Giai đoạn phối trộnĐường kính trục vis nhỏ hay bước vis thưa tức không gian chứa nguyên liệu nhiều. Biến đổi chính trong vùng thứ nhất này là sự phối trộn đều các nguyên liệu với nhau.Giai đoạn nhào trộnVùng 2, nhiệt độ và áp suất tăng dần cũng như các cấu tử, nhất là nước được trộn đều, khuếch tán vào bên trong cấu trúc nguyên liệu, hình thành liên kết hydro. Nguyên liệu trương nở, đặc hơn.Giai đoạn nấu – định hìnhVùng này nguyên liệu bị biến đổi sâu sắc nhất.Dưới áp lực cao, cấu trúc hạt tinh bột bị phá vỡ hay rách bó sợi protein.Ở trạng thái chảy dẻo, các phần tử linh động hơn, có khuynh hướng duỗi mạch, tạo ra các liên kết mới, tạo thành khung mạng cho sản phẩm sau này. Phân tử khí và hơi nước phân bố đều giữa các khung mạng chính là các “mầm” khí để tạo độ xốp cuối cho sản phẩm.Giai đoạn nấu – định hìnhKết thúc GĐ nấu, nguyên liệu có dạng khối dẻo hay lỏng và chịu áp lực rất cao. Dòng chất lỏng nhớt này sẽ chảy qua lỗ khuôn và định hình dòng chảy theo hình dạng của khuôn.Giai đoạn nấu – định hìnhNgược lại nếu năng lượng liên kết giữa các hợp chất cao phân tử tạo khung mạng lớn mà năng lượng của các phân tử khí và hơi thấp thì sản phẩm sẽ nở rất ít hay không nở. Giai đoạn này, nếu các phân tử nước có năng lượng lớn và thoát ra ngoài nhiều, sản phẩm sẽ trở nên khô giòn hay cứng và cố định hình dạng.Ngoài protein và tinh bột có vai trò tạo khung mạng, các chất khác cũng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm cuối. Chất béo có thể liên kết với khung protein thông qua nhóm ưa béo hay với tinh bột hay thông qua quá trình hấp phụ vào các vòng xoắn của amylose. Các liên kết này tạo màng chất béo nhốt các bóng khí và hơi nước nên sản phẩm sẽ phồng nở tốt hơn. Nhiệt độ quá cao, các acid béo tự do có thể bị oxy hóa, ảnh hưởng đến hương vị sản phẩm cuối cùng, giảm chất lượng dinh dưỡng và cảm quan của sản phẩm.Một số hợp chất tạo màu và hương của nguyên liệu có thể bị phân hủy bởi nhiệt độ cao trong buồng ép.Một số có thể bị cuốn theo hơi nước thoát ra từ sản phẩm ép đùn. Vì thế các chất này thường được bổ sung vào sản phẩm ngay sau quá trình ép đùn.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGẢnh hưởng của cấu hình thiết bịĐường kính trục vis càng lớn, bước vis càng nhỏ thì không gian dành cho nguyên liệu căng giảm.Số lượng lỗ khuôn càng nhiều, lỗ khuôn càng lớn sẽ càng làm giảm áp suất tác động lên nguyên liệu.Chiều dài của phần làm việc trong máy ảnh hưởng đến mức độ biến dạng của nguyên liệu.Bề mặt bên trong buồng ép và trục vis càng nhám sẽ làm nhiệt lượng sinh ra càng lớn.Ảnh hưởng vận tốc quay trục vis: Tốc độ quay của trục vis càng nhanh Cấu trúc bên trong của máy càng nhám Lực tác dụng lớn, khả năng biến dạng, chảy dẻo của nguyên liệu càng cao.→ Lực tác dụng lớn, khả năng biến dạng, chảy dẻo của nguyên liệu càng cao. Ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu:Kích thước hạt ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình SX sản phẩm. Nếu hạt quá mịn khi sử lý ẩm nguyên liệu sẽ bị vón cục làm cho nguyên liệu không nhào được đồng đều. Nếu hạt quá to phải tốn nhiều năng lượng để biến đổi nếu không sẽ tạo cảm giác nhám, sạm khi sử dụng.Ảnh hưởng của lưu lượng nhiên liệu và thời gian lưu nguyên liệu trong cùng một thiết bị:Lưu lượng nhập vào càng nhiềuThời gian lưu căng lâu→ Áp suất, nhiệt độ của nguyên liệu sẽ căng tăng.Các thông số công nghệ: Áp suất và nhiệt độCác tinh chất của nguyên liệu: Giá trị dinh dưỡngTinh chất cảm quanCác tính chất của nguyên liệuQuá trình ép đùnHồ hóa tinh bộtBiến tính protein5. THIẾT BỊ ÉP ĐÙNBa bộ phận chính là buồng ép, trục vis và dĩa khuôn/ lỗ khuôn. Ngoài các bộ phận trên, thiết bị ép đùn còn có các bộ phận phụ khác như khung đỡ thiết bị, động cơ và cơ cấu truyền động, bộ phận nhập liệu và bộ phận và bộ phận cắt định hình sản phẩm. Tùy thuộc vào cấu trúc của trục vis, thiết bị ép đùn áp lực cao được chia thành hai nhóm là thiết bị ép đùn trục đơn và thiết bị ép đùn trục đôi.Buồng ép đùn Buồng ép đùn có dạng hình trụ nằm ngang, thường có tỉ lệ chiều dài/ đường kính (L/D) từ 10/1 đến 25/1. Bên ngoài buồng ép, một số máy được thiết kế các lớp vỏ áo để làm nóng hay làm mát. Lớp vỏ áo này tương ứng với từng phân đoạn của buồng ép tạo nên những vùng có nhiệt độ khác nhau bên trong thiết bị ép đùn. Bề mặt bên trong của buồng ép đùn có thể để trơn nhẵn hay tiện các khe rãnh làm tăng ma sát. Khe rãnh dọc được sử dụng khi muốn tăng tác động nhào trộn trên nguyên liệu, vì tại những rãnh dọc này, nguyên liệu ép đùn sẽ bị nén chặt vào đó khi trục vis quay, và làm cho nguyên liệu vận chuyển tốt hơn, khe rãnh cần có dạng xoắn ốc cùng chiều với cơ cấu xoắn ốc của trục vis.Trục visTrục vis dạng xoắn có thể được đúc dưới dạng một khối nguyên hay gồm nhiều module lắp ghép lại với nhau trên trục quay của thiết bị. Thông thường, trục vis được ghép từ ba module trở lên. Giữa các module sẽ có thêm các vòng để ngăn hơi nước bay ngược về cổng nhập liệu làm nghẹt máy. Trong một số trường hợp, giữa các module còn được lắp thêm các dĩa nhào. Các dĩa nhào này có tác dụng làm chậm tốc độ vận chuyển nguyên liệu trong buồng ép, do đó đảm bảo được hiệu quả của các tác động như nén ép, gia nhiệt, và nhào trộn lên nguyên liệu ép đùn.Cấu tạo dĩa nhào nối với trục visDĩa khuôn và lỗ khuôn:Bộ phận cắt định hình:Bộ phận cắt định hình:Thiết bị ép đùn trục đơn chỉ có một trục vis. Tuy nhiên, trục vis này, đường kính và bước vis có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích của quá trình ép đùn, nguyên liệu và sản phẩmThiết bị ép đùn trục đôi: nhiều lợi thế hơn thiết bị ép đùn trục đơn nhưng kiểm soát thời gian lưu của nguyên liệu trong buồng ép tốt hơn, sự truyền vận tốt hơn, cơ chế tự làm sạch, và tính ổn định trong sản xuất cao hơn. Cấu tạo điển hình của trục ép đơnQuy trình công nghệ làm bánh canhNguyên liệu , vật liệu :150g bột gạo200g bột năng10ml dầu thực vật500ml nướcBước 1 : Chuẩn bị nguyên liệuBước 2: Trộn 2 loại bột theo tỉ lệ 1 : 1Bước 3 : cho nước vào từ từ, nhào đến khi bột mịn, quánh, dai. Bước 4 : Rắc ít bột lên thớt để chống dính nước, lấy một lượng bột vừa phải, dùng cán lăn, lăn bột cho dẹt với độ dày vừa phải.Bước 5 : Dùng dao cắt bột vừa lăn thành từng sợi có kích cỡ vừa phải.Bước 6: Cho vào nồi nước sôi có pha dầu ăn, chần đến khi bột nổi lên và có màu trong suốt so với lúc đầu. CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE