• Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo và phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể cảm ứng biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuyến tụy, tế bào bào da, tế bào máu, tế bào thần kinh
• Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc phân lập:
Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells-ESCs): lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai đoạn phôi bào tức là hợp tử sau 6-7 ngày đã thụ tinh.
Tế bào mầm phôi (Embryonic germ cells): này được phân lập từ phôi 5-9 tuần tuổi hoặc từ thai nhi
Tế bào gốc thai (Foetal stem cells): lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào thai bị hủy do phá thai hoặc từ máu cuống rốn sau khi sinh.
Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cells/Somatic stem cells): lấy từ các mô trưởng thành của người trưởng thành (máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ ).
• Công nghệ tế bào gốc: là ngành công nghệ nghiên cứu tế bào gốc và những ứng dụng của nó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người,tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào, tác động và biệt hoá chúng thành những dòng tế bào khác nhau, các Sản phẩm khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, chống lão hoá.
6 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghệ tế bào gốc với các vấn đề xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1.Giới thiệu về công nghệ tế bào gốc
1.1.Khái niệm
Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo và phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể cảm ứng biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuyến tụy, tế bào bào da, tế bào máu, tế bào thần kinh…
Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc phân lập:
Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells-ESCs): lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai đoạn phôi bào tức là hợp tử sau 6-7 ngày đã thụ tinh.
Tế bào mầm phôi (Embryonic germ cells): này được phân lập từ phôi 5-9 tuần tuổi hoặc từ thai nhi
Tế bào gốc thai (Foetal stem cells): lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào thai bị hủy do phá thai hoặc từ máu cuống rốn sau khi sinh.
Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cells/Somatic stem cells): lấy từ các mô trưởng thành của người trưởng thành (máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ…).
Công nghệ tế bào gốc: là ngành công nghệ nghiên cứu tế bào gốc và những ứng dụng của nó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người,tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào, tác động và biệt hoá chúng thành những dòng tế bào khác nhau, các Sản phẩm khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, chống lão hoá.
1.2.Lịch sử phát triển
Quá trình phát triển của nghiên cứu tế bào gốc trên thế giới:
+ 1945- Phát hiện ra tế bào gốc tạo máu.
+ Thập kỷ 1960 - Xác định được các tế bào carcinoma phôi chuột là một loại tế bào gốc.
- Khám phá ra trong não trưởng thành có chứa các tế bào gốc có thể biệt hóa thanh các tế bào thần kinh.
+ 1981 - Evans và Kaufman và Martin phân lập được tế bào gốc phôi từ khối tế bào bên trong của phôi túi (blastocyst) chuột.
+ 1995-1996 – Tế bào gốc phôi linh trưởng có nhân lưỡng bội bình thường được phân lập từ khối tế bào bên trong của phôi túi và duy trì trên in vitro.
+ 1998 - Thomson và cộng sự ở đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) tạo ra dòng tế bào gốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào bên trong của phôi túi.
+ 1999 – Khẳng định khả năng chuyển biệt hóa (transdifferentiation) hay tính mềm dẻo (plasticity) của tế bào gốc trưởng thành.
+ 2001 – Tìm ra một số phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hóa trên in vitro tạo ra các mô có thể dùng cho ghép mô.
+ 2003 - Tạo được noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột. Điều này gợi ý rằng tế bào gốc phôi có thể có tính toàn năng, bằng thực nghiệm có thể làm một tế bào “trẻ lại”.
+ 2005 - Phát triển kỹ thuật mới cho phép tách chiết tế bào gốc phôi mà không làm tổn thương phôi.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc được tiến hành từ những năm 90. Năm 1995, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành ca ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân bệnh máu. Từ đó đến nay , trên cả nước đã có nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu cho điều trị bệnh máu như: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Nhi Trung ương…và nhiều cơ sở khác đang tập trung nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học.
1.3.Các ứng dụng đặc trưng của công nghệ tế bào gốc
Ghép tế bào gốc trị liệu (stem cell therapy): dùng tế bào gốc để thay thế, sửa chữa các phần cơ thể bị bệnh và tổn thương bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật ghép tế bào trị liệu (cell transplantation therapy) hay kỹ thuật thay thế tế bào trị liệu (cell replacement therapy).
Tế bào gốc trưởng thành đã được sử dụng trong điều trị các bệnh tự miễn, tai biến mạch máu não, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, nhiễm Estein-barr virus, tổn thương giác mạc, các bệnh máu và bệnh gan, tạo xương không hoàn chỉnh, tổn thương tủy sống, liền vết thương da, điều trị ung thư (kết hợp với hóa chất và tia xạ), u não, u nguyên bào võng mạc, ung thư buồng trứng, các khối u đặc, ung thư tinh hoàn, đa u tủy, lơ-xê-mi, ung thư vú, u nguyên bào thần kinh, u lympho Non-Hodgkin, carcinoma tế bào thận, tái tạo cơ tim sau cơn đau tim, đái đường type I, tổn thương xương và sụn, bệnh Parkinson…
Tế bào gốc phôi người có thể được điều trị bệnh Parkinson, đái đường, chấn thương tủy sống, suy tim…
Công nghệ mô (tissue engineering): sử dụng tế bào gốc trưởng thành để phát triển thành mô ghép hoặc có thể dùng tế bào gốc phôi tạo ra trong kỹ thuật nhân bản phôi vô tính để sản xuất ra các mô ghép phù hợp về mặt miễn dịch hoặc tạo ra mô ghép phù hợp với bệnh nhân từ nguồn tế bào gốc phôi là dùng kỹ thuật chỉnh sửa gen mã hóa phân tử hòa hợp tổ chức chính.
Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu da - thẩm mỹ: điều trị các tổn thương da như bỏng, các bệnh lý da và chăm sóc da thẩm mỹ, hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.Dung dịch nuôi cấy chứa tế bào gốc đa năng khi đi vào da tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào thượng bì hay trung bì phát triển mạnh giúp cho sự thay mới, làm trẻ hóa da hay thay những tế bào hư hại bằng những tế bào trẻ khỏe với chức năng đầy đủ và vững mạnh.
2.Tác động của công nghệ tế bào gốc đối với xã hội
Việc nghiên cứu tế bào gốc trong y học đã được tiến hành từ những năm 1960 trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển với các nghiên cứu về tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc tạo máu. Những thành công đầu tiên trong lĩnh vực này là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu để điều trị một số bệnh máu ác tính (ghép tế bào gốc tạo máu) được tiến hành vào những năm 80 của thế kỷ XX ở hầu hết các nước tiến tiến, nguồn tế bào gốc cho ghép được lấy từ xương, từ máu ngoại vi, gần đây là từ máu cuống rốn và màng lót cuống rốn. Ghép tế bào gốc đã điều trị được nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo: Lơxêmi, bệnh di truyền, U lympho… đạt kết quả cao nhất ở bệnh nhân trẻ và trẻ em. Gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học không chỉ dừng lại ở việc ghép tế bào gốc tạo máu mà còn được nghiên cứu và phát triển ở rất nhiều chuyên khoa khác như: Mắt, tim mạch, bỏng, da…Việc nghiên cứu tế bào gốc mở ra một triển vọng mới cho việc điều trị các bệnh nan y, đồng thời có thể khôi phục những loài thú đã tuyệt chủng.
Công nghệ tế bào gốc tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào gốc, tác động và biệt hóa chúng thành những dòng tế bào khác nhau, các tạng khác nhau, các sản phẩm khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, chống lão hóa. Công nghệ tế bào gốc có thể góp phần tác động vào tế bào gốc tại các cơ quan trên cơ thể, để cơ thể hoạt động tốt, sẵn sàng cho việc sản sinh tế bào chức năng khỏe mạnh phục vụ cho chính các bộ phận đó.
Tuy nhiên xét về mặt đạo đức – xã hội, công nghệ này gặp rất nhiều rào cản từ mọi phía.Có thể nói lĩnh vực nghiên cứu về tế bào gốc là một ví dụ điển hình về các mâu thuẫn giá trị đạo đức-y học và tôn giáo. Một mặt, chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật mà dường như y học đang bó tay, chưa có các biện pháp điều trị hiệu quả như các bệnh do khiếm khuyết di truyền, đái đường, bệnh tự miễn, Parkinson, ghép tạng…. Vấn đề này đòi hỏi y học nghiên cứu tìm ra các phương pháp điều trị mới, yêu cầu này cũng mang tính “thiện” dưới góc độ tôn giáo. Thành tựu của nghiên cứu tế bào gốc mở ra hy vọng có được các phương pháp điều trị mới dựa trên ghép tế bào gốc, thay thế gen, tạo nên các mô/tạng ghép phù hợp với người bệnh.... Mặt khác, các nghiên cứu về tế bào gốc liên quan đến việc sử dụng phôi người do đó gây ra mối lo ngại về các vấn đề đạo đức và tôn giáo, vấn đề phạm vi và điều kiện cho các nghiên cứu loại này. Nghiên cứu tế bào gốc đặt ra các vấn đề đạo đức và tôn giáo sau:
- Sử dụng phôi/thai người là giết chết một con người: Các quan điểm chống lại việc nghiên cứu tế bào gốc phôi người chủ yếu dựa trên vấn đề tín ngưỡng và quan niệm về việc phá hủy phôi người. Điều tra xã hội của Nisbet M. C. cho thấy năm 2001, 53% dân Mỹ cho rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai (1) và cho rằng các nghiên cứu tế bào gốc phôi người là sai lầm về mặt đạo đức. Nhiều ý kiến chống đối cho rằng phôi người phải có nhân quyền, phải được bảo vệ như đối với bảo vệ con người. Tuy nhiên cái nhìn của công chúng về vấn đề nghiên cứu tế bào gốc phôi có thay đổi. Năm 2002 chỉ có 39% và năm 2003 chỉ có 38% số người được phỏng vấn còn cho rằng nghiên cứu phôi người là sai lầm về đạo đức, nhiều người cho rằng các phôi thừa trong quá trình làm thụ tinh nhân tạo điều trị vô sinh thay vì vứt bỏ nên được hiến cho khoa học.
- Công cụ hóa phôi người, biến cuộc sống thành món hàng thương mại: Nhiều người lo ngại rằng các nghiên cứu tế bào gốc sẽ biến phôi người thành công cụ cho các nghiên cứu y sinh học. Họ lo ngại rằng để chhữa bệnh cho một người người ta tạo ra một “bản sao” giống hệt người đó, giết chết sinh linh này để lấy mô/tạng dùng cho “bản gốc”. Khi đó cuộc sống sẽ là món hàng để mua bán.
- Chống lại quy luật của tạo hóa, chống lại thuyết “định mệnh”: Tạo hóa quy định quá trình sinh- lão- bệnh- tử của mỗi cơ thể sinh vật. Nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản phải chăng cố gắng cưỡng lại định mệnh, chống lại quy luật sinh học để kéo dài sự sống.
Hiện tại, thế giới đã sử dụng công nghệ tế bào gốc để sản xuất ra các sản phẩm dược mỹ phẩm có nguồn gốc sinh học, thay thế cho các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm trong hoạt động thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp. Công nghệ Tế bào gốc đặc biệt được sử dụng thành công trong các ứng dụng về da: điều trị các tổn thương da; các bệnh lý da liễu và chăm sóc da thẩm mỹ; hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ. Tế bào gốc và các chế phẩm chứa một lượng protein tốt, các chất nền tảng giúp cho chức năng tế bào gốc da tốt hơn giúp da khỏe, từ đó cải thiện tất cả các đặc tính của da, làm đầy các nếp nhăn, chống lão hóa da.
Tại Việt Nam, công nghệ tế bào gốc mặc dù đi sau nhưng đã có những bước phát triển vượt trội và đúng hướng. Lĩnh vực tế bào gốc ba năm trở lại đây đã tạo thành một nền công nghiệp mới cho Việt Nam – công nghiệp Tế Bào Gốc. Đặc biệt, việc PGS.TS.BS. Phan Toàn Thắng tìm ra tế bào gốc từ màng dây rốn đã làm thế giới phải sửng sốt, mở ra triển vọng chữa trị nhiều bệnh tật, cũng như cải thiện, chăm sóc sắc đẹp ngay tại Việt Nam.
Tế bào gốc là một thành tựu lớn của nhân loại. Tế bào gốc mở ra các tiềm năng ứng dụng to lớn trong tương lai của công nghệ sinh học vào nhiều lĩnh vực y sinh học khác nhau. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng các nghiên cứu về tế bào gốc sẽ vẫn phát triển. Tuy nhiên còn có những vấn đề nan giải mà các nghiên cứu về tế bào gốc phải đối mặt.
3.Mở rộng
Công ty cổ phần Sinh học và Y học tái tạo FBM:
Với tư cách là một công ty được đầu tư bởi Tập đoàn FPT – tập đoàn công nghệ lớn nhất tại Việt Nam, FBM hướng tới việc tham gia xây dựng một ngành công nghiệp mới tại Việt Nam, một ngành công nghiệp sạch dựa trên nền tảng công nghệ cao: ngành sinh học và y học tái tạo mà cơ sở là các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc. Với những bước đầu là các sản phẩm ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp, FBM mong muốn biến những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học thành các sản phẩm thương mại chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng.
FBM tiên phong trong công nghệ, hoạt động dựa trên nền tảng khoa học và ứng dụng hiệu quả những công nghệ này, hội tụ các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao, trong đó có PGS.TS.BS. Phan Toàn Thắng, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm kết nối và gìn giữ lòng tin cùng khách hàng.
Hiện nay FBM đã ứng dụng thành công công nghệ để sản xuất dòng sản phẩm mỹ phẩm: Juvian vàJuviGrows. Sản phẩm của FBM được đóng trong túyp eppendorf – loại tuýp chuyên dụng trong phòng thí nghiệm, đảm bảo tính vô khuẩn, phù hợp với các môi trường bảo quản nghiêm ngặt.
Juvian và JuviGrows là các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da, chống lão hoá da, hạn chế xuất hiện nếp nhăn và làm giảm nếp nhăn trên da. Tăng cường sức đề kháng của da chống lại các tác động từ môi trường. Hỗ trợ chăm sóc da sau điều trị một số bệnh lý về da như sau điều trị trứng cá, sau điều trị nám da, sau điều trị dị ứng hoặc các tổn thương trên da.
Đặc biệt, do sản phẩm có nguồn gốc sinh học và không có chất bảo quản nên rất phù hợp với những bệnh nhân có làn da mẫn cảm với hóa chất và các loại hóa mỹ phẩm.
Hai sản phẩm Juvian và JuviGrows của công ty FBM hiện nay đã được sử dụng thành công trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lí về da sau điều trị trứng cá, sau điều trị nám da, sau điều trị dị ứng hoặc các tổn thương trên da tại các đơn vị tuyến đầu trong ngành da liễu cũng như nhiều thẩm mỹ viện nổi tiếng tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao, cho kết quả tốt, giúp da khỏe, đẹp.
*******
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tế bào gốc và nhân bản-PGS. TS. Nguyễn Anh Trí, Bs. Lê Xuân Hải,Viện Huyết Học-Truyền Máu Trung Ương