Đề tài Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam

Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vĩ đại và đã có rất nhiều nước đã trở thàmh những nước công nghiệp lớn, vậy chúng ta có cần bàn luận thêm về phạm trù con người và vấn đề về con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay không. Điều đó có phải là vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phương thức duy nhất để phát triển nền kinh tế thế giới và bất kỳ một quốc gia nào bỏ qua quá trình này đều sẽ trở nên quá chậm, quá lạc hậu so với bước đi của thế giới hay là vì con người là chủ thể, là mấu chốt, là điểm khởi đầu cũng như là cái đích của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá này. Việt Nam là một trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, làm ăn tản mạn, tuỳ tiện của sản xuất nhỏ, sản xuất còn mang tính chất tự cấp, tự túc, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới, tốc độ tăng bình quân chậm hơn nhiều nước trong khu vực. Vì vậy muốn không bị tụt hậu xa hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã xác định nước ta “.Chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.” Chủ trương này tiếp tục được hoàn thiện và có bước phát triển mới ở các Đại hội VII, VIII, IX và trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương.

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên