Đề tài Công tác cán bộ Đoàn của xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo toàn dân thực hiện hơn 20 năm qua đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc cả về nhận thức lý luận và thực tiễn trong mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển ngày càng vững chắc và ổn định. Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, xây dựng nước ta giàu mạnh với mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt qua các cuộc chiến tranh, Thanh niên luôn sẵn sàng chiến đấu hi sinh cống hiến cho hoà bình Tổ quốc, đây là lực lượng hùng mạnh bảo vệ chế độ XHCN, nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ đã minh chứng cho sự cống hiến của tuổi trẻ. Trong đó cán bộ có vai trò quan trọng. Trong thời bình cán bộ phải là lực lượng đầu tiên thực hiện sự nghiệp đổi mới vận mệnh của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá vai trò của cán bộ, Mác- Lênin đã khẳng định vai trò của cán bộ đối với sự nghiêp đổi mới, đặc biệt với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và với thành công của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. C.Mác cho rằng: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”. V.I.Lênin cũng khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành quyền lực, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những vị lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng và tổ chức lãnh đạo phong trào”. Sau năm năm trực tiếp lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xôviết, Lênin càng thấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ. Người nhấn mạnh nếu không có đội ngũ cán bộ tốt “thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc cuả mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của thời kỳ này, Đảng ta đã xây dựng chiến lược cán bộ. Trong đó Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành lại càng có vai trò trọng hơn. Thực tiễn phong trào cộng sản và thực tiễn cách mạng nước ta cũng khẳng định điều đó, tiêu biểu là thực tế hiện nay ở cấp cơ sở càng cho thấy tầm quan trọng và vai trò, vị trí người cán bộ.

doc56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác cán bộ Đoàn của xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM ----------–µ—--------- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Đề tài CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐOÀN CỦA Xà TỎA TÌNH – HUYỆN TUẦN GIÁO – TỈNH ĐIỆN BIÊN. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nuyễn Hải Đăng Người thực hiện : Mùa A Lử Lớp : K49 Niên khóa : 2010 - 2011 Hà Nội, tháng 10 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô trong Học viện đã chỉ bảo, truyền dạy những kiến thức giúp em trưởng thành như ngày hôm nay. Những kiến thức đó đã giúp em rất nhiều trong quá trình vận dụng vào thực tiễn cũng như trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Để góp phần vào công tác cán bộ Đoàn và phong trào thanh thiếu niên ở cấp cơ sở. Trong thời gian thực tập ở cơ sở em đã vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, bên cạnh đó em cũng được sự giúp đỡ tạo điều kiện của các anh chị thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm và các bạn học cùng lớp để em hoàn thành tốt thời gian đi thực tế của mình. Vậy em xin dành trang viết đầu tiên để bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của em tới tất cả các thầy cô giáo Học viện, các anh chị đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc, học hỏi, xâm nhập vào thực tế trong suốt quá trình học và đi thực tế của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ và truyền thụ cho em những kiến thức hết sức có giá trị trong cuộc sống và giúp em trưởng thành như ngày hôm nay. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Nguyễn Hải Đăng người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian em viết tiểu luận tốt nghiệp của em. Do thời gian nghiên cứu tiểu luận của em không được nhiều, năng lực còn hạn hẹp, chưa từng nghiên cứu chuyên đề nên tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các đồng chí để tiểu luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Học viên: Mùa A Lử MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN…................................................................................................. 1 DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 6 2. Mục đích.......................................................................................................... 9 3. Nhiệm vụ của đề tài........................................................................................ 9 4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 9 5. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 10 6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 10 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 10 8. Kết cấu tiểu luận............................................................................................ 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐOÀN, PHONG TRÀO THANH THIẾU NIÊN XÃ..................... 11 1. 1 Các khái niệm liên quan............................................................................. 11 1.1.1 Khái niệm cán bộ…................................................................................ 11 1.1.2 Khái niệm công tác cán bộ...................................................................... 11 1.1.3 Khái niệm cán bộ cơ sở........................................................................... 12 1.1.4 Khái niệm cán bộ Đoàn.......................................................................... 12 1.1.5 Khái niệm cán bộ Đoàn cơ sở................................................................. 13 1.1.6 Khái niệm công tác cán bộ Đoàn........................................................... 14 1.2 Các quan điểm của Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam...................................................................................................... 14 1.2.1 Quan điểm của Mác – Lênin................................................................. 14 1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam…………………………... 15 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................... 18 1.3 Vai trò của công tác cán bộ Đoàn............................................................... 21 1.3.1 Vai trò của công tác cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị................. 21 1.3.2 Vai trò cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên.......................................... 22 1.3.3 Vai trò của cán bộ Đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................................................................... 23 1.3.4 Tiêu chuẩn của cán bộ Đoàn.................................................................. 23 1.4 Nội dung cơ bản trong công tác cán bộ Đoàn............................................ 25 1.4.1 Công tác đánh giá cán bộ....................................................................... 25 1.4.2 Công tác quy hoạch và tuyển chọn......................................................... 25 1.4.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ................................................... 26 1.4.4 Công tác quản lý, bố trí và sử dung cán bộ............................................ 27 1.4.5 Công tác luân chuyển và điều động cán bộ........................................... 28 1.4.6 Chế độ chính sách cán bộ Đoàn............................................................. 29 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cán bộ ............................................... 29 1.5.1 Khách quan............................................................................................. 29 1.5.2 Chủ quan................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐOÀN XÃ................ 30 2.1 Đặc điểm, tình hình chung địa phương………………………….............. 30 2.1.1 Vị trí, địa lý.............................................................................................. 30 2.1.2 Tình hình kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội.......................................... 31 2.2 Thực trạng công tác cán bộ, công tác cán bộ Đoàn.................................. 35 2.2.1 Thực Trạng về công tác cán bộ và công tác cán bộ............................... 35 2.2.2 Thực trạng về công tác cán bộ Đoàn và phong trào trào Đoàn............ 36 2.3. Nguyên nhân, thành tựu, hạn chế…………………………..................... 39 2.3.1 Thành tựu................................................................................................ 39 2.3.1 Hạn chế.................................................................................................... 40 2.3.3 Nguyên nhân........................................................................................... 41 2.3.4 Bài học kinh nghiệm.............................................................................. 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤP LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN............................................................... 43 3.1 Giải Pháp...................................................................................................... 43 3.1.1 Giải pháp quy hoạch.............................................................................. 44 3.1.2 Giải pháp đổi mới hình thức đào tạo.................................................... 45 31.3 Giải pháp tuyển chọn.............................................................................. 46 3.1.4 Giải pháp đổi mới nội dung................................................................... 47 3.1.5 Giải pháp sử dụng cán bộ...................................................................... 47 3.1.6 Giải pháp nâng cao chất lượng hoat động........................................... 48 3.1.7 Giải pháp quản lý, thực hiên chế độ chính sách.................................. 49 3.2 Đề xuất, kiến nghị......................................................................................... 50 3.2.1 Đề xuất.................................................................................................... 50 3.2.2 Kiến nghị................................................................................................. 51 3.3 Phương hướng.............................................................................................. 52 KẾT LUẬN......................................................................................................... 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 55 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. Phổ thông trung học: ……………………….PTTH Trung học cơ sở: ……………………………THCS Thanh niên cộng sản: ....................................TNCS Ban chấp hành:...............................................BCH Ban thường vụ:............................................... BTV Ủy viên ban chấp hành: ……………………..UVBCH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa:...................... CNH,HĐH Ủy ban nhân dân:.............................................UBND Hội đồng nhân dân:......................................... HĐND Thể dục thể thao:............................................. TDTT Cao đẳng, Đại học:.......................................... CĐ,ĐH Thanh thiếu niên:............................................. TTN Dân quân tự vệ:............................................... DQTV Ban chỉ huy quân sự:....................................... BCHQS PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài: Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo toàn dân thực hiện hơn 20 năm qua đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc cả về nhận thức lý luận và thực tiễn trong mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển ngày càng vững chắc và ổn định. Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, xây dựng nước ta giàu mạnh với mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt qua các cuộc chiến tranh, Thanh niên luôn sẵn sàng chiến đấu hi sinh cống hiến cho hoà bình Tổ quốc, đây là lực lượng hùng mạnh bảo vệ chế độ XHCN, nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ đã minh chứng cho sự cống hiến của tuổi trẻ. Trong đó cán bộ có vai trò quan trọng. Trong thời bình cán bộ phải là lực lượng đầu tiên thực hiện sự nghiệp đổi mới vận mệnh của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá vai trò của cán bộ, Mác- Lênin đã khẳng định vai trò của cán bộ đối với sự nghiêp đổi mới, đặc biệt với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và với thành công của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. C.Mác cho rằng: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”. V.I.Lênin cũng khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành quyền lực, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những vị lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng và tổ chức lãnh đạo phong trào”. Sau năm năm trực tiếp lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xôviết, Lênin càng thấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ. Người nhấn mạnh nếu không có đội ngũ cán bộ tốt “thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc cuả mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của thời kỳ này, Đảng ta đã xây dựng chiến lược cán bộ. Trong đó Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành lại càng có vai trò trọng hơn. Thực tiễn phong trào cộng sản và thực tiễn cách mạng nước ta cũng khẳng định điều đó, tiêu biểu là thực tế hiện nay ở cấp cơ sở càng cho thấy tầm quan trọng và vai trò, vị trí người cán bộ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tê quốc tế, rất cần có những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho cán bộ cả nước nói chung và công tác cán bộ ở cơ sở nói riêng, đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người làm cán bộ và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Đó là những yêu cầu về năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tư duy nhận thức về người làm công tác cán bộ trong thời đại mới, trong đó có cán bộ Đoàn. Cán bộ Đoàn trong đoàn thanh niên là đội dự bị tin cậy của Đảng, là nguồn lực trẻ bổ sung cho Đảng, cho nhà nước trong tương lai, đặc biệt với cơ chế thị trường ngày nay sự đóng góp của thế hệ trẻ là rất lớn. Cán bộ Đoàn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Vậy việc đặt ra tiêu chuẩn cho cán bộ Đoàn hiện nay cũng là điều chúng ta cần hết sức quan tâm, bởi lẽ cán bộ Đoàn chính là nền móng cho sự phát triển của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay chưa có một hệ thống các quy định riêng cho công tác cán bộ Đoàn? Chủ yếu dựa vào các chính sách có liên quan mà tổ chức thực hiện, chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn còn rất nhiều bất cập và biến đổi không có sự cụ thể hóa: Nội dung đào tạo còn lạc hậu, máy móc, không hiệu quả, hệ thống trường đào tạo cán bộ Đoàn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác tổ chức cán bộ Đoàn, chưa có mã ngành học, hệ Đại học cho cán bộ Đoàn trong hệ thống giáo dục quốc dân, đầu vào và đầu ra chưa xác định rõ ràng. Trong thực tế hiện nay công tác cán bộ Đoàn cả nước ta nói chung và công tác cán bộ Đoàn cấp cơ sở nói riêng đang có nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn nhận khác nhau: “Vấn đề đào tạo cán bộ Đoàn đang gặp nhiều khó khăn, hầu hết công tác cán bộ Đoàn cơ sở đều chưa được qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ công tác cán bộ Đoàn? Chỉ một số ít cán bộ được bồi dưỡng lớp tập huấn ngắn ngày do Huyện tổ chức, còn lại phần đa là chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng”. Chính vì vậy mà công tác cán bộ Đoàn của cơ sở còn nhiều hạn chế, công tác tổ chức còn lệch lạc, tính hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác tổ chức Đoàn ở địa phương, cụ thể như là xã em, xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên. Một số cán bộ Đoàn làm công tác mới chỉ học hết cấp II, còn số ít học hết cấp I nhưng vẫn tham gia làm công tác cán bộ Đoàn, chưa được đào tạo, bồi dưỡng qua nghiệp vụ và chuyên môn Đoàn- Hội- Đội, chỉ là qua trải nghiệm một chút nên bầu làm cán bộ Đoàn. Vậy công tác tổ chức của cán bộ Đoàn ở cơ sở gặp rất nhiều thách thức, tổ chức các phong trào yếu kém. Do đó số cán bộ Đoàn hiện nay ở cơ sở cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để giúp cho phong trào hoạt động Đoàn ở cơ sở được tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong công tác tổ chức Đoàn và đẩy mạnh phong trào Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển. Hình thức tổ chức còn rất nhiều hạn chế đáng kể như ít đổi mới, chưa cụ thể vẫn đề và chưa chuyên sâu, hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, chưa kinh nghiệm, chưa tạo được cảm hứng tham gia hoạt động cho thế hệ trẻ nên chưa thu hút được đông đảo thanh niên vào tổ chức Đoàn. Ngoài ra còn chưa có chính sách khích lệ cho phù hợp đối tượng, và cũng không tạo được niềm tin cho họ tham gia vào tổ chức. Từ nhu cầu thực tiễn trên và yêu cầu đổi mới về phẩm chất, năng lực của người cán bộ cấp cơ sở, xuất phát từ thực trạng của công tác cán bộ Đoàn cơ sở xã Tỏa Tình hiện nay còn nhiều khó khăn, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Chính phủ các Ban ngành đoàn thể xã hội cấp trên càng tạo điều kiện và tăng cường đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm giúp cho công tác cán bộ Đoàn ở cấp cơ sở ngày càng đi vào thực chất hơn, tổ chức phong trào hoạt động Đoàn theo khuôn khổ hơn. Vì vây, em chọn đề tài “Công tác cán bộ Đoàn của xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên” làm chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn tìm ra những giải pháp, phương hướng tốt nhất để giúp cho công tác cán bộ Đoàn cấp cơ sở ngày càng vững mạnh, và đặc biệt là xã Tỏa Tình em. 2. Mục đích: Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở, nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công tác cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên. 3. Nhiệm vụ của đề tài: - Khái quát, hệ thống về công tác cán bộ Đoàn cơ sở để đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nghiên cứu thực trạng công tác cán bộ Đoàn cơ sở xã Tỏa Tình - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên. - Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 4. Đối tượng nghiên cứu: Công tác cán bộ Đoàn cơ sở xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điên Biên. 5.Khách thể nghiên cứu: - Công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu niên của xã - Đội ngũ cán bộ Đoàn, Đoàn thanh niên xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên; các cơ quan cùng cấp. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay. 7. Phương pháp nghiên cứu: a. Đề tài sử dụng những phương pháp: - Phương pháp duy vật biện chứng - Lôgíc - lịch sử - Hệ thống cấu trúc - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp tổng hợp b.Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp: - Điều tra xã hội học - Tọa đàm trao đổi - Xin ý kiến chuyên gia 8 Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, danh mục, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ, công tác Đoàn và công tác cán bộ Đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 2: Thực trạng công tác cán bộ, công tác Đoàn và công tác cán bộ Đoàn cở sở xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên. Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở xã Tỏa Tình – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên. PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ THỰC TIỄN CỦA CÁN BỘ, CÔNG TÁC CÁN BỘ, CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. 1.1 Các khái niệm liên quan đến chuyên đề: 1.1.1.
Luận văn liên quan