Đề tài Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009

Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hoặc gặp những biến cố rủi ro bất ngờ xảy ra như bị ốm đau, bị tai nạn, bị mất khả năng lao động hay suy giảm khả năng lao động … Điều này dẫn đến việc chúng ta phải nương tựa vào nhau và cùng giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để dàn trải những rủi ro bất lợi cho người lao động là tiến hành lập một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia và tiến hành bảo hiểm cho các đối tượng người lao động trong phạm vi của quỹ này. Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng, được các nước chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của mình và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật Nhà Nước. Ở nước ta, BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung hoàn thiện nhằm từng bước nâng cao và mở rộng việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, hay gặp các rủi ro khác. Ngoài ra, BHXH còn là một phần cấu tạo nên hệ thống an sinh xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. BHXH Việt Nam hoạt động qua nhiều khâu khác nhau, trong đó công tác chi trả BHXH là công đoạn cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng thể hiện quyền lợi của người lao động. Hoạt động chi trả BHXH cho người lao động có thể ảnh hưởng đến tài chính BHXH, đến nhận thức của cả xã hội về vai trò của BHXH. Nếu như BHXH chi đúng, chi đủ, kịp thời và chính xác thì nguồn quỹ BHXH được quản lý phù hợp, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và điều đặc biệt là nó có tác động rất lớn đến niềm tin của người lao động. Công tác chi trả cũng là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan BHXH các cấp quận, huyện. Là sinh viên khoa Bảo hiểm xã hội và được thực tập tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai là một bộ phận của hệ thống BHXH Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại đây tuy trong một thời gian ngắn nhưng em cũng đã có được cái nhìn sâu sắc hơn trong công việc thực tế của cơ quan BHXH. Em đã nhận thấy công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động chi trả các chế độ BHXH. Nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và đời sống của những người đã nghỉ hưu. Xuất phát từ nhận thức đó, nên trong quá trình làm chuyên đề thực tập, em quyết định chọn đề tài : “ Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005- 2009 ”

doc94 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 5948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hoặc gặp những biến cố rủi ro bất ngờ xảy ra như bị ốm đau, bị tai nạn, bị mất khả năng lao động hay suy giảm khả năng lao động … Điều này dẫn đến việc chúng ta phải nương tựa vào nhau và cùng giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để dàn trải những rủi ro bất lợi cho người lao động là tiến hành lập một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia và tiến hành bảo hiểm cho các đối tượng người lao động trong phạm vi của quỹ này. Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng, được các nước chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của mình và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật Nhà Nước. Ở nước ta, BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung hoàn thiện nhằm từng bước nâng cao và mở rộng việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, hay gặp các rủi ro khác. Ngoài ra, BHXH còn là một phần cấu tạo nên hệ thống an sinh xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. BHXH Việt Nam hoạt động qua nhiều khâu khác nhau, trong đó công tác chi trả BHXH là công đoạn cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng thể hiện quyền lợi của người lao động. Hoạt động chi trả BHXH cho người lao động có thể ảnh hưởng đến tài chính BHXH, đến nhận thức của cả xã hội về vai trò của BHXH. Nếu như BHXH chi đúng, chi đủ, kịp thời và chính xác thì nguồn quỹ BHXH được quản lý phù hợp, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và điều đặc biệt là nó có tác động rất lớn đến niềm tin của người lao động. Công tác chi trả cũng là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan BHXH các cấp quận, huyện. Là sinh viên khoa Bảo hiểm xã hội và được thực tập tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai là một bộ phận của hệ thống BHXH Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại đây tuy trong một thời gian ngắn nhưng em cũng đã có được cái nhìn sâu sắc hơn trong công việc thực tế của cơ quan BHXH. Em đã nhận thấy công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động chi trả các chế độ BHXH. Nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và đời sống của những người đã nghỉ hưu. Xuất phát từ nhận thức đó, nên trong quá trình làm chuyên đề thực tập, em quyết định chọn đề tài : “ Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005- 2009 ” Do quá trình thu thập số liệu, thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Ngọc Hương và tập thể cán bộ tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này. Chương I- Lý luận chung về BHXH và chế độ trợ cấp hưu trí Những lý luận cơ bản về BHXH. Tính tất yếu khách quan của BHXH. Để có của cải vật chất con người phải lao động, để lao động con người phải có sức khỏe và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Để có được một cuộc sống hạnh phúc, ấm no không phải là dễ dàng… vì trong cuộc sống của mỗi người đều sẽ xảy ra những biến cố mà không ai có thể lường trước được. Con người khó có thể tránh khỏi những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm…Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân: do thiên nhiên gay ra (như bão lũ lụt, hạn hán động đất, sét…); các rủi ro đó biến động của khoa học công nghệ, tuy làm tăng năng suất lao động nhưng cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ và làm tăng nguy cơ mất việc làm của người lao động; và các rủi ro do môi trường xã hội như ốm đau, dịch bệnh, trộm cắp hỏa hoạn… Cho dù là do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại tài sản làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…những điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người, đến cả những người thân của họ nữa và cũng như nền kinh tế xã hội nói chung. Và khi rơi vào những tình huống đó thì các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất đi. Không những vậy mà còn có nhiều nhu cầu khác nữa, xuất hiện thêm nhu cầu mới như khám chữa bệnh, cần người chăm sóc, tiền thuốc thang... Để khắc phục những rủi ro đó, ngoài việc tự mình phải cố gắng vượt qua thì người lao động cần sự hỗ trợ của cộng đồng tập thể, của các tổ chức cơ quan Nhà nước và xã hội. Sự bảo trợ của cộng đồng tập thể, của các cơ quan nhà nước và xã hội. Sự bảo trợ không chỉ bằng lời nói, bằng sự động viên thăm hỏi chung chung mà phải bằng nguồn vật chất cần thiết, nhằm phục hồi nhanh chóng sức khỏe, duy trì sức lao động xã hội nhằm giảm bớt những khó khăn bản thân và gia đình người lao động khi có những hụt hẫng về thu nhập trong những trường hợp rủi ro. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển và việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì đồng thời lại phát sinh thêm mâu thuẫn chủ thợ phát, bởi giới chủ sử dụng lao động không chịu đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro gây nên những tổn thất. Chính vì vậy giới công nhân lao động đã liên kết đấu tranh buộc những người chủ sử dụng lao động phải thực hiện những cam kết trả công lao động và đảm bảo cho họ một số thu nhập nhất định để họ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoạc mất khả năng lao động. Cuộc đấu tranh này phát triển rộng lớn làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của mỗi người lao động cũng ngư cả đời sống kinh tế chính trị xã hội của mọi quốc gia. Bởi vậy, sự xuất hiện của Bảo hiểm xã hội là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống Bảo hiểm xã hội và sự cần thiết phải tiến hành Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy Bảo hiểm xã hội đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan. Nội dung cơ bản về BHXH. 2.1. Khái niệm về BHXH Do được tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác nhau nên đến nay đã có rất nhiều khái niệm về BHXH nhưng bản chất của bảo hiểm xã hội chính là sự tương trợ cộng đồng, là sự đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) thì BHXH được hiểu là “sự bảo vệ của cộng đồng, xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”. Dưới giác độ kinh tế, BHXH là sự chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật BHXH nhằm đảm bảo về mặt thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Dưới giác độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội bảo vệ cho người lao động khi họ không may gặp các rủi ro từ đó giúp người lao động yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Dưới giác độ pháp lý: “Bảo hiểm xã hội là một chế định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình quân do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động hoặc khi chết”. Tuy cách tiếp cận có khác nhau nhưng các khái niệm trên đều làm rõ ba vấn đề đó là: tại sao lại cần có BHXH? - mục đích của BHXH là gì? BHXH được thực hiện như thế nào? Ngày nay, khái niệm về BHXH được định nghĩa như sau: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. 2.2. Bản chất của BHXH Từ những quan điểm khác nhau về BHXH thì bản chất của BHXH được thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau: - Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, đặc biệt là trong xã hội có nền sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường. BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến một mức độ nào đó thì BHXH có điều kiện ra đời và phát triển. Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế càng phát triển thì hệ thống BHXH càng hoàn thiện. - Mục tiêu của BHXH là để bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp người lao động bị giảm hay mất thu nhập, mất việc làm, chăm sóc sức khỏe cho người lao động khi họ bị ốm đau, già yếu, tàn tật hay tai nạn lao động… từ đó góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ. - Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên sơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH; bên BHXH và bên được BHXH. Trong đó, bên tham gia BHXH là người lao động và chủ sử dụng lao động, hoặc chỉ có người lao động tham gia. Bên BHXH thường là các cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và được Nhà nước bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có các sự việc xảy ra cần được bảo hiểm. - Những biến cố xảy ra trong phạm vi BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… hoặc có thể là những rủi ro không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản, các thiên tai… Và những biến cố có thể xảy ra trong hoặc ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất do những biến cố hay rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm, sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ các nguồn quỹ được tập trung lại. Nguồn quỹ này do các bên tham gia đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước. Như vậy, bản chất của BHXH có ý nghĩ cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức của BHXH phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những rủi ro hay tai nạn trong cuộc sống. Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH mà người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn để trang trải cho những rủi ro xảy ra.Và thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”, tạo đuợc sự an toàn, yên tâm cho mỗi nguời dân cũng như toàn xã hội. 2.3. Đối tượng của BHXH Khi nói đến đối tượng của BHXH vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Chúng ta rất dễ có sự nhầm lẫn giữa đối tượng BHXH và đối tượng tham gia BHXH. Chúng ta đều biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu…Chính vì vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Đối tượng được BHXH trong quan hệ BHXH ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động. Đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH bao gồm người lao động tham gia BHXH khi gặp các rủi ro, và thân nhân trong gia đình như bố, mẹ, con, vợ (chồng)… Như vậy, người lao động vừa là đối tượng tham gia vừa là đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH trong quan hệ BHXH. Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt qua khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là chưa bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao động. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng có của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững. Hiện nay ở Việt Nam có Luật BHXH hiện hành quy định đối tượng áp dụng tham gia BHXH như sau: (Điều 2) Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động; Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này; Người sử dụng lao động tham gia BHTN là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ 10 lao động trở lên; Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH. 2.4. Chức năng của BHXH BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động do vậy BHXH có những chức năng cơ bản sau: - BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Và đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. - Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội. - Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động v.v... Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn. 2.5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia BHXH. 2.5.1. Quyền và trách nhiệm của người lao động Người lao động có các quyền sau đây: - Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; - Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; - Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; - Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: a, Đang hưởng lương hưu; b, Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; c, Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; - Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; - Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin; - Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của người lao động - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; - Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; - Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. - Ngoài việc thực hiện các quy định này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây: - Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; - Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; - Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.  2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: - Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội; - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; - Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc; - Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; - Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động; - Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định - Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; - Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. - Ngoài việc thực hiện các quy định này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp.  2.5.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội: Tổ chức bảo hiểm xã hội có các
Luận văn liên quan