Đề tài Công tác dân số - Giáo dục -Trẻ em, Thực trạng và vấn đềTrường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế

Năm 2008 là năm thứ 8 thực hiện chiến dịch quốc gia về dân số giai đoạn 2001-2010. Trong những năm qua công tác DS - GĐ –TE hoạt động mạnh nhằm từng bứơc ổn định dân số, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cả nước. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, một trong những vấn đề quan trọng có tính cấp bách và lâu dài đó là sự phát triển dân số có tính bền vững, trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hôi của quốc gia. Từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 cho đến nay , công tác DS – GĐ – TE luôn luôn đực xác định là một trong những chiến lược lớn của Quốc gia. Biểu hiện rõ nhất của điều này đó chính là việc triển khai các dự án lớn mang tầm cỡ Quốc gia về dân số như: Dự án VIE/ 01,VIE/02, Dự án RAS 03/P 51,RAS 03/P52 Trong những năm gần đây, một trong những nội dung cơ bản được xây dựng nhằm thực hiện chiến lược cải thiện và nang cao chất lượng dân số Việt Nam đó chính là vấn đề về công tác DS-GĐ-TE. Đây được xác định là chương trình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chiến lược Quốc gia về dân số Việt Nam. Từ việc triển khai những chương trình, dự án về DS-GĐ-TE, có thể nói rằng kết quả mà chúng ta đạt được. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức, kiến thức, và đặc biệt là trong thực tiễn của việc thực hiện DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ ,trẻ em.Do vậy mà các cấp,ban ngành, các nhà lãnh đạo luôn trăn trở và tìm những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu: Dân số ổn định, kinh tê- xã hội phát triển, giữ vững an ninh, quốc phòng, gia đình hạnh phúc, tạo nền móng cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trong thời đại mới. Do tính thực tiễn của vấn đề tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:” Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế”

doc43 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác dân số - Giáo dục -Trẻ em, Thực trạng và vấn đềTrường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2008 là năm thứ 8 thực hiện chiến dịch quốc gia về dân số giai đoạn 2001-2010. Trong những năm qua công tác DS - GĐ –TE hoạt động mạnh nhằm từng bứơc ổn định dân số, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cả nước. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, một trong những vấn đề quan trọng có tính cấp bách và lâu dài đó là sự phát triển dân số có tính bền vững, trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hôi của quốc gia. Từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 cho đến nay , công tác DS – GĐ – TE luôn luôn đực xác định là một trong những chiến lược lớn của Quốc gia. Biểu hiện rõ nhất của điều này đó chính là việc triển khai các dự án lớn mang tầm cỡ Quốc gia về dân số như: Dự án VIE/ 01,VIE/02, Dự án RAS 03/P 51,RAS 03/P52… Trong những năm gần đây, một trong những nội dung cơ bản được xây dựng nhằm thực hiện chiến lược cải thiện và nang cao chất lượng dân số Việt Nam đó chính là vấn đề về công tác DS-GĐ-TE. Đây được xác định là chương trình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chiến lược Quốc gia về dân số Việt Nam. Từ việc triển khai những chương trình, dự án về DS-GĐ-TE, có thể nói rằng kết quả mà chúng ta đạt được. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức, kiến thức, và đặc biệt là trong thực tiễn của việc thực hiện DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ ,trẻ em.Do vậy mà các cấp,ban ngành, các nhà lãnh đạo luôn trăn trở và tìm những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu: Dân số ổn định, kinh tê- xã hội phát triển, giữ vững an ninh, quốc phòng, gia đình hạnh phúc, tạo nền móng cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trong thời đại mới. Do tính thực tiễn của vấn đề tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:” Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế” 2: Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1: Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học.Thuyết hành động xã hội.Thuyết lựa chọn hành vi. Lý thuyết kiểm soát xã hội. lý thuyết xã hội học kinh tế vĩ mô. Xã hội học kinh tế vĩ mô 2.2: Ý nghĩa thực tiễn - Đối với nhà nước Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về DS-GĐ-TE. Đồng thời đề ra được một số biện pháp, giải pháp về phát triển dân số và phát triển dân số bền vững -Đối với chương trình Quốc gia về dân số Những thông tin từ quá trinh nghiên cứu là cơ sở cần thiết căn bản để ban quản lý lãnh đạo của chương trình có những biện pháp hợp lý và sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của chương trình Quốc gia về dân số, ấp dụng trong từng địa bàn cụ thể. -Đối với bản thân Qua đợt thực tế trong thời gian 10 ngày đã giúp tôi đi vào tìm hiểu , nghiên cứu thực trạng và vấn đề DS- GĐ- TE tại địa bàn , đồng thời tổng kêt được những biện pháp đem lại hiệu quả trong công tác dân số, chăm sóc sức khoẻ gia đình và trẻ em. Đợt hực tế cũng là cơ hội để tôi áp dụng các lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó sẽ giúp tôi có kinh nghiệm hơn trong những lần nghien cứu sau và nhất là trong quá trình công tác sau này. 3. Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu thực trạng, vấn đề DS-GĐ – TE. - Khảo sát tình hình gia tăng dân số tự nhiên. - Tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố ảnh hương đến vấn đề DS- GĐ- TE - Dự báo xu hướng biến đổi, gia tăng trong thời gian tới đối với vấn đề Dân số. - Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp, để chương trìng Quốc gia về DS-GĐ- TE hoạt động có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từng địa bàn cơ sở. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thưc trạng và vấn đề DS-GĐ-TE tại xã Hương xuân- Hương trà- TTHuế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại địa bàn 11 thôn tại xã Hương xuân.(UB DSGDTE làm trưởng ban) - Thời gian: Từ 15.4 đến 25.4 năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp luận: Báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE”(dựa trên chương trình trọng điểm Quốc gia về dân số). -“Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xác định trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng . Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu chính sách xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu xã hội cũng như nghiên cứu những hình thức sinh hoạt xã hội. ( “Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử’-Stalin, tr5). Cho nên khi nhìn nhận và đánh giá thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE ta cần xem xét nó trong mối quan hệ tương tác với các quá trình xã hội khác. Phải tìm ra nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục…. 5.2 Phương pháp thu thập thông tin: 5.2.1 phương pháp phân tích tài liệu. Đọc và phân tích tài liệu hướng dẫn ban quản lý dự án xã, ban quản lý nhóm giúp nhau chăm sóc SKSS và tăng thu nhập cho gia đình. Đọc và phân tích một số chính sách của Đảng và Nhà nước về cong tác dân số. Đọc và tóm lược báo cáo tổng kết công tác DS-GĐ-TE 2004-2007 tại địa bàn nghiên cứu. Tham khảo tài liệu tập huấn về công tác DS-GĐ-TE cho chuyên trách xã, phường, thị trấn. Đọc và tham khảo , thảo luận về thông tin một số biện pháp tránh thai theo chuẩn Quốc gia về chăm sóc skss. 5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Tiến hành phỏng vấn 8 người. Trong đó : 3 phụ nữ thuộc diện gia đình đông con, 3 phụ nữ sinh con thứ 3 và 2 chị có con bị suy dinh dương. 5.2.3 Phương pháp quan sát: Thời gian thực tế tại xã Hương xuân, chúng tôi đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm tại địa bàn thôn Liễu nam và đã khảo sat, tham gia sản xuất với một số hộ gia đình đông con tại địa bàn. Việc quan sát này có ý nghĩa thực tiễn và đem lại hiệu quả khách quan sát thực. 5.3 Phương pháp thông kê xã hội. 6. Khung lý thuyết: Điều kiện KT-VH-XH Quan niệm, định kiến xã hội về DS-GĐ-TE Chính sách của nhà nước về DS-GĐ-TE Thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE Điều kiện KT-VH-XH PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Trong những năm gần đây, những chương trình, dự án về DS-GĐ-TE được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn. Đặc biệt là những chương trình về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, các giải pháp về giảm tỷ kệ gia tăng dân số Đi cùng với nó những nghiên cứu về dân số đã được thực hiện và được độc giả quan tâm; Chính bởi vậy mà báo cáo này ngoài kiến thức thu thập thực tiễn,còn dựa trên lý luận về xã hội, quy luật phát triển của xã hội để làm cơ sở khoa học. 2. Một số khái niệm, công cụ 2.1.Quy mô dân số và chất lượng dân số 2.1.1 Quy mô dân số Quy mô dân số là số lượng người trên mộit lãnh thổ tại thời điểm nhất định. Ví dụ: Theo niên giám thống kê năm 2002, dân số Việt Nam là:79.727.400 người.Nếu so sánh với quy mô dân số của các quốc gia khác trên thế giới thì Việt Nam là một quốc gia thuộc loại đông dân, đứng hàng thứ 14 trên thế giới Quy mô dân số ở một xã là số dân của xã đó ở một thời điểm nhất định. Ví dụ:Vào ngày 1/7/2007.Xã Hương Xuân có 8650 người, là xã có dân số thuộc diện trung bình( loại 2) của huyện Hương Trà. 2.1.2 Chất lượng dân số Chất lượng dân số được hiểu là tổng thể các thành tố tạo nên thể lực, trí lực của con người. Nó không chỉ được đánh giá về nhân trắc học( chiều cao, cân nặng, các số đo cơ bản về vòng ngực, bụng, tay, chân, sự cân đối của cơ thể đối với từng lứa tuổi…) sức chịu đựng, điều kiện ăn ở, làm việc…mà còn cả những chỉ số về đời sống tinh thần, cơ hội giáo dục, phúc lợi xã hội, hôn nhân gia đình, môi trường để phát huy khả năng sáng tạo… 2.2.Gia đình- Trẻ em 2.2.1 Gia đình: Không có định nghĩa phổ biến về gia đình do gia đình hết sức đa dạng theo thời gian và không gian. Theo cách hiểu cơ bản khái lược nhất: Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thảo mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm…dưới dạng phổ biến nhất hiện nay, gia đình (người kinh) bao gồm thành viên của hai giới nam và nữ, có con đẻ hoặc con nuôi (Mai Huy Bích- XHH gia đình, NXB KHXH). Gia đình là một tập hợp người hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân,quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng (luật hôn nhân và gia đình năm 2000) 2.2.2 Trẻ em: Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi (luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, điều 1). Vị trí của trẻ em: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi người, là tương lai dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy có vị trí quan trọng như vậy nhưng trẻ em còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ...cần được ưu tiên và bảo vệ chăm sóc, giáo dục một cách đặc biệt. 3. Những lí thuyết XHH áp dụng. 3.1 Lý thuyết hành vi lựa chọn của G.Homans: Theo G.Homans: các cá nhân hành động theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự…trao và có xu hướng nhận lại. Toàn bộ tương tác xã hội là một tập hợp phức tạp của những trao đổi: tất nhiên quan niệm về chi phí, lợi ích mang một nội hàm rất rộng, không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn cả những nguồn tượng trưng không lời. 3.2 Lý thuyết XHH kinh tế vi mô và XHH kinh tế vĩ mô. 3.2.1 XHH kinh tế vi mô: Ở cấp độ XHH kinh tế vi mô, chúng ta nghiên cứu vấn đề cụ thể của xã hội như XHH về gia đình, XHH về trẻ em, XHH dân số. Từ đó làm nền tảng cơ sở cho lí luận về khoa học để nhà nước ban hành nhũng chính sách dân số, giúp ổn định ANQP, KT-XH phát triển bền vững. 3.2.2 XHH kinh tề vĩ mô: XHH kinh tế vĩ mô nghiên cứu những quan hệ KT-XH ở cấp độ toàn xã hội. Trước đây người ta thường đánh đồng kinh tế chính trị học Mác-Lênin với XHH kinh tế vĩ mô. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1.Tổng quan chung về KT-XH xã Hương Xuân. 1.1. Vị trí địa lý: Hương Xuân là một xã có địa bàn rộng trên 6km thuộc huyện Hương Trà. Phía Bắc giáp xã Hương Văn, Phía Nam và phía Tây giáp xã Hương Chữ, phía Đông giáp xã Quảng thọ của huyên Quảng Điền. Địa bàn xã được chia làm hai phía bởi quốc lộ 1A đi qua, phía Tây nằm trên đường quốc lộ, phía Đông nằm phía dưới đường quốc lộ 1A, co đường tránh TP Huế đi qua địa bàn xã ở phía Tây, trung tâm xã cách TP Huế 11km. Diện tích tự nhiên của xã là 1493ha chiếm 2,86% diện tích của huyện. Bao gồm 11 thôn: Thanh Khê, Thượng Thôn, Liễu Nam, Trung Thôn, Xóm Giáp, Xuân Đài, Tiên Lộc, Thanh Lương 1, Thanh Lương 2, Thanh Lương 3, Thanh lương 4. Dân số toàn xã là: 8650 người(thuộc xã loại 2) bao gồm 1665 hộ. Có 3867 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trẻ hơn 50% đã đi làm ở các tỉnh xa, còn lại trên địa bàn xã lực lượng lao động rất eo hẹp. Trong đó cơ cấu lao động nông nghiệp khoảng 2669 người, phi nông nghiệp (dịch vụ, thương nghiệp): 1998 người. ( theo thống kê năm 2007). 1.2.Tình hình chung về KT-VH-XH. Năm 2008 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, cũng là năm có ý nghĩa chính trị sâu rộng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Với quyết tâm đó, UBND xã Hương Xuân đã tổ chức điều hành trên lĩnh vực KT-XH đạt nhiều kết quả. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần phải tập trung giải quyết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong năm tới. Bảng 1: Các chi tiêu KT-XH đã đạt được năm 2007. TT Tiêu mục Đạt được 1 Tổng sản lượng lương thực có hạt 2416,97 tấn 2500 tấn 2 Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất 40,5 triệu 35 triệu 3 Thu nhập bình quân đầu người 6 triệu/năm 7 triệu/ năm 4 Thu ngân sách tại xã đạt 888,2 triệu 900 triệu 5 Tỷ lệ giông lúa xác nhận cơ bản sử dụng 100% 93,43% 100% 6 Tỷ lệ hộ dùng điện 99,5% 99% – 100% 7 Bê tông giao thông nông thôn loại 2m 2 km 2 km 8 Bê tông giao thông nông thôn loại 3m 2,6 km Không giao chỉ tiêu 9 Cấp phối giao thông nội đồng 3 km Không giao chỉ tiêu 10 Bê tông kênh mương thuỷ lợi 0,6 km 2 km 11 Tỷ lệ phát triển DS tự nhiên 0,95% 1,02% 12 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 11,7% 11% 13 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh Trong đó hộ dùng nước máy 100% 52,5% 95% 50% - 60% 14 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD 18,83% 18% 15 Cơ quan, làng thôn đạt chuẩn VH cấp Huyện 6 Làng, 3 cơ quan 16 Xuất khẩu LĐ 2 người 40 – 50 người 1.2.1.Kinh tế: Hương Xuân có nền kinh tế dựa trên sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn phát triển một số ngành nghề phi Nông nghiệp như Mộc, xây dựng, Tổng diện tích gieo trồng năm 2007 dự ước 1004,07 ha, trong đó cây lương thực có hạt 453,52 ha, cây chất bột có củ 270 ha, cây công nghiệp 146 ha, cây thực phẩm 107,6 ha, các loại cây trồng khác 26,95 ha. Xã đã sản xuất giống lúa tại chỗ 12,5 ha. Nhìn chung, tình hình sản xuất Nông nghiệp của xã trong nhiều năm qua có nhiều thuận lợi nên kết quả đạt được khá cao. Thời tiết thuận lợi, tình hình thuỷ lợi đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, nhờ có sự chủ động trong công tác phòng chống hạn, công tác dự tính, dự báo thực hiện tốt đã giúp nông dân kịp thời xử lý tình hình sâu bệnh. Việc áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được bà con quan tâm chú trọng. Mặt khác, xã đã mở các lớp huấn luyện chuyển giao KHKT, nông dân mạnh dạn đưa giống lúa mới vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại năng suất cao( VD: Giống lạc mới L11 năm 2007 giá trị trên 1 ha đất ước đạt 40,5 triệu đồng.) Tổng đàn trâu hiện nay toàn xã có 269 con, đàn bò 86 con, đàn lợn 12516 con( Trong đó lợn nái 690 con) , gia cầm có 2335 con, 58 hộ nuôi với 78 lồng cá trên mặt nước Sông Bồ. Cá hồ với diện tích 10,43 ha với sản lượng bình quân 3 tấn/ha. Trong mấy tháng gần đây, cả nước đang xảy ra đợt dịch lợn tai xanh, xã Hương Xuân nằm trong vùng trọng điểm của vùng dịch. Chỉ trong 5 ngày xã đã có 8 thôn bị dịch, số lợn tiêu huỷ lên tới 12 tấn, chi phí và mất mát của người dân lên tới 260 triệu đồng. UBND xã đã nhanh chóng xử lý dập dịch kịp thời hạn chế làm lây lan ra diện rộng, phối hợp với tất cả các ban ngành đoàn thể ra sức dập dịch. Tổ chức nhiều đợt tiêm phòng cho gia súc gia cầm. Bên cạnh phát triển Nông nghiệp, trên địa bàn xã còn đầu tư phát triển một số ngành nghề, dịch vụ. Trên địa bàn xã có 6 doanh nghiệp và 370 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với 5 ngành là: Thương nghiêp, xây dựng, vận tải, sản xuất chế biến, dịch vụ. Do địa bàn nằm sát với Thành phố Huế nên một số bà con đi lưu động mua sản phẩm Nông nghiệp địa phương để đưa vào chợ Thành phố để trao đổi hàng hoá, nổi bật lên là mặt hàng sắn, đã cải thiện cơ bản thu nhập cho người dân. Nhin chung, loại hình dịch vụ ở địa phương còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có hướng lâu dài bền vững. Xã đã mở một lớp học mộc dân dụng với số lượng 30 học viên, đào tạo tại xưởng mộc của Công ty TNHH BắcThành đã hoàn thành lớp học. 1.2.2.Tài chính – Tín dụng: Tổng thu ngân sách ước đạt 1822387000 đồng, đạt 94,1% so với NQ HĐND giao. Trong đó thu ngân sách tại xã đạt 888200000 đồng. Tổng ngân sách: 1765200000 đồng, đạt 130% so với dự toán. Xã đã huy động được các nguồn quỹ góp phần tăng nguồn ngân sách cho xã. Tổng quỹ thu được: 8770200 đồng. trong đó, quỹ khuyến học 8503000 đồng. Xã đã vay Ngân hàng chính sách huyện 3406,1 triệu đồng, vay qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp dư nợ cuối năm 4978 triệu đồng, trong đó doanh số vay năm 2007 là 885 triệu đồng. Nợ quá hạn 200 triệu, tương đương 4,01%. 1.2.3. Văn hoá- xã hội: Xã Hương Xuân rất chú trọng công tác giáo dục, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong phát triển VH-XH của xã.(toàn xã Có hai trường mầm non). Trường mầm non Hương Xuân có 250 cháu, gồm 9 lớp trong đó có 2 lớp bán trú tập trung, số cháu trong độ tuổi 5 tuổi là 139/139 đạt 100%. Ccs trường tiểu học đã tập trung 783 học sinh, gồm 26 lớp trong đó số cháu 6 tuổi đầu cấp huy động đến lớp đạt 100%(158/158). Trường THCS số lượng huy động 727/731 học sinh, trong đó số học sinh lớp 6 có 163/165 học sinh. Và các trường đang thưch hiện chủ trương bốn không do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học, tạo môi trường cảnh quan sư phạm xanh sạch đẹp. Năm 2007 toàn xã có 47 em đạu vào các trường CĐ-ĐH. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đựoc duy trì thường xuyên. Tổ chức khám bệnh cho nhân dân với 6465 đợt người. Thực hiẹn tốt công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình Quốc gia y tế cộng đồng. Phối hợp với Hội trái tim Huế khám cho 250 bệnh nhân miễn phí. Kiểm tra an toàn thưch phẩm và các điểm kinh doanh ăn uống, giải khát trên địa bàn toàn xã. Xã đã được trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh đầu tư 100 triệu đồng để trang bị cho các đơn vị và nhân dân các vật dụng đồ dùng vệ sinh môi trường. Đến nay tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh cơ bản đạt 100%, trong đó hộ dùng nước máy đạt 52,5%, hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt 45,46%. Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, đến nay đạt tỷ lệ 33,64% với tổng số tiền là 283,896 triệu đồng. Xã đã tập trung tuyên truyền ý nghĩa của những ngày lễ lớn bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XII, phối hợp với các cơ quan, ban nghành tổ chức liên hoan văn nghệ tiếng hát mừng Đảng mừng xuân, giải bóng đá truyền thống do huyện tổ chức, giải việt dã truyền thống huyên Hương Trà. Tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hoá với 17 gia đình tiêu biểu đại diện cho 1230 gia đình đạt chuẩn văn hoá toàn xã. Được UBND huyện Hương Trà công nhận làng văn hoá Thanh Khê đợt I/2007, nâng tổng số thôn đựơc công nhận lên 6/11 thôn đạt 54,54%. Phối hợp với hội nghệ sỹ nhiếp ảnh TT -Huế tổ chức lễ dâng hương và dựng tượng đài danh nhân Đặng Huy Trứ, cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh tổ chức phát quang tháp đôi Liễu Cốc. Triển khai lồng gép 3 đợt chiến dịch truyền thông CSSKSS/KHHGĐ, với kết quả có 833 chị em thực hiện các biện pháp tránh thai, tỷ lệ CPR đạt 68,11%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao 31,4%. Tỷ lệ phát triển dân số tư nhiên 0,95%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD là 18.83%. Tham gia tổ chức sinh hoạt 5 nhóm tín dụng gia đình, lập danh sách đăng kí gửi huyện 4 thôn không sinh con thứ 3 trở lên là: Thanh khê, Xóm Tháp, Xuân Đài, Liễu Nam. Uỷ ban nhân dân xã đã tiếp nhận và phát quà của trung ương,tỉnh, huyên cho các đối tượng thuộc gia đình chính sách, tổ chức đi thăm viếng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu trong dịp lễ tết. Đã cấp sửa chữa nhà cho 26 đối tượng gia đình chính sách với tổng giá trị 158.5 triệu đồng; trong đó xã đầu tư 5 triệu sử chữa 2 nhà. Tiếp nhận 3 tấn gạo của hội chữ thập đỏ Việt Nam cấp cho hộ nghèo khó khăn, tham gia hiến máu nhân đạo tại trung tâm y tế huyện đạt 92% (23/25 người). 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1 Tổng quan về đề tài: 2.1.1 Dân số: * Với dân số 83 triệu người (2008), Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ 2 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Tiềm năng gia tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 tuỏi vẫn ở mức cao, từ 21,1 triệu (2000) lên 25,5 triệu (2010). Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong thập kỉ qua và tiép tục giảm nhưng trong những năm tới dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm từ 1 - 1,1 triệu người. * Kết quả giảm sinh trong giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa quyết định đến việc ổn định quy mô dân số ở mức cao hay thấp. Dân số Việt Nam sẽ ổn định vào giứa thế kỷ 21. Ở mức cao quy mô dân số ổn định có thể trên 122 triệu, còn ở mức thấp dân số sẽ dưới 113 triệu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến tính bền vững và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. * Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm và vẫn còn cao, mức sinh còn chênh lệch giữa các tỉnh. tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ở mức trung bình 55,8% và vẫn còn 19,5% sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống c
Luận văn liên quan