Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, toàn bộ đội ngũ CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. CB, CC trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cần được trang bị kiến thức mới để đương đầu với những thay đổi của thời cuộc, cần phải có sự chuận bị, chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ CB, CC trung thành với lý tưởng XHCN, nắm vững đường lối cách mạng của Đảng; vũng vàng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị, có năng lực về lý luận, pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và khả năng thực tiễn để thực hiện công tác đổi mới. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của KHCN càng đòi hỏi nhân lực của bộ máy nhà nước phải nâng cao năng lực trí tuệ quản lý, năng lực điều hành và xử lý công việc thực tiễn. Do đó hoạt động công tác ĐTBD đội ngũ CB,CC được đặt ra cấp thiết hơn.
Ngay từ khi nhà nước độc lập, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đặt công tác ĐTBD CB, CC vào vị trí có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nghị quyết trung ương 3 (khóa III) đã xác định; “Xây dựng đội ngũ CB,CC có phẩm chất năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước”. Đối với công tác ĐTBD Nghị quyết đã xác định rõ CB, CC cần phải được ĐTBD kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm hơn đến việc đào tạo CB,CC tuy nhiên nhiều nơi việc tổ chức ĐTBD chưa phù hợp với yêu cầu chức năng công việc. Những hạn chế đó xuất phát từ lý do các cơ quan, tổ chức ĐTBD chưa có một kế hoạch ĐTBD hợp lý gây ra lãng phí về thời gian, tiền của và cả nguồn nhân lực, do sử dụng nguồn nhân lực không đúng nơi, đào tạo không đung lúc, đúng chỗ.
UBND quận Hà Đông là cơ quan hành chính của nhà nước, trong nhưng năm qua rất quan tâm đến công tác ĐTBD CB, CC xác định đó là một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả lý nhà nước.
Với những kiến thức đã được học tại Học viện Hành chính và qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ quận Hà Đông em xin trình bày về thực trạng công tác ĐTBD CB, CC ở UBND quận Hà Đông và đưa ra một số ý kiến đánh giá kiến nghị giải pháp mang tính cá nhân về công tác này qua đề tài: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND quận Hà Đông”.
Do thời gian thực tập có hạn, nên bài viết có thể chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đánh giá và đóng góp ý kiến của Thầy Cô giáo Học Viện cùng CB, CC công tác tại phòng Nội vụ để bài báo cáo này hoàn thiện hơn.
44 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12973 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở ủy ban nhân dân quận Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................4
KẾ HOẠCH THỰC TẬP.................................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………....6
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………......6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………........7
3. Những công việc đã làm và kiến thức thu hoạch được trong thời gian thực tập……………………………………………………………………………..8
4. Kết cấu của bài báo cáo …………………………………………………. 8
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ UBND QUẬN HÀ ĐÔNG…………………………………………………………..................9
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG…………....9
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ PHÒNG NỘI VỤ QUẬN HÀ ĐÔNG………………………………………………….................10
1. Khái quát chung về UBND quận Hà Đông………………………………..10
1.1/ Vị trí, chức năng………………………………………………………………… ...10
1.2/ Nhiệm vụ, quyền hạn…………………………………………………………… ....10
1.3/ Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………………... ....11
2. Khái quát về phòng Nội vụ quận Hà Đông……………………………….....13
2.1/ Vị trí, chức năng………………………………………………………………… ......13
2.2/ Nhiệm vụ, quyền hạn……………………………………………………………........13
2.3/ Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ quận Hà Đông………………………………........16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG……………………………………………………..................................17
I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐTBD CB, CC………………………………….....17
1. Khái niệm và đối tượng của công tác ĐTBD CB, CC………………….....17
1.1./ Khái niệm về ĐTBD CB, CC………………………………........................17
1.2/ Đối tượng ĐTBD CB, CC……………………………………………….......18
2. Vai trò và mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng…………………….....19
2.1/ Vai trò của công tác ĐTBD CB, CC…………………………………….........19
2.2/ Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng……………………………...........20
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG………………………………………………………………….................21
1. Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở UBND quận Hà Đông………………………………………………………………………….......21
2. Tình hình chung của đội ngũ CB, CC ở UBND quận Hà Đông trong giai đoạn hiện nay..........................................................................................................22
2.1/ Số lượng đội ngũ CB, CC, VC của UBND quận Hà Đông……………..............22
2.2/Chất lượng đội ngũ CB, CC, VC UBND quận Hà Đông………………...............23
3. Thực trạng công tác ĐTBD CB, CC ở UBND quận Hà Đông…………..........27
3.1/ Đối tượng, nội dung, hình thức ĐTBD CB, CC………………………….............27
3.2/ Những kết quả đạt được của công tác ĐTBD CB, CC giai đoạn 200- 2010 …………………………………………………………………………………..................29
4. Đánh giá về công tác ĐTBD CB, CC ở UBND quận Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010 ………………………………………………………………….................34
4.1/ Những mặt đạt được…………………………………………………………….......34
4.2/ Những tồn tại hạn chế………………………………………………………….........35
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC Ở UBND QUẬN HÀ ĐÔNG…….........................37
1. Giải pháp về nhận thức…………………………………………………….........37
2. Làm tốt công tác tuyển dụng……………………………………………….........37
3.Tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại chất lượng CB, CC, VC làm cơ sở cho việc lập quy hoạch ĐTBD………………………………………………….................38
4.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động ĐTBD CB, CC với quy hoạch........38
5. Nâng cao tinh thần tự giác học tập của CB, CC, VC……………………..........38
6. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác ĐTBD CB, CC………..........39
7. Xây dựng hệ thống thể chế về công tác ĐTBD CB, CC đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương và xuống tận cơ sở ĐTBD CB, CC……………………..............40
8. Gắn ĐTBD với sử dụng CB, CC……………………………………………....40
9. Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo…………………………………………....41
10. Có chính sách khuyến khích động viên CB, CC, VC học tập……………....41
KẾT LUẬN……………………………………………………………………42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….43
Những từ viết tắt
Cán bộ, công chức, viên chức: CB, CC, VC
Ủy ban nhân dân: UBND
Hội đồng nhân dân: HĐND
Đào tạo bồi dưỡng: ĐTBD
Khoa học công nghệ: KHCN
Đảng cộng sản Việt Nam: ĐCSVN
Xã hội chủ nghĩa: XHCN
Bảo hiểm xã hội: BHXH
Đại biểu Quốc hội: ĐBQH
Cải cách hành chính: CCHC
Công nghiệp hóa hiện đại hóa: CNH, HĐH
Xã hội chủ nghĩa: XHCN
Quản lý nhà nước: QLNN
Phát triển Kinh tế-xã hội: PT KTXH
Hành chính nhà nước: HCNN
Quản lý hành chính Nhà nước: QLHCNN
LỜI CẢM ƠN !
Em xin chân thành cảm ơn UBND quận Hà Đông – Hà Nội, Phòng Nội vụ quận đã tạo mọi điều kiện để em được tìm hiểu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn nhất đến lãnh đạo Học Viện Hành Chinh, lãnh đạo các khoa và các Thầy Cô giáo trong Học Viện đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong quá trình học tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Nhà nước và Pháp Luật cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị trong phòng Nội vụ quận Hà Đông đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
KẾ HOẠCH THƯC TẬP
STT
THỜI GIAN
NỘI DUNG THỰC TẬP
1
Tuần
1
Lập kế hoạch thực tập;
Làm quen với cán bộ, công chức trong cơ quan, phòng nội vụ;
Bắt đầu làm quen với công việc ở phòng Nộ vụ;
2
Tuần
2 - 4
Tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức hoạt động của phòng Nội vụ;
Thực hiện các công việc được phân công như: photo, in văn bản, chuyển văn bản, vào sổ công văn,…
Xác định đề tài và lập đề cương báo cáo chuyên đề thực tập cuối khóa;
Xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn;
3
Tuần
5 – 6
Thực hiện công việc được giao;
Thu thập và nghiên cứu tài liệu viết báo cáo;
4
7 – 8
Báo cáo tình hình thực tập cho giáo viên hướng dẫn;
Hoàn thành công việc còn lại trong kế hoạch thực tập;
Xin bản nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của cơ quan;
Hoàn thiện và nộp báo cáo;
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, toàn bộ đội ngũ CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. CB, CC trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cần được trang bị kiến thức mới để đương đầu với những thay đổi của thời cuộc, cần phải có sự chuận bị, chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ CB, CC trung thành với lý tưởng XHCN, nắm vững đường lối cách mạng của Đảng; vũng vàng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị, có năng lực về lý luận, pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và khả năng thực tiễn để thực hiện công tác đổi mới. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của KHCN càng đòi hỏi nhân lực của bộ máy nhà nước phải nâng cao năng lực trí tuệ quản lý, năng lực điều hành và xử lý công việc thực tiễn. Do đó hoạt động công tác ĐTBD đội ngũ CB,CC được đặt ra cấp thiết hơn.
Ngay từ khi nhà nước độc lập, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đặt công tác ĐTBD CB, CC vào vị trí có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nghị quyết trung ương 3 (khóa III) đã xác định; “Xây dựng đội ngũ CB,CC có phẩm chất năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước”. Đối với công tác ĐTBD Nghị quyết đã xác định rõ CB, CC cần phải được ĐTBD kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm hơn đến việc đào tạo CB,CC tuy nhiên nhiều nơi việc tổ chức ĐTBD chưa phù hợp với yêu cầu chức năng công việc. Những hạn chế đó xuất phát từ lý do các cơ quan, tổ chức ĐTBD chưa có một kế hoạch ĐTBD hợp lý gây ra lãng phí về thời gian, tiền của và cả nguồn nhân lực, do sử dụng nguồn nhân lực không đúng nơi, đào tạo không đung lúc, đúng chỗ.
UBND quận Hà Đông là cơ quan hành chính của nhà nước, trong nhưng năm qua rất quan tâm đến công tác ĐTBD CB, CC xác định đó là một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả lý nhà nước.
Với những kiến thức đã được học tại Học viện Hành chính và qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ quận Hà Đông em xin trình bày về thực trạng công tác ĐTBD CB, CC ở UBND quận Hà Đông và đưa ra một số ý kiến đánh giá kiến nghị giải pháp mang tính cá nhân về công tác này qua đề tài: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND quận Hà Đông”.
Do thời gian thực tập có hạn, nên bài viết có thể chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đánh giá và đóng góp ý kiến của Thầy Cô giáo Học Viện cùng CB, CC công tác tại phòng Nội vụ để bài báo cáo này hoàn thiện hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Báo cáo thực tập của em nhằm khái quát vấn đề ĐTBD CB,CC tại quận Hà Đông và qua thực tế cùng với lý luận về vấn đề ĐTBD em xin đưa ra một số đề suất, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ĐTBD CB, CC.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là chú trọng nghiên cứu trong phạm vi CB, CC các phòng ban đợn vị thuộc UBND Quận Hà Đông, đề cập đi sâu vào khâu ĐTBD CB, CC nhìn nhận thực trạng ĐTBD CB,CC của UBND quận, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác ĐTBD CB, CC của UBND quận Hà Đông.
3. Những công việc đã làm và kiến thức thu hoạch được trong thời gian thực tập
Tuần 1: từ 23/2-30/2 có mặt tại nơi thực tập làm quen với CB, CC trong cơ quan, phòng Nội vụ Hà Đông thực hiện các công việc như phôt tô tài liệu, các văn bản liên quan đến công tác bầu cử.
Tuần 2: từ 1/3-7/3 tìm hiểu cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ quận Hà Đông, thực hiện các công việc phô tô, chuyển các văn bản đến các phòng theo yêu cầu của CB, CC trong phòng, vào sổ công văn.
Tuần 3: từ 8/3-15/3 đánh máy in tiểu sử tóm tắt của cán bộ quận; thu thập và nghiên cứu tài liệu chọn đề tài viết báo cáo. Hỗ trợ CB, CC phòng Nội vụ phân loại hồ sơ CB, CC, VC trong quận.
Tuần 4: từ 16/3-22/3 hỗ trợ CB, CC trong phòng phân phát tài liệu bầu cử cho các phường; nghiên cứu tài liệu, hoàn thành đề cương báo cáo thực tập.
Tuần 5: từ 23/3-30/3 thu thập tài liệu viết báo cáo; phô tô văn bản, vào sổ công văn đi, công văn đến.
Tuần 6: từ 1/4-7/4 hỗ trợ CB, CC phòng Nội vụ phân phát tài liệu, phiếu bầu cử HĐND cho các phường lần 2 phô tô đóng dấu văn bản, công văn đi đến.
Tuần 7: từ 8/4-15/4 vào sổ công văn đi, đến, phô tô tài liêu, bổ sung tài liệu hoàn thiện báo cáo thực tập; gặp cô giáo hướng dẫn để tổng duyệt báo cáo.
Tuần 8: từ 16/4-23/4 phô tô văn bản, vào sổ công văn. Xin bản nhận xét đánh giá quá trình thực tập; kết thúc quá trình thực tập.
Qua thời gian thực tập em thấy minh cần phải cố găng hơn nữa để mới có thể làm tốt công việc sau này, kiến thức đã được truyền đạt trong quá trình học tập ở nhà trường rất bổ ích. Trong quá trình thực tập em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và học hỏi được rất nhiêu về công việc như cách phục vụ nhân dân, cách giao tiếp ứng xử với CB, CC trong cơ quan. Quá trình thực tập đã giúp em mở mang thêm kiến thức về nghiệp vụ văn phòng như: phô tô, đánh máy, vào sổ văn bản, đóng dấu các văn bản công văn đi đến,…Đặc biệt trong thời gian chuẩn bị cho công tác bầu cử em đã được tìm hiểu thêm về luật bầu cử và công tác bầu cử.
4. Kết cấu của bài báo cáo gồm:
-CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ UBND QUẬN HÀ DÔNG.
-CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG
-CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC Ở UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG
Hà Đông cách trung tâm thành phố Hà Nội 11 km có vị trí như là cửa ngõ phía tây của Thủ Đô, Lãnh thổ chạy dọc theo Quốc lộ 6. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số 23/2008/NĐ – CP, sát nhập vào Hà Nội, Hà Đông có diện tích tự nhiên 47,91 km2 dân số 198.687 người, gồm 17 phường. Ngày 1 tháng 8 năm 2008 cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.
Ngày 8 / 5 /2009 Chính Phủ Việt Nam ra Nghị quyết thành lập quận Hà Đông thuộc thủ đô Hà Nội. Hà đông là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có làng nghề dệt lụa…Thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp nơi đây là an toàn khu của trung ương và xứ ủy Bắc kỳ của ĐCSVN, là nơi hoạt động cuả nhiều vị lãnh tụ Đảng cộng sản. Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ cứu nước, quân và nhân dân quận Hà Đông luôn là đơn vị dẫn đầu trong đóng góp sức người sức của cho tuyền tuyến. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn quận đã phát huy truyền thống anh hùng luôn đoàn kết nhất trí tận dụng thời cơ, lợi thế vượt qua thử thách phấn đấu hoàn thành suất sắc các nhiệm vụ, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cơ cấu kinh tế được mở rộng, công nghiệp dịch vụ phát triển tạo điều kiện tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao.
Bên cạnh đó quận Hà Đông cũng còn gặp những khó khăn đó là; mức độ phát trển vẫn chưa thực sự tương xứng với vị thế tiềm năng, lợi thế ly do ở cải cách thủ tục hành chính một phần cũng do đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vẫn còn có một số hạn chế về năng lục cũng như trình độ chuyên môn nên chưa tận dụng được thời cơ và các nguồn lực bên ngoài để phát triển.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ PHÒNG NỘI VỤ QUẬN HÀ ĐÔNG
1. Khái quát chung về UBND quận Hà Đông
1.1/ Vị trí, chức năng
UBND quận Hà Đông là cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính CHXHCNVN. “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp KTXH, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn” (Điều 2, luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003)
1.2/ Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND quận Hà Đông thực hiện nhưng nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Xây dụng, tổ chức và kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển KTXH hàng năm; lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên địa bàn; thực hiện các chương trình khuyến khích phát triển kinh tế;
Tham gia với UBND thành phố trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận;
Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng phường, điểm dân cư trên địa bàn quận, quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên điạ bàn quận;
Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục thể thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn quận và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp;
Tổ chức thực hiện việc bầu cử Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật; Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cu thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình.
1.3/ Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chúc của UBND quận Hà Đông bao gồm:
Lãnh đạo: Gồm có một chủ tịch và 3 phó chủ tịch (một phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế, một phó chủ tịch phụ trách khối quản lý đô thị, một phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hôi).
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND quận Hà Đông bao gồm: có 12 phòng ban (thể hiện rõ ở sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND quận).
Các phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghành mình phụ trách. Thực hiện chức năng QLNN theo nghành, theo lĩnh vực. Chịu trách nhiệm công tác trước Chủ tịch UBND quận về công tác chuyên môn của mình.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
Chủ tịch UBND Quận Hà Đông
Phó chủ tịch UBND Quận phụ trách khối Văn hóa – Xã hội
Phó chủ tịch UBND Quận phụ trách khối kinh tế
Phó chủ tịch UBND Quận phụ trách khối Quản lý Đô thị
Văn phòng HĐND & UBND Quận
Phong Nội Vụ
Phòng Tài chính – Kế hoạch
Phòng Giáo dục – Đào tạo
Phòng Tài nguyên Môi trường
Phòng Quản lý Đô thị
Phòng Kinh tế
Phòng Y tế
Phòng Văn hóa - Thể dục thể thao
Thanh tra Quận
Phòng Tư Pháp
Phòng Lao Động thương binh & Xã hội
2. Khái quát về phòng Nội vụ quận Hà Đông
Phòng Nội vụ quận Hà Đông là một trong 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hà Đông, hoạt động của các phòng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác của bộ máy chính quyền trong cơ quan, đặc biệt có tác động trực tiếp đến chất lượng nhân sự của toàn quận thông qua công tác cán bộ. Đây cũng là cơ quan trực tiếp làm công tác tham mưu cho UBND quận trong việc thực hiện chính sách ĐTBD về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với CB, CC, VC các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND quận theo quy định của pháp luật và phân cấp.
2.1/ Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ quận Hà Đông là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hà Đông tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: Tổ chức biên chế các cơ quan HCNN; CB, CC phường; hội tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng: chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội
2.2/ Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND quận các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ; quyết định chỉ thị; quy hoạch kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực QLNN được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt: thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Tham mưu giúp UBND quận quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn quận theo hướng dẫn của UBND Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng đề án và trình UBND, cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn, các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy đinh của pháp luật.
- Giúp UBND quận hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp,phân bổ chỉ tiêu biên chế, tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp quận và UBND các phường.
- Giúp UBND quận và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử ĐBQH, ĐBHĐND theo phân công của UBND quận và hướng dẫn của UBND Thành phố Hà Nội.
- Thực hiện các thủ tục để chủ tịch UBND quận phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cuả UBND phường : giúp UBND quận trình UBND Thành phố Hà Nội phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp UBND quận xây dựng đề án thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc chỉ giới bản đồ địa giới hành chính của quận.
- Giúp UBND quận trong việc hướng dẫn kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật và dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các phường trên địa bàn.
- Tham mưu giúp UBND quận trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm lại, đánh giá thực hiện chính sách ĐTBD về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quẩn lý đối v