Đề tài Công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã Thanh Chăn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên

Ở Việt Nam ta trong thời đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì mọi hoạt động của các ngành đều đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và đối với ngành đất đai cũng như thế, để thực hiện công nghiệp hóa- hiên đại hóa đất nước thì việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả đang là vấn đề hết sức cấp bách, chúng ta nhận thấy rằng: dưới sự tác động của cơ chế thị trường, tốc độ tăng dân số thì vấn đề về đất đai trở nên quan trọng, gay gắt, bức xúc nóng bỏng hơn, hàng loạt các vụ tranh chấp về quyền lợi, khiếu nại tố cáo luôn diễn ra hết sức phổ biến và hết sức phức tạp ở hầu hết mọi nơi Tuy nhiên, cần phải thừa nhận thực tế là cho đến nay công tác quản lý về đất đai còn nhiều hạn chế, Luật Đất Đai chưa giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai, đất òn sử dụng manh mún, hiệu quả sử dụng chưa cao. Để đất đai phục vụ triệt để cho mục đích phát triển chung luôn là mối quan tâm lớn của các vị lãnh đạo, các nhà quản lý và các nhà khoa học. Hiện nay nền kinh tế nước ta được định hướng phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp- thương mại dịch vụ sang công nghiệp - thương mại dịch vụ- nông nghiệp đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai đòi hỏi phỉ nghiên cứu và đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý để đề xuất những biện pháp sử dụng đất đai sao cho hợp lý, đầy đủ và bền vững.

doc31 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4679 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã Thanh Chăn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam ta trong thời đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì mọi hoạt động của các ngành đều đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và đối với ngành đất đai cũng như thế, để thực hiện công nghiệp hóa- hiên đại hóa đất nước thì việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả đang là vấn đề hết sức cấp bách, chúng ta nhận thấy rằng: dưới sự tác động của cơ chế thị trường, tốc độ tăng dân số thì vấn đề về đất đai trở nên quan trọng, gay gắt, bức xúc nóng bỏng hơn, hàng loạt các vụ tranh chấp về quyền lợi, khiếu nại tố cáo luôn diễn ra hết sức phổ biến và hết sức phức tạp ở hầu hết mọi nơiTuy nhiên, cần phải thừa nhận thực tế là cho đến nay công tác quản lý về đất đai còn nhiều hạn chế, Luật Đất Đai chưa giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai, đất òn sử dụng manh mún, hiệu quả sử dụng chưa cao. Để đất đai phục vụ triệt để cho mục đích phát triển chung luôn là mối quan tâm lớn của các vị lãnh đạo, các nhà quản lý và các nhà khoa học. Hiện nay nền kinh tế nước ta được định hướng phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp- thương mại dịch vụ sang công nghiệp - thương mại dịch vụ- nông nghiệp đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai đòi hỏi phỉ nghiên cứu và đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý để đề xuất những biện pháp sử dụng đất đai sao cho hợp lý, đầy đủ và bền vững. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá không thể tái tạo được, là tư liệu sản xuất đặt biệt không gì thay thế được của nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là nền tảng để phân bố các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đã trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn biết bao công sức và xương máu mới khai thác bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất vào quy chế chặt chẽ, khai thác tốt tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và có hiêu quả, triệt để tiết kiệm góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công bằng xã hội, từng bước đưa nông lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Luật Đất Đai đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua và được ban hành ngày 14/07/1993 và bắt đầu có hiệu luật từ ngày 15/10/1993 quy định: “Đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất Đai ngày 11/12/1998 đã qui định giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh bất đồng giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân liên quan đến quyền sử dụng đất, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại, đồng thời sử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về đất đai. Căn cứ vào điều 17,18,19,20,83 và 84 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đất nước ta đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đất đai luôn được coi là tài sản vô cùng quý giá . Để giúp Nhà nước quản lý đất đai được chặt chẽ thì công việc thanh tra kiểm tra về tranh chấp đất đai là một công việc hết sức quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đưa công tác thanh tra giải quyết tranh chấp đất đai vào quy chế chặt chẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cơ quan, mọi tổ chức và mọi người trong việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích với tất cả các loại đất nhằm phát triển và bảo vệ đất đai, bảo vệ môi sinh , môi trường. Tạo điều kiện cho việc tổ chức lại sản xuất thao hướng công nghiệp- hóa hiện đại hóa đất nước để đất đai được coi là tài sản quý giá nhất. Trong những năm gần đây việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai của Huyện Điện Biên nói chung và của xã Thanh Chăn nói riêng có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai vẫn còn vướng phải những nhược điểm cần khắc phục nên việc giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Thanh Chăn cũng đi theo chiều hướng đó. Do nhiệm vụ của cấp cơ sở chỉ là hòa giải, không có thẩm quyền giải quyết dứt khoát tranh chấp về đất đai, chủ yếu chuyển hồ sơ tranh chấp về Huyện giải quyết vì không thuộc thẩm quyền. Cho nên để góp phần đưa việc quản lý và sử dụng đất đai cũng như giải quyết đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất đai của nhân dân nên bản thân học viên chọn đề tài về “ Công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã Thanh Chăn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình học tập và sự hướng dẫn của thầy cô, nhưng với kiến thức lý luận còn thấp, lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót, học viên rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bản thân nhận rõ những điểm hạn chế nhằm hoàn thành tốt hơn trong công việc sau này. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Cơ sở lý luận Để từng bước đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như công tác giải quyết tranh chấp về đất đai ngày càng sâu sát với tình hình thực tế, thì việc nghiên cứu, ban hành ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn về Đất đai là rất cấn thiết nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý sử dụng đất đai.Công tác gải quyết tranh chấp về đất đai nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để giải quyết sự tranh chấp giữa các chủ thể có liên quan đến quyền quản lý và sử dựng khu đất cụ thể, hạn chế những trường hợp không tốt xảy ra, bảo đảm ổn định an ninh trật tự tại địa phương và góp phần xây dựng tình đoàn kết trong xã hội. * Giải thích từ ngữ: “ Khiếu nại” là việc công dân, tổ chức hoặc theo thủ tục do luật khiếu nại, tố cáo qui định đề nghị cơ quan tổ chức,cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,hành vi hành chính do mình ban hành khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. “Tranh chấp đất đai” là tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên tham gia đều cho rằng đất đó thuộc quyền sử dụng của mình. Thực chất là quyền khai thác các lợi ích của đất đai, là mặt bằng để tiến hành xây dựng hay dùng để sản xuất nông nghiệp mang lại lợi ích cho con người. Tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với tổ chức, giữa cá nhân với cá nhân. Người ta tranh chấp để xác định quyền sử dụng đất nhằm mục đích giành quyền sử dụng đó thuộc về mình chứ không phải tranh chấp quyền sử dụng hợp pháp thuộc trách nhiêm của chính quyền điạ phương, để tiến hành gải quyết làm trọng tài phán xử giữa hai bên tranh chấp thông qua những tài liệu về nguồn gốc của đất tranh chấp. Việc đòi lại đất “ quy định tại Khoản 02 điều 02 Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998” không phải là tranh chấp đất đai.Đất đai được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng mà người tranh chấp cho là thuộc quyền sử dụng của mình nên yêu cầu đòi trả lại. 1.2 Cơ sở thực tiễn Đất đai là sản phẩm của tự nhiên được hình thành qua quá trình vận động biến đổi lâu dài của lớp vỏ trái đất, dưới tác động của quá trình lý hóa sinh học phức tạp, đồng thời chịu tác động của con người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Đất đai còn là tư liệu chính của các nghành kinh tế đặt biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được là thành phần quan trọng của môi trường sống, của xon người cũng như các loài sinh vật. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt ở chỗ nếu được sử dụng khai thác hợp lý không bao giờ hao mòn mà chất lượng lại ngày càng tốt hơn và sức sản xuất ngày càng cao hơn. Đất đai là nguyên liệu chính của một số ngành sản xuất như : vật liêu xây dựng, làm xi măng, đồ gốm Đất đai cùng với vùng trời, vùng biển tạo nên từng lãnh thổ quốc gia. Vì vậy theo điều 18 Hiến pháp 1992 và điều 01 Luật đất đai quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Là cơ sở pháp lý cao nhất xác định Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai. Là người đại diện cho quyền sở hữu toàn dân thống nhất quản lý toàn bộ đất đai của cả nước nhằm duy trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trình tự Pháp luật quy định. * Nguyên tắc giải quyết các trường hợp khiếu nại tranh chấp đất đai: Thực hiện đúng Luật đất đai, Luật khiếu nại,tố cáo, Bộ Luật dân sự, các văn bản pháp luật khác có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, quy định về các trường hợp giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai. Tuân thủ nguyên tắc đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nước thóng nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng ổn định lâu dài Ủy ban nhân dân các cấp phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kịp thời, đúng pháp luật. Các giấy tờ về đất đai của chế độ củ để lại như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, sang tên tại Văn phòng ĐKQSDĐ thuế trước bạ, giấy tờ mua bán, sang nhượng đất được chính quyền xã của chế độ củ xác nhận và các loại giấy tờ khác không phải là chứng cứ pháp lý để giải quyết các trường hợp khiếu nại, đòi lại đất, mà chỉ là cơ sở tham khảo để xác định nguồn gốc lịch sử và quá trình sử dụng đất, giúp tạo điều kiện cho việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra xem xét là quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây cơ quan có thẩm quyền không thụ lý giải quyết: Các tranh chấp khiếu nại mà người tranh chấp, người khiếu nại không có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại có liên quan đến vụ tranh chấp khiếu nại. Người tranh chấp, khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Người đại diện không hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khiếu kiện, thời hạn khiếu nại đã hết. Việc trang chấp, khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để gải quyết hoặc đã có bản án quyết định của Tòa án. Người khiếu nại, người phát sinh tranh chấp phỉ cung cấp đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để chứng minh việc khiếu nại, tranh chấp của mình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết. PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỌI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 2.1. Đối tượng điều tra Công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã Thanh Chăn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. 2.2. Nội dung điều tra Thanh Chăn là xã biên giới thuộc huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên, có diện tích tự nhiên 2.229,68ha; một trong 11 xã được Chính Phủ lựa chọn xây dựng thí điểm nông thôn mới; là xã sản xuất thuần nông, có tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất và có diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 70% tổng diện tích tự nhiên. Trong một số năm gần đây Thanh Chăn đã tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị như lúa gạo, các loại thủy cầm, nấm các loạiTuy nhiên việc kinh doanh các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng nhiều đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm; nên mức tiêu thụ còn thấp, giá cả không ổn định, kìm hãm sự phát triển; mặt khác Thanh Chăn chưa có quy hoạch chi tiết sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phù hợp với tiêu chí phát triển nông thôn mới Công tác hòa giải và giải quyết đất đai có vai trò rất quan trọng và cần sự hiểu biết và khéo léo. Vận động, giải thích cho các đối tượng tranh chấp nên tôn trọng lẫn nhau và tìm ra giải phap tối ưu để mọi người hiểu, chấp thuận phải trên cơ sở của pháp luật. Hạn chế tối đa các tình huống xung đột khi xảy ra việc tranh chấp đất đai. Thông qua giải quyết tranh chấp này mà tuyên truyền, hướng dẫn mọi người dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của Luật đất đai. Ngăn cản các hành vi cố tình vi phạm đến quyền sử dụng đất và bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sử dụng đất hợp pháp. Giúp cho chủ sử dụng đất an tâm trong việc quản lý sử dụng đất. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai Trấn an các dư luận, bảo đảm trật tự an toàn trong xã hội và xây dựng mối đoán kết trong nhân dân. Được sự chỉ đạo hướng dẫn cụ thể sát sao của UBND huyện Điện Biên, phòng Tài nguyên Môi trường đó đã có rất nhiều thuận lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp tại địa phương. Bên cạnh đó công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai cũng còn gặp rất nhiều khó khăn do sự hiểu biết về luật đất đai chưa được tốt 2.3. Phương pháp điều tra Thu thập những thông tin , tài liệu sẵn có của cán bộ địa chính xã Thanh Chăn, UBND xã và các ban ngành liên quan , cơ quan chuyên môn cấp huyện cùng nhau phối hợp để giải quyết. - Kế thừa các nguồn tài liệu đã có của các ngành có liên quan; - Điều tra, đánh giá, nghiên cứu thực tế, kết hợp phỏng vấn; - Tổ chức hội thảo, xin ý kiến tham gia của các ngành, cộng đồng dân cư xã; - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống. Tài liệu kiểm kê đất đai của xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên năm 2013; - Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng; Kết quả điều tra, khảo sát các tháng 7, 8 và 9 năm 2011 phục vụ xây dựng quy hoạch chi tiết sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản xã Thanh Chăn đến năm 2020. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 3.1. Điều tra cơ bản 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Thanh Chăn là xã biên giới, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 5km về phía Tây Nam; có toạ độ địa lý: Từ 21020'48" đến 21021'52" vĩ độ Bắc; Từ 102053'33" đến 103000'06" kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp với xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên; + Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; + Phía Nam giáp với xã Pa Thơm và xã Thanh Yên, huyện Điện Biên; + Phía Đông giáp với xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. 3.1.1.2.Địa hình Thanh Chăn là xã nằm trong vùng lòng chảo Điện Biên, địa hình được chia thành 2 vùng chủ yếu là vùng đồng bằng và vùng núi. - Vùng đồng bằng: Có địa hình bằng phẳng, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; độ cao so với mực nước biển từ 470 m đến 510 m. Đây là vùng thuận lợi để bố trí sản xuất ruộng nước, hoa màu và khu dân cư; - Vùng đồi núi: Đây là vùng chiếm diện tích chủ yếu và nằm về phía Tây Bắc của xã; có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao so với mặt nước biển từ 520 m đến 1.250 m. 3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu Xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới núi cao, ít chịu ảnh hưởng của bão. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô; mùa mưa nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô thường ngắn, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tương đối lạnh và thường xuất hiện sương muối. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng từ 1.500 - 1.800 mm; mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 và 9; tổng lượng mưa ở các tháng này chiếm 70 đến 80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình từ 80 - 85%; độ ẩm thấp nhất trung bình từ 50 đến 55%. Lượng bốc hơi trung bình trong năm khoảng từ 800 - 1.000 mm. Số giờ nắng bình quân trong năm từ 2.100 - 2.300 giờ; Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc Nam. Gió Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; gió Nam từ tháng 5 đến tháng 10; tốc độ gió trung bình 0,9m/s; Nhiệt độ trung bình năm từ 230c đến 280c; nhiệt độ cao nhất đạt trên 380c; nhiệt độ thấp nhất năm từ 60c đến 80c; có năm nhiệt độ tháng 12 xuống thấp còn 20C đến 00C. * Thủy Văn Trên địa bàn xã có hệ thống 4 sông, suối chính và hệ thống kênh thuỷ nông là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất; - Sông Nậm Rốm và suối Nậm Lếch là nguồn cung cấp nước chính cho các bản Cò Mỵ, bản Pá Lếch, thôn Thanh Hà và thôn Thanh Sơn; - Hệ thống suối Hoong Lếch và Huổi Cưởm chảy theo hướng chủ yếu từ Tây Nam xuống Đông Bắc; là nguồn cung cấp nước cho các bản Hoong Lếch Cang, thôn Hồng Thanh, thôn Thanh Hồng, thôn Vịêt Thanh, bản Pha Đin; - Hệ thống suối Huổi Bẻ chảy theo hướng chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam; là nguồn cung cấp nước cho các bản Púng Nghịu, Pom Mỏ Thái, Pom Mỏ Thổ, Na Khưa và thôn Nhà Trường. 3.1.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng Theo hệ thống phân loại đất áp dụng cho bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ lớn của Việt Nam, xã Thanh Chăn có 3 nhóm đất ( Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi); với 4 loại đất chính sau: - Đất phù sa có tầng loang lổ của các sông khác (Pf): Loại đất này phân bố ở vùng đồng bằng thuộc địa bàn của xã; thích hợp với các loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày; - Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs): Loại đất này hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét; với địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc và thường bị xói mòn rửa trôi vào mùa mưa. Đây là loại đất thích hợp đối với việc sản xuất nương, trồng cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, Cà phê; - Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq): Phân bố ở địa hình bị chia cắt, độ dốc cao, trong đất lẫn nhiều đá vụn đang phong hóa. Đây là loại đất kém thích hợp đối với cây Cà phê nhưng thích hợp với cây Cao su và cây lâm nghiệp; - Đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá sét (Hs): Phân bố ở vùng núi cao trên 1.000m; đất ít chua nên thích hợp với cây lâm nghiệp và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng. 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế Thanh Chăn chủ yếu là thuần nông, ngành nông lâm nghiệp chiếm khoảng 86%; thương mại, dịch vụ, ngành nghề khác chiếm gần 14%. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2013 của xã Thanh Chăn: - Giá trị sản xuất nông nghiệp 56.641,5 triệu đồng chiếm 87,4%, giảm gần 4,7% so với năm 2011; - Thương mại, dịch vụ 5.060,0 triệu đồng chiếm 7,8%, tăng gần 0,3% so với năm 2011; - Nguồn thu khác 3.085,1 triệu đồng, chiếm 4,8%; tăng hơn 4,4% so với năm 2011. - Tổng giá trị thu nhập của toàn xã sau khi trừ chi phí ước tính đạt 46.292,0 triệu đồng; thu nhập bình quân đạt 9,5 triệu đồng/người/năm bằng 0,86 lần thu nhập chung của tỉnh; 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Giao thông nội đồng Hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn xã Thanh Chăn khá đầy đủ; tổng chiều dài đường nội đồng là 19,0 km; hiện tại phần lớn là đường đất, chất lượng đường xấu; chỉ có 0,7 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa; Trong đó: - Đường trục chính nội đồng có tổng chiều dài là 7,4 km; bề rộng nền đường 2,0 - 3,0 m; đường kết hợp với kênh tưới và tiêu nước; - Đường bờ thửa có tổng chiều dài 11,6 km; bề rộng nền đường từ 1,0 đến 1,5 m; đường kết hợp với kênh tưới và tiêu nước; Tổng chiều dài đường giao thông khoảng 19,0 km; hầu hết là đường đất; chiếm tới 96,3% tổng chiều dài; mặt đường gồ ghề, đường lầy lội khi mưa xuống. Vì vậy để đảm bảo việc vận chuyển vật tư và sản phẩm sau thu hoạch thuận lợi trong thời gian tới cần mở rộng nền đường và cứng hóa đường nội đồng. Ngoài ra cần mở mới những đoạn đường nội đồng cần thiết. * Thủy lợi nội đồng Hệ thống kênh mương nội đồng Ruộng nước của xã Thanh Chăn được chia thành 2 vùng lớn là vùng dưới kênh và vùng trên kênh; hầu hết diện tích ruộng nước của xã đều đã được cung cấp đủ nước để sản xuất cả 2 vụ; chỉ có khoảng 23 ha ruộng vùng sản xuất trên kênh không đủ nước để sản xuất vụ chiêm. Ruộng nước được cung cấp nước từ 6 công trình thủy lợi nhỏ và công trình Đại thủy nông Nậm Rốm. Quy mô, chiều dài các hệ thống kênh được thể hiện dưới bảng 11 sau: Đại thủy nông Nậm Rốm Công trình đại thủy nông Nậm Rốm cung cấp nước tưới cho khoảng 224 ha ruộng trên địa bàn xã Thanh Chăn, hệ thống kênh bao gồm: + Kênh loại I: Có chiều dài 2,2 km đã được cứng hóa; + Kênh loại II: Có 6 tuyến với tổng chiều dài 10,1 km; số km kênh được cứng hóa 4,7 km; tỷ lệ cứng hóa kênh loại II đạt 46,5%; + Kênh loại III: Có tổng chiều dài kênh 30,9 km phân bố ở các khu ruộng khác nhau; 100% đều là kênh đất. * Ưu điểm - Lưu lượn