Nhà văn hoá (TTVH) là cơ quan giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường, là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá của quần chúng, đồng thời là nơi đảm trách việc dàn dựng, hướng dẫn các hoạt động văn hoá của quần chúng diễn ra chủ yếu trong thời gian rỗi, nhằm bồi dưỡng, nâng cao, hoàn thiện nhân cách và thoả mãn nhu câu văn hoá của họ.
Quản lý trong nhà văn hoá có nghĩa là phải điều khiển sao để các thiết chế văn hoá này thực hiện tốt nhiệm vụ tối cao của nó, là giáo dục xã hội chủ nghĩa xây dựng con người mới có đời sống tinh thần phát triển toàn diện. Xuất phát tự nhiệm vụ đó, phải quản lí các nhà văn hoá thực hiện trọn vẹn toàn bộ chức năng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần nhiều mặt của con người lao động, nhu cầu giải trí, sáng tạo của nhân dân trong thời gian rỗi. Phải quản lí các nhà văn hoá ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và cán bộ, hệ thống phương pháp chuyên môn thể hiện rõ rang tính chat giáo dục, tổng hợp, tính đa năng, tính quần chúng và tính xã hội của thiết chế văn hoá náy. Quản lí trong nhà văn hoá tức là đảm bảo cho nhà văn hoá thực hiện tốt cả hai vai trò xã hội của nó là giáo dục của nó là giáo dục nhân dân và sự tự giáo dục của những người hoạt động văn hoá. Tuy nhiên việc quản lí phải mang tính khoa học chính là để cho toàn bộ hoạt động của nó đi vào kế hoạch hoá, có nề nếp. cố chương trình kế hoạch nhằm đem lại kết quả cao trên các mặt hoạt động của nó, từ nội dung, biện pháp đến kinh tế tài chính. Việc quản lí nhu cầu văn hoá đòi phải thực hiện tốt các khâu trong quy trình kĩ thuật quản lí.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác quản lí trong Nhà văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ABC
Lớp: Đại học Quản lí văn hoá 4A
ĐỀ: Công tác quản lí trong Nhà văn hoá? Theo anh (chị) một người cán bộ quản lí giỏi cần có những phẩm chất gì?
BÀI LÀM:
Công tác quản lí trong Nhà văn hoá:
Nhà văn hoá (TTVH) là cơ quan giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường, là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá của quần chúng, đồng thời là nơi đảm trách việc dàn dựng, hướng dẫn các hoạt động văn hoá của quần chúng diễn ra chủ yếu trong thời gian rỗi, nhằm bồi dưỡng, nâng cao, hoàn thiện nhân cách và thoả mãn nhu câu văn hoá của họ.
Quản lý trong nhà văn hoá có nghĩa là phải điều khiển sao để các thiết chế văn hoá này thực hiện tốt nhiệm vụ tối cao của nó, là giáo dục xã hội chủ nghĩa xây dựng con người mới có đời sống tinh thần phát triển toàn diện. Xuất phát tự nhiệm vụ đó, phải quản lí các nhà văn hoá thực hiện trọn vẹn toàn bộ chức năng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần nhiều mặt của con người lao động, nhu cầu giải trí, sáng tạo của nhân dân trong thời gian rỗi. Phải quản lí các nhà văn hoá ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và cán bộ, hệ thống phương pháp chuyên môn thể hiện rõ rang tính chat giáo dục, tổng hợp, tính đa năng, tính quần chúng và tính xã hội của thiết chế văn hoá náy. Quản lí trong nhà văn hoá tức là đảm bảo cho nhà văn hoá thực hiện tốt cả hai vai trò xã hội của nó là giáo dục của nó là giáo dục nhân dân và sự tự giáo dục của những người hoạt động văn hoá. Tuy nhiên việc quản lí phải mang tính khoa học chính là để cho toàn bộ hoạt động của nó đi vào kế hoạch hoá, có nề nếp. cố chương trình kế hoạch nhằm đem lại kết quả cao trên các mặt hoạt động của nó, từ nội dung, biện pháp đến kinh tế tài chính. Việc quản lí nhu cầu văn hoá đòi phải thực hiện tốt các khâu trong quy trình kĩ thuật quản lí.
Muốn quản lí tốt trước hêt phải chú ý tói chức năng của nó đó là chức năng giáo dục, giao tiếp, sáng tạo, vui chơi, giải trí.
Nhà văn hoá là một công cụ chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục, đặc biệt là hoàn thiện nhân cách, giáo dục mang tính chất toàn diện (trí – thể - đức – mỹ), qua hoạt đọng quần chúng trao đổi thông tin, tụ giáo dục lẫn nhau trên tinh thần tự nguyện ham gia của nhân dân vào các hoạt động để hướng tới mục tiêu biết, làm việc đẻ chung sống, để làm người. Thứ hai là chức năng giao tiếp – chức năng đặc thù trong của tổ chức, mọi người có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong học tập, lao động, cuộc sống. Tiếp theo là khả năng sáng tạo của nhân dân thông qua đó bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân tài, kích tích quần chúng tự biểu hiện kĩ năng của mình trên nhiều lĩnh vực của văn hoá: sáng tác, biểu diễn, sưu tầm… Thứ tư, Nhà văn hoá có chức năng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ở đây mọi người sinh hoạt trong thời gian rỗi, giải toả căng thẳng, tạm quên đi áp lực cuộc sống, giải toả căng thẳng.
Quản lí được coi là một đặc điểm lịch sử của đời sống xã hội, mọi hoạt động đều phải được chú ý, đó là một sự điếu tiết cao của xã hội. Nó làm nhiệm vụ điều khiển sự tự phát của các hiện tượng xã hội khiến phải tuân theo sự kiểm tra tự giác có hướng đích,nhằm đạt được mục đích đề ra hay giải quyết được vấn đề.Trong lĩnh vực văn hoá thì quản lí trong NVH cần phải tuân theo những nguyên tắc như việc quản lí xây dựng ngành văn hoá. Thứ nhất, phải đảm bảo điều kiện hoạt động của nhà văn hoá đi đúng đường lối của Đảng cộng sản, đây là nguyên tắc tính đảng trong công tác quản lí. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động trong xã hội đều chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong đó, có đường lối xây dựng văn hoá và công tác giáo dục văn hoá. Nghị quyết 36 NQ/TW ngày 24/2/1981 của BBT Trung ương Đảng chỉ rõ ngành văn hoá có nhiệm vụ “Điều khiển các hoạt động văn hoá, nghệ thuật theo đúng đường lối và nhiệm vụ cách mạng”, đó là xây dựng con người mới, nền văn hoá mới, ai cũng có quyền hưởng thụ văn hoá từ nông thôn đến thành thị. Để đảm bảo nguyên tắc tính Đảng trong Nhà văn hoá cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên các phương diện. Một là, những người làm công tác trong nhà văn hoá cần tăng cường hoạt động chính trị, lý luận, nghiên cứu khoa học những vấn đề học thuyết Mác – Lênin, chỉ thị nghị quyết của đảng về văn hoá. Hai là ra sức tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về chủ nghĩa Mác, đường lối của Đảng nhằm đảm bảo nội dung hoạt động Nhà văn hoá đi liền với nhiệm vụ chính trị, xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đời sống tinh thần, vật chất của Đảng bộ đề ra. Ba là, coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua các ban văn hoá, văn nghệ hoặc ban tuyên huấn của các cấp Đảng bộ mà mình trực thuộc.
Thứ hai, hoạt động của nhà văn hoá phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, kết hợp với sự làm chủ của tập thể, xã hội chủ nghĩa của nhân dân. Nhà nước quản lí công tác giáo dục – văn hoá phải mang tính khoa học trên các phương diện: Vạch ra những nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, xác định công tác văn hoá thành kế hoạch Nhà nước, ban hành nhưng chính sách, chế độ, pháp chế về văn hoá, đầu tư ngân sách, đảm bảo những điều kiện vật chất và mọi biện pháp khác cho việc phát triển văn hoá và đáp ứng hợp lý nhu cầu văn hoá của nhân dân. Nhà nước thiết lạp ra những tổ chức quản lí chuyên ngành văn hoá ở các cấp. Nhà văn hoá chính là cơ quan sự nghiệp trực thuộc chịu sự quản lí của nhà nước theo các cấp tương ứng đó.
Thứ ba, lưu ý tính chủ động, sáng tạo của người được giáo dục. Mọi người tham gia sinh hoạt trong nhà văn hoá có quyền tự do sáng tạo, được khuyến khích phát triển tư duy, có không gian cho trí tuệ phát triển mà không chịu sự gò bó áp lực của cuộc sống. Nhà văn hoá tạo điều kiện tối đa cho các thành viên vui chơi, giải trí, cơ hội tiếp xúc giao lưu, chủ động phát huy tiềm năng của bản thân.
Thứ tư, xử lý có phân biệt với từng loại đối tượng. Trong hoạt động của Nhà văn hoá có những đặc thù quan trọng mà nếu coi thường thì có thể quản lí thành công được. Trước hết thiết chế Nhà văn hoá được coi là xí nghiệp liên hợp vừa sản xuất, vừa phân phối, vừa tiêu thụ những giá trị tinh thần. Một đặc điểm khác, Nhà văn hoá là một cơ quan vùa chủ động tác động giáo dục và phát huy sự tự giáo dục của nhân dân, vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục cổ động vừa tổ chức các loại nghỉ ngơi vui chơi giải trí có văn hoá. Thêm vào đó, người đến tham gia vào Nhà văn hoá có tính chất tự nguyện, theo sở thích. Vậy nên các biện pháp hoạt động trong nhà văn hoá không phải lúc nào cũng áp dụng được mà phải đổi mới sáng tạo tuỳ từng đối tượng cụ thể.
Tất cả những điều nói trên đòi hỏi phải biết vận dụng hợp lý phương thức quản lí đối với hoạt động nhà văn hoá. Nó thể hiện cụ thể trong toàn bộ quá trình: Từ xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, biện pháp hoạt động, tổ chức bộ máy và cơ cấu quản lí, cho đến vận dụng phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa vào hoạt động của nhà văn hoá.
Những phẩm chất của một người cán bộ quản lí giỏi.
Xã hội phát triển đòi hỏi không ngừng những yêu cầu đối với cán bộ quản lí, những người làm công tác lãnh đạo. Đó là những con người kết hợp được độ chín về ý thức chính trị với sự chuẩn bị, đào tạo kĩ về nhiệm vụ, chuyên môn đặc biệt là phẩm chất cá nhân. Một người lãnh đạo giỏi, chân chính phải hội tụ được ở trong mình những phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình.
Phẩm chất là sự tổng hợp các đặc điểm tâm lí cá nhân, chính trị và xã hội. Cũng như mọi cán bộ quản lí khác, người cán bộ quản lí nhà văn hoá phải có trong mình những phẩm chất nhất định vì điều đó tạo ra uy tín của họ trọng tập thể nhằm phát huy tốt công việc của cá nhân. Vậy cán bộ quản lí nhà văn hoá giỏi cần có những phẩm chất gì?
Đầu tiên, người cán bộ nhà văn hoá phải có tính Đảng, nghĩa là giải quyết công việc trên lập trường Chủ nghĩa Mác – Lênin và Đường lối Chính trị của Đảng đề ra. Muốn tuyên truyền, dẫn dắt đúng thì ngoài kĩ năng giao tiếp họ phải có lập trường vững và hiểu biết sâu sắc cả về Đường lối chung cũng như nghị quyết, nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ địa phương. Đất nước đang sống trong thời bình nhưng các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá Nhà nước ta, người cán bộ quản lí cần nắm bắt sâu sắc diễn biến chính trị, và luôn đề cao cảnh giác,luôn đi theo lý tưởng Cách mạng.
Thứ hai, theo tôi người cán bộ quản lí giỏi phải có lòng say mê, có mục tiêu, định hướng nhất quán. Niềm đam mê sẽ tạo sự thích thú, tạo hiệu quả tong công việc. Lý tưởng là đích tới của cá nhân, đó không chỉ là động lực mà còn ảnh hưởng đến tập thể. Người lãnh đạo có lý tưởng sống đẹp, cao cả ở đâu cũng chiếm được sự kính trọng sâu sắc của quần chúng và lôi kéo được họ đi theo và làm theo mình. Lý tưởng đẹp sẽ làm việc có tinh thần vì lợi ích cộng đồng, xã hội. Họ không làm ngơ trước các hiện tượng, hành vi gây cản trợ cuộc sống của tập thể, đó chính là phẩm chất tốt đẹp, chân chính, chí công vô tư, trong hoàn cảnh nào cũng sống trong sạch.
Thứ ba, chính là tính đúng mực, nguyên tắc, có văn hoá trong quan hệ ứng xử. Điều này thể hiện ở chỗ biết kiềm chế bản thân, sự bột phát tình cảm, bình đẳng trong mọi quan hệ. Họ biết lắng nghe, chia sẻ, phát biểu đúng lúc, đúng chỗ, biết chịu trách nhiệm về lời nói của mình, không kích động, né tránh. Người lãnh đạo có tính tự chủ sẽ kiểm soát được hành vi, lời nói. Ở chức vị càng cao thì lời nói càng phải thận trọng, đúng mực. Văn hoá không chỉ ở hành vi, lời nói mà còn ở ăn mặc, đi đứng, thể hiện con người có giáo dục, mẫu mực. Họ ứng xử hoà nhã, khiêm tốn, biết tôn trọng người khác. Ở Nhà văn hoá, người cán bộ giỏi không chỉ dùng quyền uy mà còn phải lấy uy tín, mà chân thật, giản dị phù hợp với người Đảng viên chân chính, với truyền thống dân tộc, thời đại. Người lãnh đạo có phẩm chất này sẽ dung hoà mình với quần chúng để sát sao tới cấp dưới của mình nhằm giúp đỡ, cải thiện đời sống tổ chức.
Tính nguyên tắc quyết định sự bình đẳng trong mối quan hệ hành động và hành vi, bao giờ cũng hành động theo lương tâm và trách nhiệm. Họ có thể kìm nén cảm xúc nhất thời để khách quan trong công việc. Công tâm sẽ giúp người lãnh đạo quản lí tránh được những sai sót do tình cảm gây ra, đảm bảo cho sự công bằng xã hội trong các mối quan hệ ngang dọc của địa vị, của con người với con người, để không còn sự nịnh hót, quyền thế.
Thứ tư, người lãnh đạo phải có tính nhạy cảm thể hiện ở sự chú ý quan sát, sự quan tâm chăm sóc mọi người trong đơn vị. Nhạy cảm để nắm bắt chính xác những biến đổi về tâm tư, tình cảm của những người trong tổ chức, đọc được diễn biến tâm lí, trạng thái cảm xúc mỗi người để tìm ra nguyên nhân kịp thời xử lí cho tế nhị, nếu có thể giúp đỡ, tháo gỡ đảm bảo hoạt động cho nhà văn hoá. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, phẩm chất này cần mang tính nhân đạo thì giữa người lãnh đạo và mọi người mới có sự nhiệt tình, chân thành chứ không phải nhạy cảm để vị kỷ cá nhân, xảo quyệt, nghi kị lẫn nhau.
Thứ năm, là sự công tâm sẽ tạo sự công bằng xã hội, đảm bảo mọi trật tự kỉ cương pháp lệnh trong đơn vị mình quản lí. Thiếu đức tính này, người lãnh đạo sẽ tạo ra cho đơn vị sự hỗn loạn và những dư luận không tốt, dễ sinh ra lòng ghen tỵ, nỗi bất hoà trong đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng”
Thứ sáu, là sự quảng giao để người lãnh đạo dễ dàng hoà nhập với quần chúng nắm bắt mọi tâm tư nguyện vọng của họ, tạo ra không khí chan hoà, gần gũi trong tập thể lao động. Tính quảng giao kết hợp sụ nhạy cảm làm cho người lãnh đạo được quần chúng yêu mến, tin cậy và khi cần họ sẵn sang thổ lộ tâm tư. Song quảng giao phải dựa trên nguyên tắc vui tươi, cởi mở, thân mật nhưng không ba hoa, quá trớn, dễ dãi, thiếu chính chắn trong lời nói, cử chỉ làm mất tư thế người lao động hoặc làm lộ chuyện nội bộ.
Thứ bảy, người lãnh đạo cần có phẩm chất lạc quan để luôn luôn vui tươi, yêu đời để tạo động lực làm việc cho mình và cho mọi người xung quanh. Thậm chí ngay cả khó khăn, thất bại nguy nan nhất, sự lạc quan của người lãnh đạo sẽ cổ vũ nhân viên tránh bầu không khí căng thẳng, chán nản. Người quản lí Nhà văn hoá cũng giống như những cán bộ quản lí khác cần tránh những tính cách tiêu cực như thiếu nhiệt tình, sôi nổi, tự kiêu, tự đại, đa nghi, đố kị… Tất cả sẽ kìm hãm uy tín của bản thân, sự phát triển đi lên của tổ chức. Tôi từng đọc được 10 lời khuyên vàng dành cho lãnh đạo: Một là, biết xây dựng quan hệ thân thiết với nhân viên nhưng vẫn giữ được khoảng cách phù hợp; Hai là, biết quyết đoán nhưng phải lắng nghe; Ba là, biết tin tưởng nhân viên nhưng luôn để mắt tới công việc; Bốn là, tính đến mục đích đơn vị mình nhưng đồng thời phục vụ lợi ích tổ chức; Năm là, lập thời gian biểu phù hợp nhưng linh hoạt với chính mình; Sáu là, trình bày ý kiến của mình nhưng tế nhị; Bảy là, phải biết nhìn xa trông rộng nhưng không suy nghĩ viễn vông; Tám là, nói năng mạch lạc nhưng có điểm dừng; Chín là, suy nghĩ năng động nhưng phù hợp với hoàn cảnh thực tế; Mười là, biết tự tin vào bản thân nhưng phải khiêm tốn.
Để có được những phẩm chất trên, người cán bộ quản lí Nhà văn hoá phải qua một quá trình đào tạo và bồi dưỡng, tự học hỏi và cố gắng phấn đấu. Toàn bộ tính cách, phẩm chất tạo nên bộ mặt đạo dức của người cán bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác quản lí. Trong thời đại ngày nay, dù ở cương vị nào, tài năng và đức độ vẫn là phẩm chất cần thiết tạo nên hiệu quả quản lí.