Đề tài Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hôi, quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử đều được đăng ký và được quản lý chặt chẽ.

doc40 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 53198 | Lượt tải: 28download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hôi, quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử đều được đăng ký và được quản lý chặt chẽ. Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện từ rất sớm (thời nhà Trần). Trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản lý con người bên cạnh vấn đề quản lý đất đai là hai vấn đề đã từng được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục duy trì và phát triển. Theo tinh thần Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng ở Nam kỳ, Hoàng Việt hộ luật được áp dụng ở Trung kỳ và Dân luật Bắc kỳ tiếp tục được áp dụng ở Việt Nam. Điều đó cho thấy công tác hộ tịch đóng vai trò quan trọng và luôn được duy trì trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong công cuộc cải cách nền hành chính nói chung ở nước ta hiện nay và ngành Tư pháp nói riêng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể trong các hoạt động bổ trợ tư pháp. Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 định hướng nhiệm vụ và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp. Và căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và các Luật liên quan khác, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch((1) Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. ) (cả hộ tịch trong nước và hộ tịch có yếu tố nước ngoài). Ngày 20/11/2014, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Hộ tịch và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật Hộ tịch được ban hành nhằm luật hóa các quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch trong các Nghị định của Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, cụ thể hóa thẩm quyền và quy trình thực hiện công tác hộ tịch. Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch để bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua thời gian học tập ở Trường và thực tập tại UBND phường Hoà Hiệp Nam đã giúp em nhận thức được những nhiệm vụ, hoạt động của UBND phường. Nhưng điều em tâm đắc nhất là công tác hộ tịch vì công tác này giúp em củng cố thêm phần kiến thức, có nhiều kinh nghiệm và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về bài học và thấy được những thiếu sót trong quá trình công tác nhằm hoàn thành tốt công việc được giao. Để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp phù hợp, em chọn đề tài “Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm báo cáo thực tập. 2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2013 đến nay. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và ở UBND phường Hoà Hiệp Nam nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam trong thời gian qua, nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam trong thời gian tới. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch giai đoạn từ năm 2013 đến nayHJH. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý hộ tịch. Các phương pháp được sử dụng trong báo cáo gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh... Trong Chương 1, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch, báo cáo sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích nhằm làm rõ thêm quan niệm, nội dung của quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích..., Chương 2 của báo cáo đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam trong những năm qua. Ở Chương 3, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để đưa ra giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam hiện nay. 4. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về hộ tịch Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam Chương 3: Mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 1.1. Những vấn đề chung: 1.1.1. Khái niệm về hộ tịch: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Đó là các sự kiện: sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con, thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính, đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các sự việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; ly hôn; xác định lại cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch; mất tích; mất năng lực hành vi dân sự; hủy việc kết hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; những sự kiện khác do pháp luật quy định. Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch: giấy tờ hộ tịch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Với mỗi vấn đề hộ tịch thì có giấy tờ về vấn đề đó, gọi là vấn đề hộ tịch. Đó là cơ sở pháp lý chứng minh các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh từ sự kiện hộ tịch. Do tính chất quan trọng của các giấy tờ về hộ tịch như vậy nên pháp luật cần có quy định rất chặt chẽ, cụ thể các nguyên tắc, thủ tục trình tự đăng ký và cấp các loại giấy tờ về hộ tịch. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi một cá nhân. Do vậy, tất cả các loại giấy tờ về hộ tịch đều phải thống nhất với giấy khai sinh của cá nhân người đó. Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch là hành vi bắt buộc không chỉ đối với công dân mà còn đối với cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trong quản lý nhà nước về hộ tịch, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện những hoạt động như: ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về hộ tịch; ban hành quản lý hướng dẫn việc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch; tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; tổ chức việc đăng ký hộ tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch. 1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch: Một là, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch; Hai là, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Ba là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; Bốn là, thống kê hộ tịch; Năm là, hợp tác quốc tế về hộ tịch. 1.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND cấp xã, phường, thị trấn: UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: – Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch; – Căn cứ quy định của UBND cấp trên, bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch; – Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch; – Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định; – Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định; – Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyện theo quy định của Chính phủ; – Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; – Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền. v Công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch với các nội dung công việc cụ thể sau: Thứ nhất, thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch; Thứ hai, thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh; Thứ ba, chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã, phường, thị trấn về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn phương, mà không được đăng ký hoặc đăng ký không đúng sự thật, sai sự thật; Thứ tư, giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH Ở UBND PHƯỜNG HOÀ HIỆP NAM 2.1. Khái quát chung về phường Hoà Hiệp Nam: Phường Hòa Hiệp Nam được thành lập năm 2005 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của phường Hòa Hiệp. Phường Hoà Hiệp Nam có tổng diện tích tự nhiên là 7,88 km2, nằm ở phía Bắc của thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp xã Hoà Liên; Phía Nam giáp Khu công nghiệp Hoà Khánh; Phía Bắc giáp phường Hoà Hiệp Bắc. Điều kiện giao thông đi lại thuận tiện. Trên địa bàn phường có 32 cơ quan đơn vị hoạt động; có 09 cơ sở trường học từ Mẫu giáo đến Trung cấp dạy nghề; có 03 cơ sở Tín ngưỡng - Tôn giáo, 02 điểm nhóm sinh hoạt đạo Tin lành. Là phường trọng điểm về công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố, trên địa bàn phường có 18 dự án đã và đang triển khai thực hiện. Hiện nay dân số toàn phường là 19.379 người với 4.595 hộ được bố trí thành 22 khu dân cư, trong đó có 03 khu chung cư, được chia thành 132 tổ dân phố. Những đặc điểm nêu trên là cơ sở để xác định cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường, đồng thời đề ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế từng bước phát triển, góp phần thuận lợi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2.2. Khái quát chung về UBND phường Hoà Hiệp Nam: 2.2.1. Vị trí, chức năng của UBND phường: – UBND phường do HĐND phường bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên; – UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; – UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường: – Xây dựng, trình HĐND phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND phường; – Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; – Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Hoà Hiệp Nam: Cơ cấu tổ chức UBND phường bao gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch UBND, Uỷ viên UBND và các chức danh chuyên môn thuộc UBND. – Hiện nay, UBND phường Hoà Hiệp Nam có 01 Chủ tịch, là người điều hành chung trong mọi công việc của UBND phường, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 36 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước Đảng ủy, HĐND phường và UBND quận. – Giúp việc cho Chủ tịch có 02 Phó Chủ tịch: + 01 Phó Chủ tịch phụ trách quản lý Đô Thị - Kinh tế; + 01 Phó Chủ tịch phụ trách Văn hóa - Xã hội. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công, chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước UBND phường và HĐND phường về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình, cùng Chủ tịch và các thành viên khác của UBND phường chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của UBND phường trước Đảng ủy, HĐND phường và UBND quận. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì phải báo cho Chủ tịch quyết định. – Các Ủy viên UBND và các chức danh chuyên môn thuộc UBND: Uỷ viên UBND chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Chủ tịch UBND và UBND phường; cùng Chủ tịch, Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND phường và UBND quận. Công chức phường giúp UBND và Chủ tịch UBND phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp xã, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công. * Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND phường Hoà Hiệp Nam: Chủ tịch UBND Phường Phụ trách chung Văn hoá - Xã hội Phó Chủ tịch Phụ trách quản lý Đô thị – Kinh tế Phó Chủ tịch Phụ trách Văn hoá – Xã hội Công an Giáo dục Đào tạo Tư pháp - Hộ tịch Văn phòng - Thống kê Lao động -Thương binh và Xã hội Quân sự Địa chính - Xây dựng Thuế Tài chính - Kế toán Y tế Đô thị - Môi trường 2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam trong thời gian qua: 2.3.1. Tổ chức biên chế: Theo quy định biên chế hiện nay ở UBND phường Hoà Hiệp Nam có 02 công chức trong biên chế được phân công phụ trách công tác Tư pháp - Hộ tịch như sau: – Phụ trách lĩnh vực Tư pháp : 01 công chức tuổi đời 35 tuổi; – Phụ trách lĩnh vực Hộ tịch : 01 công chức, tuổi đời 30 tuổi; – Trình độ văn hóa : TNPT 02 đ/c; – Trình độ chuyên môn : Đại học 02 đ/c; – Trình độ chính trị : Trung cấp lý luận chính trị 01 đ/c. 2.3.2. Trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật: UBND phường đã bố trí công chức phụ trách công tác hộ tịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại làm việc của cán bộ, công chức và để nhân dân dễ dàng khi liên hệ. Công chức phụ trách công tác hộ tịch được trang bị 01 bàn làm việc, 01 kệ đựng hồ sơ, 01 tủ sách pháp luật và 01 máy vi tính. Sơ đồ bố trí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND phường Hoà Hiệp Nam: LĨNH VỰC TƯ PHÁP LĨNH VỰC CHỨNG THỰC – HỘ TỊCH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI LĨNH VỰC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TIẾP NHẬN ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỦ SÁCH PHÁP LUẬT GHẾ CHỜ BẢNG NIÊM YẾT (*) BÀN CÔNG DÂN MÁY VI TÍNH TRA CỨU THÔNG TIN BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ (*) Bảng niêm yết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND phường. 2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hòa Hiệp Nam: Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị đinh số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, nhưng đến nay các Nghị định này bộc lộ nhiều điểm bất cập, không còn phù hợp với điều kiện hiện nay do sự đa dạng của các sự kiện về hộ tịch, yêu cầu hiện đại hóa công tác hộ tịch, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đăng ký hộ tịch trong thời gian qua chưa thực hiện đầy đủ và thống nhất. Đây là lần đầu tiên có văn bản ở tầm Luật điều chỉnh riêng lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch sau hơn 60 năm thực hiện bằng văn bản dưới luật (các Nghị định của Chính phủ; Thông tư liên tịch, Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ), là bước hoàn thiện khá cơ bản về thể chế đăng ký và quản lý hộ tịch của Việt Nam. Đồng thời, Luật Hộ tịch cũng có ý nghĩa đột phá với nhiều quy định hoàn toàn mới. Từ khi có Luật Hộ tịch thì công tác hộ tịch của phường có nhiều chuyển biến tích cực, việc quản lý cũng đã đổi mới hiện đại hơn. Về công tác thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, giới tính đã được đơn giản hóa, công khai hóa, thông thoáng hơn so với trước. * Một số điểm mới của Luật Hộ tịch 2014: – Cấp số định danh cá nhân ngay từ khi đăng ký khai sinh Luật Hộ tịch tạo nền móng cho việc sử dụng phương thức quản lý dân cư hiện đại đã áp dụng ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới thông qua việc cấp Số định danh cá nhân ngay khi đăng ký và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em. Các quy định tập trung vào việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch, xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch cá nhân, đồng thời kết nối, cung cấp thông tin đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới đổi mới, áp dụng phương thức đăng ký hộ tịch tiên tiến (đăng ký trực tuyến mọi cấp độ, cá nhân có yêu cầu đăng ký hộ tịch c
Luận văn liên quan