Việt Nam là nước có đông dân số, thị trường nội địa có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên nghiên cứu, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết xây dựng, phát triển thị trường nội địa còn rất ít. Trong khi thực tiễn cho thấy từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ trước đến nay, thị trường nội địa được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu chủ yếu cứu nguy và tạo đà cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế của các nước sau khủng hoảng. thị trường nội địa ngày càng khẳng định vị thế của mình trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Hơn 10 năm qua, khai thác lợi thế của một thành phố ven biển đầy tiềm năng, Đà Nẵng có những bứt phá ngoạn mục không những về kinh tế mà cả an ninh chính trị xã hội và là điểm sáng của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Trong tiến trình phát triển đó, sản xuất và kinh doanh hàng hóa đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy và duy trì phát triển kinh tế. Nhưng so với các tỉnh có tốc độ phát triển nhanh như Bình Dương, TP HCM. hàng hóa tiêu dùng đã được xây dựng thương hiệu từ 8-10 năm trước. Ngay từ khi đó, họ tập trung vào thị trường trong nước. Trong khi các doanh nghiệp Đà Nẵng vẫn tập trung xuất khẩu là chính. Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ 44.976 tỷ đồng, cho thấy sức tiêu thụ của người dân tại Đà Nẵng là rất lớn. Từ năm 2009, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt của Đảng và Nhà nước, Đà Nẵng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường nội địa. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Sở Công thương Đà Nẵng em đã chọn đề tài "Công tác quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa nội địa tại thành phố Đà Nẵng" làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
61 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa nội địa tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
CP
Cổ phần
2
XDCB
Xấy dựng cơ bản
3
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
4
XL&CN
Xây lắp và công nghiệp
5
CN
Công nghiệp
6
SX
Sản xuất
7
KT
Kỹ thuật
8
PP
Phân phối
9
ĐN
Đà Nẵng
10
UBND
Ủy ban nhân dân
11
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
12
KT-XH
Kinh tế xã hội
13
HCTL
Hội chợ triễn lãm
14
QLTT
Quản lý thị trường
15
DN
Doanh nghiệp
16
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
17
KH
Kế hoạch
18
HĐND
Hội đồng nhân dân
19
CNH
Công nghiệp hóa
20
HĐH
Hiện đại hóa
21
QLNN
Quản lý Nhà nước
22
XTTM
Xúc tiến thương mại
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đóng góp của các khu vực kinh tế trong tốc độ tăng của GDP 9 tháng đầu năm 2012 19
Bảng 2: Giá trị sản xuất toàn thành phố 19
Bảng 3: Tổng sản phẩm công nghiệp, xây dựng trong nước 20
Bảng 4: Tốc độ tăng của một số ngành hàng 21
Bảng 5: Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản trong nước 22
Bảng 6: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của ĐN 23
Bảng 7: tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 23
Bảng 8: Tổng mức bán lẻ trên địa bàn 25
Bảng 9: Mức tiêu thụ hàng công nghiệp tiêu dùng 26
Bảng 10: Tỷ trọng hàng trong nước trong một số siêu thị 28
Bảng 11: Kết quả kiểm tra, rà soát thị trường của cơ quan chức năng về số vụ vi phạm 32
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có đông dân số, thị trường nội địa có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên nghiên cứu, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết xây dựng, phát triển thị trường nội địa còn rất ít. Trong khi thực tiễn cho thấy từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ trước đến nay, thị trường nội địa được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu chủ yếu cứu nguy và tạo đà cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế của các nước sau khủng hoảng. thị trường nội địa ngày càng khẳng định vị thế của mình trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Hơn 10 năm qua, khai thác lợi thế của một thành phố ven biển đầy tiềm năng, Đà Nẵng có những bứt phá ngoạn mục không những về kinh tế mà cả an ninh chính trị xã hội và là điểm sáng của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Trong tiến trình phát triển đó, sản xuất và kinh doanh hàng hóa đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy và duy trì phát triển kinh tế. Nhưng so với các tỉnh có tốc độ phát triển nhanh như Bình Dương, TP HCM... hàng hóa tiêu dùng đã được xây dựng thương hiệu từ 8-10 năm trước. Ngay từ khi đó, họ tập trung vào thị trường trong nước. Trong khi các doanh nghiệp Đà Nẵng vẫn tập trung xuất khẩu là chính. Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ 44.976 tỷ đồng, cho thấy sức tiêu thụ của người dân tại Đà Nẵng là rất lớn. Từ năm 2009, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt của Đảng và Nhà nước, Đà Nẵng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường nội địa. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Sở Công thương Đà Nẵng em đã chọn đề tài "Công tác quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa nội địa tại thành phố Đà Nẵng" làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Mục đích nghiên cứu:
Chỉ ra thực trạng phát triển thương mại hàng hóa nội địa, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa nội địa.
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thương mại về hàng hóa được sản xuất trong nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2011
Về lĩnh vực nghiên cứu: Thương mại hàng hóa nội địa
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát đối tượng nghiên cứu để thu thập tài liệụ, số liệu và hồ sơ nghiên cứu, phân tích thực trạng và dự báo xu hướng phát triển.
Báo cáo còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước ta về kinh tế thương mại.
Bố cục đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA NỘI ĐỊA
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA NỘI ĐỊA TP ĐÀ NẴNG
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA NỘI ĐỊA TẠI TP ĐÀ NẴNG
Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng tích cực trong việc tìm hiểu lý luận cũng như thực tiễn của đối tượng nghiên cứu nhưng do khả năng của bản thân còn có hạn cho nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự hướng dẫn và những góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng Quản lý thương mại - Sở Công thương Đà Nẵng, em xin chân thành cảm ơn. Em xin chân thành biết ơn TS Ninh Thị Thu Thủy đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo để em có thể hoàn thành đề tài này.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA NỘI ĐỊA
1.1. Những vấn đề chung về thương mại hàng hóa nội địa
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Hàng hóa
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được .
Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được
1.1.1.2 Thương mại hàng hóa
a. Khái niệm
Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về hàng hóa nên cũng có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về thương mại hàng hóa. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, thương mại hàng hóa được tiếp cận dưới góc độ hàng hóa là đối tượng hoạt động trao đổi (mua, bán) của thương mại.
Kết quả của hoạt động sản xuất là những sản phẩm vật chất và những sản phẩm là dịch vụ. Việc trao đồi mua bán các sản phẩm vật chất được gọi là thương mại hàng hóa.
Vậy thương mại hàng hóa là toàn bộ những hoạt động trao đổi, mua bán hay cung cấp hàng hóa trên thị trường. Ở đây hàng hóa là đối tượng của hoạt động thương mại.
b. Đặc điểm của thương mại hàng hóa
- Đối tượng của thương mại là hàng hóa vật chất
Trong thương mại hàng hóa do đối tượng hoạt động thương mại là những sản phẩm vật chất nên khách hàng có thể nhìn thấy, sờ thấy trước khi mua. Điều này làm cho quá trình mua bán ít rủi ro hơn. Do vậy làm tăng tính cạnh tranh hơn đối với các nhà cung ứng hàng hóa. Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa thỏa mãn nhu cần của mình.
- Chủ thể của thương mại hàng hóa
Các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán trong thương mại hàng hóa gồm người bán và người mua hàng hóa.
Người bán là bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cung ứng một hàng hóa, có thể đó là chính phủ, các tổ chức xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Người mua hàng hóa là bất kỳ tổ chức, cá nhân có nhu cầu về một hàng hóa, có thể đó là chính phủ, các tổ chức xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp hoặc các cá nhân
-Đặc điểm của cung cầu hàng hóa
Cung hàng hóa mang tính không ổn định và tính thời vụ: Các nhân tố ảnh hưởng đến cung như: giá, công nghệ sản xuất, chính sách thuế của Chính phủ... Lượng cung hàng hóa còn phụ thuộc vào mùa, tháng hay một số tháng trong năm, đây là tính thời vụ của hàng hóa. Ví dụ như mùa thu hoạch của hàng hóa này lại là mùa sản xuất hàng hóa khác...
Cầu hàng hóa có tính không ổn định: cầu hàng hóa dễ biến động bởi chúng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhạy cảm: sở thích, thị hiếu, thu nhập, giá...
c. Vai trò của thương mại hàng hóa trong nền kinh tế
vVai trò của thương mại hàng hóa trong vấn đề thúc đẩy và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế
Thực tế đã chứng minh rằng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa là tiền đề quan trọng thúc đẩy đối với sự phát triển kinh tế, ngược lại sự phát triển kinh tế, sự năng động chính sách kinh tế ngày càng thúc đẩy sự phát triển thương mại hàng hóa.
- Thương mại hàng hóa tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thương mại hàng hóa đã từng đóng vai trò khá quan trọng đó là xóa bỏ nền sản xuất nhỏ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ra đời nền sản xuất hàng hóa (hàng hóa sản xuất ra để trao đổi). Trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế này thì vai trò của thương mại hàng hóa lại được khẳng định như một mắc xích không thể thiếu trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Thương mại hàng hóa thúc đẩy lưu thông hoàng hóa phát triển, cung ứng hàng hóa thông suốt trong các vùng trọng điểm kinh tế của đất nước. Sự hoạt động của thương mại hàng hóa bên cạnh chịu sự chi phối của các quy luật nền kinh tế hàng hóa, còn thực hiện cacsn chính sách kinh tế xã hội, cung ứng tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng và mua các sản phẩm ở vùng kém phát triển, kinh tế khó khăn để thúc đẩy thương mai hàng hóa ở các vùng này phát triển, đẩy lùi kinh tế tự nhiên rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, cân bằng hoạt động kinh tế.
- Thương mại hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất phát triển cung ứng các nhu cầu cho nhân dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại hàng hóa cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết, tạo điều kiện cho tái sản xuất một cách thuận lợi, mặt khác thương mại hàng hóa tiêu thụ sản phẩm làm cho sản phẩm dược thự hiện. Hàng hóa được tiêu thụ nhanh sẽ rút ngắn được chu kỳ tái sản xuất và tốc độ tái sản xuất. Thông qua nhiệm vụ hoạt động của mình trên thị trường rộng lớn, thương mại hàng hóa mở con đường tiêu thụ sản phẩm công nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp mọi sản phẩm hàng hóa đều đưuọc nhà nước phân chia theo một cách nhất định, thương mại hàng hóa chỉ thực hiện nhiệm vụ cung ứng hàng hóa cho nhà nước. Nền kinh tế có sức ì lớn các thành phần kinh tế không được khuyến khích phát triển, quan hệ cung cầu vốn đã mất cân đối càng mất cân đối hơn. Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thương mại hàng hóa chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường đã góp phần kích thích sản xuất phát triển, cung ứng hàng hóa cho nhân dân, kích thích các nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày càng một phong phú tiên tiến hơn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.Đây là tiến trình quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó thị trường và thương mại hàng hóa có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động thương mại hàng hóa có tác dụng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước thông qua xuất nhập khẩu.Hàng hóa tiêu thụ nhanh, giá trị hàng hóa được thực hiện, phần tích lũy trong cơ cấu giá cả hàng hóa được hình thành. Mặt khác bản thân thương mại hàng hóa cũng góp phần tích lũy của lợi nhuận do thực hiện chức năng lưu thông nói đúng hơn là thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông tạo ra. Như vậy hoạt động thương mại hàng hóa góp phần tích lũy vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh và phát triển.
- Thương mại hàng hóa góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập. Các quy luật phân công và hợp tác lao động, về lợi thế so sánh giữa các quốc gia vốn là những quy luật có liên quan đến sự hình thành và phát triển thương mại hàng hóa quốc tế. Tuy vậy trong thời kỳ nước ta luẩn quẩn trong nền kinh tế bao cấp, nhà nước hầu như đóng cửa, hợp tác quốc tế bị thu hẹp, có chăng chỉ một số doanh nghiệp nhà nước được phép xuất nhập khẩu. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế chính sách mở cửa, quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng chung là hội nhập khu vực và thế giới. Nhà nước cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế được xuất nhập khẩu.
Quan hệ thương mại với các nước sẽ ngày càng được củng cố vì lợi ích từ hai phía, thương mại hàng hóa sẽ đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, thiết lập và mở rộng mối quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước trên thê giới, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ. Ngoài ra sẽ mở cửa quan hệ thương mại góp phần phá vỡ thế bị bao vây cấm vận, thay đổi cách nhìn nhận bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam.
vVai trò của thương mại hàng hóa đối với vấn đề tạo công ăn việc làm
Số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực hàng hóa chiếm tỷ trọng quan trọng trong lực lượng lao động. Điều này cho thấy rõ đối với các nước đang phát triển tỷ trọng lao động trong lĩnh vực hàng hóa chiếm 70-80% lực lượng lao động, các nước phát triển thì tỷ trọng này thấp hơn 30-40% lực lượng lao động. Dù nền kinh tế thế nào thì lao động trong lĩnh vực hàng hóa không thể thay thế hết được.
v Nâng cao chất lượng đời sống
- Thương mại hàng hóa góp phần thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sản phẩm vật chất và tinh thần của con người nhằm tái sản xuất sức lao động của họ.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa phục vụ tốt nhất nhu cầu cuộc sống hàng ngày, giúp con người chuyên môn hóa sản xuất tốt hơn.
- Giúp con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài những nhu cầu cần thiết hàng ngày, thương mại hàng hóa còn đáp ứng nhu cầu để phát triển toàn diện con người như sửa tăng trưởng chiều cao, quần áo hợp thời trang, các hàng hóa cao cấp...
v Thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhiều ngành sản xuất hàng hóa tiếp tục cải tiến và phát triển thành khu vực rộng lớn trong nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa và thương mại hàng hóa đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy kinh tế theo hướng gia tăng số lượng chất lượng hàng hóa. Thương mại hàng hóa tác động tích cực thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, hướng sản xuất theo nền sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra nguồn hàng lớn cung cấp cho nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch từ Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ sang Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp.
d. Tính tất yếu tồn tại và phát triển của thương mại hàng hóa
- Thương mại hàng hóa là phương thức phát triển kinh tế chung của loài người, của nhiều phương thức sản xuất, là một bước tiến của lịch sử. Ngày nay nhân loại chưa biết đến phương thức nào tiến bộ hơn kinh tế hàng hóa. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế xã hội đều phải phát triển thương mại hàng hóa.
Lao động sản xuất mang tính xã hội cao: Phân công lao động xã hội phát triển thông qua mối quan hệ bình đẳng giữa người mua và người bán.
Ưu thế của thương mại hàng hóa còn thể hiện ở chỗ đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng người, từng đơn vị kinh tế, từng địa phương, từng quốc gia trong quan hệ phân công lao động quốc tế.
Thương mại hàng hóa và các quy luật vận động của nó làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa sống còn đối với mọi người sản xuất kinh doanh.
- Theo nấc thang tiến hóa của lịch sử phát triển các phương thức sản xuất kinh tế hàng hóa là một phương thức phát triển của lực lượng sản xuất hơn hẳn sản xuất tự cung, tự cấp. Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi thông qua mua bán, sản xuất cho người khác trong xã hội.
- Thương mại hàng hóa thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật buộc người sản xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho các bộ phận kinh tế, các ngành thành một thể thống nhất, nhu cầu của người tiêu dùng được thoả mãn. Hoạt động thương mại giúp cho quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia phát triển.- Thương mại đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
- Tác động trực tiếp tới vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Thương mại càng phát triển làm cho vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất của doanh nghiệp thương mại ngày càng được nâng cao và các mối quan hệ của các doanh nghiệp thương mại ngày càng được mở rộng.
1.1.1.3 Thương mại hàng hóa nội địa
a. Thị trường nội địa
Khái niệm:
- Thị trường nội địa được hiểu một cách đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động thương mua bán hàng hóa hay dịch vụ trong nước. Ở đây không có sự tham gia của hàng hóa hay dịch vụ nhập khẩu và xuất khẩu.
Theo cách tiếp cận khác của thị trường nội địa là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn trong một nước hay trong một địa phương nhất định cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể về sản phẩm được sản xuất trong chính nước hay địa phương đó, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
- Thị trường nội địa là một trong những yếu tố then chốt để phát triển kinh tế đối với bất kì quốc gia nào. Đối với Việt Nam, thị trường nội địa ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Nếu như những năm 2005 trở về trước, tổng mức bán lẻ và doanh thu hàng hóa dịch vụ chỉ bằng khoảng 50% GDP thì đến năm 2009 tỷ trọng này đã tăng dần và đạt 77%.
Thị trường nước ta với dân số hơn 86 triệu người đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là thị trường tiềm năng rất lớn. Phát triển thị trường trong nước được Đảng và nhà nước ta xác định là giải pháp chiến lược hướng vào mục tiêu bền vững có tác động nhiều mặt đến thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn dân, nâng cao mức sống và góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Tầm quan trọng của thị trường nội địa
- Là động lực tăng trưởng kinh tế
Đối với những nền kinh tế phát triển, tỷ trọng giá trị hàng hóa sản xuất được tiêu dùng trong nước trong GDP là rất lớn và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng bền vững của các nền kinh tế này. Nhiều nền kinh tế có tiêu dùng trong nước chiếm đến trên 60%, đặc biệt tại Hoa Kì tiêu dùng trong nước chiếm đến trên 70% GDP.
Còn lại các nước đang phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế , tiêu dùng trong nước cũng đang tăng rất nhanh, với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP.
Đối với nước ta, trong những năm gần đây cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường đầu tư, thị trường nội địa đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy GDP tiếp tục tăng cao, trở thành đầu kéo cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của tổng cục thống kê trong 10 năm 1997-2007, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo giá thực tế đã tăng 352% trong khi GDP chỉ tăng 264,77%
Sự phát triển của thị trường nội địa đã giúp cho tỷ trọng tiêu dùng nội địa trong GDP của nước ta ngày càng tăng. Nếu như những năm 2005 trở về trước , tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng khoảng 50% GDP thì đến những năm gần đây tăng dần và đạt 77% vào năm 2009. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tiêu dùng nội địa đối với sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội
Với 60% dân số trẻ dưới dộ tuổi 35 và 72% dân số sống ở vùng nông thôn, thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam là giá đỡ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, qua đó giải quyết hàng chục triệu công ăn việc làm cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Đây chính là cơ sở để Đảng và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển.
- Hỗ trợ đắc lực tạo nguồn cung cho hàng xuất khẩu và là chỗ dựa vững chắc khi xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ
Thị trường nội địa đặc biệt trở nên quan trọng khi thị trường ngoài gặp khó khăn. Khi đó, thị trường nội địa chính là cái phao cho nền kinh