1. Lý do chọn đề tài
Công tác quản lý văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Công tác này được Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Cụ thể là đã có những văn bản pháp quy quy định đầy đủ, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý văn hóa. Như Quyết định số 92/2001/QĐ-UB ngày 23/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn quận, huyện, Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành qui chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác chuyên môn này.
Quận Cầu Giấy có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Để phát huy những giá trị văn hóa của vùng đất này, Chính quyền các cấp đã có những chính sách phù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có của quận.
Trong quá trình thực tập tại UBND quận Cầu Giấy, được về phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao của quý quận làm việc, tôi có thời gian tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng và nhận thấy việc quản lý văn hóa là một nhiệm vụ rất quan trọng, do đó tôI đã chọn đề tài “Công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục thể thao quận Cầu Giấy” làm báo cáo thực tập của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác quản lý văn hóa được Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. trong thời gian qua, công tác này được rất nhiều người quan tâm, tiêu biểu như các bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Văn hóa nghệ thuật(GS.TS Phan Khanh), Tạp chí Xây dựng Đời sống văn hóa(PGS.TS Lê Như Hoa)
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý văn hóa hiện nay của quận Cầu Giấy, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đưa ra thực trạng công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao quận Cầu Giấy, tìm ra ưu nhược điểm, các vấn đề cần giải quyết.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý văn hóa là một trong những vấn đề rất nóng bỏng và có phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ giới hạn trong địa bàn quận Cầu Giấy và trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới năm 2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: báo cáo dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu: Bản báo cáo được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp phân tích thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phương pháp xã hội học.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản báo cáo thực tập này gồm các phần:
I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG VH-TT-TT QUẬN CẦU GIẤY
III.NHỮNG GIẢI PHÁP GỂP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15914 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa thông tin -Thể dục thể thao quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác quản lý văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Công tác này được Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Cụ thể là đã có những văn bản pháp quy quy định đầy đủ, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý văn hóa. Như Quyết định số 92/2001/QĐ-UB ngày 23/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn quận, huyện, Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành qui chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng…Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác chuyên môn này.
Quận Cầu Giấy có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Để phát huy những giá trị văn hóa của vùng đất này, Chính quyền các cấp đã có những chính sách phù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có của quận.
Trong quá trình thực tập tại UBND quận Cầu Giấy, được về phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao của quý quận làm việc, tôi có thời gian tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng và nhận thấy việc quản lý văn hóa là một nhiệm vụ rất quan trọng, do đó tôI đã chọn đề tài “Công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục thể thao quận Cầu Giấy” làm báo cáo thực tập của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác quản lý văn hóa được Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. trong thời gian qua, công tác này được rất nhiều người quan tâm, tiêu biểu như các bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Văn hóa nghệ thuật(GS.TS Phan Khanh), Tạp chí Xây dựng Đời sống văn hóa(PGS.TS Lê Như Hoa)…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý văn hóa hiện nay của quận Cầu Giấy, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đưa ra thực trạng công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao quận Cầu Giấy, tìm ra ưu nhược điểm, các vấn đề cần giải quyết.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý văn hóa là một trong những vấn đề rất nóng bỏng và có phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ giới hạn trong địa bàn quận Cầu Giấy và trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới năm 2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: báo cáo dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu: Bản báo cáo được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp phân tích thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phương pháp xã hội học.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản báo cáo thực tập này gồm các phần:
I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG VH-TT-TT QUẬN CẦU GIẤY
III.NHỮNG GIẢI PHÁP GỂP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
1. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội.
Cầu Giấy nguyên là một vùng đất cổ, từ xa xưa là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, Thời Nguyễn từ 1831, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Thời Pháp(1903) thuộc phủ Hoài Đức(đã thu nhỏ) tỉnh Hà Đông.Sau ngày giải phóng thủ đô(1954) thuộc quận VI. Đến 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ quận lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại gồm đất 2 quận V và VI. Dù thuộc địa phương nào, Cầu Giấy vẫn là vùng đất gắn bó với Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Quận Cầu Giấy là một quận mới được thành lập theo Nghị Định 74/CP ngày 22 tháng 11 năm 1996 của Thủ Tướng Chính Phủ.Quận gồm 8 phường: Nghĩa Tân, Trung Hũa, Yờn Hũa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Quan Hoa, Nghĩa Tõn. Tuy là một quận mới tái lập nhưng quận đã có những cố gắng để trở thành một quận mạnh và điển hình của thành phố Hà Nội.
Với diện tích khoảng 1205 ha và khoảng 90 nghìn dân. Quận nằm ở cửa ngừ phớa Tõy thành phố.Cầu Giấy là một đầu mối giao thông quan trọng nối trung tâm Thủ đô với khu Đô thị vệ tinh và vựng Tõy Bắc.
Trên địa bàn quận tập trung nhiều trường Cao Đẳng, Đại Học, các viện nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghệ cao, các dịch vụ nghệ thuật Trung Ương và Thành phố.
Bên cạnh những thuận lợi, quận cũng gặp phải những khó khăn nhất định,đó là: Quận tách ra từ huyện ngoại thành, cơ sở hạ tầng đô thị yếu kém, chủ yếu là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, hoạt động kinh doanh thương mại chưa phát triển, tập quán sinh hoạt nhân dân mang đậm tính nông thôn làng xó.
Với những nỗ lực đáng kể của lãnh đạo quận cùng nhân dân toàn quận đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế. Trong năm 2008 tăng trưởng kinh tế đạt 13,1 %, thu ngân sách đạt 222,974 tỷ đồng. Qua đó chúng ta cũng có thể thấy được phần nào hiệu quả lãnh đạo của UBND quận Cầu Giấy.
Là một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực tại quận Cầu Giấy đồng thời cũng tuân thủ mọi quy định của pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Về cơ cấu chức năng Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2003
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Nhân dân quận Cầu Giấy
a. Nhiệm vụ chung
- Tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân ra Quyết định, Chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
- Uỷ ban nhân dân quận phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân, xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân xét và Quyết định.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý Nhà nước
1- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá;
2- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở quận;
3- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở quận, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở quận, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở quận;
4- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;
5- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ;
6- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở quận theo quy định của pháp luật;
7- Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của quận theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở quận.
c. Nhiệm vụ trong quản lý địa giới hành chính và chế độ trách nhiệm
-Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở quận đưa ra Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xét.
-Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên.
2. HOẠT ĐỘNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
2.1.Hoạt động
Uỷ ban Nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể. Mọi quyết định đều được quyết định trong các kỳ họp. Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và Quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
1- Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
2- Kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của quận trình Hội đồng nhân dân;
3- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân;
4- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở quận.
Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ và viên chức Nhà nước.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của quận cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan Nhà nước cấp trên.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy do HĐND quận Cầu Giấy bầu ra gồm có chủ tịch, ba phó chủ tịch.
Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Nhân dân quận Cầu Giấy đang được đổi mới theo tinh thần của nội dung cải cách hành chính về bộ máy Nhà nước. Hiện nay quận Cầu Giấy gồm có 13 phòng chuyên môn với 87 cán bộ, công chức và 29 các bộ hợp đồng:
* Sơ đồ tổ chức UBND quận Cầu Giấy:
Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì UBND quận Cầu Giấy đó tiến hành tách phòng Nội vụ- Lao động, thương binh và xã hội ra thành 2 phòng thực hiện hai nhiệm vụ quản lý hai lĩnh vực riêng nhằm hoàn chỉnh cơ cấu bộ máy của UBND quận.
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA PHÒNG VH-TT-TT QUẬN CẦU GIẤY
3.1. Chức năng
- Phòng Văn hoá thông tin và Thể dục thể thao là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy, đồng thời là tổ chức của hệ thống quản lý ngành từ Trung ương đến quận. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Văn hoá thông tin và Thể dục thể thao trên địa bàn quận theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bảo đảm các hoạt động lành mạnh, chống xu hướng văn hoá thông tin và thể thao độc hại.
- Phòng Văn hoá thông tin và Thể dục thể thao quận dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân quận, đồng thời sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hoá thông tin và Sở Thể dục thể thao Thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện việc quản lý sát sao đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của mọi tổ chức và cá nhân.
- Thực hiện giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Thực hiện quản lý bảo tồn, bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ văn hoá, quản lý việc kinh doanh, cho thuê phim ảnh, băng từ, in ấn, sao chụp, xuất bản, phát hành, cổ động, quảng cáo ... nhằm đưa các hoạt động này hoạt động theo đúng qui định của Nhà nước.
- Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch từng thời gian nhằm nâng cao hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao để trình Uỷ ban nhân dân quận duyệt và có các biện pháp hữu hiệu thực hiện những kế hoạch đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các đợt tuyên truyền cổ động trên địa bàn quận nhằm phục vụ các dịp lễ, tết và các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của Đảng, Nhà nước và địa phương.
- Phối hợp với phòng Tổ chức chính quyền lập qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hoá thông tin và Thể dục thể thao của quận và các phường.
3.3. Quyền hạn
a. Triệu tập các cuộc họp để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ công tác do phòng quản lý.
b. Ký các văn bản giao dịch, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, văn bản quản lý hành chính có liên quan đến hoạt động văn hoá thông tin và Thể dục thể thao; được Uỷ ban nhân dân quận Uỷ quyền giải quyết những công việc thuộc phạm vi ngành.
- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thi hành nhiệm vụ chính trị của các tổ chức hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao trong toàn quận. Thông qua thực tế đề xuất những vấn đề bất cập trong các hoạt động để kiến nghị Uỷ ban nhân dân quận, Sở Văn hoá thông tin và Sở Thể dục thể thao Thành phố để có chủ trương, biện pháp thích hợp kể cả việc đầu tư cơ sở, vật chất cho hoạt động của ngành nhằm đạt kết quả tốt nhất.
c. Được trực tiếp tham dự các cuộc họp, thảo luận ở Sở, ngành có liên quan đến chức năng, nhiệm, quyền hạn của phòng. Đề xuất với Uỷ ban nhân dân quận khen thưởng hoặc xử lý vi phạm kịp thời đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân hoạt động văn hoá thông tin và Thể dục thể thao trên địa bàn quận.
3.4. Mối quan hệ công tác
a. Đối với Sở Văn hoá thông tin và Sở Thể dục thể thao Thành phố
Phòng Văn hoá thông tin và thể dục thể thao phải chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở, trưởng phòng phải báo cáo tình hình hoạt động của ngành tại quận cho Sở Văn hoá thông tin và Sở thể dục thể thao Thành phố.
Trường hợp sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân quận và của Sở Văn hoá thông tin và Sở Thể dục thể thao có sự chưa thống nhất, thì trưởng phòng thực hiện theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân quận và báo cáo ngay với giám đốc sở liên quan để xử lý.
b. Đối với Uỷ ban nhân dân quận
Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban nhân dân quận. Trưởng phòng nhận chỉ thị và báo cáo trực tiếp với Chủ tịch quận về tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ của phòng.
c. Đối với các phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân quận
Phòng có trách nhiệm trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để có sự phối hợp cùng thực hiện các chủ trương chính sách của ngành theo sự chỉ đạo chung của Uỷ ban nhân dân quận và Thành phố.
d. Đối với Uỷ ban nhân dân các phường
Phòng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp Uỷ ban nhân dân phường trong công tác quản lý các hoạt động về ngành văn hoá thông tin và thể dục thể thao, xây dựng các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn phường. Tổ chức phối hợp với các phường để thực hiện theo kế hoạch chung trong toàn quận.
e. Đối với các cá nhân và pháp nhân đến yêu cầu giải quyết công việc
Công chức, viên chức có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các thủ tục hành chính, tôn trọng cơ sở, lắng nghe nguyện vọng để cải tiến công tác. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy công việc gây phiền hà cho khách. Gặp trường hợp khó khăn báo cáo ngay cho trưởng phòng để giải quyết.
Đối với trung tâm, cơ sở văn hoá thông tin và thể dục thể thao của quận: Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chính sách, quản lý tài chính, nội dung hoạt động phải nghiêm chỉnh đúng chế độ nhà nước đã qui định.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA THÔNG TIN QUẬN CẦU GIẤY
1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1.1. Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động
- Ngành văn hoá và thông tin đã chủ động tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền trực quan bằng băng dzon, pa nô, cờ, phướn, xe cổ động; Tuyên truyền thông qua các hội nghị, toạ đàm, sinh hoạt các câu lạc bộ với các nội dung tuyên truyền nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, Thủ đô; Tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tuyên truyền các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đặc biệt là các nội dung xây dựng Văn hoá người Hà Nội “Thanh lịch - Văn minh”, xây dựng Gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá, khu dân cư văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá, tuyên truyền về hội nghị đại biểu nhân dân phường lần thứ 9, xây dựng quy ước dân số cộng đồng, Quyết định 02, 20 của Thành phố về quản lý vỉa hè lòng đường và quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố, Chỉ thị 04 về tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần; Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp qui như: Luật phòng chống lụt bão, Luật thu nhập cá nhân, Luật phòng chống tham nhũng, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật an toàn giao thông đường bộ, Luật di sản văn hoá, các nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân Thành phố. Phối hợp tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ; phòng chống cháy nổ; phòng chống các tệ nạn xã hội.
Năm 2008, toàn quận đã thực hiện 2150 khẩu hiệu (17.200m2), 1.880m2 panô; 255 phướn lớn, 3850 lượt phướn nhỏ; 4.500 lượt băng đzôn (48.369m2), 970 lượt biểu ngữ (5.956m2), 6.345 lượt cờ nheo, cờ mầu, tổ chức 65 buổi cổ động, 859 lượt tin bài kịp thời tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Thành phố, của quận. Hệ thống đài phát thanh trên địa bàn quận đã thực hiện 4.280 giờ phát thanh đảm bảo đưa lượng thông tin chính xác, kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân. 100% các phường qui hoạch và lắp đặt các cốc cắm cờ trên các trục đường chính trên địa bàn (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, Hoàng Quốc Việt).
1.2. Công tác quản lý văn hoá và các dịch vụ văn hoá
- Chủ động tham mưu với Uỷ ban nhân dân quận kiện toàn đội kiểm tra liên ngành trong hoạt động văn hoá - xã hội từ quận tới phường, phối hợp với các ngành chức năng quận và các phường xây dựng triển khai kế hoạch thống kê, rà soát danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ngành hàng văn hoá, xử lý vi phạm trong các hoạt động văn hoá.
Qua thống kê, rà soát, trên địa bàn quận có: 268 hộ kinh doanh Interne, 32 hộ kinh doanh karaoke. 36 hộ kinh doanh băng đĩa, 59 điểm photocopy, 12 biển quảng cáo thương mại, 31 cơ sở kinh doanh các dịch vụ văn hoá khác (In ấn, bán sách báo). Phối hợp với các phòng, ban ngành chức năng và các phường tổ chức ký cam kết với 100% các hộ kinh doanh dịch vụ văn hoá
- Chuẩn hoá thủ tục hành chính theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 về việc ban hành qui chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
- Công tác kiểm tra của đội liên ngành từ quận tới phường được thực hiện thường xuyên, liên tục, tập trung vào các loại hình: Internet, cà phê âm nhạc, karaoke, quảng cáo thương mại, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, xuất bản phẩm,...
Năm 2008, đội kiểm tra liên ngành từ quận tới phường đã tổ chức kiểm tra 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá: Nhắc nhở 136 trường hợp, xử lý 31 trường hợp, phạt hành chính 173.800.000đ, tịch thu 05 ti vi, 20 loa, 08 micrô, 06 âmly, 04 máy vi tính, 01 màn hình, 01 chuột máy tính, 01 bàn phím, tịch thu 600 bản đĩa không tem nhãn.
- Phối hợp với thanh tra Sở và các ngành chức năng của quận tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 07 biển quảng cáo vi phạm. 3 công ty quảng cáo vi phạm đã tự tháo dỡ; Phối hợp với Thanh tra giao thông quận tổ chức tháo dỡ 106 biển hiệu, biển quảng cáo sai quy định.
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các phường, hướng dẫn và thực hiện xử lý bi