Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Với điều kiện khá thuận lợi như vậy trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đang thu hút đầu tư để mở rộng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện để thành lập doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thanh Hóa trong những năm qua đạt được một số thành tích quan trọng nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó công tác quản lý thu BHXH cũng đã đạt được những thành công lớn như nâng cao được số người tham gia BHXH, số thu tăng qua các năm góp phần cân đối quỹ để có điều kiện chi trả kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động…Tuy nhiên bên cạnh đó công tác thu BHXH tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua vẫn còn những mặt tồn tại như hiện tượng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng BHXH, số người tham gia BHXH còn thấp. Quản lý mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH chưa chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra cho cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa là phải làm sao phát huy được những việc mình đã làm được đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại để hoàn thiện công tác thu BHXH.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ công tác thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 9/2010 thực trạng và giải pháp”.Trong đề tài nghiên cứu này trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực tế tình hình công tác thu tại địa phương từ đó để thấy những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại nhằm đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa.
Bài viết gồm ba chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương I. Những lý luận chung về quản lý thu BHXH
Chương II. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa
Chương III. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại Thanh Hóa.
35 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 9-2010 thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Với điều kiện khá thuận lợi như vậy trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đang thu hút đầu tư để mở rộng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện để thành lập doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thanh Hóa trong những năm qua đạt được một số thành tích quan trọng nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó công tác quản lý thu BHXH cũng đã đạt được những thành công lớn như nâng cao được số người tham gia BHXH, số thu tăng qua các năm góp phần cân đối quỹ để có điều kiện chi trả kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động…Tuy nhiên bên cạnh đó công tác thu BHXH tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua vẫn còn những mặt tồn tại như hiện tượng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng BHXH, số người tham gia BHXH còn thấp. Quản lý mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH chưa chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra cho cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa là phải làm sao phát huy được những việc mình đã làm được đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại để hoàn thiện công tác thu BHXH.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ công tác thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 9/2010 thực trạng và giải pháp”.Trong đề tài nghiên cứu này trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực tế tình hình công tác thu tại địa phương từ đó để thấy những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại nhằm đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa.
Bài viết gồm ba chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương I. Những lý luận chung về quản lý thu BHXH
Chương II. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa
Chương III. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại Thanh Hóa.
Do khả năng còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thế tránh khỏi những thiếu sót rất mong thầy góp ý để em hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình, để những giải pháp mang tính thiết thực hơn sớm có thể đưa vào ứng dụng tại địa phương góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu BHXH như mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đồng thời tạo bình đẳng cho mọi người lao động trong tỉnh đều được tham gia BHXH góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
Em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Đỗ Dũng đã giúp đỡ em trong quá trình học chuyên đề chuyên sâu thu BHXH và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Chương 1. Những lý luận chung về quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội
Nhà nước với chức năng cai trị của mình đã sử dụng quyền lực để thông qua các thể chế chính trị bao gồm hệ thống pháp luật và các thiết chế chính trị (các cơ quan quyền lực của nhà nước) để thực hiện công tác thu BHXH dưới hai hình thức là bắt buộc đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXHBB) và tự nguyện đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN). Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng đối tượng mà nhà nước quy định cụ thể đối tượng nào thuộc diện tham gia BHXHBB thì đối tượng đó phải đóng BHXH với mức đóng và phương thức đóng theo quy định, những đối tượng thuộc diện tham gia BHXHTN thì đối tượng đó được quyền lựa chọn mức đóng phương thức đóng trước khi tham gia.
Khi đã tham gia, tất cảc các đối tượng bắt buộc và tự nguyện đều phải tuân thủ những quy định của Nhà nước về mức đóng, thời gian đóng và điều kiện được hưởng các chế độ BHXH. Như vậy thu BHXH luôn gắn với quyền lực của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật. Chính vì thế chúng ta có thể hiểu về thu BHXH như sau
Thu bảo hiểm xã hôi là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để bắt buộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng một mức phí theo quy định hoặc cho phép các đối tượng tham gia BHXHTN được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình.
(Nguồn: Giáo trình “quản trị BHXH” trường Đại học Lao động – Xã hội)
Từ khái niệm thu BHXH có thể khái quát khái niệm quản lý thu BHXH như sau:
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý của các cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước, bằng các biện pháp hành chính tổ chức kinh tế nhằm bảo đảm chi đúng, chi đủ và kịp thời.
(Nguồn : Giáo trình quản trị BHXH trường Đại học Lao động – Xã hội)
Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội
. Nắm chắc các nguồn thu bảo hiểm xã hội
Theo quy định của luật bảo hiểm Việt Nam hiện nay thì quỹ bảo hiểm xã hội nước ta có có các nguồn thu sau đây:
Nguồn thu từ sự đóng góp của người lao động
Nguồn thu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động
Nguồn thu từ ngân sách nhà nước
Nguồn thu từ tiền sinh lãi đầu tư
Thu từ các nguồn khác như tài trợ viện trợ, biếu tặng…của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nguồn thu. Đối với từng nguồn khác nhau phải có phương pháp quản lý tác động thích hợp. Ví dụ đối với nguồn thu từ người sử dụng lao động và người lao động thì việc đầu tiên mà công tác thu cần làm là thống kê số lượng cơ quan tổ chức ,doanh nghiệp... thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hôi bắt buộc trên địa bàn. Rồi trên cơ sở đó nắm bắt được số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu, mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có phù hợp hay không, người sử dụng lao động đã trích đóng bảo hiểm cho người lao động đã đúng chưa.....
Như vậy khi công tác quản lý thu tốt thì sẽ đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội sẽ huy động tối đa từ các nguồn giảm được tình trạng trốn đóng nợ đóng, chậm đóng của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nắm chắc nguồn thu bảo hiểm xã hội.
1.2.2. Tăng thu đảm bảo cân đối quỹ
Khi công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội được làm tốt nghĩa là chúng ta đã thực hiện thu đúng, đủ, đúng thời gian từ các đối tượng tham gia BHXH giảm tình trạng trồn đóng, nợ đóng và chậm đóng BHXH từ phía người lao động và người sử dụng lao động ngoài ra còn khai thác thêm từ các nguồn khác như viện trợ, hỗ trợ, biếu tặng... Như vậy quỹ bảo hiểm xã hội được tăng lên góp phần đảm bảo cân đối quỹ .
Ngoài ra khi công tác quản lý thu BHXH thực hiện tốt chúng ta còn có thể tăng thêm số người tham gia đóng BHXH ... những người thuộc diện tham gia BHXH mà từ trước BHXH chưa thực hiện thu hoặc triển khai thu nhưng chưa thu được. Như vậy thì quỹ BHXH lại được tăng thêm nhờ số lượng người tham gia tăng góp phần đảm bảo khả năng chi trả cho quỹ BHXH.
Quản lý thu tốt thì số thu về sẽ được nhiều hơn sẽ có thêm khoản tiền nhàn rỗi mang đi đầu tư. Số tiền sinh lời từ đầu tư lại quay trở về bổ sung vào quỹ góp phần tăng quỹ ,đảm bảo cân đối quỹ cho bảo hiểm xã hội. Khi thực hiện thu tốt quỹ BHXH được đảm bảo nhà nước sẽ không phải trợ cấp cho quỹ BHXH vì thâm hụt như vậy khoản tiền trích từ ngân sáh nhà nước đó sẽ được mang đi đầu tư tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động góp phần tăng đối tượng tham gia BHXH dẫn đến tăng quỹ BHXH
1.2.3. Đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng tham gia
Khi công tác quản lý thu tốt thì quỹ BHXH sẽ cân đối đảm bảo khả năng chi trả đầy đủ, đúng hạn các chế độ của BHXH cho người lao động. Lúc này quyền lợi của người lao động tham gia BHXH sẽ được đảm bảo
Đồng thời khi công tác quản lý thu BHXH thực hiện tốt thì quỹ BHXH sẽ tăng có điều kiện để mở rộng quyền lợi cho người lao động ví dụ như tăng mức hưởng, hay mở rộng các chế dộ được hưởng theo khuyến cáo của ILO
Công tác quản lý thu tốt quỹ BHXH sẽ được cân đối đảm bảo khả năng chi trả trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn thì lúc này người lao động sẽ không phải tăng tỷ lệ đóng BHXH và cũng không bị cắt giảm các quyền lợi đang được hưởng.
Thực hiện thu tốt từ phía người sử dụng lao động sẽ phát hiện ra những đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH như vậy góp phần đảm bảo quyền lợi cho mọi người lao đông đều được tham gia BHXH khi làm viêc theo hợp đồng lao động thuôc diện tham gia BHXHBB
Ngoài ra chính người sử dụng lao động cũng được hưởng quyền lợi gián tiếp từ công tác thu BHXH. Cụ thể như khi tham gia BHXH cho người lao động thì uy tín của người sử đụng lao động cũng tăng lên. Đồng thời họ cũng không phải tăng mức đóng BHXH và được mở rộng thêm quyền lợi.
1.2.4. Kiểm tra đánh giá được hoạt động BHXH ở địa phương
Thông qua công tác thu BHXH ở địa phương chúng ta có thể đánh giá được hoạt động BHXH ở địa phương đó mạnh hay yếu từ đó có những biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động BHXH ở địa phương.
1.3. Nội dung của quản lý thu BHXH
1.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Căn cứ vào luật BHXH của nước ta hiện nay thì đối tượng tham gia BHXH của nước ta được chia thành hai nhóm đó là những đối tượng thuộc diện tham gia BHXHBB và BHXHTN đối với mỗi đối tương thì luật có quy đinh cụ thể nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ phân tích đối tượng tham gia BHXHBB cụ thể như sau:
Đối tượng tham gia BHXHBB được quy định tại điều 2 luật BHXH của Việt Nam năm 2006 bao gồm người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:
a) Đối tượng tham gia BHXHBB là người lao động
Là công dân Việt Nam trong động là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên
Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước
Công nhân quốc phòng, công nhân công an
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhan dân; sĩ quan hạ sĩ quan nghiệp vụ,sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Sĩ quan binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXHBB.
Như vậy quản lý đối tượng tham gia BHXH là người lao động là thực hiện các công tác chủ yếu sau: Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Danh sách này do đơn vị tự lập theo mẫu quy định của BHXH Việt nam. Danh sách người lao động tham gia BHXH được lập hàng năm theo số liệu tăng giảm lao động của đơn vị.
b) Đối tượng tham gia BHXHBB là người sử dụng lao động bao gồm:
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hôi – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ hức khác,và các cá nhân thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Như vậy quản lý đối tượng tham gia là người sử dụng lao động phải thực hiện các công tác sau: Quản lý các đơn vị sử dụng lao động (người sử dụng lao động) thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo địa bàn hành chính huyện, tỉnh, kể những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê từ một lao động trở lên. Đây là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở nắm được các đơn vị trên theo địa bàn hành chính, BHXH Việt nam mới tiến hành các nghiệp tiếp theo của công tác thu BHXH.
1.3.2. Quản lý mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH
Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số lao động tham gia BHXH. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương do đơn vị lập theo mẫu của BHXH Việt Nam và lập hàng năm theo sự biến động của số người tham gia BHXH và mức lương, tiền công thay đổi của từng người lao động.
Quản lý mức lương (lương chính, các loại phụ cấp...) hoặc tiền công theo hợp đồng của từng người lao động làm căn cứ đóng BHXH. Bảng kê khai mức lương hoặc tiền công làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị lập theo mẫu quy định của BHXH Việt nam, lập hàng năm theo mức tăng giảm tiền lương, tiền công của từng người lao động.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định theo Luật BHXH cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
1.3.3. Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH
Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người lao động trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị, mức lương hoặc tiền công của từng người lao đông và tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong từng đơn vị. Tất các các chỉ tiêu này phải ăn khớp với nhau thì BHXH Việt nam mới chấp nhận.
Hiện nay mức đóng và phương thức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo luật Bảo Hiểm xã hội Viêt Nam như sau:
a) Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
Hiện nay (năm 2010), hằng tháng người lao động thuộc diện tham gia BHXHBB đóng bằng 6% mức tiền lương tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất, sau đó cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8% thì dừng lại
Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản suất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hàng tháng vẫn như quy định ở trên. Nhưng phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXHBB do Chính phủ quy định.
b) Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Tại thời điểm hiện tại là năm 2010 như sau:
Hằng tháng người sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động là 16% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công của người lao động. Trong đó chia thành các quỹ thành phân như sau: 3% vào quỹ ốm đau thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất sau đó cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14% thì dừng lại.
1.3.4. Quy trình quản lý thu BHXH
Quy trình thu BHXH là tổng thể các biện pháp cần phải tiến hành, đó là cả một quá trình sắp xếp thứ tự logic trước sau việc gì cần phải làm trước, việc nào cần phải thực hiện sau để đạt được mục tiêu đa dặt ra với hiệu quả cao nhât. Bởi vậy, quy trình thu BHXH được xác định như sau:
a) Phân cấp quản lý.
Đối với BHXH Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình công tác thu BHXH của cấp tỉnh. Tham mưu cho các cơ quan vè văn bản pháp luật để tăng cường thu. Giao kế hoạch quản lý thu. Thông tin báo cáo cho BHXH cấp tỉnh đồng thới cũng xá định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ đồng thời cũng có trách nhiệm quản lý khoản tiền thu về.
Đối với BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác thu BHXH của cấp huyện. Cấp sổ bảo hiểm xã hội theo phân cấp quản lý. Có trách nhiệm tham mưu cho BHXH Việt Nam các phương án nhằm tăng nguồn thu, đồng thời có trách nhiệm lập, giao kế hoạch và tổ chức thu BHXH.
Đối với BHXH cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động trong việc thu và lập hố sơ thu BHXH. Đồng thời cũng thông qua phòng lao động thương binh và xã hôi để thanh tra kiểm tra tình hình đóng BHXH của người sử dụng lao động. Có trách nhiệm tham mưu với BHXH cấp tỉnh các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu. Thông tin báo cáo về tinh hình thu BHXH vào ngày 25 hằng tháng. Lập kế hoạch thu và tổ chức thu BHXH.
b). Lập và giao kế hoạch thu hằng năm.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương để tổng hợp, lập và gia dự toán thu BHXH cho BHXH cấp tỉnh.
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh lập bản dự toán thu BHXH đối với các đối tượng do tỉnh quản lý đồng thời lập bản kế hoạch thu BHXH năm sau theo mẫu 13-TBH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hằng năm. Căn cứ vào dự toán thu BHXH Việt Nam tiến hành lập dự toán thu BHXH và giao cho BHXH cấp huyện trước ngày 20/01 hằng năm.
Bảo hiểm xã hội cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn để lập hai bản “kế hoạch thu BHXH” theo mẫu 13- TBH gửi một bản lên BHXH cấp tỉnh trước ngày 05/ 11 hàng năm
c) Tổ chức thu
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức thu theo đúng sự phân cấp của mình. Sau khi thu xong thì chuyển về ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Không được giữ số tiền thu về quá 5 ngày trừ những trường hợp đặc biệt.
Tài khoản chuyên thu chỉ có BHXH Việt Nam mới có thẩm quyền quản lý.
d) Thông tin báo cáo
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, huyện : mở rộng chi tiết thu BHXH theo mẫu 07 – TBH, thực hiện ghi sổ BHXH theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu.
Bảo hiểm xã hội huyện báo cáo tháng trước ngày 22 hằng tháng, báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu của quý sau.
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh báo cáo tháng trước ngày 25 hằng tháng, báo cáo quý trước ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau.
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thu BHXH
Thứ nhất, chính sách tiền lương. Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, điều này càng đặc biệt đúng với trường hợp của Việt Nam, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Thứ hai, lực lượng lao động. Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động của các chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng cao lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như: ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập.
Thứ tư, mức độ chi trả các chế độ BHXH. Mức độ chi trả các chế độ BHXH phụ thuộc vào: Số lượng các chế độ BHXH được áp dụng, số lượng người hưởng các chế độ BHXH, tỷ lệ hưởng BHXH. Tỷ lệ hưởng càng cao có nghĩa là số tiền chi trả cho các chế độ càng lớn, chính điều này đã đặt ra yêu cầu thu BHXH ngày càng cao hơn để tránh tình trạng mất cân đối quỹ BHXH.
Chương II. Thực trạng quản lý thu BHXH tỉnh Thanh Hóa
2.1. Đánh giá chung về tình hình quản lý thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa
Nhìn chung trong những năm qua