Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa”.
Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình tiếp biến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó.
Hiện nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm chủ bản thân thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nhường chỗ cho những tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội truyền thống. Vì vậy, chức năng tín ngưỡng của lễ hội có phần giảm thiểu, chức năng vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên. Các trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
50 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn!
Để hoàn thành để tài nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lí văn hóa, trường Đai học văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Thục Quyên - giảng viên trường đại học Vă hóa Hà Nội. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài em luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô, giúp em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Kiều
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa”.
Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình tiếp biến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó.
Hiện nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm chủ bản thân thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nhường chỗ cho những tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội truyền thống. Vì vậy, chức năng tín ngưỡng của lễ hội có phần giảm thiểu, chức năng vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên. Các trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức và quản lý đã phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa phương cũng như giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong khi lễ hội diễn ra chưa. Do đó, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tổ chức và quản lý lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho di sản văn hóa Việt Nam trong thời hiện nay.
Bản thân tôi là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tuyên Quang – một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc với bề dày lịch sử và có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Hơn nữa, tôi là một người học tập – nghiên cứu về văn hóa nên tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội truyền thống ở địa phương mình là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trên cơ sở những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vi nghiên cứu.
Lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm 1945 đến nay.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu lễ hội đình làng Như Xuyên nhằm cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Quan sát
Phỏng vấn
Nghiên cứu tài liệu
Phân tích
Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn).
Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài góp phần là một nguồn tư liệu, dẫn chứng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ứng xử trong lễ hội nói riêng. Đồng thời, làm phong phú và đa dạng thêm cho kho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội.
Các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới.
Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG
NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG
Lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống
Khái niệm lễ hội truyền thống
Lễ hội là một từ ghép và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo từ nguyên, lễ hội là sự kết hợp của hai từ Hán – Việt là lễ và hội. Do đó, lễ hội gồm hai phần là lễ và hội.
Theo Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển thì lễ là “cách bày tỏ kính ý hoặc đồ vật để bày tỏ kính ý”.
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì cho rằng: “Lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian: vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội của riêng mình. Lễ hội có phần lễ và phần hội: Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp”.
Bên cạnh lễ, hội có nghĩa là cuộc vui được tổ chức cho đông đảo người tham dự theo phong tục hoặc dịp đặc biệt.
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Lễ là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay một vị thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp”.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có nhiều cách trình bày định nghĩa lễ hội như trong Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) có viết: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện, còn hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “Nhân khang, vật thịnh”.
Trong cuốn Văn hóa học xuất bản năm 1997, Đoàn Văn Chúc còn cho rằng:
“Lễ (cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội, hay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hiện theo nghi điển rộng lớn, mức độ rộng lớn, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ. Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ.
Ở khía cạnh dân gian, trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh và Frank Proscha đưa ra định nghĩa “Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng , nghi lễ và trò chơi truyền thống”.
Như vậy, lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội kết hợp giữa tín ngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dương... để thông qua đó, con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thần linh trên trời. Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Trước đây, con người chưa có đủ khả năng chinh phục, chế ngự và làm chủ thiên nhiên cũng như làm chủ xã hội nên bị bất lực và chi phối bởi những thiên tai bất trắc, may rủi hay bất công do thiên nhiên hay con người gây nên. Vì thế, thần linh là nơi họ đặt niềm tin vào đó như: thần linh trời đất, thần linh núi sông... Vậy nên, xưa kia có nhiều làng xã đã xây dựng đình, miếu... để thờ các vị thần linh tại địa phương và thường tổ chức lễ hội tại những nơi đó, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần linh đã ban cho người dân nơi đó sức khỏe, mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sôi phát triển. Hơn thế nữa, họ còn cầu mong các vị thần tiếp tục che chở, bảo vệ và ban phúc lành may mắn, thịnh vượng cho họ. Các lễ hội truyền thống thể hiện rõ nhất điều này. Trong lễ hội truyền thống có sự tác động và ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng. Tôn giáo thông qua lễ hội làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo, tín ngưỡng để thần linh hóa trần tục.
Liên quan đến khái niệm “Lễ hội truyền thống” còn có khái niệm “Lễ hội cổ truyền” dùng với nghĩa gần như tương đương với nhau. Truyền thống hay cổ truyền thật ra chỉ là hai thuật ngữ Hán – Việt dùng để nói về cùng một đối tượng.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận những giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổ truyền của dân tộc được các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước tái tạo và khẳng định để bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Như vậy, lễ hội truyền thống được coi như là một thành tố quan trọng cấu thành nên hình thái sinh hoạt văn hóa lịch sử tương ứng với những mô hình xã hội được tổ chức theo những giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong Hán – Việt Từ điển bách khoa, Đào Duy Anh đã định nghĩa truyền thống như sau: “Thống gồm có nghĩa là mối tỏ, đường mối, đầu gốc; còn truyền là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền với nhau mang ý nghĩa “Đời nọ truyền xuống đời kia”.
Ngoài “Lễ hội truyền thống” và “Lễ hội cổ truyền” còn có “Lễ hội dân gian” là lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của các xã hội truyền thống. Xã hội truyền thống có thể hiểu là những tập hợp người được tổ chức bởi các đơn vị “cộng đồng”, dựa trên ưu thế của tính chất “cộng đồng”. Hơn nữa, xã hội truyền thống là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội truyền thống là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội tiền công nghiệp tồn tại trước khi hình thành những dân tộc quốc gia. Từ đó có thể thấy, “Lễ hội truyền thống”, “Lễ hội cổ truyền” hay “Lễ hội dân gian” là đồng nhất với nhau nói về lễ hội trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân xưa và nay.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ hội truyền thống, tùy thuộc vào các tác giả tiếp cận ở khía cạnh nào theo phương thức nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng lễ hội truyền thống là hình thái văn hóa có tính chất hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất. Lễ hội truyền thống là một hệ thống hành vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới một đối tượng thần linh nhất định và những hoạt động văn hóa để minh họa cho các hành vi nghi lễ. Lễ càng thiêng thì hội càng đông, hội càng đông thì lễ càng thiêng. Mặc dù vậy, khi đứng ở góc độ quản lý văn hóa để tiếp cận và tìm hiểu về lễ hội thì tất cả các yếu tố của lễ hội sẽ được quan tâm để nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân gian của dân tộc, đồng thời tái sáng tạo những giá trị văn hóa bác học dựa trên những yếu tố dân gian. Có thể nói quản lý văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy và khai thác những vốn văn hóa truyền thống cùng với sự tái sáng tạo để làm nên những lễ hội truyền thống mang đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân.
Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của cộng đồng cư dân nông nghiệp nước ta. Tính nguyên hợp của lễ hội thể hiện ở chỗ lễ hội vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất.
Như vậy, có thể hiểu: Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, được hình thành trong các hình thái văn hóa lịch sử, được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách như một phong tục tập quán.
Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận, chịu một sự quản lý nào đó. Như vậy, quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, luật học, điều khiển học... Vì thế, các nhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực đã đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý.
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người.
Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc.
Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
- Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức.
- Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác.
- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng, họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
- Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - nxb Đà Nẵng năm 2002) thì quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động hoặc trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
- Theo điều khiển học thì: Quản lý là sự điều khiển, định hướng, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật định tương ứng để cho quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước.
Như vậy, một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý theo Mai Hữu Luân trong cuốn Lý luận quản lý hành chính nhà nước (2003) như sau: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục đích nhất định”. Hay “Quản lý là sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước. Bằng chính sách và pháp luật Nhà nước trao cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có các quyền về văn hóa như: quyền học tập, sáng tạo, phê bình văn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng... Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn hóa, điều tiết lợi ích văn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của toàn xã hội.
Ở Trung ương, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về văn hóa là Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chính Phủ thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật trên cả nước. Thi hành các biện pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa, chống các hiện tượng, hành vi truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, các hủ tục mê tín dị đoan. Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình các dự án, pháp lệnh về tổ chức hoạt động và quản lý văn hóa, quyết định quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa. Ban hành các nghị định, chế tài quản lý, quyết định các chính sách, đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài về việc tổ chức hoạt động phát triển văn hóa.
Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính pháp chế nhà nước ở các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương mình theo quy định của pháp luật. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộc tỉnh, thành phố, các Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện, các Ban Văn hóa các xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu tư vấn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý văn hóa ở địa phương mình.
Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và pháp luật về văn hóa. Chính sách pháp luật về văn hóa được hiểu là những nguyên tắc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về chủ trương đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước. Song song với việc tiến hành các chính sách về văn hóa, để quản lý văn hóa, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa nhằm phát huy tác dụng của văn hóa đối với việc hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người, chế ước những ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Quản lý văn hóa bằng pháp luật là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với việc banh hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Quản lý lễ hội là một lĩnh vực cụ thể trong ngành văn hóa.
Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì: “Quản lý lễ hội là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung”.
Tác giả Phạm Thanh Quy lại cho rằng: “Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước và những hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội. Quản lý lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển được hiểu là sự tổ chức, huy động các nguồn lực. Nói cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích công cộng, mục tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước”.
Tóm lại, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý: chính sách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế tài của Nhà nước đã ban hành. Quản lý lễ hội là một quá trình thực hiện bốn công đoạn: xác định nội dung và phương thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng kết, đúc kết kinh nghiệm.
Cơ sở pháp lý của việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là dựa trên hệ thống các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.