Đề tài Công tác xã hội với cá nhân trẻ em vi phạm pháp luật

Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, các em rất cần được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được đảm bảo đầy đủ như vậy. Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì cùng với những mặt tích cực của nó thì kéo theo là các tệ nạn xã hội nảy sinh làm suy đồi đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên , trong đó có trẻ em - những người dễ bị dụ dỗ vì các em chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của những hành vi mà mình gây ra. Đặc biệt là trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng và tính chất ngày càng phức tạp. Đây là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội nói chung và nhân viên xã hội nói riêng. Trước tình hình đó chúng ta cần làm gì để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật. Đối với trẻ em đã vi phạm pháp luật thì chúng ta nên làm gì để giáo dục các em để các em tái hòa nhập cộng đồng. Trước tình hình đó, với vai trò là nhân viên công tác xã hội tương lai em đã chọn đề tài công tác xã hội cá nhân với trẻ em vi phạm pháp luật nhằm tìm hiểu nguyên nhân của trẻ vi phạm pháp luật và từ đó tìm gia hướng giải quyết giúp các em hòa nhập lại với cuộc sống và tránh được sự rủ rê lôi kéo của các thành phần xấu trong xã hội.

docx39 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác xã hội với cá nhân trẻ em vi phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI TIỂU LUẬN MÔN : CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT Giảng viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Liên Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Huyên Lớp : Đ7.CT3 MỤC LỤC Mở đầu Nội dung Mô tả ca Tiến trình giúp đỡ em A Tiếp nhận đối tượng. Cách thức tiếp nhận. Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng. Ghi hồ sơ thông tin ban đầu về đối tượng. Phúc trình. Thu thập thông tin Thông tin về đối tượng. Thông tin về gia đình đối tượng. Thông tin về môi trường xung quanh. Thông tin về nguồn lực. Nguồn thu thập thông tin. Phương pháp thu thâp thông tin Ghi chép tổng hợp thông tin. Phúc trình. Đánh giá xác định vấn đề. Đánh giá thông tin. Xác định vấn đề. Phúc trình. Lập kế hoạch hỗ trợ Bảng kế hoạch hỗ trợ. Phúc trình. Triển khai thực hiện kế hoạch. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch. Phúc trình. Lượng giá. Lượng giá. Kết thúc. Phúc trình. Lý thuyết sử dụng. Kết luận và kiến nghị Mở đầu “ Trẻ em hôm nay thế, thế giới ngày mai” Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, các em rất cần được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được đảm bảo đầy đủ như vậy. Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì cùng với những mặt tích cực của nó thì kéo theo là các tệ nạn xã hội nảy sinh làm suy đồi đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên , trong đó có trẻ em - những người dễ bị dụ dỗ vì các em chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của những hành vi mà mình gây ra. Đặc biệt là trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng và tính chất ngày càng phức tạp. Đây là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội nói chung và nhân viên xã hội nói riêng. Trước tình hình đó chúng ta cần làm gì để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật. Đối với trẻ em đã vi phạm pháp luật thì chúng ta nên làm gì để giáo dục các em để các em tái hòa nhập cộng đồng. Trước tình hình đó, với vai trò là nhân viên công tác xã hội tương lai em đã chọn đề tài công tác xã hội cá nhân với trẻ em vi phạm pháp luật nhằm tìm hiểu nguyên nhân của trẻ vi phạm pháp luật và từ đó tìm gia hướng giải quyết giúp các em hòa nhập lại với cuộc sống và tránh được sự rủ rê lôi kéo của các thành phần xấu trong xã hội. Trong quá trình làm bài do không được đi thực tế và đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên bài của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của giảng viên Nguyễn Thị Liên để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung. Mô tả ca. A là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở dân lập Phương Đông, ở trường em là một học sinh khá. Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhân viên chức bình thường. bố em là công nhân trong một xí nghiệp sản xuất giầy da, mẹ là nhân viên trong một công ty Nhà Nước. bố mẹ em đi làm cả ngày nên không có thời gian quan tâm đến em, mỗi ngày trước khi đi làm họ cho em 100 nghìn cả tiền ăn uống và chi tiêu khác. Gần đây bố mẹ em thường xuyên cãi nhau, có lần A thấy bố em đánh mẹ vì bố em nghi ngờ mẹ em có người khác. Do thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ đánh cãi nhau nên A rất buồn và chán nản, em không còn hứng thú với học tập, em thường bỏ học để tụ tập đi chơi game với bạn bè nên kết quả học tập giảm sút. A bắt đầu nghiện game và kết bạn với một số trẻ hư hỏng khác, lúc chán chơi game A với các bạn xấu thường tụ tập, gây gổ đánh nhau hay đi vào các quán bar. Lâu dần số tiền ít ỏi mà bố mẹ cho hàng ngày không đủ cho các cuộc chơi nên A tìm mọi cách để xin thêm tiền từ bố mẹ, khi thì tiền học thêm, khi thì sinh nhật, quỹ lớp, mua sách vở…..nhưng số tiền đó vẫn không đủ. Quá túng quẫn A đã nghe theo lời bạn bè đi trộm tiền và điện thoại ở các cửa hàng khi đông khách. Đã nhiều lần A cùng các bạn thực hiện thành công nhưng trong một lần A và nhóm bạn tổ chức ăn cắp xe máy nên đã bị bắt, vụ việc được báo cho gia đình còn A phải vào trung tâm giáo dục cải tạo X trong vòng 4 tháng. Trong trung tâm A tỏ ra rất chán nản và có ý định tự tử vì em sợ rằng sau khi em ra khỏi đây mọi người sẽ khinh thường và gét bỏ em, hơn nữa em sợ lại chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã suốt ngày, không quan tâm đến em. sau khi nhận được thông tin, ban quản lý trung tâm đã đến gặp tôi và nhờ tôi can thiệp trường hợp của em A. Tiến trình giúp đỡ em A. Tiếp nhận đối tượng. Cách thức tiếp nhận. Nhân viên xã hội tiếp nhận em A do được chuyển giao từ trung tâm giáo dục cải tạo X. Đánh giá ban đầu về vấn đề của em A. A buồn chán và có ý định tự tử. Ghi hồ sơ thông tin ban đầu về đối tượng. Qua hồ sơ từ trung tâm giáo dục cải tạo X chuyển đến và từ những thông tin do ban quản lý trung tâm cung cấp nhân viên xã hội nắm được thông tin sơ bộ về A, những thông tin đó được thể hiện trong mẫu báo cáo tiếp nhận thông báo dưới đây : Mẫu báo cáo tiếp nhận thông báo Nhận được thông báo. Thông qua hồ sơ chuyển giao từ trung tâm giáo dục cải tạo X. Ngày , tháng, năm : 15/4/2012. Thời gian : 8h30’ Cán bộ : Đinh Thị Huyên Số hiệu tạm thời của trường hợp: A0085 Thông tin đối tượng. Số hồ sơ : 0085 Tuổi : 14 Ngày, tháng, năm sinh : 02/3/1998 Nguồn thông tin cung cấp : Hồ sơ của A tại trung tâm giáo dục cải tạo X và do ban quản lý trung tâm cung cấp. Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng : A có ý định tự tử. Phúc trình buổi làm việc tiếp nhận em A giữa nhân viên xã hội với phó giám đốc trung tâm giáo dục cải tạo X. Vào hồi 8h30’ ngày 15 tháng 4 năm 2012, khi tôi đang làm việc tại văn phòng làm việc của cơ quan thì chị phó giám đốc trung tâm giáo dục cải tạo X đến gặp tôi và nhờ tôi can thiệp trường hợp của em A. Qua hồ sơ chị chuyển đến và những thông tin chị cung cấp thêm nhân viên xã hội đã nắm bắt được một số thông tin về A như sau : A là một học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở dân lập Phương Đông. Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm công nhân viên chức bình thường. Bố em là công nhân trong xí nghiệp giầy da, mẹ em là nhân viên trong một cơ quan nhà nước. Ngày 20/5/2012 A và nhóm bạn đã tổ chức ăn cắp xe máy tại trường Đại học B, sau đó A và nhóm bạn bị công an bắt rồi chuyển vào cải tạo tại trung tâm giáo dục cải tạo X, trong trung tâm em tỏ ra chán nản và có ý định tự tử. Sau khi có được thông tin về em A nhân viên xã hội đồng ý tiếp nhận trường hợp của em A vì trường hợp của em A đúng vai trò và phù hợp với khả năng của nhân viên xã hội. Thu thập thông tin. Sau khi tiếp nhận em A nhân viên xã hội tiến hành thu thập thông tin. Thông tin về A. Thông tin về vấn đề của A. Qua những buổi làm việc của nhân viên xã hội với A và ban quản lý trung tâm giáo dục cải tạo X, nhân viên xã hội xác định được vấn đề A gặp phải là vấn đề tâm lý, cụ thể là em đang buồn chán và có ý định tự tử vì em lo sợ rằng khi em ra khỏi trung tâm mọi người sẽ coi thường và khinh ghét em, và điều làm em sợ hơn nữa là khi về nhà phải chứng kiến những cảnh cãi vã của bố mẹ em. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề A đang gặp phải. Qua những chia sẻ của A nhân viên xã hội biết được rằng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mà A gặp phải đó là bố mẹ em thường xuyên đánh cãi nhau và không quan tâm đến em, điều đó khiến em rất buồn và thất vọng, em thấy việc học không còn có ý nghĩa với mình nữa, em buông xuôi, em nghe lời rủ rê của bạn bè bỏ học tham gia vào nhóm bạn xấu. A cùng nhóm bạn tổ chức ăn cắp và bị bắt, A phải vào trung tâm giáo dục cải tạo. Có thể thấy nguyên nhân cốt lõi của mọi vấn đề mà A qặp phải là do sự thiếu quan tâm từ bố mẹ, họ chỉ biết mải mê với công việc hàng ngày và những trận cãi vã thường xuyên mà quên đi trách nhiệm là người làm cha mẹ. Thông tin cơ bản về gia đình. Các thành viên trong gia đình. Gia đình A gồm 3 người bố, mẹ và A. Trong gia đình thì mẹ em là người có ảnh hưởng lớn tới em. Mặc dù bố mẹ em không có thời gian quan tâm chăm sóc em, nhưng em thường nghe theo lời mẹ và làm theo những quyết định mà mẹ đưa ra. Biết được thông tin này nhân viên xã hội sẽ huy động sự giúp đỡ từ mẹ em trong quá trình trợ giúp em vượt qua khó khăn đang gặp phải. Điều kiện sống. A sống cùng với bố mẹ trong một căn nhà khang trang, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi, hơn nữa bố mẹ em đều có việc làm ổn định và thu nhập khá, điều này cho thấy hành động trộm cắp của A không phải xuất phát từ hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của em. Mối quan hệ tương tác trong gia đình. Bố mẹ A thường xuyên mâu thuẫn và không quan tâm đến em.gia đình em thiếu sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau, khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình quá lớn. Thông tin về môi trường xung quanh. A sống trong một khu dân cư có an ninh đảm bảo, văn minh. Hàng xóm tốt. Thông tin về các nguồn lực có thể trợ giúp A vượt qua khó khăn. Trong quá trình làm việc nhân viên xã hội đã xác định được những nguồn lực có thể huy động trong việc giúp đỡ A giải quyết vấn đề của mình. Mẹ A là người có ảnh hưởng lớn đối với em do vậy nhân viên xã hội phải huy động sự giúp đỡ từ mẹ em. Ban quản lý trung tâm giáo dục cải tạo X. Thầy cô giáo và bạn bè của A. Ban hòa giải của hội phụ nữ nơi gia đình em sinh sống, vì bố mẹ em thường xuyên cãi vã nên nhân viên xã hội phải nhờ đến sự can thiệp của họ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong gia đình em. Tổ dân phố nơi gia đình em sinh sống. Họ có thể giúp em hòa nhập với cuộc sống sau khi được ra khỏi trung tâm. Nguồn thu thập thông tin Bản thân A. Thông qua trò chuyện, tâm sự và tiếp xúc trong các buổi làm việc nhân viên xã hội nhận thấy A là một cậu bé thông minh và ngoan ngoãn. Vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ và chán nản vì phải chứng kiến cảnh bố mẹ em thường xuyên cãi vã nên em trở nên chán nản, em buồn, thất vọng từ đó em thường xuyên bỏ học tụ tập với nhóm bạn xấu như một giải pháp để em thoát khỏi sự chán trường và cô đơn. Lâu dần em bị nhóm bạn lôi kéo, rủ rê tham gia vào các vụ trộm cướp, em đã bị bắt, bị đình chỉ học tập và phải vào trung tâm giáo dục cải tạo 4 tháng. Khi tôi hỏi em nguyên nhân nào khiến em buồn và thất vọng mà em nghĩ đến việc tự tử, em nói với tôi rằng em cảm thấy rất hối hận về những việc mà mình đã làm và em lo sợ khi ra khỏi trung tâm mọi người sẽ coi thường và ghét bỏ em. Hơn nữa em rất lo sợ phải đối mặt với sự chán chường và cô đơn khi về nhà vì bố mẹ em không quan tâm đến em và em sợ phải chứng kiến cảnh bố mẹ em thường xuyên cãi vã. Tôi hỏi em có nhu cầu, nguyện vọng hay mong muốn gì không, em nói rằng em có rất nhiều mong muốn nhưng điều đầu tiên em muốn đó là bố mẹ em hòa thuận và họ quan tâm tới em nhiều hơn, sau đó thì em muốn được quay lại trường học và được hòa đồng với mọi người. Bố mẹ A. Qua những lần tiếp xúc với bố mẹ em tại trung tâm X khi họ đến thăm A, và những buổi làm việc với bố mẹ em tại văn phòng làm việc, bố mẹ A cho tôi biết em vốn là một học sinh khá, một đứa con ngoan. A không bao giờ nói dối bố mẹ điều gì cả việc học lẫn tiền tiêu hàng ngày. Từ khi bước vào kỳ học thứ hai thì A hay xin thêm tiền, em nói là tiền học thêm, tiền đi sinh nhật bạn, tiền quỹ lớp và tiền mua sách vở nhưng bố mẹ em vẫn không thắc mắc gì vì nghĩ rằng năm nay là năm cuối cấp nên phải nộp nhiều khoản tiền, chỉ khi được cô giáo chủ nhiệm mời bố mẹ em đến trường trao đổi về vấn đề học tập của A bố mẹ em mới biết rằng em thường xuyên bỏ học để tụ tập đi chơi với nhóm bạn xấu nên kết quả học tập của em rất kém nếu tiếp tục tình trạng này thì em sẽ không đỗ được tốt nghiệp, và qua các bạn cùng lớp bố mẹ em mới biết rằng không có khoản tiền phải nộp nào như A nói cả. Bố mẹ A rất sốc vì điều đó, và từ đó mẹ em bắt đầu kiểm soát chi tiêu của em và điều đó đã khiến cho A có hành vi trộm cướp. Khi được hỏi: “ Có bao giờ anh chị tự hỏi là nguyên nhân gì khiến em A trở nên như vậy không ạ?” thì họ chỉ biết nhìn nhau, thậm chí bố em còn đổ hết lỗi cho mẹ em, sau một hồi tranh luận họ nói với tôi rằng có lẽ do em bị bạn bè xấu lôi kéo rủ rê. Tôi hỏi “Anh chị có bao giờ nghĩ rằng việc em A trở nên như vậy có phần nào nguyên nhân là từ anh chị không ạ?” , họ suy nghĩ rất lâu và trả lời : “ có lẽ do chúng tôi quá bận rộn với công việc nên không quan tâm đến con, không biết con cần gì, con có nhu cầu, nguyện vọng gì, hơn nữa A vốn là một là một người con ngoan nên chúng tôi rất tin tưởng ở A” Khi tôi hỏi “ Theo anh chị thì ngoài những nguyên nhân mà anh chị nêu trên còn có nguyên nhân nào khác khiến em A trở nên không tốt như vậy nữa không ạ?” lúc này tôi thấy họ thực sự bối rối, họ hết nhìn nhau rồi lại nhìn tôi, bố em thì im lặng còn mẹ em trả lời qua quýt là chắc do gần đây bố mẹ em thường xảy ra mâu thuẫn nên em mới trở nên như vậy. Tôi hỏi bố em “ Vậy anh có nghĩ rằng việc anh chị có mâu thuẫn sẽ khiến em A buồn như thế nào không ạ?” lúc này tôi thấy họ thực sự bối rối, sau một hồi lâu suy nghĩ họ nói với tôi rằng gần đây họ thường xuyên có mâu thuẫn vì bố A nghe mọi người nói rằng mẹ em có người khác. Và họ không nghĩ sự mâu thuẫn của họ ảnh hưởng lớn như thế nào tới A. Ban quản lý trung tâm giáo dục cải tạo X. Qua nhận xết của ban quản lý trung tâm thì trong trung tâm em tỏ ra rất ngoan ngoãn, thời gian vừa qua em rèn luyện rất tốt, nhưng có một vấn đề đó là em rất ít nói và không hòa đồng với các bạn, lúc nào em cũng ngồi một mình trong góc phòng, không nói năng gì. Ban giám hiệu nhà trường và cô giáo chủ nhiệm nơi em theo học. Ban giám hiệu trường trung học cơ sở dân lập Phương Đông và cô giáo chủ nhiệm lớp 9B cho tôi biết rằng ở trường A là một học sinh khá, đạo đức tốt, năng nổ, được bạn bè yêu quý. Nhưng không biết lý do gì mà bước vào kỳ 2 của năm học em trở nên trầm tư, ít nói, em rất lười học và thường xuyên bỏ học để đi tụ tập với nhóm bạn xấu, nhà trường cũng đã mời bố mẹ em đến gặp riêng để cùng gia đình đưa ra những giải pháp tốt cho vấn đề của em A, nhưng sau đó em vẫn tiếp tục bỏ học để tụ tập với nhóm bạn xấu và đến khi nhà trường nhận được thông báo từ phía công an là em A bị bắt do cùng nhóm bạn xấu tổ chức trộm cắp nhà trường đã ra quyết định đình chỉ học tập đối với A. Qua bạn bè cùng lớp của A. Qua bạn bè cùng lớp của A nhân viên xã hội biết được rằng trong lớp A là một bạn học khá, năng động và rất nhiệt tình trong các phong trào thi đua của lớp, hơn nữa A là một người bạn tốt, hay giúp đỡ bạn bè trong học tập nên được nhiều bạn yêu quý, nhưng bắt đầu từ kỳ 2 của năm học A thay đổi một cách rõ rệt từ một người năng động, nhiệt tình A trở nên lầm lì ít nói, khi bạn bè hỏi lý do vì sao lại thay đổi như vậy em thường cáu gắt với các bạn, A ngày càng lười học và hay tụ tập cùng nhóm bạn xấu nên kết quả học tập của em giảm sút một cách nhanh chóng. Và A đã bị nhà trường đình chỉ học tập. Qua hàng xóm. Hàng xóm của em chia sẻ với tôi rằng em vốn là một đứa con ngoan, bố mẹ em đi làm cả ngày tối mới về, không quản lý em nghiêm ngặt mà em vẫn ngoan và học tốt. Những người hàng xóm của em cũng nói với tôi rằng gần đây họ thường nghe bố mẹ cãi vã thậm chí là đánh nhau và sau không lâu sau đó họ biết tin em A phải vào trung tâm giáo dục cải tạo do trộm cắp. Phương pháp thu thập thông tin. Phỏng vấn. Trong quá trình thu thập thông tin nhân viên xã hội đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp em A, bố mẹ em, ban quản lý trung tâm giáo dục cải tạo X, ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm nơi em A theo học, bạn bè em và hàng xóm của em. Như trong quá trình thu thập thông tin trong buổi làm việc với bố mẹ em A nhân viên xã hội cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng cách đưa ra các câu hỏi mở để bố mẹ em cung cấp thêm thông tin như : “ Có bao giờ anh chị tự hỏi là nguyên nhân gì khiến em A trở nên như vậy không ạ?” Hay “ Theo anh chị thì ngoài những nguyên nhân mà anh chị nêu trên còn có nguyên nhân nào khác khiến em A trở nên không tốt như vậy nữa không ạ?” Quan sát Trong quá trình làm việc với A và những người có liên quan đến em nhân viên xã hội đã sử dụng kỹ năng quan sát để quan sát thái độ, hành vi, biểu hiện thực tế của A và những người có liên quan. Việc quan sát như vậy giúp nhân viên xã hội biết được rằng thông tin họ cung cấp có chính xác hay không. Ví dụ trong buổi làm việc với bố mẹ em A nhân viên xã hội đã đưa ra câu hỏi : “ Theo anh chị thì ngoài những nguyên nhân mà anh chị nêu trên còn có nguyên nhân nào khác khiến em A trở nên không tốt như vậy nữa không ạ?” , nhân viên xã hội quan sát thấy rằng bố mẹ em thực sự bối rối trước câu hỏi của nhân viên xã hội và mẹ em đã trả lời câu hỏi đó một cách qua quýt cho xong. Vãng gia. Được sự đồng ý của bố mẹ A nhân viên xã hội đã đến thăm gia đình em, khi xuống thăm gia đình em nhân viên xã hội thấy rằng gia đình em là gia đình khá giả, đầy đủ tiện nghi. Qua tiếp xúc với bố mẹ em nhân viên xã hội nhận thấy giữa bố mẹ em không có sự chia sẻ lẫn nhau, ở họ dường như có một ranh giới nào đó khiến họ khó thông cảm và chia sẻ với nhau. Qua hồ sơ từ trung tâm giáo dục cải tạo X. Ngoài những phương pháp thu thập thông tin trên nhân viên xã hội cũng thu thập được một số thông tin từ hồ sơ của em A do trung tâm giáo dục cải tạo X chuyển đến. Ghi chép, tổng hợp thông tin. Sau khi thu thập được những thông tin về em A và gia đình em nhân viên xã hội tiến hành ghi chép và tổng hợp thông tin dưới bảng sau: Thông tin về A Họ tên : P.V.A Giới tính : Nam Tuổi : 14 Ngày, tháng ,năm sinh : 02/3/1998 Số hồ sơ : 0085 Nơi sinh : Phường Gia Cẩm – TP Việt Trì Nơi ở : : Phường Gia Cẩm – TP Việt Trì Bố : Phạm Văn Tuấn Mẹ : Nguyễn Thị Hoa. Thông tin về gia đình A Các thành viên trong gia đình : Bố mẹ A và A. Điều Kiện sống : Gia đình A sống trong một ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi. Bố mẹ có việc làm ổn định và thu nhập khá. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình : Bố mẹ A thường xuyên cãi vã. Các thành viên trong gia đình thiếu sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Ranh giới giữa các thành viên trong gia đình lớn. Thông tin về vấn đề của A A buồn chán và em có ý định tự tử vì: Em hối hận về những việc em đã làm. Em sợ khi ra khỏi trung tâm sẽ bị mọi người coi thường và ghét bỏ. Em sợ phải đối mặt với sự cô đơn khi trở về nhà và sợ phải chứng kiến cảnh bố mẹ em thường xuyên cãi vã Thông tin về nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của A Em mong muốn bố mẹ em hòa thuận và quan tâm chăm sóc em nhiều hơn khi em trở về nhà. Em muốn được đi học lại. Muốn hòa đồng với mọi người Phúc trình những buổi nhân viên xã hội làm việc với A. Phúc trình 1. Họ và tên thân chủ : P.V.A Tuổi : 14 Thời gian : 8h30’ đến 9h15’ ngày 26/4/2012 Địa điểm : Trung tâm giáo dục cải tạo X. Mục đích : Tạo lập mối quan hệ thân thiết và tin tưởng với A. Hôm nay là buổi làm việc đầu tiên giữa nhân viên xã hội với A. Lần đầu tiên gặp A tôi rất ấn tượng với em, em có vầng trán cao thông minh, làn da trắng , đôi mắt đượm buồn và ít nói . Khi tôi giới thiệu mình là nhân viên xã hội tôi thấy được sự dè trừng của em đối với tôi điều đó thể hiện qua cách em nhìn tôi đầy nghi ngờ, em có vẻ như không muốn nói chuyện với tôi. Tôi biết rằng em không tin tưởng tôi, khi tôi nói tôi đến đây để giúp đỡ em và những điều em chia sẻ với tôi sẽ được giữ bí mật, nếu phải cung cấp những thông tin về em tôi phải có sự đồng ý của em , nghe tôi nói như vậy A đã thay đổi thái độ của em với tôi, em đã nhìn tôi thân thiện hơn. Em cho tôi biết những thông tin cơ bản về em như tên, tuổi, quê quán, trường học, và hoàn cảnh gia đình. Khi nói về gia đình mình em cúi gằm mặt xuống, tôi hiểu là gia đình em có vấn đề và em rất buồn vì điều đó. Tôi lấy nước cho em và động viên, an ủi em , tôi đã kể cho em nghe một vài trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn em nhưng các bạn ấy đã vượt lên khó khăn và sống tốt. Sau khi nghe câu chuyện của tôi tâm trạng em khá hơn rất nhiều, em cảm ơn tôi vì đã đến nói chuyện với em và bảo tôi hôm nay em chỉ nói chuyện với tôi như vậy thôi. Sau đó tôi chào em ra về và hẹn gặp em vào một buổi khác, em đã đồng ý gặp tôi vào ngày thứ sáu. Các kỹ năng trong công tác xã hội được nhân viên xã hội sử dụng trong buổi làm việc đầu tiên với em A. Kỹ năng quan sát : Nhân viên xã hội quan sát thấy á
Luận văn liên quan